Phạm Viết
Đào.
Một vài thông tin về “ Bãi Tư Chính”?
“Bãi Tư Chính
là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và
cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Theo UNCLOS, một quốc
gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải
lý [2] Bãi dài 63 km, rộng 11 km.[3] Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích
33,88 km².Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.”
Về mặt hành chính, bãi
Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người ta lắp đặt cấu trúc
thép gọi là nhà giàn DK1 kể từ năm 1989. Về sau, mẫu
nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn
theo mẫu giàn khoan nước sâu.[4] Hiện
có ba nhà giàn đang hoạt động:
Binh sĩ đồn trú thuộc
biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt
Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.[5]
( WikiPedia)
Bãi Tư Chính là vùng
có trữ lượng dầu và khí đốt màu mỡ nhất Việt Nam, với mỏ Cá Rồng Đỏ tiềm năng,
và cả mỏ Lan Đỏ không kém tiềm năng – nơi được liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga.
“Tháng 4/2017, kế hoạch khai thác dầu khí
tại cụm Cá Rồng Đỏ được chính phủ Việt Nam chấp thuận, theo đó 12 giếng dầu sẽ
lần lượt được đưa vào hoạt động (từ cuối năm 2019) có tổng công suất khai thác
mỗi ngày từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí thiên nhiên. Vì lô
07/03 (Cá Rồng đỏ) nằm gần bờ nhất nên được ưu tiên triển khai trước…
Theo nguồn tin khả tín từ giới kinh doanh dầu khí quốc tế, việc hủy bỏ kế hoạch khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng đỏ khiến các bên tham gia phải chịu thiệt hại lên tới 200 triệu USD. Nguyên nhân chính là do áp lực của Trung Quốc đòi chủ quyền theo đường “lưỡi bò”, và đe dọa tấn công các đảo do Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa và bãi Tư Chính…”
Theo nguồn tin khả tín từ giới kinh doanh dầu khí quốc tế, việc hủy bỏ kế hoạch khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng đỏ khiến các bên tham gia phải chịu thiệt hại lên tới 200 triệu USD. Nguyên nhân chính là do áp lực của Trung Quốc đòi chủ quyền theo đường “lưỡi bò”, và đe dọa tấn công các đảo do Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa và bãi Tư Chính…”
(https://ttx.vanganh.org/2019/07/ly-giai-song-ngam-tai-bai-tu-chinh.html0)
Địa vị pháp
lý của Bãi Tư Chính
Để hiểu địa vị pháp
lý và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đối với “ Bãi Tư chính” xin đưa một số
thông tin dẫn giải được trích từ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ( UNCLOS)
1982:
“Vùng đặc quyền kinh tế là gì ? Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế
(Exclusive economic zone) là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải có phạm vi
rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh
hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của
vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó
cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó
quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh
tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
* Đối với các quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
* Đối với các quốc gia khác:
- Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
- Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường ống phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
* Đối với các quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
* Đối với các quốc gia khác:
- Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
- Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường ống phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
Thềm lục địa là gì ? Thềm lục địa của Việt Nam
Thềm lục địa
(Continental shelf) nói nôm na là cái nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển,
kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì
hết thềm. Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra
rất xa. Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này co hẹp lại gần bờ hơn. Các nhà
địa chất học gọi vùng đáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa.
Về mặt pháp lý quốc tế, Công ước
về Luật biển năm 1982 định nghĩa: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao
gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên
toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ
ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó
ở khoảng cách gần hơn. Thềm lục địa có thể được mở rộng hơn nữa nhưng không
vượt ra khơi quá 350 hải lý cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải. Như vậy thềm lục địa cách đường cơ sở từ 200 đến tối đa là 350 hải lý
tùy theo nền của lục địa.
Quốc gia ven biển thực hiện các
quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài
nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia
ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự
thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho
phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc
gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến
chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải
hay các quyền tự do của các quốc gia khác.
- Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó…”
- Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó…”
Căn cứ vào các dẫn giải này thì Bãi Tư Chính hiển
nhiên nằm trong khu vực thuộc “ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM” vì cách bờ biển
Vũng Tàu 160 hải lý; Trong khi đó cách đảo Hải Nam Trung Quốc 600 hải lý. Mà “Vùng đặc quyền kinh tế
(Exclusive economic zone) là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải có phạm vi
rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh
hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của
vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý...”
Thế thÌ
Trung Quốc chày bửa mang dàn khoan tới Bãi Tư Chính, nhận vơ Bãi Tư Chính thuộc
đặc quyền kinh tế của Trung Quốc là một sự nhận càn. Biết là làm càn nhưng tại
sao Trung Quốc vẫn cứ sấp mặt kép dàn khoan vào, dẫn theo một dàn hải cảng cùng
máy bay ném bom để yểm trợ?
Theo
người viết bãi này: kéo dàn khoan HD 8 vào Bãi Tư Chính Trung Quốc nhằm mục
địch “ sắp hàng gạch” và ăn vạ. Thời bao cấp của Việt Nam mọi người đều nhớ tới
khái niệm “sắp hàng gạch” trong việc tranh chấp mua hàng. Hàng thiếu, người có
nhu cầu mua đông, nhiều người nghĩ ra mẹo mang gạch ra xếp hang thay người…
Việc đưa
dàn khoan HD 8 vào vừa thăm dò, vừa là thao tác “ sắp hàng gạch” để xí chỗ, tranh
phần cộng thêm chức năng ăn vạ? Liệu Trung Quốc có ăn dầm nằm dễ mãi ở Bãi Tư
Chính để đòi phần mãi được không?
Thế nhưng
sau 2 tháng, Trung Quốc lại đưa dàn khoan HD 8 xông vào vùng biển Phan Thiết,
cách bờ 185 km là có ý gì? Theo người viết thì đây là dấu hiệu cho thấy sự núng
thế của Trung Quốc; Một hành vi mà như Xuân Diệu từng viết: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt…” của
Tập Cận Bình…
Vậy thì
tại sao Trung Quốc không tiếp tục ăn vạ ở bãi Tư Chính để đưa tàu thăm dò HD 8
xông vào vùng biển Phan Thiết, nằm cách bờ chỉ 185 km?
Xông vào
vùng biển Phan Thiết là một lối thoát hiểm, một “ ĐƯỜNG HẺM HOA DUNG VỀ CHÍNH
TRỊ” của Tào-Tập, sau khi chiến thuyền đã bị Chu Du đốt sạch ở Xích Bích…Nếu
không bị đốt sạch, còn lâu Tào Tháo phải rút chạy theo con đường hẻm Hoa Dung…
Qua Hoa
Dung, Quan Vũ-Ngô Xuân Lịch không muốn ra tay, chặt đầu Tào Tháo vì còn lưu lại
một chút ân nghĩa về sau vì biết khí số Tào Tháo chưa chết…
Vậy căn
cứ vào đâu để nói Trung Quốc đã cháy túi khi đưa HD 8 vào Tư Chính nên phải rút
về “ĐƯỜNG HẺM HOA DUNG-VÙNG BIỂN PHAN THIẾT” khi không thấy ai khai đao, nổ
phát súng gì?
Người
viết bài này đoán rằng: BẰNG CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ, VIỆT NAM- THỰC CHÂT CÓ
MỸ-NHẬT-HÀN phía sau đã tìm cách vô hiệu được HD 8 nên có ở thì cũng không thăm
dò được gìm chỉ tốn cơm vô ích. Do đó, phải tìm cách bỏ cuộc…trong danh dự bằng
cách đưa HD 8 xông vào vùng biển Phan Thiết.
Có thể
giải thích đó là “LỐI THOÁT QUA ĐƯỜNG HẺM HOA DUNG” thời Tam Quốc của Tào Tháo…Đấy HD 8 của tao vào Phan Thiết nằm cách bờ có 185 km mà Việt Nam có dám làm gì tao đâu?! Cùng giống như Tào Tháo khi xưa tinh tướng: Tạo dám chạy qua đường hẻm Hoa Dung mà thằng Quan Vũ có dám làm gì tao đâu...
Còn Việt
Nam sau vụ Tư Chính thấy có vẻ bớt lo, nói nhẹ nhàng và cho dừng tuyến cao tốc miền
trung nghe phong thanh đã bị Trung Quốc mua…Cùng với việc cho cấm hợp tác với Hoa
Vi và chặn bắt bọn quặng tặc ở Lào Cai?
VIỆT NAM
CỐ LÊN!
P.V.Đ
Rút từ biên khảo: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét