Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã thông tin về dự thảo luật mới, trong đó có quy định, trẻ em từ 8 tuổi trở lên, nếu có hành vi làm ảnh hưởng đến hình tượng của các anh hùng liệt sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
“Những người làm tổn hại tên tuổi, hình tượng, uy tín và danh dự của những anh hùng liệt sỹ sẽ phải chịu trách nhiệm”, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đề cập đến một số điều bổ sung vào dự thảo bộ luật dân sự.
Tân Hoa Xã cũng lưu ý rằng dự thảo luật mới sẽ quy định độ tuổi có “năng lực hành vi dân sự” là 8 tuổi, giảm 2 tuổi so với giới hạn 10 tuổi trước đó.
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi lên nắm chính quyền đã thực hiện rất nhiều những chính sách nhằm kiểm soát người dân, không để họ có được cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin chân thực. Kể cả về mặt lịch sử, ĐCSTQ luôn tô vẽ những nhà lãnh đạo thành những bậc thánh nhân, anh hùng, coi sự xuất hiện của họ là một quy luật lịch sử và mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc.
Tân Hoa Xã trích dẫn lời của một quan chức giấu tên, nói rằng “những người nào cố tình phỉ báng và sỉ nhục anh hùng liệt sỹ, bóp méo sự thật, vu khống, làm tổn hại đến lợi ích chung và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội” sẽ phải bị xử lý.
Luật mới đã được bổ sung vào dự thảo theo đề nghị của các nhà lập pháp trong Quốc hội, các đại biểu tán thành rằng điều đó có hiệu quả lớn đến chính sách và tư tưởng của ĐCSTQ.
Tháng Bảy năm ngoái, Zhang Shujun thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Đảng công bố một sáng kiến nghiên cứu nhằm “chinh phục dư luận xã hội với tính thuyết phục cao và những câu chuyện truyền cảm hứng về những thành tựu lịch sử của Đảng”, theo Global Times.
Trong công tác tuyên truyền, ĐCSTQ đã kết hợp những cá nhân anh hùng với những thông điệp về ý thức hệ của cách mạng, đấu tranh giai cấp, và lòng trung thành với Đảng – đặc điểm được cho là không thể thiếu đối với sự sống còn của người Trung Quốc.
Nổi tiếng trong số đó là người lính Lôi Phong, một chiến sĩ của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sau cái chết của mình, Lôi Phong đã được hình tượng hóa thành một nhân vật vị tha và khiêm tốn, một người hết lòng với Đảng Cộng sản, Chủ tịch Mao Trạch Đông và nhân dân Trung Quốc.
Lôi Phong được miêu tả như một công dân kiểu mẫu và quần chúng nhân dân được cổ vũ học theo lòng vị tha, khiêm tốn, và hết đời hiến dâng của Lôi Phong. Dù rằng có thể từng tồn tại người lính tên là Lôi Phong trên thực tế, thì những giai thoại về cuộc đời ông mà hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản dựng lên đã gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ, khiến ông trở thành một đề tài cho nhiều người Trung Quốc chê cười và nhạo báng. Tuy nhiên có một sự thật rằng hình ảnh của Lôi trong vai trò một quân nhân mẫu mực đã tồn tại qua nhiều thập kỷ với những thay đổi về mặt chính trị ở Trung Quốc.
Quân đội cộng sản, người đóng vai thứ chính so với chính phủ Quốc Dân Đảng trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản, đã thành lập một chế độ độc tài, đàn áp dã man những người theo chủ nghĩa dân tộc. Trong những năm 1960 và 1970, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông đã điên cuồng giết chóc và hủy diệt vô số những di sản vô giá của quốc gia và văn hóa truyền thống.
Ngày nay, chính quyền hướng đất nước đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa Mao, nhưng các cuộc đàn áp bạo lực và hàng loạt vụ giết chóc đối với các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số, cũng như tước đoạt quyền công dân, vẫn đang tiếp diễn.
ĐCSTQ dường như kiên quyết bảo vệ quá khứ của mình. Bắt đầu từ tháng Hai, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times), cùng với kênh truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), đã gặp phải những cuộc tấn công dai dẳng nhằm phá rối và ăn cắp dữ liệu.
Cho tới nay, Epoch Media Group và Đài truyền hình Tân Đường Nhân ngày càng đi sâu hơn về tình hình hiện tại của Trung Quốc, và phơi bày những nội tình và sự thật đang bị chính quyền Trung Quốc cố gắng che đậy. Những bài báo phân tích và dự đoán chính xác, đã trở thành một cơn ác mộng kéo dài của ĐCSTQ, khiến chính quyền nước này cảm thấy lo sợ. Vì vậy, mỗi khi có sự kiện trọng đại phát sinh ở Trung Quốc, chính quyền sẽ lại phát động một đợt công kích và phong tỏa điên cuồng, ý đồ quấy nhiễu ngăn cản kênh truyền thông độc lập đưa tin sự thật.
Tuệ Tâm, theo Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét