Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TQ rời Bãi Tư Chính


Một tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột tàu thăm dò Hải dương Địa chất của Trung Quốc

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), Reuters cho hay hôm 7/8.
Kể từ đầu tháng Bảy, các tàu Việt Nam đã theo dõi sát sao các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của mình, trong cuộc đối đầu mới nhất Biển Đông - vốn được coi là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Trên Twitter, ông Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Quốc, viết lúc 9PM hôm 7/8: "Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành cuộc khảo sát. Bây giờ nó đang ở Đá Chữ Thập."
"Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ vẫn ở trong khu vực này," ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.

"Các tàu của Việt Nam đã theo đuổi tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và hiện nay dường như đang lảng vảng bên ngoài EEZ của Việt Nam," ông Thorne nói thêm.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc kiểm soát, nơi mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, theo Reuters.
Không rõ tàu khảo sát của Trung Quốc có kế hoạch quay lại EEZ của Việt Nam hay không, ông Thorne nói.
Theo dữ liệu khảo sát của Windward, tàu khảo sát do Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc vận hành đã tiến hành khảo sát địa chấn các mỏ dầu ngoài khơi của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã khơi dậy tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, nơi những căng thẳng trước đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã dẫn đến biểu tình tại Việt Nam.
Tuần trước, một nhóm ngư dân Việt Nam đã kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để buộc các tàu của Trung Quốc phải rời khỏi hải phận của Việt Nam do chúng làm gián đoạn các hoạt động đánh bắt cá.
Và vào thứ Ba 6/8, cảnh sát Việt Nam đã giải tán một cuộc biểu tình nhỏ bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối tàu Hải Dương địa chất Trung Quốc và các tàu hộ tống.
Cũng trong ngày thứ Ba, Philippines, nước cũng bị lôi kéo vào các tranh chấp trên biển với Bắc Kinh, cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm để thảo luận về vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế năm 2016 về Biển Đông.
Phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách của Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường chín đoạn của nước này rắng họ có chủ quyền lịch sử đối với hầu hết Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh năm 2016 chụp đảo Phú Lâm trên Biển Đông đã bị Trung Quốc kiểm soát từ năm 1956Bản quyền hình ảnhDIGITALGLOBE/SCAPEWARE3D
Image captionHình ảnh vệ tinh năm 2016 chụp đảo Phú Lâm trên Biển Đông đã bị Trung Quốc kiểm soát từ năm 1956

Chủ đề liên quan


Reuters: Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc rời bãi Tư Chính tới đá Chữ Thập?

Đăng bởi: Kiên Phạm on Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019 | 8.8.19


Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) sau hơn 1 tháng xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng, Reuters trích lời một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết hôm 7/8.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc. Nguồn: Gulf Times
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam với lý do để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Trong khi đó Mỹ cũng lập tức tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.

Dữ liệu theo dõi trên tàu cho thấy tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hộ tống vẫn ở trong khu vực khảo sát, ông Devin Thorne, nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS) nói với Reuters, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.

Hải Dương 8 đã quay trở lại bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bây giờ dường như đang lảng vảng ngay bên ngoài vùng EEZ của Việt Nam, ông Thett nói thêm.

Đá Chữ Thập là 1 rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa) của Việt Nam, nằm cách biệt về phía tây nam của cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đầu năm 1988 cho đến nay. Trung Quốc đã cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Ông Thorne cũng nói thêm, không rõ vào cuối ngày 7/8 tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có kế hoạch trở về vùng EEZ của Việt Nam hay không.

Theo khảo sát của dữ liệu Windward, tàu khảo sát này do Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc vận hành đã tiến hành khảo sát các khối dầu ngoài khơi của Việt Nam.

Trước diễn biến căng thăng tại Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích hành vi cưỡng chế của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, tuyên bố không nên để các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc - Việt Nam.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Vương Nghị và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 1/8 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan tại Bangkok.
reuters tau hai duong 8 trung quoc roi bai tu chinh toi da chu thap
Tàu hải cảnh 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính

Trong ngày 6/8, Philippines cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm để thảo luận về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).

Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường 9 đoạn" do nước này đơn phương vẽ ra, dù đã bị Tòa PCA bác bỏ trong phán quyết năm 2016.

Phán quyết đó đã vô hiệu hóa yêu sách của Trung Quốc, cái gọi là "đường 9 đoạn" của họ, đối với chủ quyền lịch sử đối với hầu hết các tuyến đường thủy bận rộn và giàu tài nguyên này.
reuters tau hai duong 8 trung quoc roi bai tu chinh toi da chu thap
Khi ở Manila, Hải quân Hoa Kỳ và Philippines tham gia các sự kiện giao lưu thể thao, các hoạt động cộng đồng và văn hóa. USS Ronald Reagan cũng sẽ tổ chức các tour thăm quan cho sinh viên và thanh thiếu niên.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có cuộc gặp với người đồng cấp tại Australia trong ngày 4/8. Tại đây, Mỹ và các nước lên tiếng lo ngại Trung Quốc sử dụng viện trợ như một “vũ khí” nhằm mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực Thái Bình Dương, nơi có các đại dương rộng lớn với nguồn tài nguyên dồi dào.

Cũng trong ngày 7/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam của phía Trung Quốc khi nước này tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

(Thời Đại)

Không có nhận xét nào: