Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Làm sạch sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật không cần nước từ hồ Tây


Triệu khối nước hồ Tây đổ vào sông Tô Lịch làm ảnh hưởng đến quá trình thí điểm làm sạch sông bằng công nghệ Nhật Bản Nano-Bioreactor.

XEM CLIP:
Chiều 12/7, công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano Bioreactor) đã tổ chức buổi thông tin kết quả sơ bộ quá trình làm sạch bằng công nghệ Nhật và đánh giá tác động của việc xả nước hồ Tây vào đoạn sông thử nghiệm.
Nước hồ Tây đổ vào, công nghệ Nhật sẽ không khách quan
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết trước khi thực hiện dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản, ngày 16/5, công ty thoát nước Hà Nội đã cho xả thử một đợt nước vào sông.
"Lúc đó nước xả vào mạnh, màu cũng đẹp như nước vừa xả 2 hôm trước, tôi cũng lo ngại nước xả vào sẽ đẩy hết nước bẩn đi thì chúng tôi không có gì để xử lý nhưng một vài ngày sau thì nước lại ô nhiễm như bình thường".
Làm sạch sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật không cần nước từ hồ Tây
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE
Ngày 11/7, sau khi tiếp nhận ý kiến của chuyên gia Nhật, JVE đã có báo cáo gửi tới sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ về mặt chủ trương đơn vị đồng ý với việc xả nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch, nhưng nếu việc xả nước kéo dài thì đơn vị sẽ có văn bản kiến nghị.

"Chúng tôi cần nước ô nhiễm của sông Tô Lịch, chứ không cần nước màu xanh của hồ Tây đổ vào. Vì công nghệ Nhật Bản chỉ xử lý sông Tô Lịch trong điều kiện bình thường, tức lúc sông đang ô nhiễm, công nghệ cần xử lý nước đen ô nhiễm thì mới khách quan", ông Tuấn cho biết.
Trong vài ngày tới, nếu nước vẫn chưa trở về tình trạng như ban đầu, JVE sẽ kiến nghị lên thành phố cho lùi ngày công bố kết quả thí điểm.
Làm sạch sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật không cần nước từ hồ Tây
Nước hồ Tây đổ vào làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm công nghệ Nano Bioreactor
Tiến sĩ Takeba Akira, cố vấn tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản nhận định hiện sông Tô Lịch nhận nguồn nước chủ yếu từ nước mưa và nước thải, tốc độ dòng chảy thấp, 280 cống ngày đêm chảy vào nên không còn gọi là con sông nữa.
Nếu Hà Nội có ý định xả nước thường xuyên vào sông thì nên thực hiện sau khi sông Tô Lịch đã hết ô nhiễm, chất lượng nước được cả thiện, hết mùi, bùn đã phân hủy. Lúc đó nguồn nước cấp vào sẽ không phải là thau rửa, làm sạch con sông mà có ý nghĩa tạo dòng chảy, nâng mực nước lên thì mới đúng nghĩa hồi sinh dòng sông.
Chuyên gia Nhật Bản mong muốn nguồn nước hồ Tây vừa xả vào sẽ chảy càng nhanh càng tốt, các bọt khí nano được kích hoạt bởi công nghệ Nano Bioreactor sẽ chuyển xuống hạ lưu, thay vì công nghệ đang áp dụng trong một đoạn sông 50 mét thì công nghệ sẽ được mở rộng thêm ra.
Làm sạch sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật không cần nước từ hồ Tây
Tiến sĩ Takeba Akira
Đặt khoảng 100 máy cho cả dòng sông Tô Lịch
Về kết quả sau 2 tháng thử nghiệm, JVE cho biết các chỉ số đo đạc được đều khả quan, đặc biệt là các tiêu chí về độ dày bùn, nồng độ oxy hòa tan.
"Chúng tôi mới có kết quả sơ bộ, nhưng theo các chỉ số đo đạc được, nồng độ Amoni (NH3), H2S đã giảm đáng kể. Độ dày bùn giảm nhiều nhất là 38cm. Nồng độ DO (oxy hòa tan) cũng được cải thiện đáng kể, đây là chỉ số giúp cho vi sinh vật có lợi sinh trưởng và phát triển", ông Tuấn thông tin.
Về kinh phí và số lượng máy phải đặt trên dòng sông nếu quá trình thí điểm thành công, ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin, con số vẫn đang được các chuyên gia tính toán.
Để tính được các con số về công suất, số lượng máy, phải dựa trên nhiều yếu tố, với khảo sát thực tế điểm nào nước xả thải vào nhiều, cống to thì sẽ đặt máy công suất lớn, khu vực cống nhỏ sẽ đặt máy công suất nhỏ. Khu vực thượng lưu sẽ đặt nhiều máy hơn hạ lưu.
Tính toán trên cả con sông Tô Lịch, với công suất xử lý 1,35 triệu m3 nước thải, chiều dài sông 14 km sẽ mất khoảng 100 máy với công suất các máy như thí điểm. Và các máy sẽ được đặt ngầm nên không ảnh hưởng đến cảnh quan.
Triệu khối nước cuồn cuộn đổ vào, sông Tô Lịch biến sắc

Triệu khối nước cuồn cuộn đổ vào, sông Tô Lịch biến sắc

Cả triệu m3 nước hồ Tây được xả vào sông Tô Lịch đã làm nước sông chuyển sang màu xanh, giảm bớt mùi ....
Thành Nam - Video: Đình Hiếu


Mất trắng 20.000 tỷ, nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội tung chiều mới để b òn r út ngân sách


Mất trắng 20.000 tỷ, nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội tung chiều mới để b òn r út ngân sách

Nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội tồn tại từ bao lâu nay, nhóm này coi trời bằng vung, luôn tìm cách phá hoại những ai có ý định dùng công nghệ tiên tiến cải tạo sông hồ. Sau thành công của chuyên gia Nhật, dường như dư luận đã biết được bộ mặt thật của nhóm lợi ích này. Nhưng điều đó không làm nhóm này từ bỏ ý định bòn rút ngân sách, mới đây họ đã dùng thủ đoạn tinh vi hơn để cải tạo sông. Lại thêm một chiêu bài tung ra, một phần tiền thuế của dân lại tiếp tục rơi vào túi nhóm lợi ích.
Tuy ngành thoát nước thủ đô không có công cán gì trong việc giúp bà con làm sạch sông hồ, nhưng có lẽ họ đã có công vì giúp cho một nhóm người có cơm ăn áo mặc, đi siêu xe, cho con du học nước ngoài. Bởi nhóm này vẽ vời dự án làm sạch sông Tô Lịch, bằng hóa chất với số tiền là 20.000 tỷ đồng. Tuy đã triển khai, nào là nhà máy 800 triệu USD hồi sinh sông Tô Lịch, nhưng từ khi khởi công cho đến giờ, nhà máy vẫn… “đắp chiếu”.
Vậy đấy dự án cứ chùm mềm, tiền bán hóa chất thì đầy ấp túi từ năm này sang tháng nọ nhưng sông thì không hết ô nhiễm, tiền dân thì cạn dần. Nhưng hễ ai đến thủ đô ngàn năm văn hiến, có ý định cải tạo sông hồ giúp bà con nơi đây thì liền bị nhóm lợi ích thoát nước hay còn gọi là “Hội quỷ môn quan” ra tay ngăn chặn. Còn nhớ, cuối năm 2009 đầu 2010, GS Lương Ngọc Huỳnh mang công nghệ từ tính của Nga kết hợp với Israel, về làm sạch sông Tô Lịch và các hồ nước không sạch để chào mừng 1000 năm Thăng Long. Nhưng với sự phá hoại Hội quỷ môn quan Hà Nội, dự án của GS Huỳnh thất bại, khiến ông bị thiệt hại hơn 4 tỷ tiền đầu tư máy móc, tiền chi phí các loại….! GS Huỳnh cho biết, trước đó, ông cùng nhiều nhà khoa học có tâm, muốn làm sông Tô Lịch “sống lại” đã rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Chưa dừng lại đó, đến khi các chuyên gia Nhật sang giúp VN cải tạo sông Tô Lịch miễn phí bằng công nghệ Nano – Bioreactor, thì cũng có kết quả y chang GS Huỳnh. Bởi nếu để người Nhật thành công, thì nguy cơ VN sử dụng công nghệ Nhật cải tạo sông Tô Lịch mà không sử dụng hóa chất mà nhóm lợi ích này đang bán độc quyền, sẽ khiến họ mất đi nguồn doanh thu khổng lồ. Nhưng cuối cùng họ thử nghiệm cũng thành công. Dư luận xem đây là cái tát nảy lửa vào nhóm lợi ích muốn nuốt 20.000 tỉ ngân sách.
Có lẽ vì các chuyên gia này có sự hậu thuẫn của chính phủ Nhật, bởi họ sang VN quảng bá công nghệ cốt yếu để VN sử dụng, nếu không hoàn thành sứ mệnh thì họ chẳng dám về nước tay không, vì thế họ đã chiến đấu đến cùng. Để rồi thành công này khiến nhóm lợi ích tức anh ách. Không thể chấp nhận thua cuộc, không thể chấp nhận mất đi nguồn doanh thu nhóm lợi ích thoát nước đã tiếp tục bày mưu tính kế.
Tại hội nghị giao ban cung cấp thông tin cho báo giới liên quan đến việc thoát nước mùa mưa hè 2019, ông Võ Tiến Hùng – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội khẳng định: “chưa thể so sánh hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch theo công nghệ của Nhật Bản và chế phẩm Redoxy 3C”. Ông còn tiết lộ: “Hiện nay, 100% các hồ ở Hà Nội đã được xử lý ô nhiễm bằng Redoxy 3C”. Kết quả thử nghiệm của các chuyên gia Nhật thành công thế nào dư luận thừa biết, nhưng nhóm lợi ích thoát nước HN lại qua mặt, vẫn ngầm ý khẳng định chế phẩm Redoxy 3C xử lý ô nhiễm vượt trội hơn.
Nhưng có lẽ nhóm lợi ích buôn bán hóa chất tạm thời bị ngưng hoạt động, cho nên ông Võ Tiến Hùng đề xuất cải tạo sông Tô Lịch theo hướng mới là, dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng. Lãnh đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho là rẻ và tối ưu nhất. Trước đề xuất này nhiều người cho rằng: “việc xả nước sông Hồng vào hồ Tây rồi xả ra sông Tô Lịch cũng khác gì việc lấy xô nước dội trôi đống phân trước nhà. Sao ta không xử lý tận gốc mà toàn lo đằng chuôi?”. Đúng là cứ bòn rút thoải mái, sông sạch hay không thì kệ mà.
Không cam chịu mất miếng bánh, nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội đưa ra dự án “rẻ nhất”, xả nước sông Hồng vào sông Tô lịch, để với vác vài trăm tỷ. Giá thành chỉ 150 tỉ thôi. Ai mà biết có bị lừa hay không? Bất chấp phản đối bao nhiêu vẫn cứ làm thôi, rồi phát sinh, rồi đội giá. Đội giá gấp đôi ư? Chuyện quá nhỏ. Nạo vét sông Sào Khê đội giá lên 72 lần vẫn duyệt được kia mà. Có nhiều kế sách không lo chết đói.

(Tường Lâm)

Không có nhận xét nào: