Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 1)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 2)
Khi thực dân Pháp đưa quân trở lại gây hấn, tìm cách khôi phục lại chế độ thuộc địa tại Đông Dương, trong nội bộ Đảng CS Đông Dương đã hình thành 2 khuynh hướng đối sách: Một nhóm chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ Pháp để tránh một cuộc chiến tranh không cân sức; Phái khác chủ trương “trường ký kháng chiến, nhất định thắng lợi”, quyết chiến đến cùng với thực dân Pháp; Phái chủ chiến này do Trường Chinh đứng đầu…
Kết cục lịch sử đã diễn tiến đúng như tiên
liệu, lập trình của phái chủ chiến. Thực dân Pháp đã không chịu thương lượng,
không chịu xuống thang và kết cục một cuộc chiến đẫm máu kéo dài 9 năm gây tổn
thất to lớn cho cả 2 dân tộc Việt-Pháp…
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả, sự
quả cảm của sự hy sinh to lớn của hàng vạn con em nông dân yêu nước Việt Nam; họ
được đường lối trường ký kháng chiến nhất định thắng lợi động viên, khích lệ,
ép buộc phải xả thân vượt qua bao hy sinh, gian khổ quyết chiến đến cùng với đội
quân nhà nghề, viễn chinh Pháp…
Để đạt được thắng lợi này, ngoài sự góp sức
người, con em những người nông dân phải xả thân ngoài chiến trường, cả gia đình
của họ ở hậu phương cũng đã phải vét đến
những hạt thóc cuối cùng, đồng tiền giành giụm cuối cùng để đổ vào chiến tranh…
Còn nhớ vào giai đoạn đầu năm 1954, có một
loại thuế gọi là thuế khả năng; Chính
quyền địa phương đã áp thuế, buộc những gia đình khá giả phải gánh chịu một mức
thuế dựa vào tài sản mà nghi họ có.
Mẹ tôi kể: gia đình ông bà ngoại tôi ở Đồng
Bích Trung Sơn, Đô Lương chỉ có 6 mẫu ruộng, thế nhưng phải chịu mức thuế 300 tạ
thóc, hẹn trong 3 ngày phải đóng đủ, nếu không đóng phải bị tịch thu nhà. Mẹ
tôi đã phải đôn đáo chạy vay huy động khắp họ hàng để cứu ông bà ngoại không bị
thu nhà…
P.V.Đ dưới chân Đồi A 1 Điện Biên Phủ
Tôi đã lên thăm di tích lịch sử Điện Biên
Phủ, tôi không khỏi ngậm ngùi trước hàng vạn nấm mồ liệt sĩ vô danh; Tại khu vực
di tích Đồi A1, tên tuổi của các liệt sĩ được ghi lại và được liệt kê theo các
tỉnh. Tôi thấy số liệt sĩ hy sinh ở chiến dịch này đông nhất là Nghệ An, đến
Hưng Yên, Thanh Hóa…Riêng cứ điểm Đồi A 1 có 720 liệt sĩ đã hy sinh trong các
trận đánh công kiên tại khu vực này.
Kết cục chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đầu
tháng 5-1954 đã mang lại vinh quang cho phái chủ chiến của Trường chinh và Tướng
Võ Nguyên Giáp. Sau chiến thẳng Điện Biên Phủ, uy tín của Tổng Bí thư Trường
Chinh rất cao đe dọa làm lu mờ, thách thức vị trí chủ soái độc tôn của ông Hồ
Chí Minh…
Sau chiến thắng này, đã xuất hiện bài hát
được phổ biến rộng rãi: “Hoan hô anh Cả Trường Chinh”; Bài hát này người viết hiện
chưa tìm được tác giả là ai nhưng đã được lưu hành một thời gian…
Sau Hiệp định Giơnevơ ký kết, Chính phủ Hồ
Chí Minh về tiếp quản Hà Nội và miền bắc Việt nam từ vĩ tuyến 17 trở ra…và một
biến cố kinh thiên động địa xảy ra đó là cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành
đồng loạt tại nhiều tỉnh thành trong 2 năm 1955-1956…
Người nông dân sau mấy năm vật vã với thực
dân Pháp ngoài chiến địa quay lại đấu tổ lẫn nhau một cách tàn khốc; nhiều địa
chủ thực chất họ vẫn là những nông dân nhờ cày sâu cuốc bẫm mà có của ăn của để;
nhiều người đã đóng góp cho kháng chiến cả gia tài điền sản nhưng vẫn bị quy
thành địa chủ bóc lột, nhiều người bị xử bắn trong đó điển hình là bà Nguyễn Thị
Năm…
Năm 1956 cải cách ruộng đất bắt đầu nổ ra tại
Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức năm 1956, năm đó tôi vừa 5 tuổi và đã biết ít nhiều.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa quên nỗi hoảng sợ vào mỗi buổi sáng, nghe dân quân
hô từ ngoài ngõ rất to, vừa hô, vừa xông vào lấy giây thừng trói cánh khuỷu thằng
M. tên ông nội đưa ra đình đấu tố. Dân quân là mấy thanh niên người trong họ…
Ông nội tôi bị đẩy xuống một cái hổ sâu
ngang thắt lưng và chịu sự xỉa xói đấu tổ của những nông dân khác phần lớn cũng
là người trong họ.
Tài sản ông nội tôi chỉ có 2 mẫu ruộng,
theo quy định mỗi khẩu bình quân mỗi khẩu trên 8 sào mới bị quy địa chủ. Gia
đình ông nội tôi có 4 khẩu, tính ra chưa đủ 8 sào nhưng do có thêm nghề buôn
bán chạy chợ nên cũng khá giả…Vào thời điểm đó, bố mẹ tôi đã ở riêng, nhà kế cạnh
ông nội, bố tôi đang ở bộ đội nhưng gia đình bố mẹ tôi vẫn bị xếp thành phần
trung nông…
Ông nội tôi bị xếp vào thành phần có nợ máu
với nhân dân; mặc dù ông nội chưa hề cấm dao, cầm gậy đánh chết ai. Ông nội tôi
bị một số người ghét vì sau 1945 có tham gia chính quyền cấp thôn, có một số đợt
cứu tế của trên mang về, ông nội tôi tham gia việc chia và đã quyết định cắt một
số phần của một số người mà ông nội tôi cho là lười nhác nên nghèo…
Từ việc này mà trở nên bị mang thù
oán…Kết cục nhà cửa ruộng vườn, công cụ sản xuất, trâu bò đều bọ thu sạch...Sau cải cách được hạ xuống thành phần trung nông nhưng tài sản chỉ được trả lại 1/2 ngôi nhà đủ ở...
Trong xã của tôi có ông C. người phụ trách khoản cứu trợ này đã bị xử bắn, mặc dù không phải là địa chủ. Nguyên nhân vì chuyện chia chác quà cứu trợ của chính phủ không vừa ý nhiều người nên bị quy là phản động và bị xứ bắn.
Trong xã của tôi có ông C. người phụ trách khoản cứu trợ này đã bị xử bắn, mặc dù không phải là địa chủ. Nguyên nhân vì chuyện chia chác quà cứu trợ của chính phủ không vừa ý nhiều người nên bị quy là phản động và bị xứ bắn.
Ông T. chủ tịch xã cũng bị xử băn vì bị quy
là quốc dân đảng, nợ máu với nhân dân; Sau này cả 2 ông T. và C, đều được quy
sai và được xóa an nhưng mạng thì không còn…
Ông ngoại tôi thì may mắn chị bị quy là phú
nông, do đông con, bình quân chưa đến 6 sào/người; gia đình có ông cậu tham gia lực lượng công an võ trang…
Có thể nói cuộc cải cách ruộng đất là một tại
họa gieo xuống đầu hàng vạn người nông dân vô tội; Tai họa này con di họa hàng
chục năm trời sau đó. Cải cách ruộng đất là một cuộc diệt tộc tàn khốc: đã tiêu
diệt, hạ gục những người nông dân có khả năng tạo ra của cải cho xã hội, họ thật
sự là những động lực thúc đẩy nông thôn phát triển… Cùng với chính sách Hợp tác
xã nông nghiệp sau đó, Đảng đã nhổ tận gốc rễ những mầm mống có khả năng gieo
trồng một nền nông nghiệp phát triển…
Cuộc cải cách khởi đầu
và thí điểm năm 1953 giống như 1 liều doping kích thức sự xả thân của những người
lính nông dân trên chiến trường kháng Pháp… Bởi năm 1953 là năm bản lề chuẩn bị cho cuộc
tổng tấn công năm 1954 tại chiến trường Điện Biên Phủ.
NQTW
4 khóa 12 với Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam ký ban hành tháng 11/1953
và Nghị quyết
của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ
ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 1953 tại Hội nghị lần thứ tư của Trung ương Đảng Lao
động VN với các nội dung mang đầy “tính chất doping” với những người lính là con
em nông dân…
Xin trích
Cương lĩnh và Nghị quyết của hội nghị này phần nói về quyền sở hữu đất đai:
” Để cải
thiện đời sống của nông dân, để đẩy mạnh kháng
chiến, đánh đuổi đế quốc Pháp, can thiệp Mỹ,
đánh đổ nguỵ quyền, hoàn toàn giải phóng dân tộc.
Để giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp, mở đường cho công thương
nghiệp phát triển, lợi cho kháng chiến và kiến
quốc.
Cần phải
xoá bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc
ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế
độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu
hiệu người cày có ruộng…”
(CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
11/1953)
(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-110620159142646/index-21062015912154614.html)
“Cǎn cứ vào nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân Việt Nam, cǎn cứ vào yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến, Hội nghị
lần thứ tư của Trung ương quyết định:
Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng: tiêu diệt chế độ sở hữu
ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ
chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực
hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân…”( NQ hội nghị 4 BCHTWĐLĐVN khóa 2)…
( http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dang-toan-tap/doc-11014201511354246.html )
( http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dang-toan-tap/doc-11014201511354246.html )
Chính những “liều
doping” này đã thúc đẩy sự xả thân, liều chết của những người lính xuất thân là
nông dân; Thế nhưng cũng với chính sách này áp dụng năm 1955-1956 đã làm cho Trường Chinh,
từ đỉnh cao vinh quang bị mất chức TBT và hàng chục năm sau đó bị đẩy vào bóng
tối chính trường…
Thảm họa cải
cách ruộng đất phải chăng là do tội lỗi của Trường Chinh hay Trường Chinh cũng
chỉ là kẻ giơ đầu chịu báng ?
Uẩn khúc nào sau
việc Trường Chinh bị hạ bệ hay buộc phải chấp nhận từ chức Tổng Bí thư Đảng Lao
động Việt Nam năm 1956, mặc dù trước đó đã được suy tôn là “anh Cả”?
Phải chăng Trường
Chinh bị hạ bệ là kết cục tất yếu của miếng võ “nốc ao” trong cuộc đua tranh
giành ngôi vị chủ soái với cao thủ võ lâm Hồ Chí Minh ?
Sẽ bàn thêm
chủ đề này vào bài sau…
P.V.Đ.
( Còn nữa..)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét