06:52 ngày 16 tháng 02
năm 2014
TP - Sau 35 năm ngày
Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung
Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những
sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương
rút khỏi trận địa
Sau
35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến
tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung
Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có
nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham
gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô
nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Tiền
Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý
kiến ấy…
“Một
cuộc chiến tranh gây tranh cãi”
Dưới
tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây
tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ
kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2
này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn
đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến
đó thương vong quá nhiều.
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị
thương rút khỏi trận địa
Quân
đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến
thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh –
xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham
chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa
lực…
Sĩ
quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ
thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục
đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ
lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm
Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu
chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì
đã được giải quyết thuận lợi”.
Tác
giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong
đó có một số vấn đề quan trọng sau:
“1.
Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính
thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác
chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận
trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu
mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc
phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.
2.
Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.
3.
Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng,
tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các
trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề
phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị
trong chiến tranh.
4.
Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi
(tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta.
Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ
cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng
quét sạch cả một mảng lớn lính ta.
5.
Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến
tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn
vào chân mình.
6.
Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được
cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được
300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận
chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.
“Một
cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”
Đó
là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết
(Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt
được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng,
chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc
chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì
cả!”.
Dưới
đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường
Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích
tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết
sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…
Ngay
khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc
chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ
trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi
cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn
trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng
sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có
cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…
Tôi
nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành
cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là
“Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy
cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…
Tính
chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer
Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”,
sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài
người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….
Theo
tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự
cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC
gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.
Ngày
25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân
tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong
những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác
giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer
Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không
những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.
Chỉ
mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ
ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không
chiếm được nhân tâm.
Tôi
thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc
đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Một
cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự
nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ
Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng
vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc
biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất
trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung
Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.
Những
lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của
cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta
nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.
“Một
cuộc chiến thảm bại”
Để
tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động
một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện
chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến
hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định
tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào
ngày 8/12.
Theo
Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn
41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ
huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên
phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202
ngàn.
Chỉ
kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã
tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn
nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị
thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn
bị loại khỏi vòng chiến.
Thương
vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết
thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến
mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không
được cấp cứu.
Theo
tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến
giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung
kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu
đội chỉ còn 1-2 người.
Thu Thủy
Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét