Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 1)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 2)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 3)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 4)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 5)
Lịch sử mai đây cần phải bạch hóa bài toán nhân sự của Đảng Lao động Việt Nam giai đoạn sau cải cách ruộng đất; Mối quan hệ và vai trò của ông Hồ Chí Minh với 2 vị đầu lĩnh là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp: Vì sao 2 con người lừng danh này chịu thúc thủ trước cái gậy chỉ huy của ông Hồ Chí Minh.
Tạm nêu ra 3 giả thuyết:
1/ Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt
xuất, ông là người sử dụng được các thế võ của một chính khách già rơ khiến cho
những “đầu lĩnh” dưới trướng của ông
chịu lép; Ông Hồ Chí Minh đã triệt để lợi dụng các mối quan hệ sẵn có với các
lãnh tụ CS quốc tế như Stalin và Mao Trạch Đông để củng cố vị trí lãnh tụ độc
tôn của mình, lấn lướt đàn em...
Vào giai đoạn đó chỉ có ông Hồ Chí Minh là
người được tiếng là từng “bắt chân bắt
tay” với 2 vị đứng đầu đảng của Liên Xô và Trung Quốc là Stalin và Mao Trạch
Đông; Trong chính phủ Việt Minh những vị từng được Liên Xô đào tạo thì không
còn ai…Muốn đánh được Pháp phải dựa vào 2 lực lượng CS này. Ông Hồ có được lợi
thế vượt trội đó…
2/ Thể chế cộng sản với chế độ “ tập trung
dân chủ” lợi hại, thực chất đây là thể chế dùng sức mạnh của số đông, sức mạnh
của biển người để áp đặt ý chí chính trị của kẻ cầm đầu…
Thể chế chính trị cộng sản là thể chế ưa
dùng, lợi hại mà các nhà độc tài mới thích dụng vì nó cái nhãn mác rất bắt mắt dễ
lừa mị số đông: Đảng CS là đội tiền phong của giai cấp vô sản; họ là tinh hoa
là đại diện ưu tú của giai cấp này…
Không phải ngẫu nhiên mà một thời gian dài
tại các cuộc mit tinh lớn do các đảng cs tổ chức, tại trụ sở quan trọng của các
đảng CS thường chưng khẩu hiệu: VÔ SẢN TOÀN THẾ GIỚI LIÊN HIỆP LẠI !
Đây là một khẩu hiệu, một “bùa chú” có khả
năng uy hiếp, làm bạt vía những nổ lực cá nhân, những khát vọng đòi tự do dân chủ
cho cá nhân; có ý định đi ngược, chống lại số đông…
Đây là lý do giải thích vì sao Trường
Chinh, Võ Nguyên Giáp cam phận lui về tuyến 2 nhường cờ cho Lê Duẩn…
3/ Về bản chất và thành phần xuất thân, cả
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đều xuất thân trong các gia đình có truyền thồng
nho học. Không phải ngẫu nhiên mà Tướng Giáp lấy bí danh là Văn. Họ không phải
là những chiến tướng thành danh trên lưng ngựa như Hàn Tín. Bản chất ở 2 vị “
tư lệnh” mang phong cách của “nho tướng” Tiêu Hà hơn là “ võ tướng” Hàn Tín.
Chính vì thế nên họ nhanh chóng bị ông Hồ “ tái cơ cấu” và bị Lê Duẩn lẩn lướt
mặc dù Lê Duẩn mới chân ướt chân ráo từ Nam Bộ ra…
Lê Hoan người đang cầm cương ngựa...gương mặt giống Lê Duẩn...
Lê Duẩn có chân trong thường vụ Đảng CS Đông Đương giai đoạn 1937-1939, sinh ra tại Quảng Trị và có nguồn tin cho biết ông là con rơi của Lê Hoan (1856-1915) còn có tên là Lê Tôn; là đại thần cuối triều Nguyễn. Năm 1905, Lê Hoan được lệnh về Huế làm Thượng thư bộ Binh kiêm Đô sát viện Hữu đô ngự sử…
Lê Duẩn sinh năm 1907; Năm 1939, ông được bầu
vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần
thứ 6; Năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù…
Trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, Lê Duẩn dường như không có công trạng gì đặc biệt; tháng 9/1945 ông
mới được cứu từ Côn Đảo về. Sau một thời gian ra Việt Bắc, ông quay lại Nam Bộ
và nhận trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến trường này
nhưng không có chiến công gì nổi bật…
Để hiểu thêm về con người
và sự nghiệp của Lê Duẩn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, cần phải thông
tin thêm về quan hệ của ông với Lê Đức Thọ là Tướng Nguyễn Bình, bạn chiến đấu với
ông giai đoạn này…
Vào năm 1947, khi cuộc
kháng chiến chống Pháp chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công,
tại chiến khu Việt Bắc ông Hồ Chí Minh đã quyết định điều 2 người vào giúp Lê
Duẩn đó là Lê Đức Thọ và Trung tướng Nguyễn Bình…Đưa 2 đầu lĩnh này vào để mục
đích phân lửa ra các chiến trường, thúc đẩy cuộc kháng chiến ở Nam Bộ…
Người chủ trương đưa Lê Đức
Thọ vào giúp Lê Duẩn là Trường Chinh, một người cùng quê làng Hành Thiện với Lê
Đức Thọ. Sở dĩ Trường Chinh chủ trương đưa Lê Đức Thọ vào Nam vì Trường Chinh sớm
nhận ra Lê Đức Thọ cũng là một “đầu lĩnh” ghê gớm, một kẻ đang ôm ấp mộng mưu
bá đồ vương…
Có nhân chứng cho biết,
khi cử Lê Đức Thọ vào nam để thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp, Trường Chinh
có dặn Lê Đức Thọ đại ý: Hoặc là giúp hoặc là thay Lê Duẩn…Đưa Lê Đức Thọ vào giúp
Lê Duẩn là đẩy “ 2 hổ vào một núi”. Nếu Lê Đức Thọ giỏi thì hãy trổ tài, giành
lấy vai trò đẫu lĩnh ở chiến trường này từ tay Lê Duẩn, thúc đẩy cuộc chiến ở
Nam Bộ.
Khi vào tới Nam Bộ, Lê Đức
Thọ đã không tranh giành với Lê Duẩn và chấp nhận chân phò tá Lê Duẩn. Mối quan
hệ này kéo dài cho tới những năm cuối đời của 2 vị đầu lĩnh này của CS Việt Nam
sẽ thông tin chi tiết ở kỳ sau…
Mối quan hệ thứ 2 mà người
viết muốn đề cập đó là quan hệ giữa Lê Duẩn và Tướng Nguyễn Bình; đây là một mối
quan hệ mà lịch sử mai đây cùng cần bạch hóa vì còn nhiều khoảng tối về cái chết
của viên tướng dạn dày chiến trận này…
Nguyễn Bình là người duy
nhất được ông Hồ Chí Minh ký lệnh phong Trung tướng ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được
Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ.
Võ Nguyên
Giáp được phong Đại tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết
Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn
Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến
Dũng, Trần Đại
Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng…
36 tướng phong đợt đầu này: 1 đại tướng, 1 trung
tướng còn lại là thiếu tướng bây giờ còn 1 vị duy nhất còn sống đó là Tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh…
Người quyết định cử Tướng Nguyễn Bình vào đốc
chiến chiến trường Nam Bộ chính là ông Hồ Chí Minh; ông Hồ Chí Minh cử Nguyễn
Bình vốn là một viên tướng từng trải trận mạc, tài cầm quân có đánh du kích…
Khi nói tới chiến khu được giải phóng trước
9/1945 thì người có công đó tướng Nguyễn Bình và Chu Văn Tấn chứ không phải là
Tướng Võ Nguyên Giáp.
Chiến khu Đông Triều, còn gọi là chiến khu
Trần Hưng Đạo ở khu vực Đông Bắc Việt Nam được giải phóng là do tài dùng binh của
tướng Nguyễn Bình; mặc dù lúc đó lực lượng của ông chưa đông, lấy súng Nhật
trang bị cho quân mình để đánh chiếm các đồn bốt Nhật…
Nguyễn Bình xuất thân là một Tướng Quốc dân
đảng…
Ông Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vào giúp Lê
Duẩn đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, đoàn kết các lực lượng của các giáo phải,
các lực lượng lục lâm thảo khấu ở bưng biền Nam Bộ như Bảy Viễn, Trịnh Minh Thế…lôi
kép họ về với Việt Minh…
Lê Duẩn là cán bộ chính trị, muốn nói chuyện
với đám lục lâm thảo khấu này thì phải là Nguyễn Bình, phải dùng Nguyễn Bình mới
yểm được đám này…
Năm 1948 Nguyễn Bình được cử vào và đã thu
phục được đám lục lâm này, một số đã quay sang ủng hộ Việt Minh vì họ chịu tài
Nguyễn Bình chứ không phục tài Lê Duẩn…
Như vậy, mối quan hệ giữa Lê Duẩn-Nguyễn
Bình đã lặp lại tấn bi kịch của Lưu Bang-Hàn Tín khi xưa; Lê Duẩn sớm nhận ra
uy tín đầu lĩnh của mình bị thách thức bởi Tướng Nguyễn Bình…
Hiện nay một vài nhân chứng cho rằng cái chết
của Nguyễn Bình là cái chết bị “ đá phản
lưới nhà”; Nguyễn Bình đang tung hoành ngang dọc tại chiến trường này thì đột
nhiên có lệnh điều trở lại Việt Bắc…Một cái lệnh đầy khuất tất, có ý kiến cho là
lệnh giả ?
30 vệ binh dưới quyền chỉ huy của Lê Đức
Anh sau này trở thành Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Lê Duẩn mà lại
không bảo vệ được Nguyễn Bình, khiến cho ông bị phục kích bắn chết ở Cămpuchia ?
( Theo WikiPedia thì người tháp tùng bảo vệ Tướng Nguyễn Bình ra Việt Bắc
là Tiểu đoàn trường Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí
Minh; Còn theo Tướng Lê Duy Mật, người từng chiến đấu với Tướng Nguyễn
Bình ở chiến khu Đông Triều thì chịu trách nhiệm bảo vệ Nguyễn Bình là Lê Đức Anh
?)
Một nhân chứng kể: khi nghe tin Nguyễn Bình
bị phục kích bắn chết trên đường ra Việt Bắc, ông Hồ Chí Minh đã bật dậy đi đi
lại lại trong lán, dậm chân: Nguyễn Bình mà bị phục kích bắn chết ư ???
Ông Hồ Chí Minh là người biết tài đánh du
kích của Nguyễn Bình; thế nhưng cuối cùng thì viên tướng này lại bị chính cái
võ du kích đốn hạ. Cái chết của Nguyễn bình giống như Trương Phi thời Tam Quốc
một tiếng thét làm bạt vía ngàn vạn quân Tào cuối cùng bị chọc tiết bới 1 tay thợ
cắt tóc…
Gần đây dư luận chăm chú về loạt bài trên báo
CAND phỏng vấn 2 con trai của ông Lê Duẩn về phép đối nhân xử thế của ông Lê Duẩn
khi ngồi trên chiếc ghế TBT Đảng. Cùng trên báo này lại có loạt bài viết khá kỹ
về cuộc đời binh nghiệp của viên tướng Nguyễn Bình, một viên tướng lừng danh giai
đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp và giai đoạn cướp chính quyền trước 8/1945...
(Nguyễn Bình – Vị tướng huyền thoại: Đặc phái viên quân
sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ANTG-CAND )
Đọc loạt bài viết về Lê Duẩn-Nguyễn Bình trên
báo Công an nhân dân đưa gần đây không khỏi làm cho người đọc chạnh lòng liên tưởng
tới mối quan hệ “ điểu tận thì cung tàn” giữa Lưu Bang và Hàn Tín trong giai đoạn
Hán-Sở tranh hùng…
P.V.Đ.
( Còn nữa…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét