RFA
Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc, vươn lên vị trí số 2 trong danh sách các nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra thông báo như vừa nêu.
Theo đó, hiện tại số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là gần 722 triệu USD, chủ yếu được đầu tư vào các dự án sản xuất nhựa, xơ sợi hoặc mua cổ phần doanh nghiệp của các công ty người Việt làm chủ.
Hiện tại đứng đầu danh sách là Singapore với gần 882 triệu USD, và đứng thứ 3 là Hàn Quốc với hơn 637 triệu USD. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm 2017, có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam là 619 triệu USD, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn của Trung Quốc chiếm đến hơn 21%. Ngoài ra, có đến hơn 90% các dự án thiết kế, cung cấp thiết bị, và thi công của Việt Nam cũng do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ.
Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV
Dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng:
- Phê duyệt năm 2006. Vốn đầu tư ban đầu là 7.787,5 tỷ đồng.
- 4 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2013 là 15.414 tỷ đồng. Tức là tăng gấp đôi.
Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ:
- Phê duyệt năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu là 3.285 tỷ đồng.
- 3 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2014 là 16.821 tỷ đồng. Tức là tăng gấp 5 lần.
Tổng cộng tiền của dân và nợ dân phải trả để đổ vào 2 dự án này là 32.235 tỷ đồng, tương đương với 1.41 tỷ USD.
32.235 tỷ đồng bỏ ra trong hơn 10 năm, đến năm 2016, theo báo cáo của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), tổng sản lượng là 600.000 tấn/năm.(1)
Giá alumina trung bình trên thế giới vào năm 2016 là 320.71USD/tấn(2). Do đó, mỗi năm dự trù bán ra được 192 triệu USD.
Tuy nhiên, TKV cho biết: “Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến ra sản phẩm alumina trong tháng 12/2016. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động thương mại trong quý 1/2017”.
Nay đã vào quý 1/2017 mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Tức là vẫn con số 0 từ dự án cả tỉ đô la này.
Kết quả là vào cuối năm 2016, theo báo cáo của TKV, tổng số nợ mà TKV phải trả là 66.639 tỷ đồng, khoảng 2.9 tỉ USD.
Bên cạnh đó, TKV còn có khoản nợ khác (mà không nói khoản gì) là 13.696 tỷ đồng, khoảng 600 triệu USD.
Do đó, tổng cộng TKV mắc nợ là 3.5 tỷ USD.
Mặc dù núi nợ chồng chất, vốn đầu tư của các dự án lớn tăng vọt so với ban đầu, TKV vẫn tiếp tục kiếm chuyện đầu tư để có cơ hội bỏ tiền vào túi riêng:
- Dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng;
- Dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng;
- Dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng;
- Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội: 3.771 tỷ đồng;
- Dự án xây tòa trụ sở TKV tại Quảng Ninh: 964,7 tỷ đồng
Tổng cộng vốn bỏ ra cho những dự án kể trên là 28.502 tỷ đồng, tương đương với 1.25 tỷ USD.
Cộng số vốn các dự án trên với Bauxite Lâm Đồng và Nhân Cơ thì trong 10 năm qua TKV đã tiêu xài tổng cộng 2.66 tỷ USD, mắc nợ 3.5 tỷ USD và chưa thu lại 1 đồng lợi nhuận nào.
“Thành tích” này là “nhờ” được Bộ Chính trị Đảng CSVN “quyết”, Quốc hội bù nhìn của Đảng “phê” và toàn bộ các quan chức nhà nước của Đảng “ăn” và “phá”.
__________
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/ang-cong-san-phung-phi-tien-dan-va-tai.html
Bạch Dương
Tình hình dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng vừa được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cập nhật trong một báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu, theo Nghị định 49 của Chính phủ năm 2016.
Một thập kỷ khai phá bauxite
Trong báo cáo này, TKV cho biết, dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng được phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư là 7.787,5 tỷ đồng, công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2006-2009.
Sau 4 lần điều chỉnh tăng vốn, lần gần nhất là Quyết định số 2034 ngày 22/10/2013, đã nâng tổng mức đầu tư dự án lên 15.414 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm, hoàn thành vào năm 2013.
“Thực tế dự án đã đưa vào vận hành năm 2013. Song từ năm 2014 - quý 1/2016, TKV tiếp tục triển khai thi công các hạng mục công trình như hồ bùn đỏ - khoang số 3 và một số hạng mục công trình phụ trợ khác, kết thúc xây dựng cơ bản trong quý 1/2016”, văn bản nêu.
Đến hết năm 2016, dự án mới quyết toán được 12.145 tỷ đồng. TKV cho biết hiện dự án đang tập trung hồ sơ nghiệm thu thanh toán phục vụ kiểm toán, quyết toán.
Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ.
Dự án có vốn đầu tư 3.285 tỷ đồng, được phê duyệt năm 2007. Đơn vị thực hiện là Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ (thuộc TKV). Công suất dự án là 300.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2007 - 2010.
Tuy nhiên, khá giống dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án này cũng có tới 3 lần tăng vốn. Lần điều chỉnh gần nhất là Quyết định số 193 tháng 2/2014, Hội đồng Quản trị TKV đã nâng tổng mức đầu tư lên 16.821 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm. Thời thực hiện dự án được thay đổi từ 2007 - 2014.
“Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến ra sản phẩm alumina trong tháng 12/2016. Đến hết năm 2016, luỹ kế vốn cho dự án là 11.613 tỷ đồng. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động thương mại trong quý 1/2017”, TKV cho biết.
Đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng vào các dự án trên, song trong báo cáo năm 2016, TKV chỉ ghi nhận sản lượng đạt 600.000 tấn alumina, nhưng chưa công bố rõ hiệu quả dự án. Trước đó, hai dự án này xảy ra nhiều bê bối với nhà thầu, sự cố về bùn đỏ, vỡ đường ống dẫn kiềm...
Báo cáo của TKV cũng cho biết một số thông tin về dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê - mỏ sắt lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng được Bộ Công Thương đánh giá lên tới 35 tỷ USD. Đến hết năm 2015, dự án thực hiện đầu tư xây dựng được 1.698 tỷ đồng. Năm 2016, giá trị thực hiện thêm chỉ 25 tỷ đồng. Dự án hiện tạm dừng hoạt động và chủ đầu tư đang có báo cáo xin Thủ tướng cho phép khởi động lại dự án.
Nợ phải trả 66.639 tỷ, chưa công bố lợi nhuận
Về tình hình kinh doanh, năm 2016, TKV cho biết đạt sản lượng than sản xuất 35,2 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ than trong nước đạt 34,5 triệu tấn.
Tổng doanh thu tập đoàn đạt 101.300 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2015. Doanh thu từ than chiếm hơn một nửa trong cơ cấu doanh thu của TKV. Năm 2016, TKV đã chi khoảng 15.780 tỷ đồng để xây dựng.
Báo cáo của TKV không đề cập đến lợi nhuận năm 2016. Trước đó, nhiều báo cáo và hội nghị tổng kết tập đoàn cũng không đề cập đến điều này. TKV cho biết đây là những con số báo cáo ước tính, sau khi tập đoàn có báo cáo tài chính sẽ điều chỉnh sau.
Theo báo cáo, công ty mẹ TKV tại thời điểm 31/12/2016 có nợ phải thu là 19.770 tỷ đồng, giảm 12,16% so với đầu năm. Đây chủ yếu là các khoản tiền phải thu của các khách hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực, xi măng, phân bón, kinh doanh than. Nhiều đơn vị gặp khó khăn về kinh doanh nên chưa thể thanh toán cho tập đoàn. Nợ lớn nhất là các đơn bị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong khi đó, tại thời điểm 31/12/2016, nợ phải trả đạt 66.639 tỷ đồng, tăng 1.6% so với đầu năm. Trong đó, vay nợ dài hạn là 46.995 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn có khoản nợ 13.696 tỷ đồng khác.
Tập đoàn cũng đang đầu tư mạnh cho các dự án thuộc nhóm A, như dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, tổng vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng; dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng; dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng...
Hàng nghìn tỷ xây trụ sở làm việc
Trong báo cáo, TKV cũng cho biết về tiến độ xây các trụ sở làm việc.
Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội được phê duyệt năm 2012, có tổng mức đầu tư 3.771 tỷ đồng. Quy mô trụ sở gồm 35 tầng nổi, 2 tầng kỹ thuật và 5 tầng. Thời gian thực hiện từ 2012 -2018.
“Năm 2016, giá trị thực hiện ước 165 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm đến nay đã hoàn thành kết cấu phần ngầm. Dự kiến dự án sẽ bàn giao, sử dụng năm 2018. Hiện nay, ban quản lý dự án đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công thân, mặt dựng, giám sát thị công và lắp đặt thiết bị”, văn bản nêu.
Tại Quảng Ninh, TKV cũng đang xây dựng toà trụ sở có tổng mức đầu tư 964,7 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt năm 2011, gồm 21 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tum và 2 tầng hầm. Thời gian thực hiện từ 2011 - 2017. Đến năm 2015, dự án mới thực hiện giải ngân 158 tỷ đồng. Trong năm 2016, giá trị thực hiện cũng chỉ gần 19 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm từ giữa năm 2013, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2018.
10 năm, hơn 32.000 tỷ vào alumin, bauxite Tây Nguyên
Vỡ dường ống bauxite. Photo courtesy Baomoi |
Bạch Dương
Tình hình dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng vừa được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cập nhật trong một báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu, theo Nghị định 49 của Chính phủ năm 2016.
Một thập kỷ khai phá bauxite
Trong báo cáo này, TKV cho biết, dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng được phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư là 7.787,5 tỷ đồng, công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2006-2009.
Sau 4 lần điều chỉnh tăng vốn, lần gần nhất là Quyết định số 2034 ngày 22/10/2013, đã nâng tổng mức đầu tư dự án lên 15.414 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm, hoàn thành vào năm 2013.
“Thực tế dự án đã đưa vào vận hành năm 2013. Song từ năm 2014 - quý 1/2016, TKV tiếp tục triển khai thi công các hạng mục công trình như hồ bùn đỏ - khoang số 3 và một số hạng mục công trình phụ trợ khác, kết thúc xây dựng cơ bản trong quý 1/2016”, văn bản nêu.
Đến hết năm 2016, dự án mới quyết toán được 12.145 tỷ đồng. TKV cho biết hiện dự án đang tập trung hồ sơ nghiệm thu thanh toán phục vụ kiểm toán, quyết toán.
Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ.
Dự án có vốn đầu tư 3.285 tỷ đồng, được phê duyệt năm 2007. Đơn vị thực hiện là Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ (thuộc TKV). Công suất dự án là 300.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2007 - 2010.
Tuy nhiên, khá giống dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án này cũng có tới 3 lần tăng vốn. Lần điều chỉnh gần nhất là Quyết định số 193 tháng 2/2014, Hội đồng Quản trị TKV đã nâng tổng mức đầu tư lên 16.821 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm. Thời thực hiện dự án được thay đổi từ 2007 - 2014.
“Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến ra sản phẩm alumina trong tháng 12/2016. Đến hết năm 2016, luỹ kế vốn cho dự án là 11.613 tỷ đồng. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động thương mại trong quý 1/2017”, TKV cho biết.
Đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng vào các dự án trên, song trong báo cáo năm 2016, TKV chỉ ghi nhận sản lượng đạt 600.000 tấn alumina, nhưng chưa công bố rõ hiệu quả dự án. Trước đó, hai dự án này xảy ra nhiều bê bối với nhà thầu, sự cố về bùn đỏ, vỡ đường ống dẫn kiềm...
Báo cáo của TKV cũng cho biết một số thông tin về dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê - mỏ sắt lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng được Bộ Công Thương đánh giá lên tới 35 tỷ USD. Đến hết năm 2015, dự án thực hiện đầu tư xây dựng được 1.698 tỷ đồng. Năm 2016, giá trị thực hiện thêm chỉ 25 tỷ đồng. Dự án hiện tạm dừng hoạt động và chủ đầu tư đang có báo cáo xin Thủ tướng cho phép khởi động lại dự án.
Nợ phải trả 66.639 tỷ, chưa công bố lợi nhuận
Về tình hình kinh doanh, năm 2016, TKV cho biết đạt sản lượng than sản xuất 35,2 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ than trong nước đạt 34,5 triệu tấn.
Tổng doanh thu tập đoàn đạt 101.300 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2015. Doanh thu từ than chiếm hơn một nửa trong cơ cấu doanh thu của TKV. Năm 2016, TKV đã chi khoảng 15.780 tỷ đồng để xây dựng.
Báo cáo của TKV không đề cập đến lợi nhuận năm 2016. Trước đó, nhiều báo cáo và hội nghị tổng kết tập đoàn cũng không đề cập đến điều này. TKV cho biết đây là những con số báo cáo ước tính, sau khi tập đoàn có báo cáo tài chính sẽ điều chỉnh sau.
Theo báo cáo, công ty mẹ TKV tại thời điểm 31/12/2016 có nợ phải thu là 19.770 tỷ đồng, giảm 12,16% so với đầu năm. Đây chủ yếu là các khoản tiền phải thu của các khách hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực, xi măng, phân bón, kinh doanh than. Nhiều đơn vị gặp khó khăn về kinh doanh nên chưa thể thanh toán cho tập đoàn. Nợ lớn nhất là các đơn bị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong khi đó, tại thời điểm 31/12/2016, nợ phải trả đạt 66.639 tỷ đồng, tăng 1.6% so với đầu năm. Trong đó, vay nợ dài hạn là 46.995 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn có khoản nợ 13.696 tỷ đồng khác.
Tập đoàn cũng đang đầu tư mạnh cho các dự án thuộc nhóm A, như dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, tổng vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng; dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng; dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng...
Hàng nghìn tỷ xây trụ sở làm việc
Trong báo cáo, TKV cũng cho biết về tiến độ xây các trụ sở làm việc.
Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội được phê duyệt năm 2012, có tổng mức đầu tư 3.771 tỷ đồng. Quy mô trụ sở gồm 35 tầng nổi, 2 tầng kỹ thuật và 5 tầng. Thời gian thực hiện từ 2012 -2018.
“Năm 2016, giá trị thực hiện ước 165 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm đến nay đã hoàn thành kết cấu phần ngầm. Dự kiến dự án sẽ bàn giao, sử dụng năm 2018. Hiện nay, ban quản lý dự án đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công thân, mặt dựng, giám sát thị công và lắp đặt thiết bị”, văn bản nêu.
Tại Quảng Ninh, TKV cũng đang xây dựng toà trụ sở có tổng mức đầu tư 964,7 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt năm 2011, gồm 21 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tum và 2 tầng hầm. Thời gian thực hiện từ 2011 - 2017. Đến năm 2015, dự án mới thực hiện giải ngân 158 tỷ đồng. Trong năm 2016, giá trị thực hiện cũng chỉ gần 19 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm từ giữa năm 2013, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2018.
Bạch Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét