Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc cho là của mình.
Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính (Biển Đông) |
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó.
Đây cũng là ý kiến của giáo sư Hồ Ba, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Điều Tra Tình Hình Chiến Lược ở Biển Đông, thuộc Đại Học Bắc Kinh. Ông cho rằng chính công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính mới là mục tiêu thực sự của chiến dịch Hải Dương Địa Chất 8.
Nhận định của hai chuyên gia nói trên có thể được kiểm chứng trong thực tế. Nhân lần thâm nhập khu vực Bãi Tư Chính vừa qua, trong lúc tàu Hải Dương Địa Chất 8 thực hiện công việc "khảo sát", thì các chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc đi theo gọi là « hộ tống » chiếc tàu Trung Quốc đã đồng thời tỏa ra quấy phá công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực.
Chủ trương cản trở công việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong khu vực Bãi Tư Chính càng lộ rõ khi trong đoàn hộ tống chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu có chiếc tàu hải cảnh khổng lồ mang số hiệu 3901, có trọng tải 12.000 tấn, lớn gấp ba lần khu trục hạm mà Mỹ thường đưa vào tuần tra ở Biển Đông.
Theo những nguồn tin trùng hợp, trong thời gian qua, những cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam và Hải Cảnh Trung Quốc có lúc đạt quy mô 20 chiếc tàu từ cả hai phía.
Lần này, theo những thông tin ban đầu, Trung Quốc đã cử thêm hai chiếc tàu hải cảnh hiện đại từ Biển Hoa Đông xuống tăng viện cho lực lượng họ đã bố trí trong vùng Bãi Tư Chính.
Một lực lượng hùng hậu như vậy, lại không ngần ngại có hành vi khiêu khích, rõ ràng là nhắm mục tiêu phá rối, làm nản chí, không chỉ Việt Nam, và cả các đối tác của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở khu vực.
Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, theo hầu hết các nhà quan sát, là ép không cho Việt Nam hợp tác với các đối tác ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông, để chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi.
Ý đồ này lộ rõ trong đề nghị mà Trung Quốc muốn đưa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông đang thảo luận với ASEAN, theo đó các đề án phát triển tại Biển Đông chỉ dành riêng cho các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước ngoài vùng không có quyền tham gia.
Nói cách khác, các nước như Việt Nam, cũng như Malaysia hay Philippines, chỉ có thể hợp tác với Trung Quốc nếu muốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.
(RFI)
Một cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, 6 tháng Tám, 2019.
Kịch bản xấu cho Việt Nam tại bãi Tư Chính
Một cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, 6 tháng Tám, 2019.
Ngay sau khi tàu thăm dò Hải Dương 08 của Trung Quốc rút khỏi bãi Tư chính để tới neo đậu tại bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hầu hết các chuyên gia theo dõi tình hình biển Đông đều có chung dự đoán là Trung Quốc sẽ tiếp tục điều tàu thăm dò dầu khí trở lại bãi Tư Chính.
Nhưng điều bất ngờ là chưa đầy một tuần thì tàu thăm dò dầu khí HD 08 đã quay trở lại.
Trong lần trước khi tàu HD 08 của Trung Quốc tới thăm dò ở bãi Tư Chính thì đã có nhiều tàu Hải giám và các tàu của dân quân biển Trung Quốc với số lượng từ 80 tới 100 chiếc hộ tống. Trong khi Việt Nam chỉ điều có 4 tàu cảnh sát biển tới bảo vệ. Theo các thông tin từ các cơ quan truyền thông mô tả thì mức độ va chạm giữa hai bên chưa tới mức quá nghiêm trọng, tức là chưa xảy ra việc chìm tàu và chết người.
Theo đánh giá của tôi thì lần này kịch bản xấu hơn có thể xảy ra với phía Việt Nam.
Sau khi Trung Quốc thấy rằng phản ứng của cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam là rất yếu. Các quan chức hàng đầu của Cộng sản Việt Nam thì im lặng, người dân Việt Nam thì buông xuôi để mặc nhà cầm quyền giải quyết,... Như vậy lần này Trung Quốc có thể sẽ hành động quyết đoán hơn.
Và tất nhiên là Việt Nam tiếp tục điều tàu cảnh sát biển ra bãi Tư Chính để thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Nhưng lần này nếu cảnh sát biển Việt Nam cản trở và làm ảnh hưởng việc tiến hành thăm dò dầu khí của tàu HD 08 thì Trung Quốc có thể cho các tàu dân quân biển đâm chìm tàu cảnh biển của Việt Nam để đe dọa và dằn mặt. Bởi Trung Quốc có số lượng tàu cảnh sát biển và dân quân biển gấp hàng chục lần số tàu cảnh biển của Việt Nam nên họ thừa khả năng làm điều này.
Như vậy có thể xảy ra việc chìm tàu và có thể có cảnh sát biển Việt Nam thiệt mạng.
Có chuyên gia đã đưa ra kịch bản rằng nếu Việt Nam điều tàu quân sự ra khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc sẵn sàng gây sự buộc phía Việt Nam nổ súng trước và khi đó Trung Quốc với lực lượng hải quân áp đảo sẽ thanh toán gọn gàng lực lượng hải quân và cảnh biển Việt Nam. Khi đó Trung Quốc độc chiếm toàn bộ bãi Tư Chính, thậm chí là cả khu vực Trường Sa và biển Đông.
Có chuyên gia khác thì nói rằng Việt Nam có thể nhờ Nga can thiệp để bảo vệ chủ quyền tại bãi Tư Chính vì Việt Nam và Nga đã thành lập công ty liên doanh Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga). Và công ty Rosneft Việt Nam đang khoan thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính.
Nhưng tôi đánh giá rằng mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc hiện nay và mối quan hệ cộng sinh về kinh tế, chính trị, ngoại giao, thậm trí cả về quân sự,.... Phần lớn thị trường xuất khẩu tài nguyên của Nga là Trung Quốc, các nhà đầu tư của Trung Quốc cũng chiếm thị phần áp đảo tại Nga.
Về quân sự thì hai bên đã tiến hành tuần tra chung trên không và trên biển, thường xuyên tập trận chung với nhau. Trung Quốc còn là một khách hàng mua vũ khí lớn của Nga.
Cả Trung Quốc và Nga đều bị Hoa Kỳ gây sức ép nhiều mặt nên họ phải dựa vào nhau để chống lại Hoa Kỳ và bảo vệ lợi ích chung của họ.
Bởi vậy, Nga sẽ không bao giờ vì Việt Nam mà bỏ Trung Quốc.
Đồng thời Trung Quốc rất khôn ngoan và cáo già. Sau khi đả bại Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc sẵn sàng mặc cả với Nga để phân chia lợi ích tại khu vực này. Tức là những khu vực tại bãi Tư Chính của công ty Rosneft đang khoan thăm dò, khai thác thì Trung Quốc vẫn cho phép tiếp tục. Còn những khu vực khác của bãi Tư Chính thì các công ty của Trung Quốc sẽ tiến hành khoan thăm dò và khai thác.
Thậm chí, nếu Trung Quốc khống chế và kiểm soát hoàn toàn khu vực bãi Tư Chính thì Trung Quốc còn mặc cả hay ép buộc công ty Rosneft của Nga ăn chia với Trung Quốc thay vì Việt Nam.
Và vì lợi ích của mình, Nga và công ty Rosneft sẵn sàng gạt phía Việt Nam ra để ăn chia với Trung Quốc.
Như vậy kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là Việt Nam mất hoàn toàn chủ quyền và các nguồn lợi tài nguyên khoáng sản tại khu vực bãi Tư Chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét