This entry was posted on Tháng Hai 8, 2017, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged kiev, liên xô, nước nga, sa hoàng, số viết. Bookmark the permalink. Để lại bình luận
Tổng hợp nthach
Với diện tích gần gấp đôi nước Mỹ, rộng khắp Đông Âu và Bắc Á, lãnh thổ của nước Nga kéo dài từ Biển Baltic phía Tây cho đến Thái Bình Dương ở phía Đông, từ Bắc Băng Dương phía Bắc cho đến một dải biên giới dài dằng dẵng phía Nam mà kể ra bằng một loạt các địa danh như Biển Đen, Caucasus, Altai, núi Sayan, Amur, Sông Ussuri. Biên giới của Nga phía Tây Bắc giáp Na Uy và Phần Lan, phía Tây giáp Estonia, Latvia, Belarus, Ukraine, Poland, và Lithuania, phía Tây Nam giáp Geogria và Ajerbaijan, phía Nam giáp Kazakhstan, Mông cổ, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ở phía Nam. Liên bang Nga bao gồm 21 nước cộng hòa trực thuộc.
Một số dấu mốc quan trọng
Trên thực tế, vào thủa ban đầu nước Nga chưa thực sự là một quốc gia, mà mới chỉ là những thành phố Xlavơ ở những vùng phía đông và phía nam châu Âu. Theo truyền thuyết, trong những năm đầu thế kỷ thứ 9, dân tộc Scandinavia được biết đến là những người Varangian vượt biển Baltic và đến cư trú tại Đông Âu. Thủ lĩnh của những người Varangian là một chiến binh tên là Rurik, vào năm 862 ông đã đưa dân tộc của mình đến thành phố Novgorod trên bờ sông Volkhov.
Cho dù ông có dùng vũ lực để đánh chiếm thành phố, hay là được người dân tự nguyện phong tước cho ông để cai trị hay không, thì nhất định, ông cũng là một người đã bỏ ra nhiều công sức và nghị lực để cống hiến, và mang lại nhiều lợi ích cho thành phố. Từ thành phố Novgorod, người kế vị của Rurik là Hoàng thân Oleg đã mở rộng thêm quyền lực về phía nam. Vào năm 882, Hoàng thân Oleg tiếp tục giành được quyền kiểm soát Kiev, một thành phố Xlavơ đã xuất hiện dọc theo dòng sông Dnepr vào khoảng thế kỷ thứ 5. Khi Hoàng thân Oleg đạt được quyền thống trị Kiev, thì thời điểm này một quốc gia thống nhất dưới triều đại vua tôi được bắt đầu hình thành lần đầu tiên trong khắp các vùng rộng lớn. Kiev lập tức trở thành một tuyến đường biển trung tâm nằm giữa Scandinavia và Constantinople, và một quốc gia hợp nhất của người Nga Kiev bắt đầu được biết đến.
Oleg vốn là Hoàng thân của Varangian, ông lên nắm quyền cai trị toàn bộ người Nga vào những năm đầu của thế kỷ thứ mười. Ông là người đã chuyển thủ phủ của nước Nga từ Novgorod về thành phố Kiev, và từ đó ông cũng là một vị thủ lĩnh đã có công thành lập nên một quốc gia Rus Kievan hùng cường. Ngoài ra, ông còn cho khởi động ít nhất là một cuộc chiến trên đất Constantinople, thủ phủ của Đế chế Byzantine. Theo biên niên sử ký của Đông Xla-vơ, Oleg là một thủ lĩnh tối cao của toàn bộ người Nga trung cổ từ năm 882 đến năm 912. Nhưng một số nhà sử học thì vẫn còn nghi ngờ về niên đại này, vì nó có mâu thuẫn với một nguồn thông tin khác từ tài liệu Schechter. Theo như tài liệu này đề cập đến, thì các vị thủ lĩnh tối cao của người Nga trung cổ chỉ có thể xảy ra vào cuối những năm 940, vào thời kỳ triều đại Hoàng đế Romanus I trị vì ở La Mã phương Đông. Còn theo như biên niên sử cổ đại của Nga, Oleg vốn là người bà con thân thuộc (giống như anh em vợ) với người thống trị đầu tiên là Rurik, và ông cũng là người được chính Rurik đã giao phó cho trông nom cả vương quốc cùng với cậu con trai bé nhỏ của ông ta là Ingvar, hay còn được gọi là Igor.
Dần dần, Oleg nắm được quyền kiền soát tất các thành phố dọc theo dòng sông Dnieper, chiếm giữ Kiev (thành phố này trước đây do các viên tướng của Varangian là Askold and Dir nắm giữ) và cuối cùng, ông di chuyển cả thủ phủ của mình từ Novgorod đến đây. Thủ phủ mới này vốn là một địa điểm rất thuận tiện, để tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ đánh thẳng vào thành phố Tsargrad (Constantinople) vào năm 911. Theo như biên niên sử đã chép lại, đế quốc La Mã phương Đông đã dùng mọi cách để đầu độc chết Oleg. Nhưng vị thủ lĩnh Nga đã biểu hiện những quyền năng đầy uy lực của mình, bằng cách từ chối không ly rượu độc đó. Ông đã treo tấm khiên của mình lên trước cánh cổng của thủ phủ đế quốc để chứng tỏ lòng kiên định của mình, ngoài ra Oleg còn giành được một thỏa thuận thương mại với La Mã, thỏa thuận này rốt cuộc cũng đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai quốc gia. Mặc dù các nguồn tài liệu của La Mã không hề ghi chép về các vấn đề này, những nguyên bản của thỏa thuận này vẫn còn được ghi chép trong biên niên sử ký cổ đại.
Theo biên niên sử ký cổ đại, Oleg mất vào năm 913 và người kế vị ông là Igor của Kiev, vị vua mới này lên trị vì trên ngai vàng của nước Nga đến năm 944 thì bị ám sát.
Qua một số triều đại khác, vào năm 989, chắt trai của Oleg là Vladimir I trở thành người thống trị của một vương quốc trải dài tít tắp đến tận phía nam ở biển Đen, dãy núi Capcas, và những vùng thấp của dòng sông Volga. Người kế vị tiếp theo của Vladimir là Yaroslav Anh Minh, triều đại của ông đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh nhất của những người Nga Kiev. Yaroslav đã cho soạn thảo và lập ra các điều lệ luật pháp, thông thương liên minh với các quốc gia khác trên thế giới, cổ vũ các nền nghệ thuật…
Triều đại của Yaroslav Anh Minh
- Yaroslav the Wise
Yaroslav Anh Minh sinh năm 978, băng hà vào ngày 20 tháng 2 năm 1054 tại Kiev. Ông là con trai của Vladimir Đệ nhất và Rohnida công chúa của xứ sở Polatsk. Trong thời gian trị vì của cha ông, Yaroslav đã đến cai trị những vùng đất ở Rostov từ năm 988 và ở Novgorod từ năm 1010. Trong thời gian ông cai trị ở Novgorod, là một giai đoạn quyền lực của ông lớn mạnh nhất, ở đây ông đã nổi dậy chống lại vua cha của mình, hàng năm ông từ chối cống nạp 2.000 đồng Hryvnia bạc về cho Kiev.
Vào năm 1015 vua cha của ông băng hà, trong khi chuẩn bị mở một cuộc viễn chinh để chinh phục Novgorod. Sau khi vua cha đã băng hà, Yaroslav tiến hành mở một cuộc tấn công chống lại người anh Sviatopolk I để giành ngôi vị ở Kiev. Ông đã đánh bại được Sviatopolk I, và các nước đồng minh Pecheneg của ông ta tại trận chiến Liubech vào năm 1015 và lấy danh hiệu là Đại vương. Vào năm 1018, Sviatopolk cùng với bố vợ của ông ta là Bolesław I Gan dạ của Balan, mở cuộc tiến công đánh bại quân đội của Yaroslav trên một trận chiến tại sông Buh, và tiến hành tấn công Yaroslav tại Kiev. Vào năm 1019, Yaroslav cùng với quân đội của Novgorod đánh bật quân lính của Sviatopolk tại sông Alta, và một lần nữa giành lại được ngôi báu ở Kiev.
Để mở rộng quyền lực của mình tại phía nam nước Nga, vào năm 1021 Yaroslav đã mở một cuộc chiến và đánh bại được người anh họ của mình tên là Briachyslav Iziaslavych ở Polatsk (một thành phố ở Belarus). Một người anh cùng cha khác mẹ của của Yaroslav là Mstyslav Volodymyrovych đang cai trị tại Tmutorokan và Chernihiv, ông ta hiện lúc này cũng có ý tranh giành quyền lực để kiểm soát phía nam nước Nga, ông ta đang chứng tỏ là một đối thủ rất ương ngạnh đối với vương triều của Yaroslav. Sau khi bị ông này đánh bại tại trận chiến ở Lystven gần Chernihiv vào năm 1024, Yaroslav buộc phải nhượng lại cho Mstyslav toàn bộ khu tả ngạn (phía đông) của dòng sông Dnieper thuộc Ukraina ngoại trừ lãnh địa Pereiaslav. Một hiệp ước hòa bình đã được họ ký kết tại Horodok vào năm 1026, và Yaroslav đã cùng hợp tác với Mstislav trong các chiến dịch quân sự của ông ta vào năm 1029 để chống lại quân đội của Yasians và Kasogians, do đó ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tận dãy núi Caucasus. Sau đó Mstislav quay lại trợ giúp cho Yaroslav củng cố quyền lực thốg trị tại bờ tây sông Dnieper.
Năm 1030, Yaroslav đem quân chinh phục các vùng đất nằm giữa vùng hồ Peipus và biển Baltic, sau đó ông đã cho thành lập và xây dựng ở đây một thành phố mang tên Yurev (tên thành phố này là được mang theo tên Thánh bảo hộ của Yaroslav – Yurii-Georgii), ngày nay thành phố này là Tartu ở Estonia. Năm 1031, với sự hỗ trợ của Mstyslav, Yaroslav đã giành lại được các thị trấn Cherven từ tay của Bolesław I Gan Dạ và thôn tính các vùng đất do Balan cai trị nằm giữa sông Sian và sông Buh, ở đây ông cho xây dựng một thành phố mang tên Yaroslav (ngày nay là tỉnh Jarosław thuộc Balan)
Sau khi Mstislav Volodimirovich từ trần vào năm 1036, Yaroslav tiến hành thôn tính toàn bộ các vùng đất của ông ta và trở thành người thống trị của những người Nga – Kiev, ngoại trừ lãnh địa Polatsk vẫn còn được cai trị bởi Briachislav. Trong những năm 1038 – 1042, Yaroslav cho tiến hành nhiều cuộc chiến tranh với Latvi, Mazovia và các vùng đất thuộc Baltic và ông đã dành được thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, vào năm 1043 ông mở một cuộc viễn chinh mới để tiến đánh Constantinople, cuộc chiến này do con trai của ông là Volodimir đang cai trị Novgorod và tướng Vishata, nhưng cuối cùng cuộc viễn chinh này bị thất bai thảm khốc.
Để bảo vệ quốc gia tránh khỏi các cuộc tận công của những bộ tộc du cư, Yaroslav đã cho củng cố đường biên giới phía nam bằng cách, xây dựng dọc theo dòng các sông Ros, sông Trubizh và sông Sula những thành phố thị trấn Korsun, Kaniv, Pereiaslav, Lubni và Lukoml, cùng nhiều tuyến thành lũy, thành quách và các đơn vị tiền đồn. Vào năm 1037, Yaroslav lệnh cho quân đội của thành phố Pechenegs trước đây đã tấn công vào Kiev, nay tham gia xây dựng một Thánh đường Saint Sophia, để kỷ niệm chiến thắng của ông tại đây. Trong thời gian Yaroslav trị vì các thành phố Kiev, Novgorod, Chernihiv, Pereiaslav, Volodimir-Volinskii và Turiv, thì ở những nơi đây được biến đổi rất lớn lao. Chỉ riêng ở Kiev, đã có hơn 400 nhà thờ được xây dựng, Yaroslav đã cho xây dựng bức tường bao quanh một khu vực trong thành phố Kiev rộng đến 60 héc ta. Bức tường này được chạy suốt qua các cổng Vàng, cổng Balan và cổng Do Thái, ngôi Thánh đường Saint Sophia được nằm giữa trung tâm khu vực này, và bao quanh nó bởi các cung điện rộng lớn
Trận chiến trên sông Neva
Sau khi các vùng phía đông bắc của nước Nga bị quân Mông Cổ làm cho kiệt quệ, thì các thành phố Novgorod và Pskov là những điểm yếu để cho quân Đức và Thụy Điển dễ dàng tấn công. Cuộc tấn công xâm lược nước Nga đầu tiên do quân Thụy Điển tiến hành được mở ra trên đất liến. Năm 1238, vua Thụy Điển nhận được sự cho phép của Giáo hoàng ở Rome để tiến hành mở một cuộc thập tự chinh chống lại thành phố Novgorod.
Vào năm 1239, Đức và Thụy Điển bắt đầu đàm phán để cùng lên kế hoạch cho chiến dịch xâm lược. Trong khi này, Thụy Điển đã chiếm đóng được Phần Lan và sẽ chuẩn bị tấn nước Nga từ phía bắc bằng đường thủy trên dòng sông Neva. Quân Đức sẽ ào vào các thành phố Izborsk và Pskov. Quân đội Thụy Điển do hoàng thân Ulf Phasi và con rể của nhà vua là Birger chỉ huy.
Những người dân Novgorod rất biết rằng, Quân Thụy Điển sẽ tiến hành tấn công và buộc họ phải qui thuận theo đạo Thiên Chúa. Do đó, cuộc tấn công này xem ra thật sự là khốc liệt, và dường như nó còn tồi tệ hơn cả cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.
Vào mùa hè năm 1240, đội quân Thụy Điển do Birger chỉ huy đã tràn sang bằng các tàu chiến trên dòng sông Neva, sau đó chúng dừng đội hình lại ở cửa sông Izhora. Đội quân này có kế hoạch chiếm cứ hồ Ladoga và sau đó đánh thẳng vào thành phố Novgorod. Trong đội hình của chúng lúc này, có cả những vị giám mục Thiên chúa một tay cầm cây thánh giá, còn tay kia thì cầm thanh kiếm sáng choang. Doanh trại của quân địch được đóng gần dòng Izhora, nơi nguồn nước chảy vào sông Neva. Trong lúc này Birger đã cảm thấy gần như đã nắm chắc được phần thắng, ông ta gửi cho Thái tử Alexander một thông điệp tuyên bố rằng, đến giờ phút này ông ta đã chinh phục được toàn bộ phần lãnh thổ của nước Nga.
Vào cùng thời điểm đó, tất cả các bộ tộc của địa phương đã liên minh ở cả trên đất liền và và dưới mặt nước, họ đang đứng ra canh giữ cho thành phố Novgorod. Bộ tộc của những người Izhoria, những người đã theo đạo Cơ đốc, họ sát cánh cùng nhau bảo vệ các mảnh đất ở gần dòng sông Neva trên cả ở hai bên bờ vịnh Phần Lan. Vào lúc rạng sáng của một ngày tháng bảy năm 1240, vị trưởng tu viện của giáo xứ Izhoria tên là Pelgusii, ông là người đầu tiên phát hiện thấy các tàu chiến Thụy Điển đã tiếp cận vào lãnh thổ Nga, ông nhanh chóng cử một người đàn ông đến báo tin dữ này cho Thái tử Alexander.
Thái tử Alexander quyết định tấn công quân địch với chiến thuật bất ngờ. Trong lúc này, không còn thời gian để tuyển chọn binh lính, cũng như không kịp để tập hợp một “Veche” (một cuộc họp công khai). Lúc này Alexander cũng không thể chờ đợi phụ Hoàng Yaroslav gửi quân đội hỗ trợ, hoặc tuyển mộ thêm tân binh trên khắp miền Novgorod. Ông quyết định tấn công quân Thụy Điển bằng quân đội riêng của mình cùng với những chiến binh tình nguyện của Novgorod. Theo truyền thống, họ tập hợp lại gần Thánh đường Saint Sophia để cầu nguyện và để đấng tối cao của họ ban phước lành. Hướng hành quân của họ là thẳng tiến đến sông Volhvi, ở đây có một lữ đoàn ladozhan, và các liên đoàn của Velikii Novgorod sẽ gia nhập cùng họ để cùng tiến thẳng đến cửa sông Izhora.
Doanh trại của địch hiện đang đóng tại cửa sông Izhora, chúng không hề có một sự phòng bị nào, cũng như quân Thụy Điện không thể ngờ rằng, chúng có thể sẽ bị tấn công. Toàn bộ tàu chiến của địch trong lúc này vẫn đang thả neo đu đưa trên sóng nước, những chiếc lều bạt màu trắng của binh lính nằm rải rác dọc trên bờ, cùng với chiếc lều chỉ huy màu vàng của Birger được dựng lên ngay phía đầu đạo quân. Vào hồi 11 giờ sáng ngày 15 tháng 7, quân đội Nga bất ngờ tấn công quân xâm lược Thụy Điển. Cuộc tấn công bất ngờ này đã làm cho quan lính Thụy Điển trở tay không kịp.
Quân lính của Birger đã không được chuẩn bị trước, do đó không thể kháng cự lại được những đợt tấn công như vũ bão của quân đội Nga. Binh lính Nga dũng cảm ào ào xông tới, buộc quân địch phải dồn đến các bờ sông. Với tình thế này, lực lượng của chúng bị chia cắt đội hình tách rời ra giữa các tàu chiến và trên bộ, thậm chí, ba chiếc tàu chiến của chúng còn vừa bị bắt giữ và bị đốt cháy
Các công dân của Novgorod đã chiến đấu với toàn bộ lòng dũng cảm và ý chí quật cường của họ, riêng Alexander cũng một mình chiến đấu tiêu diệt được một số lượng lớn quân Thụy Điển, ông là một dấu ấn quan trọng nhất của toàn quân. Gavrilo Oleksich, một sĩ quan cận thần của Thái tử , ông đã truy sát Birger đến tận tàu chỉ huy, và đánh gục y xuống dòng nước đang chảy siết, sau đó ông lại lao vào trận chiến, và giết chết một tay quí tộc Thụy Điển khác tên là Spiridon ngay tại trận địa. Một công dân của Novgorod đã dũng cảm lao thẳng vào giữa đám quân địch đông như kiến, anh chiến đấu quên mình để giành lại mảnh đất quê hương. Người thợ săn của Thái tử , anh Yakov Polochanin mang theo thanh trường kiếm cùng với đồng đội phóng theo anh, họ quết lập công cho đất mẹ, họ thề quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Những chiến binh tình nguyện của Novgorod, đã đánh chìm thêm ba tàu chiến của Thụy Điển. Cuối cùng, các tàn binh của địch buộc phải tháo chạy trên các chiến thuyền còn lại của chúng. Sự tổn thất của địch không quan trọng, nhưng ngược lại, ba chiếc tàu của Thụy Điển khi tháo chạy chỉ mang đi được những binh sĩ quí tộc, còn phải bỏ toàn bộ ở lại trên đất Nga.
Trong thời kỳ này, khi quân Tacta kiểm soát toàn bộ phía tây nam nước Nga, thì các thành phố phía đông bắc dần chiếm lại được uy thế hơn. Đầu tiên là thành phố Tver, sau đó trong vòng thế kỷ thứ 14 là thành phố Moskva. Như là một dấu hiệu quan trọng của thành phố, khu giáo trưởng của nhà thờ chính thống nước Nga được chuyển về Moskva, hình thành một thủ phủ tôn giáo của nước Nga. Vào cuối thế kỷ, Moskva chính thức tuyên bố thách thức với quân Tacta, và đến năm 1380 hoàng thân người Moskva tên là Dmitri Donskoy mở các cuộc tấn công chúng. Về sau, ông giành được thắng lợi rực rỡ trên chiến trường Kulikovo, ngay lập tức ông trở thành một vị anh hùng dân tộc, tuy nhiên quân Tacta vẫn còn nhiều những hành động trả thù đối với các chiến binh Nga.
Trận đánh lịch sử trên chiến trường Kulikovo
Trận đánh Kulikovo vào năm 1380 là một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thời Trung cổ của nước Nga, trận đánh này là một dấu mốc hết sức to lớn để định đoạt cho vận mệnh tương lai của đất nước Nga. Trận đánh trên chiến trường Kulikovo đã khởi đầu cho sự giải phóng miền tây bắc của nước Nga thoát khỏi ách thống trị của Kim Trướng hãn quốc.
Sức mạnh và quyền lực của Lãnh địa Moskva ngày càng tăng giữa các lãnh địa khác ở nước Nga. Cùng với sự từ chối cống nạp của Moskva đã trở thành lý do chủ yếu cho Mamai, một thủ lĩnh của Kim Trướng hãn quốc tổ chức một chiến dịch quân sự hùng hậu tiến đánh nước Nga. Do vậy, để giành được chiến thắng trước Kim Trướng hãn quốc, cần phải có một sự hợp nhất trên toàn nước Nga dưới sự mở rộng thế lực của lãnh địa Moskva.
Sức mạnh và quyền lực của Lãnh địa Moskva ngày càng tăng giữa các lãnh địa khác ở nước Nga. Cùng với sự từ chối cống nạp của Moskva đã trở thành lý do chủ yếu cho Mamai, một thủ lĩnh của Kim Trướng hãn quốc tổ chức một chiến dịch quân sự hùng hậu tiến đánh nước Nga. Do vậy, để giành được chiến thắng trước Kim Trướng hãn quốc, cần phải có một sự hợp nhất trên toàn nước Nga dưới sự mở rộng thế lực của lãnh địa Moskva.
Cuối năm 1380, tất cả các lực lượng chính của Mamai vượt qua sông Volga và dần dần tiến vào phía bắc để tụ họp với quân đồng minh của họ tại vũng sông Oka. (Thời kỳ đầu trong lịch sử nước Nga của những thế kỷ XII-XIV, một số lượng lớn chiến binh đã di theo ngọn cờ của Thái tử Moskva – Dmitry Ivanovich). Vượt qua sông Oka, các chiến binh của Nga đã nhanh chóng tiến thẳng đến trận địa Kulikovo. Ngày 6 tháng 9, các trung đoàn của quân đội Nga đã tiến sát tới sông Đông trên con đường cổ Dankovskaya. Hội đồng quân sự Nga đã quyết định vượt sông Đông để giáp chiến với quân địch ở phía bên kia bờ. Vào đêm ngày 7 tháng 9, quân lính bắt đầu vượt sông và rạng sáng ngày 8 tháng 9 toàn bộ binh sĩ đã được tập hợp đầy đủ và bắt đầu triển khai thế trận tại lưu vực dòng sông, nơi mà quân đội của Mamai đang chốt giữ.
Quân sĩ của Nga tổ chức đội hình thành ba tuyến. Trung đoàn Tiền đồn năm giữ vị trí tiên phong và trung đoàn Mặt Trận kế tiếp sau đó. Tuyến chính đội hình chiến đấu của quân đội Nga được chia làm ba khu vực, trung đoàn Lớn đóng ở giữa và các cánh đối diện của trung đoàn này được yểm trợ bởi trung đoàn Tay Phải và trung đoàn Tay Trái. Đội quân dự bị được bố trí ngay phía sau trung đoàn Lớn. Các tướng lính của Nga đã dự đoán được diễn biến của trận đánh, họ bố trí một trung đoàn Mai Phục tại khu rừng sồi Xanh ở phía đông của trung đoàn Tay Trái. Các cánh chiến binh Nga đã chốt chặt trên bờ của các dòng sông Nizhni Dubik và Smolka, phía bên ngoài được bao phủ bởi những khu rừng.
Mamai cũng đã bố trí quân đội của ông ta vào trận tuyến. Ở tuyến giữa của họ được bố trí một đội lính bộ binh đánh thuê Genoese. Trên các cánh phía sau đội lính bộ binh đó là kỵ binh của Bộ tộc và các binh lính đánh thuê. Đội quân dự bị của họ cũng được bố trí ngay phía sau.
Cuộc chiến đấu bắt đầu mở màn vào khoảng 11 giờ, bộ binh và kỵ binh của Bộ tộc công kích dữ dội vào trung đoàn Tiền Đồn và trung đoàn Mặt Trận của Nga. Chống lại cuộc tấn công ác liệt đầu tiên của quân địch, với một tổn thất nặng nề, các trung đoàn của Nga buộc phải quay lại với lực lượng chính của mình. Lúc này, kỵ binh của Bộ tộc lại tiến hành các cuộc tấn công vào phía trước mặt trận rất dữ dội dọc theo tất cả các tuyến phòng thủ của quân đội Nga. Cố gắng chiếm ưu thế, Mamai đã huy động lực lượng dự bị tấn công trung đoàn Tay Trái. Bất chấp sự kháng cự rất mãnh liệt của quân đội Nga, binh lính Bộ tộc tổ chức đội hình hòng bẻ gãy toàn bộ các chiến tuyến. Lúc này, trung đoàn Tay Trái đã bắt đầu bị tụt lại đằng sau với một sự thương vong nặng nề. Thậm trí quân dự bị cũng không thể cứu nguy được tình thế.
Khoảng 2 giờ, quân Bộ lạc đã tiến sát đến phía sau đội hình của quân đội Nga, tạt đánh trực tiếp vào trung đoàn Lớn. Do đó, một sự đe dọa của cuộc bao vây và sẽ tiêu diệt sinh lực quân đội Nga đã nảy sinh. Tại thời khắc đó, trung đoàn Mai Phục của Nga đã vùng dậy và tấn công thẳng vào phía sau kỵ binh Bộ tộc. Bị bất ngờ với sự tham chiến mới của đội quân Nga và điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thế trận. Cuộc tấn công của trung đoàn Mai Phục là một hiệu lệnh cho các chiến binh Nga tổ chức một cuộc tấn công mãnh liệt. Quân đội của Bộ tộc chạy tơi tả. Đến đêm hôm đó các chiến binh Nga vẫn còn huy động lực lượng để truy kích địch và sau đó giành thắng lợi dòn dã. Binh lính Bộ tộc hoàn toàn bị tiêu diệt. Sự đe dọa tàn phá toàn bộ nước Nga, những kết quả khó hình dung của trận chiến đã hoàn toàn bị loại trừ. Trong vòng bảy ngày, các chiến binh tử trận được mang về trên trận địa và được an táng tại một ngôi mộ tập thể.
Trận đánh tại Kulikovo trở thành một trận chiến lớn nhất trong thời kỳ Trung cổ. Hơn một trăm nghìn chiến binh đã tham gia vào cuộc chiến này. Kim Trướng hãn quốc hoàn toàn bị đánh bại. Cuộc chiến Kulikovo là một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh của nước Nga chống lại ách áp bức của người Tatar – Mông Cổ và đã tác động mạnh mẽ đến sự thành lập một liên bang Nga và tạo nên những ý thức dân tộc của nước Nga. Chiến thắng tại trận địa Kulikovo đã thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước Nga và nó đã xâu chuỗi toàn bộ lịch sử nước Nga như một sợi chỉ kết nối. Trong thời kỳ của Ivan III, nước Nga thống nhất đã đạp đổ hoàn toàn ách thống trị của Kim Trướng hãn quốc tại sông Ugra vào năm 1480.
Năm 1480, sau một thế kỷ đã qua đi, thành phố Moskva đã đủ sức mạnh để lật đổ chế độ cai trị của Tacta. Thời kỳ này là do đại công tước Ivan III, mọi người thường biết đến ông với danh hiệu là Ivan Vĩ Đại, người mà đã cai trị thành phố Moskva vào thời bấy giờ. Ivan đã xé bỏ toàn bộ các thể lệ ràng buộc phải cống nạp cho Tacta. Sau khi thực hiện quyết định này, ông thực sự đã cai quản được toàn bộ nước Nga. Tuy nhiên, tình trạng này không còn được duy trì, khi cháu trai của ông Ivan IV hay còn gọi là Ivan Bạo Chúa lên nối ngôi, trong thời kỳ này, nước Nga lại một lần nữa trở thành một quốc gia liên minh.
Triều đại của Ivan Bạo Chúa
Ivan IV là người đầu tiên của vương triều Nga chính thức xưng tước hiệu Sa Hoàng vào năm 1547. Trong thời gian dài cai trị của mình, ông đã chinh phục các nước Tacta và Siberi, ông đưa nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo
Ivan là con trai của Vasily III. Khi Ivan mới lên ba thì vua cha băng hà. Ivan được tuyên bố trở thành Đại Công tước Moskva theo khẩu dụ của vua cha. Khi cha ông băng hà, ban đầu mẹ ông là Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. Sau đó, chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc gia đình Shuisky nắm giữ, cho tới năm 1544 khi Ivan nắm quyền cai trị đất nước. Theo như những bức thư của chính ông viết, Ivan thường cảm thấy bị cô độc và bị các boyar của các dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. Có thể những tổn thương về tâm lý này đã khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất an về tâm lý.
Vào năm 1547, Ivan lên cai trị đất nước khi mới 16 tuổi. Ông đã xem xét lại các điều luật, thành lập một quân đội thường trực, thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc phong kiến, hội đồng quý tộc, và xác lập vị trí của Nhà thờ với Hội đồng Trăm Tăng hội, thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ nước Nga. Ông ban hành tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu ở các vùng Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. Trong thời kỳ Ivan cai trị đất nước, lần đầu tiên báo chí được in ở Nga.
Ivan cho thành lập các thông thương mới.
Ivan cho thành lập các thông thương mới.
Vào năm 1552, ông mở các cuộc chiến tấn công và đánh bại Hãn quốc Kazan, và sáp nhập lãnh thổ nước này vào nước Nga. Năm 1556, ông thôn tính Astrakhan và triệt tiêu chợ nô lệ lớn nhất trên sông Volga. Những cuộc chinh phục này đã làm cho các sự di cư của những bộ tộc du cư từ châu Á tới châu Âu qua sông Volga có nhiều biến động và biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Ông cho cho xây dựng đại giáo đường Thánh Basil tại Moskva để kỷ niệm chiến thắng đã chinh phục được Kazan.
Giai doạn cuối trị vì của Ivan không thành công nhiều như trước. Trong 24 năm cuộc chiến tranh Livonia kéo dài, nước Nga bị thiệt hại cả về kinh tế và quân sự và không giành được thêm một lãnh thổ nào về cho nước Nga. Trong thập niên 1560, hạn hán và nạn đói, cũng như các cuộc tấn công của Ba Lan-Litva, những cuộc xâm lược của người Tatar, và sự phong toả đường thương mại trên biển do người Thuỵ Điển, Ba Lan và Liên minh Hanseatic tiến hành đã tàn phá nước Nga. Giá lương thực tăng gấp mười lần. Bệnh dịch giết hại 10,000 người ở Novgorod. Năm 1570 bệnh dịch làm 600-1000 người chết hàng ngày tại Moskva. Vị cố vấn cận thần nhất của Ivan, công tước Andrei Kurbsky, đã bỏ trốn sang Litva, sau đó Y dẫn đầu quân đội Litva tàn phá vùng Velikiye Luki của nước Nga. Sự phản bội này đã làm Ivan rất đau đớn. Khi chính sách Oprichnina tiếp diễn, Ivan dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm yếu về thể chất. Trong một tuần, ông chuyển từ trạng thái ăn chơi sa đoạ nhất sang việc đi cầu nguyện và ăn chay tại một tu viện phía bắc.
Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik (thành viên của một tổ chức do chính Ivan thành lập) tại Malyuta Skuratov nhanh chóng vượt ra ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân. Họ tàn sát các quý tộc và nông dân, bắt mọi người đi lính chiến đấu với Livonia. Dân số sụt giảm và nạn đói bùng phát. Những vùng giàu có nhất nước Nga đã trở thành những vùng nghèo khổ nhất. Trong một cuộc tranh cãi với thành phố Novgorod giàu mạnh, Ivan đã ra lệnh cho những Oprichnik giết hại những người dân thành phố này, từ đó thành phố không bao giờ còn quay trở lại được thời kỳ thịnh vượng đó nữa. Những kẻ trung thành với ông đã đốt phá và cướp bóc thành phố cùng các làng mạc.
Vào năm 1570, có khoảng 60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng
Vào năm 1581, Ivan đã đánh cô con dâu đang mang thai của mình vì tội mặc quần áo khiếm nhã, có thể đây là nguyên nhân khiến cô bị sảy thai. Con trai ông, cũng tên là Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của người con trai (tai nạn). Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581 nổi tiếng hơn với tên gọi Ivan Bạo chúa giết con trai.
Vào năm 1581, Ivan đã đánh cô con dâu đang mang thai của mình vì tội mặc quần áo khiếm nhã, có thể đây là nguyên nhân khiến cô bị sảy thai. Con trai ông, cũng tên là Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của người con trai (tai nạn). Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581 nổi tiếng hơn với tên gọi Ivan Bạo chúa giết con trai.
Khi Ivan Bạo Chúa băng hà vào năm 1584, người kế vị của ông là Thái tử Fyodor, nhưng vị Sa hoàng này đã trao hầu hết các công việc trông nom vương quốc cho người anh vợ là Boris Godunov. Và chẳng bao lâu sau, Godunov đã có ý định đoạt toàn bộ ngai vàng nước Nga.
Vào năm 1591, Godunov đã giết chết người em út của Fyodor là Thái tử Dmitri ở thị trấn cổ Uglich, một địa điểm mà ngày nay được xây dựng để ghi dấu bởi một nhà thờ tráng lệ mang tên St. Demetrius trên Vũng Máu. Khi Fyodor chết vào năm 1598, Godunov liền lên cai trị nước Nga và lấy tước hiệu Sa Hoàng, nhưng sự cai trị của ông không bao giờ được công nhận là hoàn toàn hợp pháp. Trong vài năm liền, có một người mạo danh xuất hiện ở Balan, người này tự xưng là Thái tử Dmitri, và đến năm 1604 ông ta tiến hành xâm chiếm nước Nga. Một năm sau, Godunov đột nhiên từ trần và “Thời kỳ rối loạn” của nước Nga bắt đầu. Sau tám năm kế tiếp đó, có cả hai vị Thái tử Dmitri giả danh thứ nhất và thứ hai đều đòi quyền giành ngai vàng nước Nga, cả hai vị này cũng đều được sự hỗ trợ hậu thuẫn của quân đội xâm lược Balan. Cuối cùng, vào năm 1613, người Balan bị trục xuất khỏi Moskva, và các boyar đã tôn Mikhail Romanov lên trở thành Sa Hoàng của nước Nga. Từ đó, triều đại Romanov đã trị vị nước Nga liên tục trong vòng 304 năm tiếp sau đó.
Trong vài thế hệ đầu tiên, dòng họ Romanov rất may mắn đã được duy trì nguyên trạng trong nước Nga. Họ liên tục tập trung quyền lực của mình, nhưng họ cũng đã có công rất to lớn để đưa nước Nga thịnh vượng với sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế và sinh mệnh chính trị, lập nên một đế quốc Nga hùng mạnh trên trường châu Âu. Giai đoạn này, Peter Đại Đế được cho rằng, là một vị Sa Hoàng có công thay đổi toàn bộ những vấn đề này.
Triều đại của Peter Đại đế
Là con trai của người vợ thứ của Sa hoàng Aleksei. Người kế vị vua của Aleksei là thái tử Fedor III, do ông bị khuyết tật và là con trai trưởng của Hoàng hậu quá cố Maria Ilyinichna Miloslavskaya, ông bị chết vào năm 1682. Sau đó Peter cùng với người anh họ của mình là Ivan V cùng được tôn làm Đồng – Sa Hoàng, nhưng quyền lực để chi phối triều đình lại chính thức do người chị họ là Sofia nắm giữ
Trong thời gian Sofia điều hành nước Nga , Peter rời khỏi Moskva, và lớn lên tại miền thôn dã. Khi Peter 14 tuổi, ông cùng phụ mẫu đến sống trong Cung điện Preobrazhenskoe, ở ngôi làng cùng tên dọc bờ sông Yauza, cách Moskva khoảng 5 km. Ở đây Peter thường chơi đùa với đám bạn bè cùng trang lứa, ở đây ông đã thành lập một đội quân tí hon, và cũng chính đội quân này trẻ thơ này là tiền thân của Lữ đoàn Preobrazhenskoe. Đây cũng là lữ đoàn đầu tiên của lực lượng Cảnh vệ Hoàng gia mà lữ đoàn trưởng luôn là Sa hoàng của nước Nga, cho đến khi chế độ quân chủ Nga kết thúc vào năm 1917.
Vào năm 1689, Peter lên 17 tuổi, nghe lời phụ mẫu, ông kết hôn với Evdokiya Fyodorovna Lopukhina khi đó bà tròn 20 tuổi . Họ có hai người con trai: Aleksei – sống đến tuổi trưởng thành, và Aleksandr – chết khi vừa chỉ mới 7 tháng tuổi.
Vào tháng 8 năm 1689 giữa Sofia và Peter bùng nổ một cuộc khủng hoảng. Cuối cùng Sofia buộc phải thoái trào, còn Ivan và Peter vẫn cùng nhau tiếp tục trị vì . Sau 5 năm kế tiếp, Peter trở về Preobrazhenskoe và hồ Pleschev, ông vẫn sống bình thường như bao thiếu niên khác chúng trang lứa, và hoàn toàn không ngó ngàng đến triều chính.
Trong hai năm 1693 và 1694, Peter đến Arkhangelsk để theo dõi các hoạt động của bến cảng, tập lái tàu biển, ông đặt mua chiếc tàu chiến đầu tiên và đóng thêm tàu mới cho Hải quân Nga. Xét thấy hàng hải là một ngành có tầm quan trọng, nên Peter quyết tâm học hỏi những điều mới lạ từ Tây Âu và luôn chú trọng vào xây dựng các cảng biển.
Ngày 8 tháng 3 năm 1696, Sa hoàng Ivan đột ngột băng hà khi mới 29 tuổi. Từ đó, Peter là Sa hoàng, và là người trị vì duy nhất của nước Nga.
Peter phát động hai chiến dịch quân sự đánh chiếm thị trấn và pháo đài Azov của Crưm, do sắc tộc Tatar cai trị dưới sự bao bọc của Đế quốc Ottoman. Chiến dịch quân sự của ông vào năm 1695 bị thất bại, nhưng khi ông huy động một chiến dịch quân sự khác vào năm 1696, thì quân đội Nga chiếm được Azov.
Năm 1696, Peter gửi một đoàn sứ thần hơn 250 người đến một số nước Tây Âu. Với mục đích của chuyến đi này là thành lập một liên minh chống đế quốc Ottoman, tìm thêm lực lượng, mua vũ khí và trang thiết bị cho Hải quân Nga. Trong chuyến đi này, Peter đã giả dạng là một nhân viên của các sứ thần.
Sau chuyến đi này, trở về Peter quyết tâm cải tổ nước Nga theo phương hướng của Tây Âu.
Ngày 9 tháng 8 năm 1700, Peter tuyên bố chiến tranh với Thụy Điển, để chiếm lại hai tỉnh Ingria và Karelia. Hai tỉnh này, ở phía bắc và nam của sông Neva, cùng với hồ Ladoga và các pháo đài Noteborg, Narva và Riga, các miền đất này trước đây thuộc về lãnh thổ của Nga. Ông mở cuộc chiến này nằm mục đích mở các đường thông thương ra biển. Cuộc chiến tranh này kéo dài tới hơn 20 năm, cùng với nhiều nước Bắc Âu cùng can thiệp, nên các sử gia thường gọi cuộc chiến này là Đại chiến Bắc Âu.
Ngày 9 tháng 8 năm 1700, Peter tuyên bố chiến tranh với Thụy Điển, để chiếm lại hai tỉnh Ingria và Karelia. Hai tỉnh này, ở phía bắc và nam của sông Neva, cùng với hồ Ladoga và các pháo đài Noteborg, Narva và Riga, các miền đất này trước đây thuộc về lãnh thổ của Nga. Ông mở cuộc chiến này nằm mục đích mở các đường thông thương ra biển. Cuộc chiến tranh này kéo dài tới hơn 20 năm, cùng với nhiều nước Bắc Âu cùng can thiệp, nên các sử gia thường gọi cuộc chiến này là Đại chiến Bắc Âu.
Cuộc chiến này là sự đối đầu của hai vị vua trẻ, Peter Đai Đế và vua Karl XII của Thụy Điển. Trong những năm đầu, 1700 đến 1709, Peter thường ở trong thế phòng thủ, trong giai đoạn này, giữa bão táp chiến tranh, nước Nga vẫn liên tiếp có những biến đổi không ngừng. Công cuộc xây dựng càng ngày càng rầm rộ, những thành phố mới được mọc thêm như – Saint petersburg, do chính Peter là người khai lập vào năm 1703…
Sau Trận chiến Poltava, Nga đảo ngược được tình thế, nhưng hai nước vẫn tiếp tục đối đầu với nhau.
Sau khi vua Karl XII qua đời, vua Peter chỉ huy binh lính tiến đánh Thụy Điển liên tục trong hai năm, cuối cùng Hòa ước Nystad giữa Nga và Thụy Điển được chính thức ký kết ngày 14 thánh 9 năm 1721. Theo Hòa ước Thụy Điển buộc phải nhường lại cho nước Nga vĩnh viễn các vùng Livonia, Ingria, Estonia và Karelia
Peter Đại Đế băng hà và hồi 6 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1725, khi ông mới tròn 53 tuổi và trị vị nước Nga được 43 năm. Tuy thân xác ông không còn nữa, nhưng ông vẫn còn là một nhân vật được đề cập đến nhiều nhất trong lịch sử nước Nga. Ông đã tận tâm đưa nước Nga trở thành một cường quốc hùng mạnh mới của châu Âu đương đại. Không thể nghi ngờ rằng, chính ông ra người đầu tiên, hiện đại hóa và đã đổi mới các cơ cấu tổ chức hành chính cho quân đội Nga. Sau khi Peter Đại Đế mất, nước Nga phải trải qua rất nhiều các triều đại chỉ tồn tại trong một thời kỳ đau khổ ngắn ngủi, không một triều đại nào có thế làm rạng danh cho nước Nga. Rất nhiều những cải cách của Peter đã dày công vun đắp bị tan vỡ, và ngay sau khi ông mất Catherine Đệ nhất lên cai trị nước Nga nhưng cũng chỉ được trong một thời gian ngắn ngủi.
Catherine tên thật là Marta Skavronskaya, bà lên nắm quyền Nữ Hoàng Nga (1725-1727). Bà thuộc nguồn gốc nông dân, và sinh tại Jakobstadt (ngày nay là Jekabpils, Latvia) nhưng bị mồ côi từ khi còn nhỏ và được một mục sư nuôi nấng tại Marienburg (bây giờ là Malbork, Balan).
Khi người Nga chiếm được Marienburg năm 1702, bà bị một người chỉ huy quân đội Nga bắt làm tù binh, sau đó ông này bán bà lại cho nhà quí tộc Aleksandr Menshikov, một viên quan cận thần của Peter I Đại Đế. Chẳng bao lâu sau bà đã trở thành tình nhân của Peter I Đại Đế và là một người có thế lực rất lớn bên cạnh Hoàng Đế.
Peter I Đại Đế đã ly dị người vợ đầu của mình vào năm 1699, sau đó Ông tổ chức thành hôn với Catherine vào năm 1712. Sau khi con trai của ông là Alexis chết, Peter đã ra một chiếu chỉ “ukaz” tuyên bố chọn người kế vị. Nhưng đến khi ông băng hà vào năm 1725, chiếu chỉ này vẫn chưa thực hiện được. Catherine tuy nhiên đã là Vương phi từ năm 1724, sau khi Peter Đại Đế qua đời, bà đã không cho công bố người kế vị, quyền kế vị này lẽ ra là dành cho con trai của Alexis (sau này là Peter III) đã bị phớt lờ đi. Đanh đá và can đảm, Catherine đã ủng hộ các quan cận thần của Peter chống lại cơn thịnh nộ của ông ta, dưới sự trị vì, bà đã thiết lập và tập trung toàn bộ quyền lực vào hội đồng cơ mật tối cao. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên lên nắm quyền Hoàng đế của nước Nga. Đến năm 1727 bà mất và hưởng thọ 43 tuổi. Không lâu sau khi Catherine qua đời, vào năm 1730 Anna Ioannovna là cháu gái của Peter Đại Đế lên nắm quyền cai trị nước Nga
Triều đại của Nữ Hoàng Anna Ioannovna
Anna Ioannovna sinh ngày 7/2/1693 tại Moskva, Tạ thế ngày 28/10/1740 tại Cung điện Mùa Đông, Sankt-Peterburg, bà là con gái của Nga Hoàng Ivan V Alexeevich, và hoàng hậu Praskovia Fedorovna Saltykova, chồng bà là Friedrich Wilhelm Công tước xứ Kurland
Anna Ioannovna (Anna I), là con gái của Nga Hoàng Ivan V và là cháu gái của Peter Đại Đế, cai trị nước Nga từ năm 1730 đến năm 1740. Bà là một người độc đoán nhất trong số các người kế vị của Peter Đại đế. Uy thế trên ngai vàng của bà được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quí tộc Nga. Khi bà vừa mới 37 tuổi, đã là một góa phụ của một công tước người Đức và không có con cái. Các thành viên của Hội đồng Cơ mật đã lựa chọn Anna lên làm Nữ Hoàng vượt qua cả Elizabeth, một công chúa trẻ tuổi của Peter Đại Đế, người mà cũng là một đối thủ để thừa kế ngai vàng. Bà chấp nhận không kết hôn thêm một lần nữa. Sau khi lên trị vì, Anna đã giành được sự trợ giúp quần thần tầng lớp quí tộc những người mà trước đây luôn chống đối lại triều đình.
Anna Ioannovna (Anna I), là con gái của Nga Hoàng Ivan V và là cháu gái của Peter Đại Đế, cai trị nước Nga từ năm 1730 đến năm 1740. Bà là một người độc đoán nhất trong số các người kế vị của Peter Đại đế. Uy thế trên ngai vàng của bà được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quí tộc Nga. Khi bà vừa mới 37 tuổi, đã là một góa phụ của một công tước người Đức và không có con cái. Các thành viên của Hội đồng Cơ mật đã lựa chọn Anna lên làm Nữ Hoàng vượt qua cả Elizabeth, một công chúa trẻ tuổi của Peter Đại Đế, người mà cũng là một đối thủ để thừa kế ngai vàng. Bà chấp nhận không kết hôn thêm một lần nữa. Sau khi lên trị vì, Anna đã giành được sự trợ giúp quần thần tầng lớp quí tộc những người mà trước đây luôn chống đối lại triều đình.
Theo chiếu chỉ của Nữ Hoàng Anna, quyền lực của chính quyền từ Hội đồng Cơ mật chuyển hết sang cho các bộ trưởng mà bà đã mang về từ Kurland, cái tổ chức mà được gọi là ” Phe đảng Đức” này được thống trị bởi Baron Ostermann – một nhà quản lý, Munnich một chủ thầu của kênh đào Ladoga và Ernst Johann Biron một người được Anna sủng ái nhất. “Phe đảng Đức” này bị người Nga cực kỳ căm gét, nhất là Biron, người mà đã dùng địa vị của mình để tăng cường thêm vị thế cá nhân. Họ đứng lên chống lại sự thống trị của nội các chính phủ, nhưng kết cục họ cũng bị trừng phạt bằng tra tấn, giết chết và bị lưu đày
Nữ hoàng Anna thời kỳ này đã thúc đẩy quân đội Nga hùng mạnh hơn và thành lập thêm nhiều lớp huấn luyện quân sự. Bà đã can thiệp vào cuộc chiến của Balan và liên kết với Áo để chống lại quân Thổ (1736-39).
Nữ hoàng Anna thời kỳ này đã thúc đẩy quân đội Nga hùng mạnh hơn và thành lập thêm nhiều lớp huấn luyện quân sự. Bà đã can thiệp vào cuộc chiến của Balan và liên kết với Áo để chống lại quân Thổ (1736-39).
Bà cũng quan tâm mạnh mẽ đến nền nghệ thuật Balê mới trỗi dậy của người Nga. Cuộc biểu diễn Balê trước công chúng đầu tiên của nước Nga được tổ chức vào năm 1735 và được trình diễn cho Nữ Hoàng Anna xem bởi Jean-Baptiste Lande, một nghệ sĩ khiêu vũ của học viện quân đội. Nhận thấy người Nga rất yêu thích và có năng lực về khiêu vũ, 3 năm sau Jean-Baptiste Lande đã sáng lập ” Trường đào tạo khiêu vũ Hoàng đế” với 12 học viên nhỏ tuổi. Không lâu sau, Balê trở thành một môn nghệ thuật sang trọng. Opera cũng được đưa vào nước Nga trong thời gian Nữ Hoàng Anna trị vì, khi đó một người soạn nhạc Ý tên là Francesco Araja đã được mời đến St. Petersburg để chỉ huy một đoàn opera mới. Ngày 28/10/1740, Nữ hoàng Anna Ioannovna băng hà khi bà 47 tuổi do bệnh nặng. Sau khi bà mất, Ivan VI mới một tuổi lên ngôi Hoàng đế của nước Nga và mẹ của ông là Anna Leopoldovna lên nắm quyền nhiếp chính.
Anna Leopoldovna sinh ngày: 7/12 (18/7 theo lịch mới) năm 1718 tại Rostock, Mecklenburg (Đức)Mất ngày: 7/3 (18/3) năm 1746 tại Kholmogory, Nga. Anna Leopoldovna làm nhiếp chính của nước Nga (11/1740 đến 11/1741) cho con trai là Hoàng đế Ivan VI.
Là cháu gái của Nữ hoàng Anna (trị vì 1730-40), Anna Leopoldovna kết hôn với cháu trai của Hoàng đế Charles VI năm 1739 và sinh ra một người con trai là Ivan (2/8 [13/8], 1740), người đã được chỉ định kế vị ngai vàng của nước Nga năm 1740, không lâu sau khi Nữ hoàng Anna băng hà. Một vài tuần sau, Ernst Johann Biron bị bắt giữ bởi sự điều khiển của một số thành viên trong bè lũ người Đức ở Nga do Burkhard Munnich và Andrey Osterman cầm đầu. Munnich và Osterman đưa Anna Leopoldovna lên làm nhiếp chính và họ nắm quyền chi phối các chức sắc trong nội các của bà. Nhưng họ bị những người Nga rất căm gét, khi đó họ đã làm cho nội các ngày càng suy yếu đi do thường gây bất hòa lẫn nhau. Sau khi không thể chịu nổi với triệu đại của Anna, một cuộc lật đổ triều chính do Elizabeth, con gái của Peter Đại Đế tiến hành vào ngày 25/11 (6/12) năm 1741.
Elizabeth tống giam Anna và cả gia đình bà vào ngục năm 1742 và vào năm 1744 họ bị lưu đày đến Kholmogory, Anna đã mất tại đây
Triều đại của Nữ Hoàng Elizabeth Petrovna
Yelizaveta Petrovna hay còn được gọi là Elizabeth (29/12/1709 – 5/1/1762 theo lịch mới: 18/12/1709 – 25/12/1761 theo lịch cũ), là Nữ hoàng của nước Nga từ năm 1741 đến năm 1762. Người đã đưa nước Nga tham gia vào cuộc chiến với Áo (1740 – 1748) và 7 năm chinh chiến (1756 – 1763). Các chính sách của bà đã cho phép các nhà quí tộc tăng thêm địa vị tại các chính quyền địa phương, trong khi đó rút ngắn các nhiệm kỳ phục vụ cho quốc gia. Bà đã yêu cầu Lomonosov thành lập trường đại học tổng hợp Moskva và chỉ thỉ cho Shuvalov thành lập học viện Mỹ thuật tại St. Petersburg. Bà đã bỏ ra rất nhiều tiềm lực vào các dự án có xu hướng nghệ thuật Barôc hùng vĩ của kiến trúc sư rất được sủng ái của bà là Bartolomeo Rastrelli, đặc biệt nhất là các kiến trúc Peterhof Tsarskoye Selo. Cung điện Mùa Đông và Thánh đường Smolny là những công trình chính yếu trong thời gian bà trị vì tại St Petersburg. Nói chung, bà là một vị Quốc Vương được yêu quí ở nước Nga trong thời kỳ này, bởi do Bà đã không cho bất kỳ một người Đức nào được phép nắm giữ bất kỳ một quyền hành gì trong Vương triều của Bà, thêm nữa không có một người nào bị sử hành quyết trong thời gian Bà trị vì.
Cuộc sống của Elizabeth Petrovna trước trở thành Nữ Hoàng.
Elizabeth là con gái thứ hai của Peter Đại Đế và Martha Skavronskaya, bà sinh ngày 18/12/1709 tại Kolomenskoye, gần thành phố Moskva. Khi đó Peter Đại Đế và Martha Skavronskaya chưa tổ chức hôn lễ. Khi còn bé, Bà tỏ ra là một đứa trẻ rất thông minh lanh lợi và có tài, nhưng thật đáng tiếc cho đường học vấn của bà lại bị dở dang và rời rạc. Phụ Vương của bà thì không có nhiều thời gian rảnh rỗi để quan tâm chăm sóc tới học hành của con cái, còn phụ mẫu lại hoàn toàn không biết gì để quản lý đến sự học tập của bà. Bà có một nữ gia sư người Pháp, tuy nhiên sau đó còn được tuyển lựa thêm một số gia sư người Ý, Đức và Thụy Điển, do vậy bà có thể thông thạo các ngôn ngữ này. Bà được mọi người rất mến chuộng về tính hoạt bát và vẻ đẹp kiêu hãnh từ khi còn rất trẻ.
Peter Đại Đế có ý định đính ước Elizabeth cho Hoàng đế Pháp trẻ tuổi Louis XV, nhưng dòng họ Bourbons đã nổi loạn để chống lại cuộc thông gia này. Một cuộc hôn nhân khác cũng bị đổ vỡ do cái chết bất ngờ của phụ mẫu của bà (5/1727)
Đến khi đã đến tuổi cập kê, bà trở thành người tình của Alexis Shubin, một trung sĩ trong trung đoàn cận vệ Semyonovsky và sau khi Alexis Shubin bị trục xuất đến Siberia theo chiếu chỉ của Nữ Hoàng Anne, một chàng trai trẻ người Cô Dắc tên là Alexis Razumovski là người tình kế tiếp của bà, người này là một chàng trai đáng tin cậy và trung thành, sau đó cũng chính ông trở thành vị hôn phu của bà
Cuộc lật đổ cung đình năm 1741.
Giữa đêm ngày 25/11/1741 (theo lịch cũ), 6/12/1741 (theo lịch mới), bà cùng với một vài người bạn thân, vị bác sĩ riêng của bà là Armand Lestocq, viên thị thần Mikhail Illarionovich Vorontsov, người chồng tương lai Aleksey Razumovsky và hai vị quí tộc cùng dòng họ là Alexander và Peter Shuvalov tiến thẳng vào doanh trại của trung đoàn cận vệ Preobrazhensky, với một diễn thuyết gây xúc động bà đã thuyết phục được sự ủng hộ của họ và yêu cầu cùng cộng tác. Sau đó bà đã dẫn mọi người tiến vào cung điện Mùa Đông, nơi mà vị nữ nhiếp chính Anna Leopoldovna đang yên giấc ngủ trong sự canh gác rất cẩn mật. Trên đường tiến vào trong cung điện bà đã ra lệnh cho bắt giữ toàn bộ các vị quan cận thần đầu triều, tiếp theo Elizabeth bắt giữ nữ nhiếp chính Anna và con của bà ta ngay trên giường ngủ và cho triệu tập các nhân sĩ, thường dân và giáo sĩ đến thiết triều. Cuộc lật đổ được tổ chức rất nhanh chóng và yên lặng.
Ở tuổi 33, cái tuổi vốn không còn năng động và là một người đàn bà còn nhiều đam mê cùng với sự hiểu biết còn nông cạn và không có nhiều kinh nghiệm trong sự vụ, bà bỗng nhiên trở thành người đứng đầu của một đế chế hùng mạnh nhưng đang trong một giai đoạn khủng hoảng. Nhưng thật may thay cho bản thân bà và cho cả nước Nga, Elizabeth Petrovna tuy còn nhiều điều còn kiếm khuyết nhưng bà còn được thừa hưởng lại một số các bậc anh tài từ thời cha trị vì để lại, họ đã trợ giúp bà rất đắc lực trong thời gian bà trị vì. Cùng với cách nhìn nhận luôn sắc sảo và tài xử trí rất khôn khéo của bà một lần nữa bà đã làm sống lại thời kỳ trị vì của Peter Đại Đế.
Sau khi bãi bỏ hệ thống nội các đặc ân trong chính phủ trong thời gian trị vì của hai vị nữ Hoàng Anna, bà đã cho thành lập lại một hội đồng chính phủ như dưới thời trị vì của Peter Đại Đế, với các vị lãnh đạo cao nhất của các bộ trong quốc gia, không sử dụng người Đức ở các thành phần trong chính phủ. Mối quan tâm đầu tiên của vị nữ Hoàng là dàn xếp sự tranh chấp với Thụy Điển. Ngày 23/1/1743, bà trực tiếp thương lượng giữa hai bên tại Åbo (Turku), ngày 7/81743 tại Treaty thuộc Åbo), sau đó Thụy Điển đã phải nhượng lại cho nước Nga tất cả phần lãnh thổ phía nam Phần Lan và phía đông của dòng sông Kymmene, do đó đã xác định rõ đường biên giới giữa hai quốc gia. Bao gồm cả các pháo đài Villmanstrand và Fredricshamn.
Kết quả thắng lợi này chủ yếu là do sự tài tình và khôn khéo trong ngoại giao của vị phó quan chưởng ấn mới nhậm chức là Aleksey Petrovich Bestuzhev-Ryumin, ông này tuy không được chính bản thân Elizabeth sủng ái, nhưng với sự suy xét khôn ngoan cho nên ngay sau khi lên ngôi bà đã bổ nhiệm ông ta nhận cương vị lãnh đạo bộ ngoại giao.
Một sự kiện vĩ đại nhất trong những năm cuối cùng của nữ Hoàng Elizabeth là “Cuộc chiến tranh 7 năm”. Elizabeth rất quan tâm đến hiệp ước Westminster (16/7/1756, Anh quốc và Phổ đã phê chuẩn một hiệp ước Westminster để liên kết các lực lượng quân đội của họ để chống lại với các lực lượng nước ngoài) hoàn toàn có tính chất phá vỡ hiệp định giữa Anh và Nga trước đây. Cùng với nhiều mối lo ngại có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của nước Nga, do vậy ngày 17/5/1757 quân đội Nga với 85.000 binh lính hùng mạnh nhất tiến đánh thành phố Königsberg (Kaliningrad – tiếng Nga Калининград – tiếng Đức Königsberg địa danh này trước đây thuộc nước Phổ ).
Thời kỳ lâm trọng bệnh nặng nề nhất của nữ Hoàng bắt đầu là cơn ngất lặng tại Tsarskoe Selo vào ngày 19/9/1757 cùng với sự gục ngã của Bestuzhev, những âm mưu bè phái của những thế lực nước ngoài tại St. Petersburg, đã cản trở tiến triển của cuộc chiến và sự thua trận liểng xiểng tại mặt trận Kunersdorf. Vào ngày 5/1/1762, nữ Hoàng Elizabeth băng hà. Sau khi bà mất, Catherine đệ nhị lên nắm quyền trị vị nước Nga.
Chỉ trong một thời kỳ ngắn, mà nước Nga đã phải trải qua rất nhiều triều đại, và nhiều thăng trầm tịnh biến. Nhưng cũng có biết bao cải cách của Peter Đại Đế đã dày công vun đắp bị tan vỡ, chỉ đến khi Nữ hoàng Catherine Đệ nhị (Catherine Vĩ Đại) lên trị vì nước Nga, thì những khát khao của ông đưa nước Nga trở thành một cường quốc hùng mạnh nhất châu Âu mới thành hiện thực
Triều đại của Catherine Vĩ Đại
Bà là nữ Hoàng trị vì nước Nga (1762-96), người mà đã tiếp tục tiến trình Âu hóa nước Nga được khởi nguồn bởi Peter Đại Đế và bà đã có công đưa nước Nga trở thành một cường quốc tại Âu châu. Tên thật của bà là Sophie Fredericke Auguste von Anhalt-Zerbst, bà sinh ngày 2/5/1729 tại Stettin (nay là Szczecin thuộc Balan) là con gái thứ của Hoàng tử Đức. Năm 1745, bà thành hôn với đại công tước Peter của xứ Holstein, người được thừa kế ngai vàng nước Nga. Cuộc hôn nhân có vẻ như không được vui vẻ, nhưng có tham vọng và thông minh, Catherine đã sớm xoay xở để xây dựng lên một giới ủng hộ mình tại Saint Petersburg. Năm 1754 bà sinh hạ được một người con trai, sau này là Hoàng đế Paul. Khi chồng của bà kế vị ngai vàng và lấy danh hiệu là Peter III vào năm 1762. Ông bị dân chúng không tin cậy, dao động và khinh miệt, chẳng bao lâu ông ta trở nên xa lánh với một vài nhóm có thế lực trong giới thượng lưu Nga. Ngày 9/7/1762, do có sự xắp đặt, đội ngự vệ quân đã tổ chức lật đổ ông ta và đưa Catherine lên thay thế ngai vàng.
Catherine và Thời đại khai sáng Catherine rất quan thuộc với Thời đại Khai sáng của Pháp, đó là một thời đại có ảnh hưởng trọng đại tới tư tưởng của triều nội nước Nga thời bấy giờ. Bà đã giao thiệp rộng rãi với các nhà văn Pháp như Voltaire và Denis Diderot, trợ cấp tài chính cho họ cũng như cho một số nhà văn Pháp khác, bà cũng đã đón tiếp nhà văn Denis Diderot tại buổi chầu của mình vào năm 1773. Nhưng những hoạt động này nhằm mục đích tạo dựng nên một ý tưởng đổi mới có triển vọng tại Đông Âu, do đó bà rất quan tâm và hy vọng ứng dụng các tư tưởng của thời đại khai sáng để cải cách và sửa đổi triều chính của Đế chế Nga. Mặc dù sự chú tâm của bà để cải tổ các tính hợp pháp thời đó rất mãnh liệt, nhưng cho đến năm 1767 các ý định đó cũng không thành công. Trong các thành tựu to lớn mà bà đã đạt được bao gồm cả sự thành lập các trường nữ sinh đầu tiên của nước Nga và một trường cao đẳng y khoa để cung cấp các nguồn chăm sức sức khỏe cho dân chúng. Trong những năm đầu trị vì của bà, Catherine đã thu nhận được sự trợ giúp rất đắc lực của tầng lớp những người có địa vị xã hội cao ở nước Nga và còn có thêm một nhóm những nhà quí tộc cũng đứng ra ủnh hộ bà mạnh mẽ. Bà phê chuẩn cho những người có địa vị cao trong xã hội được giải phóng khỏi sự bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, theo như chiếu chỉ đã ban hành của hoàng đế Peter III trước đây. Ngoài ra bà cũng đã ban cho họ nhiều đặc ân khác nữa, bà ban thưởng cho những người ủng hộ bà những tước vị, chức vụ, điển sản và những nông nô để làm việc trên các vùng đất đai của họ. Do đó, tuy có nhiều chống đối của giai cấp nông nô, bà vẫn cho triển khai sự thay đổi rộng lớn từ gia cấp nông dân của quốc gia, sang giai cấp nông nô của các địa chủ, để sử dụng sức lao động triệt để của giai cấp nông nô, và tăng tối đa mức quyền lực cho những người có địa vị cao trong xã hội để họ tự kiểm soát đối với các nông nô của mình
Về sau, chủ nghĩa nông dân bảo thủ đã náo động lên đến cực điểm trong một cuộc nổi dậy rầm rộ (1773-75), được lãnh đạo bởi một người Côdắc tên là Yemelyan Pugachov, sự sôi sục đó đã vượt qua cả lưu vực sông Volga và vùng Ural trước khi bị đè bẹp bởi lực lượng quân đội. Cuộc nổi dậy đó đã làm cho chính phủ phải tăng cường thêm chính sách đối nội. Quân đội Côdắc bị giải tán, những người Côdắc khác được ban cho những đặc ân để cố gắng biến họ thành những người trợ giúp trung thành cho triều đình.
Năm 1775, một cuộc cải cách trọng đại của các chính quyền cấp tỉnh đã được thực hiện trong một sự cố gắng kiểm soát tốt nhất của chính phủ. Cuộc cải cách thuộc các chính quyền thành phố cũng được ban hành. Cuộc cách mạng Pháp đã làm cho Catherine tăng thêm sự phản đối về những ý tưởng theo chủ nghĩa tự do. Một vài người của giai cấp nông nô đã lên tiếng chỉ trích bà như: Nikolay I. Novikov và Aleksandr N. Radishchev, nhưng sau đó họ đã bị tống giam, Catherine dường như đã có kế hoạch gia nhập vào liên minh Âu châu để chống lại nước Pháp khi bà băng hà ngày 17/11/1796 tại St. Petersburg. Dưới thời trị vì của nữ Hoàng Catherine, lãnh thổ của nước Nga đã được mở rộng thêm bờ cõi, đó là thành quả của hai cuộc chiến chống lại đế quốc Ottoman (1768-74 và 1787-91) và sự thôn tính Crưm (1783), nước Nga cũng đã giành được kiểm soát bờ bắc Biển Đen, người Nga cũng kiểm soát được nhiều vùng rộng lớn của Balan và Latvi, ba lần thôn tính tột đỉnh và rầm rộ nhất vào ba vùng đất rộng lớn trên lãnh thổ Balan là vào những năm 1772, 1793, 1795.
Nét tiêu biểu đã sắm vai quan trọng trong thời trị vì của Catherine là những người tình hoặc sủng thần của bà. Mười người đàn ông đã liên quan đến cuộc đời bà nửa chính thức, nửa không chính thức. Ít nhất cũng là hai người Grigory Orlov và Grigory Potemkin, họ đã có công đóng góp rất quan trọng trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Nga hoàng. Tuy nhiên Catherine vẫn là một người đóng vai trò quan trọng không thể hoài nghi cho công cuộc phát triển nước Nga trở thành một quốc gia hiện đại.
Khi Nữ Hoàng Vĩ Đại băng hà vào năm 1796, người kế vị tiếp theo là con trai bà, thái tử Paul I. Triều đại của nhà vua Paul I chỉ tồn tại được trong có 5 năm, và cũng là một triều đại hoàn toàn thảm họa. Không những không làm gì được thêm để phát triển đất nước, ông còn hủy hoại đi rất nhiều những gì mà mẹ ông đã gây dựng được. Năm 1801, sau khi ông mất, người kế vị ông là thái tử Alexander I, trong giai đoạn này, nước Nga luôn ghi nhớ đến vai trò lãnh đạo của ông, với chiến thắng oanh liệt của quân đội Nga trước quân xâm lược của Napoleon Bonaparte.
Cuộc chiến với quân đội của Napoleon
Vào tháng 6 năm 1812, Napoleon bắt đầu mở một chiến dịch quân sự định mệnh nhằm chống lại nước Nga, một mốc giới trong lịch sử của sự hủy diệt trong chiến tranh. Hầu như tất cả các lục địa của châu Âu thời bấy giờ, đều nằm dưới sự kiểm soát của ông ta. Và cuộc xâm lược của ông ta vào nước Nga nhằm buộc Sa hoàng Alexander I, một lần nữa phải qui phục các điều khoản của hiệp ước mà Napoleon đã áp đặt cho nước Nga vào bốn năm trước. Chiến dịch này của Napoleon được tập hợp khoảng nửa triệu binh lính từ Pháp, cũng như từ các quốc gia chư hầu ở châu Âu.
Trong chiến dịch quân sự này, Napoleon đã dẫn theo một đạo quân đông chưa từng thấy. Bên phía quân đội Nga, dưới sự chỉ huy của thống chế Kutuzov, thực sự là không thể hy vọng đương đầu trực tiếp với quân địch trong lúc này được. Do đó, quân đội Nga phải có sự thay đổi tình thế, bằng cách rút quân chiến lược để tạo thế phòng thủ. Quân đội Nga đã dùng kế sách tiêu thổ , với ý định không cho quân địch chiếm dụng được các phương tiện, lương thực… và họ luôn tổ chức các trận đột kích nhằm quẫy nhiễu vào các cánh của quân Pháp.
Do bị tiêu hao và tổn thất nhiều lương thực và quân yếu trong mùa hè, nên các nguồn dự trữ đồ sộ của Napoleon cũng dần cạn kiệt, quân đội Pháp lúc này bị giảm đi mất hơn hai phần ba do kiệt sức, đói, đào ngũ, và các cuộc đột kích của quân đội Nga. Đúng thời điểm này, Sa hoàng Nga quyết định giao chiến với địch, vào ngày 7 tháng 9, với một mùa đông đang đến gần và quân Pháp chỉ còn cách Moskva có 110 Km, cả hai bên cùng đối mặt trên chiến trường Borodino.
Cuối cùng, vào cuối ngày hôm đó, có đến 108.000 người bị thiệt mạng, nhưng cả hai phía chưa có bên nào giành được thắng lợi. Sau đó Kutuzov nhận thấy rằng, nếu còn giữ thêm bất kỳ một sự phòng thủ nào cho thành phố cũng trở nên vô nghĩa, do đó ông quyết định lui binh, và huy động toàn bộ dân chúng tản cư ra khỏi thành phố Moskva. Ngày 14 tháng 9, khi quân đội của Napoleon tiến vào, thì Moskva hầu như không còn một bóng người dân nào, và ở đây cũng không còn bất kỳ một nguồn cung cấp lương thực, không có bất một tiện nghi sơ sài nào dành lại cho quân Pháp, để chống lại một mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đang đến gần. Tình thế làm cho quân Pháp lại càng trở nên tồi tệ hơn, vì vào đúng đêm hôm đó cả thành phố Moskva dường như bốc cháy dữ dội, và đến ngày hôm sau thì quan quân của Pháp hầu như không còn một nơi ẩn náu nào.
Sau khi chờ đợi để Alexander thương lượng đàm phán nhưng hoàn toàn vô ích, Napoleon buộc phải quyết định bắt đầu rút quân về nước. Do đường đi về phía nam đã bị quân đội của Kutuzov chặn đứng, nên quân Pháp buộc phải chọn cách rút quân trở về theo con đường cũ, con đường mà trước đây chính chúng đã tàn phá khi tiến hành xâm lược qua những nơi đây. Chờ đợi đến giữa tháng mười để tiến hành rút quân, quân đội Pháp đã hầu như đã kiệt sức cũng sớm tự nhận ra một mùa đông chết chóc, trên thực tế, vào thời kỳ này mùa đông đến với nước Nga sớm hơn thường lệ và cực kỳ khắc ngiệt với những giá lạnh tàn khốc.
Nhiệt độ ngoài trời nhanh chóng hạ xuống kinh khủng, làm cho vạn vật trở thành băng giá, những người Cô Dắc thì liên tục tấn công những tên địch tách khỏi đội hình, và họ cũng không ngừng đột kích vào những đơn vị riêng lẻ của quân Pháp, lương thực dành cho binh sĩ của chúng thì hầu như đã cạn kiệt hết, trong khi đó thì cuộc rút lui đã đi được 5 trăm dặm. Chỉ có khoảng 10 ngàn binh sĩ của Pháp còn sống sót trong cuộc xâm lược này. Chiến dịch quân sự của Napoleon nhằm vào nước Nga hoàn toàn thất bại.
Sa hoàng Nicholas II
Trong thế kỷ 19, nước Nga mở rộng thêm lãnh thổ và quyền lực. Biên giới nước Nga được mở rộng đến tận Afghanistan và Trung Quốc, và lãnh thổ kéo dài thêm đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Nhiều các thành phố cảng được thành lập thêm để mở rộng thông thương. Và công trình xây dựng tuyến đướng sắt xuyên suốt Siberia được tiến hành (1891-1905), tuyến đường này lên kết nước Nga từ phía châu Âu sang các miền lãnh thổ mới ở phía đông.
Năm 1894, Nicholas II lên nối ngôi. Ông là một Sa Hoàng cai trị triều chính tỏ ra kém cỏi nhất trong các lãnh tụ của các vương triều Nga, không những thế, các vị bộ trưởng dưới quyền của ông toàn là những kẻ phản động. Điều tệ hại hơn, trong thời kỳ này sự hiện diện của những người Nga ngày càng tăng lên ở các vùng đất Viễn Đông, điều này lại càng làm trọc tức sự thù địch của người Nhật. Vào tháng giêng năm 1905, quân Nhật tấn công nước Nga, làm cho quân đội Nga bị tổn thất nặng nề và bị thất bại liên tiếp. Nicholas buộc phải nhượng bộ với những người theo xu hướng cải cách. Đặc biệt nhất là, triều đình buộc phải cải tổ hiến pháp và quốc hội, quyền lực phải được phân hóa đều trong xã hội. Nền công nghiệp hóa ở các thành phố lớn phía tây, cùng với các mỏ dầu ở Batu được phát triển manh mẽ, ở những nơi đây tập trung rất đông công nhân đến làm việc, chẳng bao lâu sau những người công nhân này đã trở thành tổ chức nòng cốt của các hội đồng chính quyền địa phương hoặc các Xô Viết. Trong thời kỳ này, đa số quyền lực đều rơi vào các Xô Viết, dưới sự thống nhất của đảng Dân chủ Xã hội, đảng mà đã ép buộc Sa Hoàng Nicholas phải chấp nhận cải cách vào năm 1905.
Sau khi cuộc chiến với Nhật được khép lại, Sa Hoàng Nicholas đã cố lật ngược tình thế, để nhằm thay đổi nền tự do mới được thành lập, và chính quyền của ông ta lại càng trở nên phản động điên cuồng hơn bao giờ hết. Dân chúng tỏ ra bất bình và phẫn nộ tột đỉnh, trong lúc này thì Nicholas chống lại với tính thế bằng cách liên tục tăng thêm các cuộc đàn áp đẫm máu hơn, triều đình vẫn duy trì kiểm soát quyền lực, nhưng uy tín với dân chúng thì lại càng trở nên tồi tệ hơn. Năm 1912, những người Dân chủ Xã hội được chia làm phe phái. Phái chiếm đa số là đảng của những người Bolshevik, và còn một số ít trở thành phe Menshevik. Vào năm 1914, một cuộc chiến thảm khốc khác lại lần nữa được bùng lên trong cơn khủng hoảng.
Cuộc Thế chiến Thứ nhất, tuy nhiên nó mới nổ ra ngay bên ngưỡng cửa phía tây của nước Nga. Quân đội và các phương diện kỹ thuật, công ngiệp… hoàn toàn chưa chuẩn bị được từ trước, cho nên nước Nga bị bại trận liên tiếp, lương thực thiếu trầm trọng, và nền kinh tế thì đang trong một giai đoạn cuối của sự sụp đổ. Tháng hai năm 1917, những người lính và công nhân đã hoàn toàn chán ngấy cái xã hội thối rữa này. Các cuộc náo loạn được khởi phát triển miên ở St. Petersburg, thành phố mà khi đó còn được gọi là Petrograd. Những người công nhân Xô Viết được thành lập, và Duma đã chấp nhận chính phủ lâm thời mới được thành lập, để cố gắng khôi phục lại trật tự ở thủ phủ của nước Nga. Tất nhiên, với tình thế quyền lực này, thì Sa Hoàng Nicholas rõ ràng là hoàn toàn không ủng hộ. Và vào ngày 2 tháng 3, Sa Hoàng Nicholas II buộc phải thoái vị
Lúc này, chính phủ lâm thời của nước Nga do Duma đứng ra tổ chức, họ cố gắng theo đuổi các chính sách ôn hòa, theo xu hướng lập lại trật tự và hứa sẽ sửa đổi quyền lợi cho những công nhân. Tuy nhiên, những điều hứa hẹn này chỉ là miễn cưỡng, để nhằm tán thành hầu hết mọi đòi hỏi của những người Xô Viết – một tán thành để nhắm kết thúc những xung đột. Trong 9 tháng kế tiếp, Chính phủ Lâm thời dưới quyền chỉ đạo đứng đầu là Hoàng thân Lvov và kế tiếp sau là Alexandr Kerensky, không thể thành lập được ra được một chính quyền ổn định. Trong lúc này, những người Bolshevik lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của các Xô Viết. Ngày 25 tháng 10, Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, những người Bolshevik đã ồ ạt tấn công vào Cung điện Mùa Đông và truất phế chính phủ của Kerensky.
Mặc dù những người Bolshevik có được sự ủng hộ mạnh mẽ ở St. Petersburg và ở Moskva, nhưng họ vẫn chưa thể kiểm soát được toàn bộ nước Nga. Thời kỳ này, những người Bolshevik, đã đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh (mặc dù phải chấp nhận các điều khoản không thuân lợi), nhưng cũng vào thời gian này, nước Nga lại bùng pbát lên một cuộc nội chiến. Để rồi trong suốt ba năm kế tiếp theo, nước Nga lại bị tàn phá bởi cuộc nội chiến mãnh liệt này. Cuối cùng, năm 1920 những người Bolshevik đã giành được thắng lợi hoàn toàn và lên nắm quyền kiểm soát đất nước.
Chính quyền Xô Viết
Trong những năm đầu của chính quyền Xô Viết, thời kỳ này đã làm bùng nổ những thay đổi đến phi thường về văn hóa và xã hội trên toàn đất nước Nga.
Sau khi Lênin qua đời vào năm 1924, Joseph Stalin lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô, ông liền lái con thuyền đất nước của mình theo một hướng khác. Các vùng đất nông nghiệp được tập thể hóa, nền công nghiệp được phát triển nhanh chóng…
Với sự bùng nổ của cuộc thế chiến thứ hai. Mặc dù đã ký kết với Đức một hiệp ước không gây hấn lẫn nhau (1939), nhưng Hitler vẫn bội ước và dẫn quân xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941. Vào cuối năm đó, quân Đức đã chiếm đóng hầu như toàn bộ lãnh thổ của Liên Xô ở phía tây, bao vây Leningrad – St. Petersburg, và chúng tiến đến chỉ cách Moskva có vài trăm kilômet. Với những nỗ lực dữ dội, người Nga đã tổ chức một cuộc phản công mãnh liệt, đẩy lui quân địch bật ra khỏi thủ đô của nước Nga. Nhưng đến mùa hè năm 1942, quân Đức lại tiến hành một cuộc xâm chiếm mới, chúng tiến đánh vào mặt trận phía nam, hòng giành kiểm soát tuyến đường sắt trung tâm ở Stalingrad bên dòng sông Volga, và các mỏ dầu Capcas. Mặc dù hoàn toàn thua kém với quân địch về quân số và các loại vũ khí hiện đại, nhưng quân đội Nga vẫn đững vững trước mặt một đội quân Đức khổng lồ. Vào tháng 11, một lực lượng cứu viện của Hồng quân đã đến và lật ngược thế trận, họ bao vây những kẻ tấn công và buộc chúng phải đầu hàng toàn bộ, làm nên một bước ngoạt lịch sử trong cuộc đại chiến này. Và sau trận chiến Stalingrad huyền thoại, quân đội Nga đã giữ vững và phát triển thế trận này vào các cuộc tấn công kế tiếp. Đến năm 1944, họ đã buộc quân Đức phải lui quân về Balan, và vào ngày 2 tháng 5 năm 1945, quân đội Liên Xô đã kéo cờ chiến thắng trên thành phố Berlin.
Liên Xô nổi lên như một cường quốc từ sau thế chiến thứ hai, họ còn hùng mạnh hơn cả trước khi xảy ra cuộc chiến. Mặc dù toàn bộ đất nước bị tàn phá nặng nề, và tổn thất mất hơn hai mươi triệu đồng bào, nhưng Liên Xô vẫn đứng lên và mở rộng thêm nhiều lãnh thổ, và đến lúc này, cùng với Mỹ, Liên Xô được coi là một trong hai cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Sản lượng công nghiệp, một lần nữa lại tập trung dể tăng cường bền vững nền công nghiệp nặng…
Vào năm 1953 Stalin từ trần, hầu như ngay lập tức sau khi ông mất, rất nhiều các chính sách dưới thời ông lãnh đạo đã bị bãi bỏ. Dưới thời lãnh đạo của Nikita Khrushchev, các sự kiểm soát của chính phủ có phần thoải mái hơn, và đời sống văn hóa được phục hưng trong một giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, trong nội bộ đảng cũng có những sự phản đối Khrushchev, và đến năm 1964, ông thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Trong những năm 1970, Leonid Brezhnev nguyên là tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU). Trong giai đaọn này Liên Xô cũng chỉ phát triển một cách bình thường. Sau khi Brezhnev mất vào năm 1982, người kế nhiệm ông là tổng bí thư thứ nhất Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan KGB, và sau đó là Konstantin Chernenk. Vào tháng 3 năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư của Liên Xô, ông đã đưa ra hàng loạt cải tổ đất nước.
Nền tảng của Gorbachev để cải tổ cho một nhà nước Liên Xô mới dựa theo hai yếu tố cơ bản – glasnost (tính công khai) và perestroika (cơ cấu lại tổ chức). cũng giống như Khrushchev, tổng bí thư Gorbachev dự định khôi phục lại hệ thống kinh tế Xô Viết, bằng việc nới lỏng bớt sự kiểm soát trong xã hội, mở thêm một số phạm vi để tiếp nhận các ý tưởng mới, nới lỏng kiểm soát nền kinh tế…
Trong thời gian đầu của một thập kỷ cải tổ, các vấn đề chung của nhà nước Liên Xô trở thành chủ đề tranh luận rộng rãi. Cảnh nghèo nàn, tệ tham nhũng, sự quản lý tồi tệ về tài nguyên của đất nước diễn ra phổ biến, cùng với sự chán nản của dân chúng về cuộc chiến tranh Afghan… Trong lúc này có một số lãnh đạo có quan điểm cự đoan với cải cách nổi lên, trong đó bao gồm cả bí thư thành ủy Moskva, ông Boris Yeltsin. Ông này tỏ ra bất đồng gay gắt giống như Andrei Sakharov, họ là những người đầu tiên lên tiếng chỉ trích chính phủ đương thời.
Vào năm 1990 Liên Xô bắt đầu tan rã. Các nước cộng hòa trong liên bang cũng bắt đầu đưa ra các tuyên bố độc lập. Ở nước Cộng hòa Nga, Yeltsin lên làm tổng thống và vào đêm ngày 31 tháng 12 lá cờ Xô Viết trên đỉnh Kremlin được thay thế bằng lá cờ ba màu của nước Nga.
Tổng hợp tin và ảnh từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét