Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 1)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 2)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 3)
>MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 4)
Sau sai lầm của cải cách ruộng đất, uy tín của Tướng Giáp rất cao vì ông ít dính dáng đến các hệ lụy do chính sách cực tả rập khuôn mô hình Trung Quốc; Võ Nguyễn Giáp được giao trách nhiệm thay mặt chính phủ đứng ra xin lỗi nhân dân…
Thế tại sao ông Hồ Chí Minh đã không chọn Võ Nguyên Giáp thay thế Trường Chinh vào chiếc ghế TBT Đảng Lao động Việt Nam. Trên mạng có lưu truyền một số tài liệu cho rằng: Ông Hồ Chí Minh đã có lúc định chọn Tướng Giáp thay thế vị trí TBT của Trường Chinh nhưng do Trung Quốc không tán thành; Trung Quốc gợi ý nên chọn Lê Duẩn ?
Có đúng lúc đó ông Hồ Chí Minh chịu sự áp đặt
của Trung Quốc trong việc chọn người thay thế Trường Chinh ? Theo người viết
bài này thì chưa hẳn…
Việc chọn Lê Duẩn vào vị trí của Trường
Chinh nằm trong toan tính toàn diện trong ván cờ nhân sự của ông Hồ Chí Minh: Nếu
chọn Tướng Giáp thì vô tình vẫn phải bị chi phối bởi đường lối, ảnh hưởng của
nhóm Trường Chinh không có Trường Chinh…
Dù là người làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện
Biên Phủ, thế nhưng Tướng Giáp về vai vế vẫn là “ đàn em” của Trường Chinh, khó
lòng thoát khỏi cái bóng của Trường Chinh. Điều này giống như trường hợp ông
Nguyễn Phú Trọng sau đại hội XII không chọn Võ Văn Thưởng và lại bố trí Đinh La
Thăng vào TP Hồ Chí Minh ?
Vì nếu để Võ Văn Thưởng ở lại TP Hồ Chí
Minh thì vô tình chấp nhận ảnh hưởng của Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang tại địa
bàn chiến lược này; Võ Văn Thưởng vốn là đàn em của Lê Thanh Hải, Trương Tấn
Sang…
Ông Hồ Chí Minh sau khi cân nhắc đã quyết định
điều Lê Duẩn, mặc dù có chân thường vụ trong nhiệm kỳ 1937-1938 sau đấy bị bắt
và bị đày đi Côn Đảo nhưng ảnh hưởng của Lê Duẩn không quá lớn đối với các “đầu
lĩnh” trong Ban chấp hành TW khóa 2 so với Trường Chinh trong giai đoạn
1945-1955…
Cách mạnh tháng 8 thành công phần lớn nhờ
vào nòng cốt là những đảng viên dưới quyền của Trường Chinh; Công trạng lớn nhất
trong cuộc đời hoạt động cách mạng chống ách đô hộ của thực dân Pháp và phatsxit
Nhật đỉnh cao ở cách mạng tháng tám…
“Nhiều cán bộ cấp cao của
Đảng Cộng sản Việt Nam và học giả trong nước đánh giá cao ông ( Trường Chinh) ,
là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính ông là người
sớm chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị "Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta" tháng 3 năm 1945 và tác giả tác phẩm
"Kháng chiến nhất định thắng lợi" tập hợp những bài viết của
ông đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4.3.1947) đến số 81 (1.8.1947).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết "Bác Hồ là linh hồn của
cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý
luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".[10]. ( WikiPedia )
Mặc dù được coi là vị “ tổng tư lệnh” của cách mạng tháng
8 năm 1945, thế nhưng năm 1997, khi gia đình Trường Chinh đã cho ra mắt bộ sách 2 tập do ông Trường Chinh
viết, Hà Xuân Trường viết giới thiệu, xuất bản tại Nhà xuất bản Văn học; hồi ức
lại lại giai đoạn nổ ra cách mạng tháng 8 ?
2 tập sách này đã không được
xuất bản tại Nhà xuất bản Sự thật ( NXB Chính trị quốc gia)…Chi tiết này cho thấy:
cho đến năm 1997, mặc dù lúc đó ông đã mất gần 10 năm, Lê Duẩn cũng không còn
và một thời gian ngắn trước đó Trường Chinh đảm trách Chủ tịch Hội đồng nhà nước
kiêm Tổng bí thư ?
Điều nay cho thấy: Cho tới
năm 1997, vai trò lịch sử của Trường Chinh đối với Cách mạng tháng 8 vẫn chưa
được chính thống thừa nhận ? Và có nghĩa sự xuất hiện của Lê Duẩn sau năm 1957
để leo lên chiếc ghế Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW khóa 3 đã đẩy Trường
Chinh vào cánh gà của lịch sử…
Trong 2 nhân vật bị lu mờ
sau khi ông Lê Duẩn nắm chiếc ghế Bí thư thứ nhất đó là Trường Chinh và Võ
Nguyên Giáp. Về trường hợp Võ Nguyên Giáp, để vô hiệu hóa vị tướng nổi tiếng
hơn cả mình, Lê Duẩn đã chia Bộ Quốc phòng ra 2 bộ: Bộ Quốc phòng và Bộ tổng
tham mưu.
Danh nghĩa Bộ Tổng tham
mưu là cơ quan tham mưu của Bộ quốc phòng nhưng khi Lê Duẩn trở thành Bí thứ thứ
nhất thì nắm, điều binh khiển tướng trực tiếp Bộ Tổng tham mưu do Tướng Văn Tiến
Dũng cầm cờ.
Với cách nắm người, nhân sự
kiểu này, Lê Duẩn đã đẩy tướng Giáp váo cái vị thế ngồi chơi xơi nước. Tương tự
với vị trí Chủ tịch Quốc hội, thời Lê Duẩn ông Trường Chinh gần như chỉ nắm vai
trò lễ nghi, hợp thức các quyết sách của Đảng…
Ông Hồ Chí Minh với thâm ý
điều Lê Duẩn ra để tạo thế chân vạc cho ngôi vị độc tôn của mình; không ngờ “
bài toán” này đã nhanh chóng bị Lê Duẩn cao tay vô hiệu làm teo tóp các chân kiềng
phù trợ, khống chế Lê Duẩn. Người có công giúp Lê Duẩn thành công trong việc
xoay chuyển thế cờ nhân sự của Hồ Chí Minh đó chính là “ cáo già” Lê Đức Thọ
tham mưu số 1 của Lê Duẩn trong việc lật ngược thế cờ nhân sự Hồ Chí Minh…
Sau Đại hội 3, với sự phò
tá đắc lực của Lê Đức Thọ, Lê Duẩn dần dần thao túng và nắm chắc quyền khuynh
loát bộ máy công quyền Hà Nội; Lê Duẩn nhanh
chóng đẩy 2 nhân vật lững lẫy một thời là Trường Chinh: “tư lệnh” của cuộc cách
mạng tháng 8 và “kiến trúc sư trưởng” của đường lối trường ký kháng Pháp nhất định
thắng lợi và Võ Nguyên Giáp “tư lệnh” của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn
động địa cầu vào cánh gà…
Còn ông Hồ Chí Minh sau Đại
hội 3, do tuổi tác và sức khỏe, do sự hụt hẫng nhiều mặt trước những nhiệm vụ nặng
nề xây dựng lại một nền kinh tế kiệt quệ từ bàn tay không cả về vốn liếng, kinh
nghiệm và mô hình XHCN dở hơi…Chưa kể, ông Hồ đang đau đáu tâm nguyện làm vua một
nước Việt Nam thống nhất không còng cách nào khác là phải phát động chiến tranh,
hy sinh sức người, sức của…
Trước những gánh nặng và thách
thức lịch sử đó, buộc lòng ông Hồ phải giương ngọn cờ đoàn kết trong Đảng, còn ông
chấp nhận ngồi vào cái vị thế “ trị vì ” của một ông vua tập thể…
Sau khi đọc xong 2 tập hồi
ức của Trường Chinh, tôi đã hỏi anh Đặng Việt Bích, con ông Trường Chinh: vì sao
cụ Trường Chinh chỉ viết hồi ức riêng đoạn cách mạng tháng tám mà không viết gì
về giai đoạn sau này, giai đoạn chiến tranh chống Mỹ. Đó là giai đoạn luôn thấy
ông Trường Chinh xuất hiện sau Lê Duẩn…
Anh Đặng Việt Bích cho biết:
Ông Trường Chinh không viết về giai đoạn sau vì ông cho rằng công lao chính là của
ông Lê Duẩn; ông chỉ nhận công của mình ở giai đoạn cách mạng tháng tám…
P.V.Đ.
( Còn nữa…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét