Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Xuất cảng thủy sản: Doanh nghiệp Việt Nam giết nhau rồi ‘tự tử’

Thu hoạch cá tra ở tỉnh Hậu Giang. (Hình: Tuổi Trẻ)
Càng ngày, đường vào các thị trường ngoại quốc của thủy sản Việt Nam (tôm, cá,…) càng hẹp. Một số chuyên gia bảo rằng, đó là do các doanh nghiệp Việt Nam giết lẫn nhau và tự giết mình.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chuyên chế biến – xuất cảng thủy sản của Việt Nam nhận được đủ loại tin xấu cho sự nghiệp của họ: Úc cấm nhập cảng tôm Việt Nam. Nam Hàn ra lệnh kiểm tra chất lượng tôm nhập cảng từ Việt Nam chặt chẽ hơn. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan báo sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam thêm năm năm nữa. Nhiều hệ thống siêu thị ở Châu Âu quyết định ngưng bán cá tra Việt Nam…


Trong khi một số cơ quan hữu trách của chính quyền Việt Nam và giới chế biến – xuất cảng thủy sản của Việt Nam cho rằng, thủy sản của Việt Nam đang bị bôi nhọ thì một số chuyên gia khẳng định, đó là hệ quả tất yếu của kinh doanh theo kiểu… Việt Nam.

Đầu năm 2017, trong chương trình “El Punto de Mira,” đài truyền hình Cuatro của Tây Ban Nha, phát một phóng sự về chuyện nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Phóng viên của Cuatro TV đã so sánh việc nuôi cá tra ở Việt Nam với việc nuôi cá tra ở Tây Ban Nha nhằm chứng minh, cá tra được nuôi ở Việt Nam không an toàn cho cả sức khỏe con người lẫn môi trường.

Sau phóng sự vừa kể, nhiều hệ thống siêu thị ở Châu Âu quyết định ngưng bán cá tra Việt Nam… Quyết định này khiến các doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất cảng cá tra của Việt Nam chới với. Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đã gửi thư phản đối đến Cuatro TV vì phóng sự thiếu trung thực, ác ý, xuyên tạc việc nuôi – chế biến cá tra tại Việt Nam.

Theo VASEP thì một số tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng biện bách cho cá tra Việt Nam. Chẳng hạn Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) khẳng định, việc nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam đã tuân thủ đúng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm và chẳng có gì để người tiêu dùng ái ngại khi chọn cá tra Việt Nam. Ngoài ra còn có tin Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản (ASC) cũng không đồng tình với quyết định ngưng bán cá tra Việt Nam của nhiều hệ thống siêu thị ở Châu Âu. ASC nhấn mạnh, cá tra Việt Nam vẫn đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường do ASC đặt định.

Bất kể những biện bạch, phản ứng như vừa kể, cá tra Việt Nam chỉ còn một khe rất hẹp để lách vào thị trường Châu Âu.

Chẳng riêng cá tra Việt Nam, đường vào các thị trường ngoại quốc của tôm Việt Nam cũng càng lúc càng gập ghềnh.

Trước đây, Việt Nam từng đề ra mục tiêu sẽ nâng kim ngạch xuất cảng tôm lên $10 tỷ vào năm 2025 nhưng mục tiêu này có thể trở thành viển vông khi Úc quyết định cấm nhập cảng tôm chưa luộc chín từ Việt Nam để phòng ngừa dịch tôm đốm trắng. Giữa lúc tôm xuất cảng của Việt Nam khựng lại thì Nam Hàn bồi thêm một cú nữa: Nam Hàn loan báo tôm Việt Nam muốn xuất cảng sang Nam Hàn phải có chứng thư kiểm dịch do giới hữu trách ở Việt Nam cấp song lại chưa loan báo cụ thể là muốn kiểm tra loại dịch nào trên tôm và cơ quan nào tại Việt Nam đủ thẩm quyền cấp chứng thư kiểm dịch mà Nam Hàn muốn có.

Việt Nam mới vượt qua mặt Trung Quốc và trở thành quốc gia dẫn đầu về lượng tôm xuất cảng vào thị trường Nam Hàn kể từ 2014.

Có nhiều dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy tôm Việt Nam đang đụng phải hàng loạt “hàng rào kỹ thuật” ở nhiều thị trường lớn (Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật, Nam Hàn).

Xin mời quý vị xem Video : Nóng: Hàn Quốc công bố nguyên nhân mới về cái chết của Kim Jong Nam & cảnh báo nguy cơ chiến tranh?

                

Theo một số chuyên gia, kể cả một số doanh nhân là chủ doanh nghiệp chuyên chế biến – xuất cảng thủy sản của Việt Nam thì sở dĩ thủy sản Việt Nam liên tục đụng phải các “hàng rào kỹ thuật,” bị bôi nhọ vì giá càng ngày càng rẻ. Giá bán quá rẻ đã đẩy những doanh nghiệp cùng loại của các quốc gia khác đến chỗ phải liên kết để tự vệ.

Điểm đáng chú ý là giá thành trong nuôi – chế biến các loại thủy sản mà doanh nghiệp Việt Nam xuất cảng không rẻ. Giá bán của các doanh nghiệp chuyên chế biến – xuất cảng thủy sản của Việt Nam rẻ là vì họ liên tục hạ giá để triệt hạ lẫn nhau, nâng sản lượng xuất cảng. Tuy sản lượng thủy sản xuất cảng và kim ngạch xuất cảng thủy sản tăng rất nhanh nhưng nông dân nuôi tôm, cá tại Việt Nam thì luôn luôn lỗ.

(Người Việt)

Không có nhận xét nào: