Tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc Biển Đông. Bốn tiền đồn này với các đường băng và hệ thống radar cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Chiến đấu cơ của không quân Trung Quốc
Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến tên lửa ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, một cơ quan của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) cảnh báo.
Kế hoạch của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông gần như đã hoàn tất. Bắc Kinh có thể triển khai máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Đó là nhận định của cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington công bố hôm 27/3.
Reuters dẫn tuyên bố của giám đốc AMTI Greg Poling cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng 3 này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều ăngten radar trên hai đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông là Chữ Thập và Subi .
Như vậy, Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ pháo hạng nặng cho đến tên lửa ở ba đảo nhân tạo xây dựng trái phép gồm Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Poling, với hai ăngten mới này, Trung Quốc chuẩn bị các động thái mới trong tương lai gần.
Cân cảnh một số công trình quân sự trên đá Chữ Thập bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp
Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc Biển Đông. Bốn tiền đồn này với các đường băng và hệ thống radar cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Từ một năm nay, Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ở đảo Phú Lâm và ít nhất một lần điều tên lửa chống hạm ra đảo này. Vệ tinh còn phát hiện các cơ sở có mái che «đóng mở» ở ba đảo nhân tạo Chữ Thập và Subi và Vành Khăn nhằm bảo vệ các dàn tên lửa di động. Đá Chữ Thập còn có cơ sở đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự, 3 máy bay cỡ lớn, kể cả máy bay ném bom.
Trung Quốc luôn bác bỏ những chỉ trích của Mỹ và quốc tế rằng nước này đang “quân sự hóa” Biển Đông. Tuy nhiên tuần trước khi thăm Úc, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố những thiết bị mà Bắc Kinh đặt tại các đảo nằm trong khu vực tranh chấp chỉ "nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải”?!
Tại cuộc họp báo hôm 28/3, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết chưa được biết về báo cáo của AMTI, nhưng bà Hoa bất chấp sự thật Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh hải của các nước khác đã ngang nhiên nói: “Đối với Trung Quốc, triển khai hay không triển khai các phương tiện phòng vệ cần thiết trên lãnh thổ của mình là một vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc là trung tá Gary Ross từ chối bình luận về báo cáo của AMTI với lý do đây không thuộc chức năng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, trung tá Ross khẳng định: “Việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông là một trong nhiều bằng chứng cho thấy họ tiếp tục hành động đơn phương, làm tăng căng thẳng trong khu vực và cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Vào thời điểm chính quyền của tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và dự kiến sẽ bàn thảo các thỏa thuận với Trung Quốc, giới quan sát hy vọng ông Trump là người có khuynh hướng quyết liệt trong mọi chuyện ông làm. Trong chính sách ngoại giao, nếu ông Trump quyết liệt cùng với những tuyên bố của Ngoại trưởng Tillerson thì điều nên làm là phải cứng rắn trên Biển Đông.
Cận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố.Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Đá Subi đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng, các công trình quân sự kiên cố. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Trước đó, trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ để được phê chuẩn chức vụ Ngoại trưởng, ông Rex Tillerson đã chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói Trung Quốc lẽ ra không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng phi pháp ở Biển Đông và Mỹ nếu cần có thể phong tỏa việc tiếp cận các đảo nhân tạo này. Nhưng trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông trong tháng này, ông Tillerson đã dịu giọng hơn với Bắc Kinh.
Báo cáo của AMTI đánh giá, với 3 căn cứ không quân ở Trường Sa và một căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có khả năng hoạt động gần như trên toàn bộ Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu của AMTI cho rằng các thiết bị cảnh báo sớm và radar tiên tiến đặt trên các Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Châu Viên cũng như trên đảo Phú Lâm sẽ mở rộng tầm hoạt động tương tự cho các thiết bị của Bắc Kinh.
Hơn một năm trước, Trung Quốc lắp đặt tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm và ít nhất một lần triển khai tên lửa hành trình chống hạm tại đây. Tháng trước, vẫn Reuters dẫn lời giới chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng gần 20 cấu trúc trên các Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Dường như các công trình này được thiết kế để chứa tên lửa đất đối không tầm xa. Bắc Kinh cũng được cho là đã xây dựng các kho chứa thiết bị phóng tên lửa tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn.
Phú Lộc -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét