Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 1)

Phạm Viết Đào.


Hôm nay, các cơ quan cao cấp của Đảng long trọng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của TBT Trường Chinh; ông được đánh giá là nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà lý luận đầu đàn của Đảng…
Trong các lãnh tụ của Đảng CS Việt Nam, Trường Chinh là người có tác phẩm được đưa vào giá trình dạy được coi là nền tảng lý luận của Đảng, đó là tác phẩm Chủ nghĩa Marx và vấn đề văn hóa Việt Nam được soạn từ năm 1943…Đây là tác phẩm lý luận đầu tiên nêu những nhiệm vụ chiến lược của cộng sản Việt Nam:
1. Phạm vi vấn đề: Vǎn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật.
2. Quan hệ giữa vǎn hoá và kinh tế, chính trị: nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ vǎn hoá của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc).
3. Thái độ Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề vǎn hoá:
a) Mặt trận vǎn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vǎn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
b) Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng vǎn hoá nữa.
c) Có lãnh đạo được phong trào vǎn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
Trước tác phẩm Đề cương văn hóa, ông và Võ Nguyên Giáp với 2 bút danh Quan Ninh và Vân Đình đã cùng viết chung cuốn Vấn đề dân cày xuất bản vào năm 1938.
Đây là cuốn sách cụ thể hóa cương lĩnh của Luận cương cách mạng điền thổ do TBT Trần Phú đặt ra từ tháng 10/ 1930; Cuốn sách Vấn đề dân cày đánh động dư luận để tập hợp, lôi kéo nông dân chuẩn bị cho cuộc nổi dậy cách mạng tháng 8…
Sau cuốn sách này, tại Hội nghị TW lần thứ 8/1941 Trường Chinh được bầu làm TBT Đảng CS Việt Nam…
Với đội ngũ hơn 5000 đảng viên trong cả nước, nhân cơ hội phátxit Nhật đầu hàng Đồng Minh, thực dân Pháp thì đã hàng Nhật nên Mặt trận Việt Minh với hạt nhân là những đảng viên CS đã phát động quần chúng nổi lên cướp chính quyền tháng 8/1945…
Những bi kịch của Trường Chinh bắt đầu hình thành sau cách mạng tháng 8 khi ông Hồ Chí Minh từ hải ngoại về nhận vai trò lãnh đạo tối cao. Đây là giai đoạn mà trong đội ngũ Việt Minh xảy ra xung đột giữa 2 nhóm với 2 đường lối khác nhau:
1/ Nhóm Việt Bắc do ông Hồ Chí Minh cầm đầu đứng trước thế lực hung hãn của các thế lực đế quốc và sự non trẻ của chính quyền Việt Minh vừa thành lập chủ trương hòa hoãn, tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và Pháp… Thiết lập một nhà nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp Pháp để tránh một cuộc chiến tranh…
2/ Nhóm cách mạng nội địa do những đồng chí của Trường Chinh chủ trương phải quyết chiến đến cùng với thực dân Pháp; Đường lối Trường ký kháng chiến nhất định thắng lợi là đường lối của nhóm cách mạng nội địa do Trường Chinh đứng đầu…
Chính quyền Việt Minh thành lập sau 2/9/1945, ông Hồ Chí Minh danh nghĩa được suy tôn là lãnh tụ tối cao nhưng thực ra bộ sậu, quân quyền, chân tay bên dưới đều là đồng chí của Trường Chinh, những người từng vào tù ra tội trong các nhà tù Pháp; Căm thù thực dân Pháp đến tận xương tủy…
Chính vì 2 đường lối này nên giai đoạn đầu sau 2/9/1945 giữa Trường Chinh và Hồ Chí Minh đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm với nhau, không chịu phục nhau.
Để thực thi đường lối hòa hoãn, tránh một cuộc chiến tranh với thực dân Pháp, xây dựng một chính phủ Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, ông Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương giải tán Đảng CS và ông Trường Chinh từ là Tổng Bí thứ rút xuống đảm nhận một chức danh mang tính học thuật…
Trường Chinh từ một ngọn cờ, một lãnh tụ đã có công phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, ông Trường Chinh buộc phải lui vào bóng tối chính trường…
Và sau khi tờ Cờ giải phóng đình bản, do Đảng CS rút vào bí mật và tờ Sự thật được thay thế, trên tờ báo này đã xuất hiện 1 bài do Trường Chinh viết có nội dung ám chỉ, chỉ trích ông Hồ Chí Minh; Do bài báo này mà trong năm 1946 ông Hồ Chí Minh đã nhiều lần công khai thanh minh: Hồ Chí Minh không phải là kẻ bán nước…
Một đợt sóng ngầm thứ 2 đó là sau việc Hồ Chí Minh đã ký Tạm ước 14/9/1946 với Chính phủ Pháp, mở đường cho quân đội Pháp ra miền bắc thay thế vai trò của quân đội Quốc dân Đảng…
Bản hiệp ước này thực chất là một cuộc đổi chác giữa “3 nhà buôn lớn”: Với Tạm ước 14/9/1946 này, Chính phủ Hồ Chí Minh đã đuổi được tay chân của Quốc dân Đảng trong Chính phủ Việt Minh; đuổi được quân Tưởng ô hợp ra khỏi miền bắc nhưng lại phái đối đầu với quân viễn chinh Pháp thiện chiến, đang máu mê quyết giành lại thuộc địa cũ...
Còn quân Tưởng chịu nhượng bộ Chính phủ Pháp để đổi lại một số quyền lợi do phía Pháp nhường cho, đó là một số tô giới của Pháp trên đất Trung Quốc và tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu dài trên 400 km do Pháp đầu tư xây dựng theo lối BOT thời hiện đại được ký kết với triều Mãn Thanh. Tuyến đường sắt này theo ký kết Pháp được khai thác 100 năm, phải đến 2011 mới chuyển giao cho phía Trung Quốc…Với thỏa  thuận này, từ năm 1946, tuyến đường sắt này đã thuộc về Trung Hoa dân quốc và sau 1949 trở thành tài sản của TRung Quốc cộng sản…
Mặc dù 3 chính phủ đã ký kết, đổi chác với nhau nhưng khi quân Pháp vào Hải Phòng đã xảy ra xung đột với với quân Tưởng…
Còn tại Hà Nội, quân Tưởng vẫn lần lữa không chịu rút quân. Trước tình hình đó, ông Hồ Chí Minh đành phải cắn răng đem 20 kg vàng đến hối lộ cho Lư Hán. Cuộc hối lộ này ông Hồ Chí Minh chỉ bàn bạc với ông Phạm Văn Đồng, thời điểm đó được ông Hồ tin cậy giao cho làm Bộ trưởng Bộ tài chính, tay hòm chìa khóa và cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng xách vàng đến cống cho Lư Hán để hắn chịu rút quân…
Sở dĩ ông Hồ tin ông Phạm Văn Đồng thì theo một bạn học của tôi hồi ở Romania, anh Chu Trung Can, là em của giáo sư Chu Hảo, là con của ông Chu Đình Xương, là người cầm ô che cho ông Hồ Chí Minh trên lễ đài hôm đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. 
Theo anh Can thì bố anh kể: hồi ở Quảng Châu, nhiều thanh niên cách mạng đồng chí hội sang đó học làm cách mạng, do xa nhà nên cuối tuần hay xin tiền ông Hồ Chí Minh đi em út. Hồi đó máu nhất là ông Hoàng Quốc Việt; còn ngoan hiền, chỉnh chu nhất là ông Phạm Văn Đồng. Vì vậy nên Chính phủ đầu tiên ông Đồng được ông Hồ giao cho làm Bộ trưởng Bộ tài chính…Còn ông Hoàng Quốc Việt sau này chỉ được giao Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc...
Một nhân chứng kể lại tình tiết thú vị này: Khi 2 ông già Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng lệ mệ khiêng 20 kg vàng đến tư dinh Lư Hán, hắn không chịu mở cửa tiếp ngay mà bắt 2 cụ ngồi chờ gần 2 tiếng. Cụ Huỳnh Thúc Kháng căm lắm; dậm chân vỡ cả gạch thốt ra với cụ Hồ: Thế này thì nhục quá cụ ạ ?
Ông Hồ Chí Minh đã phải an ủi cụ Huỳnh Thúc Kháng chịu nhẫn nhục vì đại sự quốc gia. Khi Lư Hán mở cửa mời 2 ông vào, ông Hồ đã quắc mắt với Lư Hán: Các ngài đòi gạo nhưng Việt Minh chúng tôi không còn gạo; Hàng tuần bản thân tôi cũng còn phải nhịn mấy bữa đây nay…Ông Hồ biết nếu không cấp gạo thì quân Tưởng mới chịu rút nhanh.
Khi thấy Lư Hán sa sầm mặt, ông Hồ mới chìa ra bao tải vàng: chúng tôi có cài này giành riêng cho ngài…
Xong việc về, ông Trường Chinh đã tỏ ý không bằng lòng: Sao hai cụ không cho Đảng biết việc này; Đây là số vàng gon trong tuần lễ vàng. Cụ Huỳnh Thúc Kháng lấy thế người già đã phải mắng át vía Trường Chinh: Các anh biết một mà không biết hai. Cho Đảng biết thì làm sao Lư Hán nó dám nhận…Quân Tưởng không rút thì đã chắc gì mạng sống của anh và tôi còn…
Sở dĩ ông Hồ đưa cụ Huỳnh đi cùng để mang vàng cho Lư Hán để tránh tiếng thị phi, tui túi vì Cụ Huỳnh Thúc Kháng thời điểm đó uy tín rất cao, được nhiều người tin…


( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: