Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

" HẬU VẬN" BI THƯƠNG CỦA CÁC CCB TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪNG THAM GIA CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG

Bài, ảnh và clip do Phạm Viết Đào thực hiện năm 2012...


Clip này lấy từ nguồn INTERNET
Picture
"NGỰ LÂM PHÁO THỦ" E 457-F 313 ĐỖ TRỌNG NĂNG: KỂ VỀ NHỮNG TRẬN ĐÁNH GIỮ ĐẤT Ở VỊ XUYÊN HÀ GIANG VÀ CUỘC CHIẾN GIỮ ĐẤT TẠI QUÊ BÌNH XUYÊN-VĨNH PHÚC:

Đỗ Trọng Năng là Tiều đội trưởng chỉ huy 1 khẩu 105 từng tham gia bắn yểm trợ cho trận bảo vệ Cao điểm 1509 tháng 4/1984 và Chiến dịch MB 84 trận 12/7/1984...
 Đơn vị của anh đã bắn đến những viên đạn cuối; Tiểu đội của anh chỉ giữ lại 3 viên cuối cùng đề phòng nếu bị Trung Quốc tràn sang thì cho hủy pháo và dùng AK đánh nhau với lính Trung Quốc...
 
3/ CCB E 457-F 313 Đỗ Trọng Năng, quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Picture
Nồi đau buồn của CCB F 313 trước lô đất của mình bị chiếm xây nhà nghỉ ?


Đỗ Trọng Năng kể về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược giứ đất ở Vị Xuyên Hà Giang
Picture
Các CCB Sát cánh với Đỗ Trọng Năng đấu tranh đòi lại đất tại quê: Ngôi nhà nghỉ phía sau xây trên thửa đất 700 m2 của Đỗ Trọng Năng-CCB E 457-F 313..
Người ngoài cùng bên phải là Kiều Văn Phong-CCB 313; ngoài cùng bên trái là CCB Trần Văn Lựu; Người giơ tay là bố vợ một quan chức cấp cao của tỉnh Vĩnh Phúc...

Hiện nay Đỗ Trọng Năng còn 3-4 sào để làm ruộng; hiện còn 5 khẩu, đứa con trai út đi bộ đội về năm ngoái, lấy vợ sống chung với vợ chồng anh…Hiện gia đình có 5 khẩu có 3 sào để làm ruộng, không thể đủ sống. Mỗi năm mỗi sào được mùa thì được 2 tạ thóc ( 2 tạ x 3 sào= 6 tạ thóc/năm giành cho 5 khẩu; vị chi mỗi người được 120 kg thóc/năm; khoảng 8 kg gạo/người/ tháng…); Còn mất mùa thì được hơn 1 tạ thóc…
Đi bộ đội về do tôi là sĩ quan dự bị nên hàng năm trên vẫn điều đi tập huấn…”
Theo CCB Đường Minh Tuấn22, E 122, F 313, người lính cuối cùng của Sư 313 mở đường máu rút khỏi Cao điểm 1509 chiều 28/4/1984 do hết đạn cho biết: khu vực  xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, trong đoạn ác liệt nhất 1981-1985, đã đóng góp có khoảng 70 lính cho mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…Đỗ Trọng Năng là một trong những CCB đó.
Được biết, hàng năm các CCB này vẫn tổ chức gặp nhau để ôn lại những ký niệm máu lửa một thời ở Vị Xuyên-Hà Giang và cùng nhau tương trợ động viên nhau cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thường ngày…
Picture

Trong cuộc gặp gỡ cuối tháng 7/2012 các CCB Vị Xuyên-Hà Giang tại nhà Đường Minh Tuấn, tôi hỏi Tuấn: “Thế anh em mình bây giờ sống như thế nào ? Tuấn cho biết: Anh trông anh em thì sẽ thấy; Chỉ có tôi và một số anh em xoay xở được là còn tạm ổn, phần lớn anh em bây giờ vẫn nghèo, chưa kể còn bị di chứng chiến tranh…
Nhân gặp tôi: Đường Minh Tuấn gọi Đỗ Tiến Năng, Kiều Văn Phong: Anh xem, những anh em từ bỏ xương máu ra bảo vệ biên cương tổ quốc nhưng hiện họ về quê làm ăn lại đang bị gặp rắc rối về chuyện đất đai với chính quyền địa phương?”
Nhân có tôi lên, Kiều Văn Phong, Đỗ Tiến Năng và một số CCB xã Thanh Lãng mời tôi sắp xếp thời gian về xã Thanh Lãng của các anh để chứng kiến về những uất ức mà các anh và một số CCB, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng đang bị chính quyền dùng quyền lực nhà nước chiếm giữ đất hương hỏa, đất phần trăm được phân theo Điều 72 của Luật Đất đai 2003 của gia đình họ…
Sau cuộc gặp gỡ này tôi đã lên thôn Thống Nhất xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc gặp các CCB và một số gia đình thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hung có đất bị chính quyền huyện Bình Xuyên thu hồi, một số đất số đất này được huyện bán cho một số đối tượng xây nhà nghỉ, nhà ở, nhà hàng; Số lớn còn lại hiện đang bỏ hoang…

Đầu đuôi chuyện thu hồi trái Luật Đất đai và Pháp lệnh ưu đãi người có công diễn ra như sau

Picture
Những gia đình có công bị thu hồi đất 12 năm ở Thanh Lãng, Bình Xuyên

Đầu năm 2005, chính quyền huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc xây dựng một dự án làng nghề tại 2 thôn Thống Nhất và Độc Lập, xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Để thực hiện dự án này ngày 12/9/2005, UBND huyện Bình Xuyên đã ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND thu hồi 92.388,4 m2 của 206 hộ nông dân của 2 thôn Thống Nhất và Độc Lập và 9318 m2 đất giao thông, thủy lợi…
Chính quyền chỉ thông báo với dân bằng miệng rằng sẽ thu hồi sử dụng trong 8 năm ( tức đến năm 2013) sau đó sẽ hoàn trả lại. Họ chỉ tiến hành đền bù cho dân số tiền 14,5 triệu đồng/sào( 360 m2), tương ứng tiền đền bù hoa màu sản xuất trong 2 năm, mỗi năm được 7,250 triệu/sào…Trong khi đó đất đã thu hồi hơn 12 năm…
Sau khi thu hồi, dự án xây dựng làng nghề không thành, chính quyền đã không trả lại đất cho dân mà lại cắt một số đất bán lại cho một số đối tượng theo giá thị trường, theo thông tin của những người mua giá lên tới 300 triệu/100 m2…
Như vậy chính quyền đã mượn đất của dân danh nghĩa trong 8 năm; chỉ đền bù cho dân hoa lợi trong 2 năm 14,5 triệu/1 sào-360 m2 sau đó lại đem bán số đất này cho một số đối tượng với giá 300 triệu/100 m2 để xây dựng nhà nghỉ, nhà ở, nhà hàng…
Bà con nông dân xã Thống Nhất, xã Thanh Lãng đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo lên tới những cơ quan cao nhất của nhà nước nhưng cho đến nay, số đất bị mượn của họ đã trên 12 năm vẫn chưa đòi lại được…
Picture
Đất của Mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Hựu bị thu hồi, chiếm dụng mất 312 m2

Trong số đất 92.388,4 m2 bị thu hồi và sử dụng sai mục đích của chính quyền huyện Bình Xuyên này trong đó có số đất của một số gia đình chính sách như liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng để dung làm đất hương hỏa, thờ cúng; Còn lại số đất này là đất thuộc diện 5% của bà con nông dân, trong đó có nhiều người từng tham gia chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc tại Vị Xuyên-Hà Giang…
Qua tiếp xúc chúng tôi được biết, những người lính từng tham gia bảo vệ đất ở Vị Xuyên năm xưa như Đỗ Trọng Năng-CCB của Sư 313 bị chiếm mất 700 m2; CCB Kiều Văn Phong-Sư 313 bị chiếm mất 600 m2, CCB Nguyễn Đức Toàn thuộc E 876, Sư 356 bị chiếm mất 360 m2…
Picture

Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thu mất 750 m2 có đất hương hỏa; 

Picture
Vợ LS Nguyễn Nghĩa Dâng bị mất 2 sào, trong đó có đất hương hỏa liệt sĩ...

Picture

Vợ con Liệt sĩ Nguyễn Văn Bồng bị mất 2 sào trong đó có đất hương hỏa…

Những thửa đất này thuộc lọa đất “ thượng đẳng điền”, đất 5 % được cấp theo Luật Đất đai 2003 và 2013…
Picture
Những dãy nhà được bán cho một số đối tượng xây nhà trên đất chiếm dụng...
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, số đất 5 % là số đất được chính quyền căn cứ vào tổng số ruộng đất mà bà con nông dân đã đóng góp vào hợp tác xã, chính quyền trích cấp lại 5 % cho bà con để bà con được toàn quyền sử dụng, phục vụ cho cải thiện đời sống gia đình…
Số đất này bà con được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng như làm vườn, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, có thể chuyển sang xây nhà ở nếu chỗ ở khó khăn, đất làm nhà bị thu hồi cho mục đích công cộng và phải được chính quyền phê duyệt..
Được biết, do áp lực đơn từ của bà con nên Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo chính quyền huyện Bình Xuyên giải quyết dứt điểm vụ khiếu kiện tập thể kéo dài này do việc chiếm đất và sử dụng đất trái pháp luật của bà con nông dân thôn Thống Nhất và Độc Lập…
Theo ông Trần Văn Lựu, một CCB và là người cũng bị mất đất: Chính quyền huyện Bình Xuyên đã nhiều lần gặp dân nhưng đều lần lữa không giải quyết dứt điểm, trả lại đất một quyền lợi sát sườn, hợp pháp của dân.
Vào ngày 20/1/2017 sắp tới này, UBND huyện Bình Xuyên sẽ có cuộc gặp giải quyết khiếu nại của 206 hộ dân liên quan tới số đất bị thu hồi trái Luật Đất đai, trái với Pháp lệnh ưu đã người có công đã được ban hành  năm 1994 và sửa đổi năm 2013; ( số đất này hiện số lớn bỏ hoang, một số được bán xây nhà kiên cố cho một số đối tượng)…
Sáng nay 17/2/2017 tôi có gọi điện cho ông Trần Văn Lựu, một CCB và cũng là người bị chiếm dụng đất cho biết: Tuần sao bà con Thanh Lãnh sẽ lên Văn Phòng chính phủ để gửi đơn đêu kêu đòi số đất bị chiếm dụng trái pháp luật này...
Picture
 Bà con nông dân Thống Nhất, Độc Lập vật vờ bênh cạnh đất đại bị chiếm dụng của họ

Picture
CCB Trần Văn Lựu bị mất 660 m2 đất 5 %; do việc tham gia đấu tranh đòi lại đất nên con trai tham gia lực lượng quân nhân chuyên nghiệp đã không được địa phương xác nhận lý lịch để kết nạp Đảng...
Picture
Hơn  9, 2 ha đất thuộc loại " thượng đẳng điền", " bờ xôi ruộng mật"...bị thu hồi 
trái Luật Đất đai và Pháp lệnh ưu đãi người có công...của 206 hộ đang bỏ hoang hơn 12 năm ?

Phạm Viết Đào..

Số phận những cựu binh Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam

CA TP.HCM 
Cựu binh Trung Quốc biểu tình tại tỉnh Hồ Nam tháng 5-2014
(CATP) Trong khi ở ngoài biển Đông, Bắc Kinh đang ngày càng hung hăng leo thang căng thẳng với Việt Nam, ngay bên trong nước họ, hàng ngàn cựu binh từng tràn qua xâm lược Việt Nam năm 1979 đang có nguy cơ bị đánh đập và bỏ tù trong một cuộc chiến mới với các quan chức chính quyền.
Hãng tin Pháp AFP (10-6-2014) đã viết như thế về số phận những cựu binh Trung Quốc này. Hàng ngàn người trong số họ ngày càng biểu tình nhiều hơn tại những địa phương để phản đối không được chi trả các khoản phúc lợi. Teng Xingqiu, một cựu binh tại Yiyang (tỉnh Hồ Nam) cho biết: “Cảnh sát nói với tôi rằng họ hy vọng tôi sẽ rục xương trong tù”. Người đàn ông 56 tuổi ốm yếu, trên thân đầy những vết sẹo mà ông nói do bị cảnh sát đánh đập, đã phải lẩn tránh những đường phố có gắn camera giám sát để tới một quán ăn tồi tàn gặp phóng viên nước ngoài cho an toàn. Teng bị giam trong một “nhà tù đen” - nơi chính quyền địa phương giam giữ những người chống đối. Hầu như ngày nào cựu binh này cũng bị cảnh sát đánh đập và đe dọa giết chết nếu không chịu nhận tội.
Hãng tin AFP cho biết: Teng đã bị đẩy qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam trong cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu hồi tháng 1-1979 khi Bắc Kinh xâm lược Việt Nam vì dám đưa quân sang Campuchia đánh đổ chế độ Pon Pot diệt chủng vốn là đồng minh của Trung Quốc. AFP dẫn nguồn từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, nói có 6.954 lính Trung Quốc chết trong cuộc chiến đánh Việt Nam năm 1979. Nhiều nguồn khác ước tính số lính Trung Quốc chết lên tới hơn 20.000 người, cao hơn cả số thương vong của Việt Nam.
Không hề có một đài tưởng niệm quốc gia nào cho cuộc chiến đó. Bắc Kinh cũng hiếm khi nhắc tới nó, ngay cả trong những lúc làm dữ với Việt Nam. Nhà sử học Mỹ Xiaoming Zhang gọi cuộc chiến năm 1979 là “cuộc chiến tranh chết chóc và tàn bạo trên mặt đất”. Cựu binh Teng kể lại: “Những người Việt Nam bình thường đã bí mật hợp tác với quân đội, ngay cả những ông già và phụ nữ cũng bắn chúng tôi. Thật là kinh hoàng”. Sau chưa đầy một tháng, Trung Quốc phải rút quân và tuyên bố... chiến thắng!
Chính phủ Trung Quốc đã hứa trợ giúp các cựu binh, đông tới hàng triệu người. Nhưng thực tế cho tới nay đã 35 năm trôi qua, lời hứa bay mất tiêu. Teng kể mình làm đủ mọi việc lặt vặt mà mỗi tháng chỉ kiếm được khoảng 1.000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu đồng Việt Nam). Trong khi đó, mức thu nhập bình quân tại Yiyang quê ông khoảng 2.800 tệ (hơn 9 triệu đồng). Ông đã phải ngồi tù hơn ba năm về tội “gây rối nơi công cộng” do cùng với các cựu binh khác mặc quân phục biểu tình phản đối bên ngoài cơ quan chính quyền địa phương.
Hãng tin AFP cho biết: mỗi năm Trung Quốc có hàng trăm cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn cựu binh do họ bị đối xử quá tệ. Hồi cuối tháng 5-2014, có hơn 10.000 cựu binh biểu tình tại 11 tỉnh.
Wang Guolong, một cựu binh có 14 năm quân ngũ, nói rằng: “Họ bắt giam Teng để cảnh cáo chúng tôi, nhưng tình trạng chúng tôi giống nhau. Có hàng triệu cựu binh giống chúng tôi trên khắp đất nước này”. Teng chua chát: “Việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình còn nguy hiểm hơn là ra mặt trận. Bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào”.
Giới bình luận quốc tế cho rằng tình cảnh những cựu binh này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới tinh thần của binh lính Trung Quốc. Họ nhìn thấy được tương lai của mình nếu may mắn còn sống sót trở về!

Không có nhận xét nào: