Tôi có thể khẳng định rằng Trung quốc giờ đây không thể tiếp tục
lừa dối thế giới, đặc biệt là với nước Mỹ như hồi WTO để tạo ra một mô hình
phát triển đầy nguy hiểm nữa. Bởi vì không riêng gì tổng thống Donald Trump mà
hầu hết chính giới Mỹ đã nhận ra sự nguy hiểm này. Thậm chí không chỉ trong
nước Mỹ mà đã lan ra nhiều nước khác.
Sau hơn 1 năm thương chiến, các chính sách của chính phủ Mỹ với Trung quốc giờ đây đã quá rõ, đó là Trung quốc
phải thay đổi mô hình, không được phát triển theo mô hình cũ trong đó về kinh
tế thì nhà nước can thiệp về chính trị thì độc đảng toàn trị. Bởi vì kiểu này
sẽ đưa đến mô hình Đức quốc xã.
Tôi xin nhắc lại một chút về mô hình Đức quốc xã để so sánh với
Trung quốc ngày nay, còn tôi sẽ có bài viết chuyên sâu về Đức quốc xã sau.
Đức quốc xã là nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 dưới sự lãnh
đạo độc tài toàn trị của Đảng Quốc Xã Đức, trong đó nổi bật lên 2 yếu tố: độc
tài toàn trị và tham vọng phát triển.
Kinh tế của Đức Quốc Xã cũng gần như kinh tế của Trung quốc bây
giờ.
Các yếu tố này đã đưa đến một nước Đức gây kinh hoàng cho thế
giới.
Theo đánh giá của các chính trị gia thì Trung quốc tương đương
nước Đức khoảng 1933 – 1934. Nếu Mỹ và đồng minh không ngăn chặn, Trung quốc sẽ
liên kết với một số nước như Iran, Venezuela, Cuba, Bắc Hàn… tạo thành một phe
giống như Đức-Ý-Nhật lúc trước để chinh phục toàn thế giới.
Cần nhớ là phe Trung quốc hiện có đến 3 nước có hạt nhân là
Trung quốc, Bắc Hàn và Iran.
Nếu Mỹ muộn hơn chừng 10 năm thì tai họa sẽ khó lường. Chiến
tranh thế giới III chắc chắn xảy ra trong đó Trung quốc - Bắc Hàn – Iran sẽ
đóng vai trò cột trụ trong phe này.
Một viễn cảnh đáng sợ cho thế giới.
Dĩ nhiên đã từng kinh qua sự thảm khốc của Thế chiến II nên Mỹ
và đồng minh không bao giờ để cho tình hình dẫn đến chỗ như vậy.
Các phát biểu của một số chính trị gia Mỹ và Úc như Cựu chiến
lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon, Nghị sĩ Andrew Hastie... vừa qua cho
thấy thế giới văn minh đã thức tỉnh. Họ phải ngăn chặn Trung quốc phát triển
trước khi quá muộn.
(Fb Trần Đình Thu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét