Giang Trạch Dân hạ lệnh đầu độc bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông
Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông viết sách công bố đời tư bê bối của Mao, đã bị Giang Trạch Dân hạ mật lệnh mưu sát xuyên quốc gia.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Vừa qua, cả thế giới chấn động vì vụ ám sát ông Kim Jong-nam, con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un. Nhiều thông tin cho rằng, ông Kim Jong-nam đã bị người em trai Kim Jong-un đuổi giết nhiều năm qua, và mới đây đã bị hạ độc tại Malaysia.
Giới quan sát bên ngoài cho biết, Triều Tiên và Trung Quốc là “anh em” không khác nhau về sự đấu đá tàn bạo, ví như vụ ám sát vừa rồi xảy ra. Có nguồn tin tiết lộ rằng, sau khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên nắm quyền, đã hạ lệnh mưu sát Lý Chí Tuy, thư ký riêng của Mao Trạch Đông.
Hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” xuất bản khiến ĐCSTQ hoảng sợ
Ông Lý Chí Tuy sinh năm 1919 ở Bắc Kinh, xuất thân từ một gia đình dòng dõi, nhiều đời sống bằng nghề y khoa, có ông nội là Lide Li, danh y Trung Quốc tại Mãn Châu. Năm 1945, ông tốt nghiệp Đại học y khoa tại Tứ Xuyên, từ năm 1950 là giám đốc bệnh viện riêng dành cho các lãnh đạo hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ năm 1954 được bổ nhiệm làm bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông và trở thành người thân tín của Mao, cho đến khi Mao qua đời năm 1976. Năm 1988, Lý Chí Tuy di cư sang Mỹ.
Vào ngày 11/10/1994, Lý Chí Tuy thông qua nhà xuất bản Random House ở Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông”. Trong sách kể lại chi tiết về những thủ đoạn chính trị tàn khốc và đời tư biến chất thối nát của Mao Trạch Đông.
Trong cuốn hồi ký, tác giả đã đưa ra một mô tả chi tiết về người đàn ông mà ông đã phục vụ trong 22 năm. Chân dung về Mao qua lời kể của tác giả với đặc trưng là “sự tàn nhẫn, vô cảm, xảo trá, tham nhũng, không dung nạp bất đồng chính kiến, không muốn thừa nhận thất bại, không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, nghiện thuốc an thần, và say mê nhân tình trẻ”.
Cuốn sách cũng cung cấp các chi tiết quan trọng mà trước đó chưa từng được biết về nhiều đồng chí, đồng nghiệp của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải và các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời gian cai trị của Mao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bởi vì cuốn sách này là hồi ký của một người từng làm việc lâu dài bên Mao Trạch Đông, sau khi được xuất bản đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, đồng thời khiến giới cao tầng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phẫn nộ và hoảng sợ. Đây là cuốn sách đã bị cấm ở Trung Quốc và bị xem như là “vu khống“, nhưng đã trở thành sách bán chạy nhất bản tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.
Lý Chí Tuy tiếp tục vạch trần tấm màn đen tối ở Trung Nam Hải thì đột ngột qua đời
Ngay tại lúc Lý Chí Tuy bắt đầu viết tiếp cuốn hồi ký thứ hai “Hồi ký Trung Nam Hải” thì vào ngày 13/2/1995, ông đột ngột qua đời ở Illino, Hoa Kỳ, nguyên nhân cái chết được cho là đau tim.
Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Lý Chí Tuy đã bị ĐCSTQ ám sát, thậm chí có nguồn tin tiết lộ, là Giang Trạch Dân đã hạ mật lệnh mưu sát Lý Chí Tuy. Vài năm sau đó đã có thể chứng thực suy đoán này.
Phạm Anh Trứ (Fan Yingzhe), tác giả bài viết “Một nghìn gián điệp và cái chết của Lý Chí Tuy” cho biết, Lý Chí Tuy xuất bản hồi ký “Đời tư của Mao Trạch Đông” gây chấn động thế giới. Nhưng khi mọi người biết được sự thật, cũng là lúc ĐCSTQ nghiến răng thống hận.
Bài viết đã trích dẫn tiết lộ của đặc công Trung Quốc tham gia mưu sát Lý Chí Tuy, những người này cho biết đã nhận được mật lệnh của Giang Trach Dân, ám sát Lý Chí Tuy bằng thuốc độc. Tức là hung thủ sẽ cho lên móng tay một ít loại thuốc độc đặc biệt, khi rót nước sẽ cho rơi vào trong chén, uống vào thì 3 ngày sau sẽ tử vong, chết kiểu này là giống với chết vì bệnh tim.
Bài viết này phân tích, khi ấy Giang Trạch Dân mới lên nắm quyền chưa lâu, vẫn còn chưa yên vị. Giang cho rằng, Lý Chí Tuy trong sách đã vạch trền hết mọi đời tư bê bối của Mao Trạch Đông, huống hồ lại còn muốn viết nữa, ai biết ông ta sẽ con đem bí mật gì tiết lộ ra. Vậy nên, ra tay loại trừ Lý Chí Tuy là hành động sáng suốt để dọn đường kiên cố quyền lực và địa vị.
Như vậy, Giang Trạch Dân đã dùng loại thủ đoạn tàn nhẫn này để diệt khẩu, vĩnh viễn bịt miệng của Lý Chí Tuy.
Nhưng ám sát không thể che đậy bê bối ngất trời của Giang Trạch Dân
So sánh với các vụ bê bối của Mao Trạch Đông, thì bê bối của Giang Trạch Dân có thể nói là được thiên hạ bàn tán nhiều về mọi mặt. Giang Trạch Dân từ vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã leo lên vị trí quyền lực chính trị cao nhất. Sau đó, thông qua ám sát loại bỏ bất đồng chính kiến, kiểm duyệt ngôn luận, tuy nhiên các vụ bê bối của Giang vẫn bị phát tán khắp nơi. Trong đó nổi trội là những vụ bê bối dâm loạn bị bóc trần, phát hiện nhiều tình nhân của Giang như Tống Tố Anh, Lý Thụy Anh, Trần Chí Lập…
Nhà sử học Lữ Gia Bình (Lu Jiaping) ngày 5/12/2009 đã đăng tải bức thư ngỏ về vấn đề “nhị gian nhị giả” của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ.
Trong đó “nhị gian” là chỉ: thứ nhất, cá nhân Giang và cha của ông đều là Hán gian Nhật ngụy chính hiệu; thứ hai, Giang cũng là gian tế của Liên Xô, ra sức làm việc cho KGB và bán đứng lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
“Nhị giả” là chỉ: thứ nhất Giang Trạch Dân là đảng viên ĐCSTQ giả tạo, trước năm 1949 vốn chưa từng gia nhập đảng, thứ 2 là Giang tự nhận mình là con nuôi của người chú thứ 6 là Giang Thượng Thanh, một liệt sĩ của ĐCSTQ, và nhận mình là con của “liệt sĩ”.
Đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân ra tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dân chúng khắp nơi trên thế giới đã đệ đơn yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân ngày một gia tăng.
Một số nhà bình luận cho rằng, Giang Trạch Dân từng nắm quyền lực cao nhất, hơn nữa toàn bộ những bê bối đều bị vạch trần đưa ra ánh sáng, lại bị cáo buộc lên Tòa án Quốc tế; có thể nói Giang Trạch Dân là một vai hề chưa từng có trong lịch sử.
Theo NTDTV
Từ vụ Kim Jong-nam xem lại lịch sử ám sát (P.1): Chiếc ô tẩm độc thầu dầu
Những ngày qua, vụ ám sát Kim Jong-nam tại Malaysia đã thu hút sự chú ý của thế giới, dư luận nghi ngờ Kim Jong-un đã ra lệnh hạ sát anh trai vì lo lắng ông sẽ về nước soán vị. Vụ sát hại này được nhận định là đã phơi bày phương thức ám sát tại các quốc gia có bề dày lịch sử thanh toán lẫn nhau.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Ám sát, thông thường chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chính trị, có nhiều cách khác nhau như đâm dao, bắn súng, nổ bom, hạ độc… So với các quốc gia dân chủ của phương Tây thì các nước cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Cu Ba…) dù là công khai hạ thủ hay ám sát đều khiến người ta sởn gai ốc.
Các quốc gia này rốt cuộc đã giết bao nhiêu người? Đài Tưởng niệm tại Washington của Mỹ sẽ cho chúng ta biết đáp án: “Để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản dạy cho các thế hệ tương lai… để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân …“. Hơn 100 triệu người là con số được khắc lên tấm bia tưởng niệm này ….
Nếu như nói đảng cầm đầu tại các quốc gia này đã công khai sát hại chủ yếu là dân chúng, thì các vụ ám sát cá nhân chủ yếu liên quan đến nguyên nhân chính trị, và thường là nhằm vào phe đối lập hoặc trong cuộc tranh đấu quyền lực nội bộ nhà cầm quyền. Vụ ám sát Kim Jong-nam cũng vì nguyên nhân này, phần lớn các vụ ám sát ở Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng vậy.
Năm 1917, sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị, Liên Xô thành lập chính phủ, việc giết chóc, ám sát không còn hiếm thấy. Thực tế trong thời Joseph Stalin, ông đã tiến hành rất nhiều vụ ám sát, các đối tượng không chỉ gồm những người thuộc phe cánh chống đối chính trị mà còn có cả các nhà ngoại giao nước ngoài cùng đồng đội thân thiết và đồng đảng với ông. Có thể nói, Stalin không từ thủ đoạn, bất kể đối tượng, bất kể nhân tính và công pháp (pháp luật có liên quan đến lợi ích quốc gia như: hiến pháp, luật hành chính), mức độ gian ác chỉ sau Mao Trạch Đông của Trung Quốc. Sau đây là các vụ ám sát trong lịch sử Liên Xô:
Vụ ám sát Sergei Mironovich Kirov
Nhà lãnh đạo Bolshevik này là nhân vật đứng thứ 8 trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông không bất đồng chính kiến với Stalin, hơn nữa quan hệ của 2 người cũng rất mật thiết, nhưng vì Kirov được lòng Lenin nên nguy cơ uy hiếp quyền lực cộng tâm lý duy ngã độc tôn của mình mà Salin quyết tâm ám sát người đồng đội thân thiết.
Cuốn sách “Những câu chuyện về Stalin” của tác giả người Mỹ Robert Service công bố chi tiết liên quan. Trong Đại hội XVII Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra từ tháng 1-2/1934, tuy các đại biểu tỏ ra nhiệt liệt tán dương với báo cáo Trung ương Đảng của Stalin nhưng lại bí mật phàn nàn các chính sách công nghiệp hóa, nông nghiệp tập thể hóa…
Dưới tình huống không thể công khai ý kiến bản thân, một số người tìm đến thành viên cục chính trị Kirov thuyết phục ông cân nhắc tiếp nhận chức Tổng bí thư của Stalin. Có tập hồi ký cho thấy, khi ủy ban trung ương tuyển cử, Stalin nhận được rất ít phiếu bầu. Người phụ trách kiểm phiếu lúc đó là Lazar Kaganovich đã sửa kết quả để bảo đảm Stalin có thể giữ nguyên chức vụ.
Vào tháng 12/1934, Leonid Nikolaev đã ám sát thành công Kirov. Theo tin đồn, Nikolaev tức giận vì vợ có quan hệ bất chính với Kirov, liền xâm nhập Viện Smolny và bắn chết lãnh tụ Đảng Cộng sản Xô Viết. Nikolaev sau đó bị xử bắn.
Lúc đó rất nhiều người cho rằng Stalin là người đứng sau vụ ám sát Kirov, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận. Năm 2009, Nga tiết lộ các tài liệu lên quan đến vụ án của Kirov. Trong đó, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov tại Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961 đã phát biểu một câu ý vị sâu xa:
“Có một chuyện thực tế người ngoài phải để mắt tới: Hung thủ ám sát Kirov từng bị bắt 2 lần ở phụ cận Viện Smolny và phát hiện vũ khí trên người y. Nhưng dựa vào chỉ thị của người nào đó, y 2 lần đều được thả ra. Chính là người mang theo vũ khí đi vào hành lang Viện Smolny mà Kirov thường xuyên ra vào.Không biết tại sao lại xảy ra chuyện như vậy: Trong khoảnh khắc mưu sát, dù đội trưởng đội bảo vệ không ở gần Kirov, nhưng theo như quy định ông không được phép cách xa người bảo vệ như vậy. Một sự thật khác cũng rất ly kỳ. Theo lời nói của tài xế lái xe, khi đội trưởng đội bảo vệ của Kirov đang trên đường tới gặp Stalin, Vyacheslav Mikhailovich Molotov và Kliment Yefremovich Voroshilov để bị thẩm vấn, người hộ tống đội trưởng đội bảo vệ đã cố ý gây ra tai nạn xe. Họ công bố đội trưởng đội bảo vệ đã tử vong trong tại nạn, mặc dù thực tế là ông bị người áp giải sát hại. Những người giết chết Borisov sau đó đều bị xử bắn… Ai có khả năng làm được điều này?”
Sau khi Kirov chết, Stalin cũng bắt đầu cuộc đại thanh trừng nổi tiếng nhất lịch sử Liên Xô, giam giữ hơn 7 triệu người thuộc mọi tầng lớp từ dân thường đến các quan chức chính phủ, trong đó có hơn hơn 700 ngàn người bị kết án tử hình. Cuốc trấn áp đẫm máu này đã thu hút sự chú ý của cả thế giới, khiến mọi người khiếp sợ và hoang mang, trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới.
Vụ ám sát Lev Davidovich Trotsky
Ông là một trong những người lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi Lenin chết, Trotsky thất bại trong cuộc tranh đấu trong đảng và bị khai trừ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dù lưu vong đến Almaty (hiện thuộc Kazakhstan) nhưng ông vẫn không ngừng lãnh đạo phe đối lập. Tổng cục Chính trị Quốc gia Liên Xô vì thế quyết định trục xuất Trotsky vào tháng 1/1929. Ông cuối cùng định cư tại Mexico và tiếp tục hoạt động chống lại Stalin.
Bài viết của Từ Long Bân trong số 11/2015 của tạp chí Đồng chu Cộng tiến của Quảng Đông đã công bố chân tướng vụ ám sát Trotsky.
Tháng 1/1937, thẩm phán Georgy Pyatakov tại Moscow đã lên án cha con Trotsky là người chủ mưu và chỉ thị các hành động âm mưu, ám sát, đồng thời tuyên bố kết án tử hình. Theo sau bộ nội vụ nhận được lệnh tiêu diệt Trotsky từ Stalin.
Giữa đêm 15 sáng sớm 16/2/1938, con trai của Trotsky là Lev Sedov đột nhiên tử vong một cách bí ẩn tại một bệnh viện ở Paris. Mặc dù đến nay nguyên nhân cái chết của Sedov vẫn là ẩn số nhưng nhiều người hoài nghi ông bị điệp viên Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) ám sát. Bản thân Trotsky cũng hoài nghi như vậy nhưng Liên Xô lại phủ nhận.
Tháng 11/1938, sau khi đảm nhiệm chức vụ tại NKVD, Lavrentiy Pavlovich Beriya quyết định đề bạt Pavel Sudoplatov đến tổ chức chuyên thực thi các nhiệm vụ ám sát. Stalin nhấn mạnh 2 người phải giải quyết Trotsky trong vòng 1 năm. Không lâu sau, 2 nhóm ám sát được phái vào Mexico.
Tháng 5/1940, nhóm ám sát thứ nhất thất bại, dù tàn phá được các bức tường biệt thự, nhưng cả nhà nhà Trotsky không bị thương. Sau đó, thành viên Ramon Mercader trong nhóm thứ hai tiếp cận và trở thành bạn trai của Sylvia Ageloff, một người bạn thân của gia đình Trotsky, từ đó thành công tiến vào biệt thự của Trotsky và giết chết ông bằng rìu. Ramon dùng việc Trotsky không đồng ý cho anh kết hôn với Ageloff làm lý do ám sát, thành công rũ bỏ mối liên quan với Moscow.
Ngày 6/5/1960, Ramon ra tù sau 20 năm bị kết án ở Mexico, ông đầu tiên được bố trí đi Cu Ba rồi nhanh chóng về Liên Xô và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
Vụ bắt cóc, ám sát nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg
Ông là người bất chấp nguy hiểm, đã từng cứu mạng rất nhiều người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust. Năm 1945, cảnh sát Liên Xô bí mật bắt cóc ông đến Liên Xô và giam giữ ông. Vì Raoul cự tuyệt phản bội tổ quốc và nhân dân, không muốn phục vụ cho chính quyền chuyên chế Liên Xô, nên đã bị Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tra tấn tàn bạo, sau cùng chết vì bị tiêm thuốc độc.
Epoch Times cho biết, bắt cóc, kêu gọi đầu hàng, xử tử đều là xếp đặt của Nikolai Aleksandrovich Bulganin và Vyacheslav Mikhailovich Molotov, mà họ đều xin chỉ thị của Stalin rồi mới dám làm như vậy. Còn chi tiết vụ bắt cóc và ám sát Wallenberg được người đứng đầu tình báo Liên Xô Pavel Sudoplatov cống bố sau khi Liên Xô giải thể. Ông cho biết nhà ngoại giao Thụy Điển bị Grigory Mairanovsky hạ sát bằng độc.
Âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher
Theo tờ Daily Mail của Anh tháng 1/2012, cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (TNA) công bố tài liệu tiết lộ, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vào những năm 80, một đội gồm 500 đặc công thuộc bộ đội đặc chủng Liên Xô định bí mật thâm nhập vào nước Anh, để giám sát và khống chế Thủ tướng Anh lúc đó là Thatcher. Một khi 2 nước trở mặt thậm chí xảy ra xung đột, nhóm đặc công này sẽ tiến hành kế hoạch ám sát “trảm thủ chớp nhoáng” với “bà đầm thép”, phòng ngừa bà ra lệnh đột kích Liên Xô.
Tuy nhiên, một người chạy trốn khỏi Liên Xô đã cảnh báo kế hoạch ám sát của đặc công Liên Xô cho chính phủ Anh, khiến toàn bộ kế hoạch bị phơi bày, chết từ trong trứng nước.
Vụ ám sát nhà văn Georgi Markov
Sau khi Chiến tranh lạnh bắt đầu, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu xuất hiện không ít nhân vật phản đối, trong đó có nhà văn người Bulgaria là Georgi Markov. Vào những năm 70, Markov chạy trốn khỏi Bulgaria và định cư tại Anh, đồng thời làm việc cho đài phát thanh BBC. Các chế tác của ông đều là chương trình lên án chế độ độc tài, điều này cũng khiến Markov bị liệt vào sổ đen của KGB.
Ngày 7/9/1978, Markov đang trên đường đi làm thì bị cây dù của một người đàn ông lạ mặt đâm trúng chân phải. Buổi tối lúc tan tầm về nhà, chỗ bị dù đâm đau nhói, xuất hiện điểm nhỏ màu đỏ, sau đó ông lên cơn sốt tới 40 độ C. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm độc trong máu, nhưng mọi chữa trị đều không có hiệu quả. Sau 3 ngày quằn quại đau đớn, Markov qua đời vào ngày 11.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ xác định nhà báo BBC bị hạ độc cây thầu dầu, độc tính rất mạnh, 15 phút có thể giết chết hơn 1.000 người. Đây chính là vụ “chiếc ô sát nhân” gây chấn động một thời ở Anh Quốc. Sau khi Liên Xô kịch biến, người phụ trách của ngành tình báo Bulgaria mới công khai thừa nhận, vụ ám sát Markov do họ liên hợp với KGB của Liên Xô thực hiện.
Ngoài những vụ ám sát kể trên, các tài liệu được công bố sau khi Liên Xô giải thể cho thấy, Liên Xô còn từng dự tính sát hại cha của Trương Học Lương, nhà lãnh đạo chính phủ Bắc Dương Trương Tác Lâm, nhưng bị phát hiện nên phải dừng lại. Ngoài ra, Stalin còn phái người ám sát thủ lĩnh phong trào độc lập Ukraine, hạ lệnh tổ chức ám sát lãnh tụ Nam Tư Josip Broz Tito nhưng không thành công…
Iris, theo NTDTV
Chỉ những ngày cuối cùng trong đời cũng đã tiết lộ tính cách của Stalin
Trước khi qua đời năm 1953, nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin đã bắt giam một số bác sĩ điều trị cho mình và cáo buộc họ âm mưu ám sát ông. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
***
Các nhà sử học thường mô tả Stalin là vô cùng hoang tưởng, sẵn sàng công kích cả bạn bè, gia đình, và các thuộc hạ thân cận nhất để duy trì quyền lực chính trị.
Ngay cả bác sĩ riêng của ông, Vladimir Vinogradov, dường như cũng không được tha. Vào đầu năm 1952, sau khi gợi ý cho Stalin nên nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, nhà độc tài đã nổi cơn giận và bắt giữ ông.
Cuối năm đó, nhiều bác sĩ khác đã bị bắt giữ trong bối cảnh những tin đồn và giả thuyết được công bố trên báo chí rằng họ âm mưu giết hại lãnh đạo Liên Xô. Hãng tin nhà nước TASS, ngày nay vẫn còn hoạt động, đã đăng một bài báo nói rằng 9 thành viên của “nhóm tội phạm bác sĩ sát thủ” đã bị tóm.
Có những yếu tố chống lại người Do Thái trong bài báo, 6 trong 9 bác sĩ là người Do Thái. Trong khi đó, Stalin đang xem xét việc gửi tất cả những người Do Thái đến trại cải tạo lao động gulag khét tiếng tàn bạo ở Siberia.
Pravda, tờ báo tuyên truyền của Liên Xô, đã gọi Ủy ban Phân phối Hỗn hợp Mỹ Do Thái – Một tổ chức cứu trợ người Do Thái có trụ sở tại New York là một trong những tổ chức bất chính, cho rằng người Do Thái ở Mỹ đang cố gắng sỉ nhục đảng cộng sản.
Một vài người sau đó đã suy đoán rằng Stalin có thể đã cố tình nhắm vào vị bác sĩ như một phần cho kế hoạch thanh trừng của mình, mục đích chính là loại bỏ cộng đồng người Do Thái ở Nga. Một lá thư chưa gửi đã được tìm thấy trong xấp giấy tờ của Stalin với nội dung yêu cầu người Do Thái tố cáo vị bác sĩ trên và tuyên bố trung thành với đảng cộng sản.
Tuy nhiên sau đó, Stalin đúng là đã đột quỵ và qua đời tại một căn nhà ở quê, những nghiên cứu gần đây cho thấy ông đã bị đầu độc. Năm 2003, cuốn sách “Những tội ác cuối cùng của Stalin” đã nói rằng ông có thể đã bị đầu độc bởi chất warfarin tại một bữa ăn tối với những thân tín trong Bộ Chính trị.
Stalin được phát hiện trong trạng thái tê liệt toàn thân do đột quỵ tại nhà riêng ở Kuntsevo. Các cảnh vệ đã trở nên khá lo lắng khi trong nhà trở nên im lặng lạ thường nhưng họ không dám vào khi chưa được phép của ông. Sau khoảng một ngày, một người giúp việc đã lấy hết can đảm đi vào trong và phát hiện ông đang năm sõng soài trên sàn nhà.
Một nhân chứng cho biết, sau đó ông đã lấy lại ý thức nhưng không thể nói chuyện hay vận động chân tay. Các bác sĩ sau đó đã cố gắng chữa trị và các thành viên Bộ Chính trị đã đến thăm ông mỗi ngày. Stalin qua đời vào ngày 5/3/1953.
Sau đó 2 tháng, Lavrenti P. Beria P, trưởng đội cảnh sát mật, dường như đã khoe khoang về việc hạ thủ Stalin. “Tôi đã hạ gục ông ta! Tôi đã cứu tất cả mọi người”, người ta cho rằng ông đã nói như vậy với Vyacheslav M. Molotov, một người từng thân cận với Stalin. Câu nói được trích dẫn trong cuốn hồi ký của người kế nhiệm Stalin, Nikita Khrushchev, vào năm 1970.
Theo Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét