Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 2)

Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

>


Cuộc cách mạng tháng 8 thành công là kết quả của sự tinh nhạy về chính trị của ông Hồ Chí Minh; Mùa xuân 1941 ông Hồ Chí Minh đã về nước từ ngả Cao Bằng sau 30 năm bôn ba hải ngoại.
Sự quay về Việt Nam thời điểm 1941 là kết quả của sự phán đoán đúng cục diện của lịch sử thế giới giai đoạn đó cũng như kết cục của cuối cùng của thế chiến thứ 2: Đức-Nhật sẽ thua trận và đồng minh sẽ thắng của ông Hồ Chí Minh…
Hiện nay theo một nguồn tin từ gia đình nhà văn Võ Khắc Nghiêm thì ông Hồ đã về nước trước năm 1940, ông đã được bà con Việt Kiều từ Thái Lan và Lào bố trí về khu vực miền tây Hà Tĩnh-Quảng Bình…Theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm: bố ông có tham gia tạo giấy tờ hợp pháp để đón ông Hồ về nước.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm là người có họ hàng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo nhà văn Võ Khắc Nghiêm thì Tướng Giáp có biết chuyện này, nhưng không biết vì lý đo gì mà ông Giáp không công bố tư liệu quan trọng này…
Có thể vì lý do: sau năm 1954, bố nhà văn Võ Khắc Nghiêm đã di cư vào nam và được Tổng thống Ngô Đình Diệm giao cho làm tỉnh trưởng một tỉnh ở cao nguyên…Qua chi tiết này có thể phán đoán: trước năm 1940, ông Hồ Chí Minh đã về vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình để chuẩn bị thành lập chiến khu, sử dụng thành lũy lòng dân, sức người miền trung để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền…
Nhưng sau đó ông Hồ Chí Minh đã thay đổi ý định thành lập chiến khu tại các tỉnh miền trung, là vùng đất các thời Lý-Trần-Lê-Tây Sơn đều coi là đất thang mộc, là nơi sinh ra những chiến binh quả cảm đi đầu trong các cuộc chiến giữ nước và giành lại đất nước.
Thế nhưng mùa xuân năm 1941, ông Hồ Chí Minh từ Thái Lan đã vòng qua ngả Trung Quốc để về Cao Bằng, điểm dừng chân và trú ngụ đầu tiên đó là hang Cốc Bó, Cao Bằng. Rất có thể đây là một sự lựa chọn của một người am hiểu dịch số và thời tiết chính trị…Điểm để ông Hồ Chí Minh đặt chân đầu tiên đó là: khu vực Cột mốc 108 ở  xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Thay việc dựa vào nhân dân miền trung để mưu cầu đại nghiệp, ông Hồ Chí Minh quyết định xây dựng chiến khu tại khu vực Việt Bắc chắc là để tìm cách liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, tìm sự ủng hộ chi viện của khối đồng minh xã hội chủ nghĩa để kháng Pháp…
Cột mốc 108 ở Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng...

Trong truyện Thủy Hử có nói đến cuộc nổi dậy của 108 “anh hùng” Lương Sơn Bạc; Bảng Tuần hoan Mendelev lúc mới tìm ra chỉ có 64 nguyên tố, hiện nay các nhà hóa học đã phát hiện ra 108 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên; Tử Vi đẩu số hiện dựa vào 108 các vì sao để xác định số phận của một đời người; Trận Buôn Ma Thuột, nơi nổ ra trận đánh mở màn năm 1975 nằm trên kinh độ 108.0500° E…
Như vậy, con số 108 qua một vài liệt kê trên cho thấy là một con số thiêng; ông Hồ Chí Minh không ngẫu nhiên đã lựa chọn Cột mốc 108, làm điểm mốc chuẩn bị phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945.
Trong một thiên hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, từ năm 1941-1942 ông Hồ Chí Minh tiên đoán: Năm 1945, cách mạng sẽ thành công?
Một điều trớ trêu của lịch sử, sau khi về Cao Bằng mùa xuân 1941, cuối năm đó ông quay trở lại Trung Quốc, tìm cách liên hệ với phái bộ Mỹ thời điểm đó đóng tại Côn Minh. Trên đường đi, ông Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam mất 1 năm ?
Đây là một dấu hỏi chưa có lời giải: Vì sao Tưởng Giới Thạch bắt giam ông Hồ Chí Minh và ai đã tiết lộ lộ trình của ông Hồ Chí Minh để ông bị Tưởng Giới Thạch bắt ?
Câu trả lời: Chỉ có thể do các nhà lãnh đạo phía Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn dùng bàn tay của Quốc dân đảng để thủ tiêu ông Hồ ? Bởi vì: cả Stalin và Mao Trạch Đông đều nhận thấy Hồ Chí Minh là một đối thủ chính trị ghê gớm; một nhà hoạt động chính trị có khả năng lớn và không dễ bị kiểm soát.
Chính vì thế sao một thời gian bị vô hiệu, bị lưu đày ở Xiberi , giai đoạn 1934-1938, ông Hồ Chí Minh đã tìm cách thoát ra khỏi Liên Xô để vào chiến khu đỏ Diên An…Nhưng Chỉ được một thời gian ngắn, ông Hồ Chí Minh tìm cách chạy về Thái Lan, dựa vào bà con đồng hương Nghệ Tĩnh lang bạt sang Thái sau cuộc khởi nghìa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo thất bại để chờ thời cơ…
Chắc chắn, khi quay trở lại Trung Quốc, tìm cách bắt liên lạc với phải bộ Mỹ ở Côn Minh năm 1941, ông Hồ Chí Minh phải dựa vào những đường giây cũ được thiết lập từ thời thanh niên cách mạng đồng chí hội; Đường giây này nằm trong sự chi phối và kiểm soát của Đảng CS Trung Quốc…
Ông Hồ Chí Minh bị Quốc dân Đảng bắt chỉ có thể là do sự phản thùng của lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc; Đảng CS Trung Quốc không muốn Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. Âm mưu này của Đảng CS Trung Quốc tìm cách hãm hại ông Hồ Chí Minh đã thất bại do nhờ sự can thiệp của phái bộ Mỹ nên Tưởng Giới Thạch đã thả ông Hồ năm 1942…
Sau khi về nước, ngày 13-15/8/1945, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức Quốc dân đại hộ Tân Trào tại Đình Hồng Thái, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang…
Bức tranh vẽ lại những người tham gia Quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945; phía sau ông Hồ Chí minh vẽ 2 người có gương mặt giống ông Nguyễn Lương Bằng và ông Trường Chinh...
 2 người thân cận nhất của ông Hồ Chí Minh thời điểm đó phải là ông Nguyễn Lương Bằng và ông Trần Huy Liệu-Phó chủ tịch...

Nội dung của Quốc dân đại hội Tân trào gồm có:
“1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập;
2. Võ trang nhân dân. Phát triển Quân giải phóng Việt Nam;
3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo;
4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ;
5. Ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền. Tài quyền (quyền sở hữu); Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền;
6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân;
7. Ban bố Luật lao động: ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm;
8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở mang Quốc gia ngân hàng;
9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới;
10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ…”
Đại hội đã quyết định thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch và các Ủy viên là các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang.
Thường trực của Ủy ban gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền…”
Một điểm đáng lưu ý, một trong những nội dung cốt lõi của Quốc dân đại hội Tân Trào đó là nội dung thứ 5:” …
Những nội dung này dáng tiếc đã không được thực thi hoặc bì lờ đi, không được thể chế, hoặc bị hạn chế trong Hiến pháp và các bộ luật có liên quan ví như vấn đề “Ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền. Tài quyền (quyền sở hữu); Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền…”

(http://quochoi.vn/70qhvn/lichsuQHVN/Pages/quoc-dan-dai-hoi-tan-trao.aspx?itemID=30508)
Oái oăm thay, một trong 60 người tham gia đại hội lập quốc này là ông Nguyễn Hữu Đang; sau khi chính quyền đã về tay cộng sản, Nguyễn Hữu Đang đã phải chịu cảnh tù tội hàng chục năm trời khiến cho thân tàn ma dại với một thứ tội danh rất mơ hồ…
Hệ lụy, liên quan tới Nguyễn Hữu Đang là nhà văn Nguyễn Thành Phong-Tổng biên tập báo Dân sinh; về  danh chính Nguyễn Thành Phong mất chức do can tội đánh bạc. Trong khi đó nhiều người cho rằng Nguyễn Thành Phong mất chức TBT do tội đánh phỏm-đây chỉ là cớ do công an CS tạo ra; tội chính của TBT Nguyễn Thành Phong: đã qua mặt tuyên giáo, đăng loại bài chiêu tuyết cho Nguyễn Hữu Đang…
Như vậy, vào thời điểm lịch sử chuẩn bị sang trang, mặc dù tại Quốc dân Đại hội Tân Trào, Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương thời điểm đó đã đọc bản báo cáo, trong đó nhấn mạnh hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban dân tộc giải phóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Thế nhưng vai trò của Trường Chinh trong bộ máy của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam lại mờ nhạt…
Trường Chinh trong danh sách ghi là Đặng Xuân Khu, chỉ là một ủy viên thường, xếp sau Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng; Trường Chinh không có tên trong 5 ủy viên thường trực…

( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: