Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Ai có thể đứng sau vụ ám sát Kim Jong-nam?; Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube;Hung thủ Đoàn Thị Hương khai nhận được tình báo Bắc Triều tiên huấn luyện thế nào?

Cục phó phát thanh truyền hình CSVN lại dằn mặt Youtube
Cục phó Cục Phát Thanh Truyền Hình - Lê Quang Tự Do (Ảnh: Pháp Luật & Xã Hội)
Trước một thế giới với hàng triệu đoạn phim và bức ảnh mới xuất hiện mỗi ngày, một viên chức cấp cục phó thuộc Bộ Thông Tin Và Truyền Thông CSVN lại một lần nữa lên tiếng đòi hỏi các công ty điều hành mạng xã hội như Google và Facebook phải “tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với đặc điểm văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.

Truyền thông trong nước hôm Thứ Tư 22/02 cho hay, qua cuộc “rà soát một phần nội dung trên trang YouTube”, các viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình Và Thông Tin Điện Tử vừa phát giác 17 đoạn video mà họ cho là vi phạm pháp luật Việt Nam.

Để phản ứng trước hiện tượng này, ông Lê Quang Tự Do, phó cục trưởng Cục Phát Thanh Truyền Hình, nói rằng cục này sẽ yêu cầu các cơ quan hữu trách áp dụng “các biện pháp kỹ thuật và chế tài phù hợp”, nếu các công ty vừa kể không tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Báo mạng VnExpress dẫn lời một viên chức của Cục Phát Thanh Truyền Hình bày tỏ lo ngại về cơ chế tự động gợi ý của YouTube. Viên chức này đặc biệt lo sợ về những video “vi phạm thuần phong mỹ tục” xuất hiện bên cạnh những video ca nhạc.

Xin mời quý vị xem video : Hung thủ Đoàn Thị Hương khai nhận được tình báo Bắc Triều tiên huấn luyện thế nào?

                

Ông Lê Quang Tự Do còn cáo buộc YouTube “vi phạm Luật Quảng Cáo” của Việt Nam, khi tự ý đặt quảng cáo của các công ty Việt Nam vào những vị trí không thích hợp.

Tuy không dẫn chứng khiếu nại của bất cứ một công ty nào, các viên chức này cáo buộc rằng các quảng cáo của YouTube đã “gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp”.

Huy Lam

(SBTN)


Cái chết bí ẩn của ông Kim Jong-nam đặt câu hỏi ai là người phối hợp vụ ám sát này. Chuyên gia về Bắc Hàn Michael Madden giúp chúng ta tìm hiểu về các tổ chức chìm hoạt động ở Bắc Hàn.

Chính phủ và quân đội Bắc Hàn có nhiều đơn vị quản lý anh ninh và trinh thám
Chính phủ và quân đội Bắc Hàn có nhiều đơn vị quản lý an ninh và tình báo
 Lực lượng tinh nhuệ nhất

 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (The Guard Command) là tổ chức an ninh quan trọng nhất ở Bắc Hàn, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho lãnh đạo Kim Jong-un, các thành viên gia đình ông và các quan chức Bắc Hàn chủ chốt.

Ước tính đơn vị này có khoảng 100.000 quân nhân, được tuyển từ các gia đình được có lý lịch đáng tin cậy hay có những mối quan hệ gần gũi với giới thượng lưu Bắc Hàn.

Ảnh vệ tinh năm 2012 chụp trụ sở Đơn vị Cảnh vệ ở Bình Nhưỡng.
Ảnh vệ tinh năm 2012 chụp trụ sở Đơn vị Cảnh vệ ở Bình Nhưỡng
 Đây là tổ chức duy nhất có liên hệ qua lại và được quyền đòi tất cả thành phần thuộc quân đội và an ninh của Bắc Hàn hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ.

Nhưng quan trọng nhất, Đơn vị Cảnh vệ nắm quyền sử dụng vũ khí hóa chất.

Theo dõi người Bắc Hàn ở trong và ngoài nước

Cơ quan an ninh quốc gia (State Security Department), được biết đến với tên gọi Bộ An ninh, thật ra hoạt động như lực lượng công an chuyên theo dõi tình hình chính trị, nhằm đảm bảo dân Bắc Hàn trung thành với chế độ và không bị ảnh hưởng "xấu xa" từ nước ngoài.

Ông Kim Jong-nam đã sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm, phần lớn ở Macau.
Ông Kim Jong-nam đã sống lưu vong ở nước ngoài nhiều năm, phần lớn ở Macau

Cơ quan này cũng tham gia vào các nhiệm vụ chống phản gián để đảm bảo công dân Bắc Hàn sống và làm việc ở nước ngoài không đào tẩu sang các nước khác hay có liên hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài.

Đào tạo điệp viên nước ngoài

Tổng cục Tình báo là cơ quan tình báo quân đội và nước ngoài đầu não của Bắc Hàn. Cơ quan này thu thập và phân tích thông tin tình báo với trọng tâm là Nam Hàn và Nhật Bản.

Cơ quan này được thành lập khoảng năm 2009-2010 khi cộng đồng tình báo Bắc Hàn được hợp nhất.

Trong quá trình đó, cơ quan này sát nhập các đơn vị trước đây từng tham gia hoạt động khủng bố và bạo lực ở các nước ngoài, như vụ đánh bom KAL 1987 và âm mưu sát hại Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee.


Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988.
Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988

Bà Kim Hyon-hui, nữ điệp viên Bắc Hàn làm nổ tung máy bay Nam Hàn năm 1987, thú tội trong một cuộc họp báo ở Seoul, Nam Hàn tháng 1/1988

Điều đáng chú ý trong vụ ám sát Kim Jong-nam, cơ quan này tuyển dụng và đào tạo người nước ngoài để hỗ trợ trong các điệp vụ tình báo, thu thập thông tin ở nước ngoài.

Cơ quan tình báo riêng của lãnh đạo Bắc Hàn

Tầng Ba nghe có vẻ như một cái tên khó hiểu, nhưng đó là tên gọi của mạng lưới chính phủ Bắc Hàn tham gia thu thập tình báo, thực hiện giám sát ngầm, mua hàng hóa, kiếm tiền và điều hành doanh nghiệp (hợp pháp và bất hợp pháp) cho các quan chức hàng đầu của Bắc Hàn.

Tầng Ba có các điệp viên và cán bộ làm việc cho các cơ quan an ninh và chính phủ Bắc Hàn, nhưng họ đều nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp cho văn phòng của lãnh đạo cao nhất. Họ hoạt động từ hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tên gọi bắt nguồn từ vị trí của cơ quan này trong những ngày đầu tiên hoạt động, hồi thập niên 1970 - tầng ba của trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ở Bình Nhưỡng.

Kim Jong-nam được cho là đã từng làm việc tại cơ quan này thay mặt cha.

Ri Jae Nam (tên biệt danh) - người có mặt ở sân bay Kuala Lumpur hôm xảy ra vụ sát hại, theo những hình ảnh phía Malaysia cung cấp - trước đây đã từng hoạt động ở các nước châu Á với tư cách là một quản lý trong mạng lưới Tầng Ba.

Cơ quan sản xuất vũ khí

Ủy ban Kinh tế Thứ hai là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tất cả các loại vũ khí quy ước, thiết bị quân sự và vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Bắc Hàn.

Kim Jong-un là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-nam.
Kim Jong-un là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-nam

Khả năng phối hợp

Với nhiều cơ quan có khả năng có liên quan, vụ tấn công này có lẽ được phối hợp ra sao?

Đơn vị Cảnh vệ có lẽ là cơ quan duy nhất có thể ra lệnh hoặc điều động người từ Tổng cục Tình báo hay triển khai chất độc VX ở một địa điểm nước ngoài.

Cơ quan này cũng có thể tiếp cận các báo cáo tình báo qua những kênh riêng và tiếp cận các mạng lưới thông tin bên ngoài.

Nhưng cũng có hai thành phần quan trọng khác: thứ nhất, Đơn vị Cảnh vệ được cho là nắm trong tay chất độc VX và các vũ khí hóa học khác.

Thứ hai, cơ quan này có thể hoạt động với mức bí mật tuyệt đối vì họ chỉ báo cáo trực tiếp cho Kim Jong-un và các cộng sự thân cận nhất.

Nếu một trong các tổ chức khác của Bắc Hàn tham gia thì mỗi giai đoạn lập kế hoạch tấn công ông Kim Jong-nam sẽ phải đi qua các kênh báo cáo quan liêu của Bắc Hàn, và điều đó sẽ tạo nguy cơ bị rò rỉ thông tin ra ngoài.

Có lẽ còn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức này.

Dưới thời ông Kim Jong-il, Đơn vị Cảnh vệ là tổ chức an ninh nội vụ đầu não của nước này.

 Xin mời quý vị xem Video : Giải mã những nghi vấn khó hiểu đầy bí ẩn trong vụ ám sát Kim Jong Nam?

                  

Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, Đơn vị An ninh Quân đội, cơ quan kiểm soát lực lượng quân đội, đã được nâng lên vị trí cao hơn và có quyền chính trị cao hơn. Đơn vị này gần như đã làm lu mờ vai trò quan trọng của Đơn vị Cảnh vệ.

Giám đốc Đơn vị Cảnh vệ, Tướng Yun Jong Rin, đã bị cách chức tạm thời. Ông là bạn thân của ông Chang Song-thaek, chú của Kim Jong-un, người đã bị xử bắn vì tội phản quốc năm 2013.

Các chỉ huy và quản lý trong Đơn vị Cảnh vệ có thể hoạt động theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" trong phạm vi rộng lớn. Nếu đúng là họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công này, có khả năng một tổ chức như vậy đã thực hiện đặc vụ này mà không báo cáo cho Kim Jong-un.

Có một điều rõ ràng là rất khó chứng minh được là có bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa vụ án này với vị lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. 

(BBC)

Không có nhận xét nào: