Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

ĐỖ MINH TUẤN CHỬI RẤT HAY TỔ SƯ CÁI " NHÓM LỢI ÍCH" ĐỊNH MỜI TÀU VÀO QUY HOẠCH HÀ NỘI; HÀ NỘI SẼ TRẢ LỜI VIỆC CHO TRUNG QUỐC QUY HOẠCH HAI BỜ SÔNG HỒNG ?

Đỗ Minh Tuấn

25 phút
Tổ sư cái nhóm lợi ích nào ngoắc với thằng Tàu để vẽ ra cái trò cho nó quy hoạch kiểu nuôi chó lợn trên ban thờ thế này! Lãnh đạo ở tầm nào mà ngu dốt tham lam hèn hạ thế? 
Hay bọn tay sai không chính thức của Tàu đang kỳ HNTW cần nó bảo kê để doạ phe nhóm khác và doạ nhân dân? 
Sao không rước Tàu về quy hoạch mả tổ của họ nhà nó để ăn tiền bẩn của nó, vì đã dám bán rẻ tổ tiên gốc của dân tộc thì tổ tiên ngọn nhà nó đem đổi nhân dân tệ là chuyện bình thường. 

Chúng nó mua bằng cấp, mua chức quyền nên có danh xưng TS, GS dởm nọ kia vẫn ngu dốt cũng không hiểu chính lịch sử cái dân tộc mà chúng đang cưỡi đầu cưỡi cổ. 
Lịch sử gần đây thời CS thôi, năm 1966 bọn Tàu bố nuôi khốn nạn của lũ chó Tàu TB đỏ VN bây giờ bày trò sang giúp làm đường sắt để uốn lượn qua núi đào hầm bí mật tổ tiên nó cất giấu của cải khi sang cướp Việt Nam bị đánh cho chạy mất dép không thể mang về. 
Thế là của cải tổ tiên ta bị tổ tiên nó cướp nhưng không mang về nước được thì thời nay con cháu nó theo gia phả nhân danh hữu nghị Mác Lê Nin giả dối khốn nạn, giả vờ giúp đỡ làm mấy cái đường sắt vớ vẩn để lẻn vào nước Việt đào bới cướp về . 
Bây giờ lại bày ra trò cho nó quy hoạh để nó trấn yểm hết huyệt đạo, khai thác hết những đồ cổ của vạn năm trước dưới sống Hồng sao? 
Chúng mày có biết dưới sống Hồng có cả một nền văn minh Việt có dấu vết của các văn minh phương Tây như là chứng tích của cội nguồn văn hoá Việt lan toả ra thế giới từ vạn năm trước mà bọn Viễn Đông bác cổ ngu dốt mù quáng với tinh thần lấy Trung Quốc làm trung tâm văn hoá không bao giờ hình dung nổi? 
Vũ Khiêu với Trần Ngọc Thêm, hai ông phỗng văn hoá mà chúng mày bày ra làm ngoáo ộp doạ trí thức và làm cò mồi cây cảnh - những hình mộm văn hoá nội nón rách quyền lực để đuổi chim cho chế độ ấy có tư vấn cho chúng mày việc đó không?
Hay chỉ làm cây cảnh chụp ảnh, lấy chữ ký, doạ dẫm bọn lãnh đạo ngu dốt, rồi viết sách báo nói nhăng nhít về văn hoá Việt để lừa dân chạy tội cho thể chế?
Mười cái đảng ở Việt Nam có được lập ra cũng không đáng đổi lấy một khúc cát sông Hồng chữ đừng nói một hội nghị. Vì long mạch của đất Việt chạy từ Ba Vì qua sông Hồng chạy đến Quảng Ninh.
Chúng mày quen mời thầy cúng bái xem phong thuỷ đặt mồ đặt mả để được lên chức mà sẵn sàng dể cho bọn chó Tàu quy hoạch những đất thiêng như vậy sao?
Hay đây là đòn chúng mày đánh nhau tranh ghế, gắp than bỏ vào tay BT Hà Nội để kích động nhân dân căm thù ông này vì nghĩ ông ta có bố gốc Tàu đã gây ra Formosa thì sẽ chất thêm tội để dân căm thù phỉ nhổ?
Nếu có đánh nhau thì tránh ra chỗ khác mà đánh nhau, đừng đánh nhau trên sống Hồng, đất thiêng của cả giống nòi từ hàng vạn năm nay nhé!
Chúng mày hết trò rồi mới nghĩ ra việc cho thằng Tàu xuống sông Hồng để trấn yểm đất thiêng, phá tan huyệt đạo và long mạch rồi lại quả cho chúng mày bằng tiền chính chúng mày ăn cắp ăn cướp của nhân dân, của con cháu ngàn đời.
Hay đây là thế lực thù địch nào đó xúi giục chúng mày, đưa chúng mày vào tròng, mất công mất tiền họp hành đăng báo để làm nhân dân thêm căm thù, kinh tởm những con chó Tàu hớn hở khoe lông?
Các vị to to hãy thôi chúi mũi vào Vũ Huy Hoàng như trẻ con chơi trò doạ búp bê tham nhũng, hãy để ý đến chuyện tày đình này để chứng tỏ mình sạch nước cản về trách nhiệm với những điều thiêng của Tổ tiên gửi lại.
Không nhìn vượt qua đũng quần Trung Quốc thì đừng có nói những chuyện phát triển, rồi hội nhập nọ kia, thối lắm, vì nói cao xa mới mẻ đến đâu cũng chỉ là thứ vẹt Tàu loại hai nói tiếng Tây thôi!

Đ.M.T.

Quy hoạch hai bên sông Hồng: Nói có sự tương đồng là vội vã

TP - UBND thành phố Hà Nội đang tái khởi động nghiên cứu quy hoạch hai bên sông  Hồng có sử dụng kinh phí tài trợ của 3 tập đoàn bất động sản. Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, không thể đặt ra vấn đề tương đồng ở đây được, bởi đặc trưng của dòng sông Hồng rất khác so với các nước.
Quy hoạch hai bên sông Hồng: Nói có sự tương đồng là vội vãTheo KTS Đào Ngọc Nghiêm, quy hoạch 2 bên sông Hồng vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo thoát lũ. Ảnh: Hồng Vĩnh.
KTS Đào Ngọc Nghiêm nói: Trong quy hoạch hai bên sông Hồng, theo tôi vấn đề an toàn dòng chảy, an toàn thoát lũ là yếu tố quan trọng nhất. Trong lịch sử dòng chảy, thế sông có nhiều biến động khó lường. Cả dòng thượng nguồn sông Hồng chảy qua Trung Quốc trong khi ta không nắm rõ những tác động thượng nguồn. Tôi được biết có rất nhiều trạm thủy điện trên thượng nguồn nên đã có tác động khá nhiều đến hạ lưu phần qua các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Yêu tố cần quan tâm là tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và lượng mưa trên thượng nguồn. Từ năm 2011, lượng nước mưa đã vượt quá lượng tính toán. Ví dụ, khi tính toán lượng nước mưa bình thường tần suất chỉ khoảng 200ml nhưng thực chất thời gian vừa qua đã thấy lên đến 400ml. Nói về thế sông, bãi giữa trước đây hoàn toàn bồi, nên đã hình thành ra điểm dân cư bãi giữa, gần như 1 phường.

Sau đó đã bị lở đi rất nhiều, cuối cùng không còn dân cư ở đó. Như vậy sông Hồng biến động rất lớn, bình thường mùa cạn có thể ở cốt 2 so với mực nước biển nhưng khi dâng cao năm 1971 đến 11,5. Sông Hồng còn góp phần quan trọng vào giao thông đường thủy, kết nối nhiều tỉnh thành.
Ngoài ra, sông Hồng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng và văn hoá lịch sử. Nhiều căn cứ quân sự đóng gần sông Hồng. Nhiều làng nghề, nhiều di tích nằm dọc hai bên sông. Tính riêng đoạn qua nội thành Hà Nội đã có gần 30 di tích, trong đó nhiều di tích quốc gia cần bảo tồn…Tôi cũng nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, phát triển hai bên sông Hồng là rất cần thiết.
Đã có nhiều dự án đề xuất xây dựng thêm nhiều công trình cao ốc dọc hai bên sông Hồng. Vậy theo ông nên xem xét đề xuất này ra sao?
Như tôi đã nói yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo thoát lũ. Đây là an nguy của hàng triệu dân. Thứ hai, khi quy hoạch phải xác định sông Hồng là trục cảnh quan chính của thành phố, kết nối sự phát triển hai bên bờ Nam-Bắc, ưu tiên không gian xanh, nơi vui chơi và công trình phục vụ cộng đồng.
Thực tế, đây là nơi tạo ra những điểm dân cư, càng ngày càng có sức hút nhưng thành phố vẫn chưa có giải pháp quản lý chặt chẽ. Nếu trước kia chỉ là điểm dân cư nhỏ lẻ thì từ những năm 1960 đã hình thành nhiều khu dân cư lớn tại Ngọc Thụy, Phúc Xá, Long Biên, Đầm Trấu…và đến nay đã lên tới hơn 20 vạn dân.
KTS Đào Ngọc Nghiêm.
Những năm qua, đã có nhiều dự án quy hoạch hai bên sông Hồng. Vậy vì sao đến nay vẫn chưa có đồ án nào được duyệt?
Đúng là chúng ta đã có nhiều đồ án nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng trong những năm qua. Tôi ví dụ như năm 2000 – 2007, chúng ta có dự án Seoul – Hà Nội nghiên cứu quy hoạch tổng thể 2 bên sông Hồng. Đồ án đã được hoàn thành và tổ chức lấy ý kiến người dân. Đã có nhiều tổ chức quốc tế tham gia cùng chúng ta.
Như vậy có thể thấy 2 bên sông Hồng có sự hấp dẫn lớn với những nhà nghiên cứu, nhưng cũng là nơi thể hiện tầm nhìn rất khác nhau. Từ đó đến nay chưa có dự án nào được duyệt, kể cả những dự án rất công phu mà chúng ta đã phối hợp với Hàn Quốc mới chỉ nghiệm thu dự án.
Nguyên nhân là mỗi dự án dường như mới chỉ xem xét một vài khía cạnh mà chưa có đánh giá, giải pháp tổng thể. Trong khi đây là vấn đề phức tạp, cần đa ngành, xem xét nhiều yếu tố bao gồm cả các vấn đề về an ninh quốc phòng; đòi hỏi sự thận trọng, kế thừa các nghiên cứu và phải có tầm nhìn.
Chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn sang các nước châu Âu, châu Á… nhưng có thể khẳng định đặc trưng của dòng sông Hồng rất khác so các nước khác, ngay cả những nước trong khu vực, sát với Việt Nam. Do đó không thể đặt ra vấn đề tương đồng ở đây được.
Mục tiêu khai thác khác, yếu tố an ninh quốc phòng rất quan trọng. Do đó, ai nói có sự tương đồng là kết luận rất vội vã. Yêu cầu quy hoạch hai bên sông Hồng đặt ra là rất cấp thiết nhưng tôi biết đến nay thành phố mới giao nhiệm vụ quy hoạch phân khu sông Hồng mà chưa có tiến triển gì nhiều.
Phải có định hướng phát triển 2 bên sông Hồng, không thể chỉ căn cứ vào quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 mà phải nghiên cứu tác động của dòng sông Hồng đến các tỉnh thành.
Quy hoạch hai bên sông Hồng có ảnh hưởng đến các tỉnh thành, vậy có cần ban chỉ đạo cấp vùng?
Tôi cho rằng Hà Nội phải chủ trì nhưng có sự tham gia của đa ngành, các thành viên Chính phủ. Việc lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế là yêu cầu quan trọng.  Nên là 1 liên danh trong nước và nước ngoài,  không thể giao cho nước ngoài cả. 
Luật Xây dựng hiện nay đã đặt ra vấn đề lựa chọn tư vấn phải đấu thầu rộng rãi  chứ không thể chọn. Trường hợp chọn phải được sự cho phép của Chính phủ. Công tác phản biện khá quan trọng, và cần thiết phải có chuyên gia, đặc biệt là cộng đồng tham gia trong công tác quy hoạch. Phải tính đến yếu tố cộng đồng, có vai trò cộng đồng. Phát triển hai bên sông Hồng phải vì dân do dân, không thể áp đặt. Và phải tính đến khai thác của người dân 2 bên sông Hồng. Ví dụ không gian xanh công cộng hiện đang rất thiếu.
Cảm ơn ông!
Minh Tuấn, Trần Hoàng (thực hiện

Hà Nội sẽ trả lời về việc cho Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng


N. Huyền



Chiều muộn ngày 20/3, phóng viên Báo điện tử Infonet đã liên lạc được với ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng – người phát ngôn của UBND TP Hà Nội. Qua điện thoại, ông Quý Tiên ngắn gọn cho biết “đã biết sự việc và đang họp” rồi tắt máy.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Infonet bản chất sự việc không như những gì báo chí đang đăng tải.
Ngày 20/3, thông tin trên một số báo cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
Theo đó, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco)  mời tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng.
UBND TP Hà Nội đồng ý để các cơ quan của Thành phố cung cấp số liệu thủy văn lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.(Ảnh minh hoạ)
Những số liệu được UBND thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Cụ thể, Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội ngày 14/3 nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Báo chí cũng đưa tin, đầu tháng 2/2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở này bàn giao tài liệu liên quan đến lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.
Đầu tháng 3/2017, Geleximco đã cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị xin được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường để được cung cấp các số liệu trên.
Sau ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố Hà Nội giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Sau đề nghị kể trên, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trước đó, trong đó có chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng, cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Theo thông tin mà phóng viên Infonet có được, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội không phải là đơn vị duy nhất được UBND TP giao thực hiện lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Bởi trước đó, vào trung tuần tháng 1, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 13/TB-UBND về chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, Nguyễn Đức Chung về việc giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Các hồ sơ thiết kế quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của các đơn vị tư vấn trước đây đã nghiên cứu liên quan dọc 2 bên sông Hồng, bàn giao cho 3 nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sungroup), Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) để cung cấp cho các đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc nghiên cứu quy hoạch dọc 2 bên sông Hồng phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo quỹ đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông. Bên cạnh đó, đồ án cần nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến đường dọc hai bên sông kết hợp làm đê ngăn lũ.
Nghiên cứu quy hoạch phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn 2 là quy hoạch 2 bên sông Hồng đoạn còn lại trên địa bàn thành phố.
Các nhà đầu tư có thể mời thêm nhiều đơn vị tư vấn thiết kế tham gia nghiên cứu lập nhiều phương án quy hoạch để có thể lựa chọn được phương án khả thi nhất. Việc xem xét, lựa chọn ý tưởng thiết kế sẽ được cơ quan quản lý  thực hiện trước ngày 30/3/2017.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và đơn vị liên quan tổng hợp rà soát các hồ sơ, tài liệu hiện có, tài liệu chưa có cần bổ sung để phục vụ nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng.

Không có nhận xét nào: