Những đám mây đen báo hiệu trước bi kịch 30/4/75
Chiến tranh thế giới lần thứ II, Hitler tiêu diệt 12 triệu người, Stalin khoảng 23 triệu người trong các cuộc thanh trừng…
Cộng cả số nạn nhân bị Hitler và Stalin giết không bằng Mao Trạch Đông 78 triệu! Mao trở thành kẻ giết người kinh khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. (theo thống kê của sử gia Picro Scaruff )
Để có một cái nhìn tổng quát hơn về những diễn biến đã xẩy ra, tác giả lược qua về bối cảnh quá khứ cận đại của một đất nước có trên một tỷ dân với nền văn hóa lâu đời dưới thời Mao. (1958- 1972)
“Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” từ khi được thành lập, nó đã bị cô lập với thế giới. Sự chuyển hướng về tinh thần làm thay đổi bộ mặt nước Tầu theo ý tưởng của Mao Trạch Đông, cách mạng theo ông là phải táo bạo và đấu tranh giai cấp không ngưng nghỉ… Mao làm toàn những gì không ai có thể đoán trước nổi, làm những việc ác độc chưa hề có trong lịch sử. Mao trội vượt Trụ Vương nhà Thương cai trị Tầu vào thế kỷ 11 trước công nguyên.
Lịch sử Tầu xem Trụ Vương là vị vua đáng kinh tởm nhất vừa khiếp sợ nhất. Trụ xem mạng người như cỏ rác, thích phơi thây từng đống xác người để răn đe những kẻ nào muốn làm loạn. “Ngã vị thiên hạ sự, hà tích tiến dân tại” Ta mưu việc thiên hạ thì tiếc gì tai họa của đám tiểu dân”.Châm ngôn trong tương truyền của Thành Cát Tư Hãn có thể phản ảnh tinh thần họ Mao, nhưng cái thiên hạ đó chỉ là quyền bính chứ không phải là lý tưởng cộng sản.
Tần Thủy Hoàng , người lập nên nhà Tần và đế quốc Tầu tồn tại gần hai trăm năm, có công xây lên Vạn Lý Trường Thành là bạo chúa thứ hai mà Mao ngưỡng mộ và thường ví mình như mấy ông vua này. Tần Thủy Hoàng giống như Trụ Vương, cũng thâu tóm các nước nhỏ vào nước Tầu.
Từ năm 230 đến 221, trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính) lần lượt tiêu diệt các nước Hàn, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề xây dựng nên một đế quốc lớn trung ương tập quyền chuyên chế thống nhất đầu tiên của nước Tầu, nay Mao còn thâu tóm được nhiều hơn.
Điều khiến ông say mê thích thú nhất là lịch sử cổ đại. Ông nghiền ngẫm và đọc đi đọc lại các sách sử của 24 triều đại từ năm 221 trước công nguyên đến năm 1646. Đặc biệt ông hết lòng ngưỡng mộ những hôn quân bạo chúa và ông sẵn sàng sử dụng những biện pháp tàn bạo nhất để đạt mục đích của ông. Điều đáng chú ý là trong bài diễn văn đọc tại Mạc Tư Khoa vào năm 1957, họ Mao tuyên bố:“Ông sẵn sàng hy sinh ba trăm triệu người, (vào thời ấy là qua nửa dân số Trung Hoa.) Mất nửa dân số chưa gọi là thua trận. Chúng tôi sẽ hy sinh thêm nhiều người.”
Cũng lại chuyện “sẵn sàng hy sinh”, trung tuần tháng 10 năm 1954, nhân một buổi tiếp kiến Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, họ Mao nói: Bom nguyên tử chỉ là “con cọp giấy” và nếu cần Trung Quốc sẽ sẵn sàng hy sinh hàng triệu người để chiến thắng cái gọi là tên đế quốc. (ám chỉ Mỹ) Ông thản nhiên bảo Nehru:“bom nguyên tử chẳng có gì đáng sợ. Trung Quốc có nhiều người. Họ không thể dội bom chết hết được. Và nếu người ta dùng bom nguyên tử thì chúng tôi cũng làm như vậy. Chết mười hay hai chục triệu người thì có gì đáng phải sợ.” Nehru nghe nói mà sững sờ!
Thủ tướng Nehru hiểu bản chất tàn bạo, dã thú của kẻ lãnh đạo nước Tầu, còn ông Nixon vừa thiếu hiểu biết lịch sử Tầu, vừa không biết mưu đồ thâm hiểm của đối tượng mình đang kỳ vọng họ cùng hợp tác để kiến tạo một nền hòa bình cho nhân loại. Tất cả việc làm của Nixon và Kissinger chứng tỏ họ “mò mẫm” trong khi quan hệ với Bắc Kinh và gần như không hiểu gì về bối cảnh xã hội Tầu dưới thời Mao.(ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG 551)
Năm 1958, Mao ra lệnh thành lập “Nhân dân công xã” bắt dân Tầu sống tập thể và phát động chiến dịch: “Đại nhảy vọt/Grose Spung nach von” việc này giống như bắt rùa buộc vào chân ngựa… kết quả là dân Tầu chết đói vài ba chục triệu, có nhiều nơi ăn cả thịt người. Cái khủng khiếp hơn nữa là cả xã hội điên khùng, chúng đấu đá nhau bất kể kẻ sống, người chết cuộc“cách mạng văn hóa” được Mao khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966.
Trong phiên tòa thẩm vấn sáng ngày 3 tháng 11, Giang Thanh nói ra một số việc khiến công chúng sửng sốt, trong đó quan trọng nhất là:“Tôi là con chó của Chủ tịch bảo cắn ai, tôi cắn người đó”.
Mao cha đẻ ra Hồng Vệ Binh, một tổ chức thanh niên Tầu được giáo dục đến mức cuồng nhiệt, tôn sùng chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông giết bất cứ ai, phá phách bất kể cái gì trong cuộc đấu đá nội bộ Đảng, những nhân vật trụ cột của chế độ như Lưu Thiếu Kỳ, Nguyên Soái Hạ Long, Bành Đức Hoài…bị Hồng Vệ Binh và hàng triệu đảng viên bị thanh trừng.
Cách Mạng Văn Hóa đã khiến bộ máy chính quyền Tầu Cộng bị tê liệt. Một số cơ quan cách mạng được thành lập trên thực tế, khi đả phá nền văn hóa tư sản cũ, Hồng Vệ Binh được toàn quyền phá hoại, tra tấn và sỉ nhục. Đồng thời, các trường học đóng cửa khiến cho xã hội và kinh tế gián đoạn nhiều năm, hàng trăm ngàn đảng viên bị giết và cầm tù, khoảng 40 triệu dân Tầu bị chết đói.
Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, Tầu Chệt cũng áp dụng chính sách đối ngoại bạo lực, Hồng Vệ Binh làm mưa làm gió trước tòa Đại Sứ Liên Xô. Căng thẳng trên biên giới với Liên Xô.
Nước Tầu đen tối, hỗn loạn trong thời kỳ cách mạng văn hóa hầu hết các nhà máy, xí nghiệp hoàn toàn bị tê liệt hoặc bán tê liệt, xã hội rối loạn, xáo trộn chưa từng có, kèm theo là những thảm bại về kinh tế của Mao và ĐCSTQ đã đẩy đất nước Tầu Cộng xuống mấp mé bờ vực, thì ở bên kia bờ Đại Tây Dương những bộ óc thiếu sáng suốt ở Nhà Trắng bằng ý chí và hành động đối với Bắc Kinh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng, kinh ngạc và lo ngại. Còn đồng minh của Hoa kỳ thì mất niềm tin và thấy mình bị biến thành món hàng hóa để Mỹ đổi chác với Tầu Cộng. Một cuộc đổi chác mà Hoa Kỳ “mất cả chì lẫn chài .” Đó là chuyến đi thăm Bắc Kinh của Tổng Thống Hoa Kỳ R. Nixon. Khi ông thực hiện được ước mơ trong đời ông như trong hồi ký ông đã viết:
“Early in October I gave an interview to Time magazine. I said that: “If there is anything I want to do before I die, it is to go to China. If I don’t, I want my children to.” (Page.549) The Memoirs of Richard Nixon. Arsset& Dunlap Company Publihers. New York. Tạm dịch
“Đầu tháng Mười, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Times, tôi nói: “Nếu trước khi nhắm mắt tôi còn điều mong muốn gì thì đó là được đi thăm Trung Quốc. Nếu tôi không làm được thì con cháu tôi sẽ làm việc này.”
Chuyện này là nguyện vọng mong ước của ông Nixon thì chẳng ai hoài công quan tâm. Nhưng nó đã mang lại nhiều hậu quả rất xấu cho nước Mỹ và cả thế giới. Nên cần phải được xem như bài học lịch sử cho mọi thế hệ và mọi quốc gia.
Trở lại chuyện TT Nixon và cố vấn Kissinger. Từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây đã có nhiều người đọc sách “Ước”. Nhưng không ai được toại nguyện như ý. Chỉ có Nixon là “Ước” gì được nấy.
Tuy nhiên, để thực hiện được giấc mơ thăm nước Tầu, Nixon và viên cố vấn Kissinger được mệnh danh là ngôi sao sáng trong nền ngoại giao Hoa Kỳ. Không dễ dàng phải nói là đầy gian truân, có khi đi mối lái phải hạ mình xuống thấp như chiên con.
Trong hồi ký ông đã viết:
“On October 25 President Yahya Khan of Pakistan came (ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG 553)
to see me, and I used the occasion to establish the “Yahya channel.” We had discussed the idea in general terms when I saw him on my visit to Pakistan in July 1969. Now I told him that we had decided to try to normalize our relations with China, and I asked for his help as an intermediary” (...).
“Of course we will do anything we can to help,” Yahya said, “but you must know how difficult this will be. Old enemies do not easily become new friends. It will be slow, and you must be prepared for setbacks.” (Page: 546)Tạm dịch:
"Ngày 25 tháng mười, Tổng Thống Pakistan Yahya Khan tới gặp tôi và tôi biết đây là dịp để tạo “sự móc nối Yahya”. Chúng tôi đã thảo luận một cách chung nhất vấn đề mà tôi đã đặt ra với ông trong chuyến đi thăm Pakistan của tôi, nói với ông ta rằng chúng tôi muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và yêu cầu ông ta làm trung gian giúp đỡ chúng tôi (…)
Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể giúp được các ngài – Yaha Khan nói – Nhưng các ngài biết chuyện này rất khó. Những kẻ thù cũ không dễ dàng gì trở thành những người bạn mới. Cái đó sẽ rất lâu, và các ngài phải đợi sự thất bại..."
Những con bài ném xuống chiếu bạc không còn việc gì làm ngoài việc đợi câu trả lời của Chu. Nếu chúng ta hành động quá sớm... Nhưng nếu chúng tôi không xây dựng những nền móng vững chắc, hoặc chúng tôi quá tin vào Mao và Chu... Nhưng chỉ một tháng sau, phúc đáp từ Bắc Kinh đã tới. Đêm ngày 31 tháng năm 1971 chúng tôi nhận được thông điệp kỳ thú nhưng bí ẩn của ông Hililaly, Đại sứ Pakistan” Kissinger kể lại :
“Đêm ngày 31 tháng 5 Tổng Thống Yahya Khan qua viên Đại sứ chính phủ gửi cho chúng tôi một bản thông điệp có nội dung rất khích lệ và tích cực đã tới (…)
MÓC NỐI ĐẠI THÀNH CÔNG
Nixon và Kissinger hí hửng mở rượu quý mừng sự thành công.
Bao nhiêu ngày tháng thấp thỏm đợi chờ tin vui đã đến từ Bắc Kinh. Cứ theo TT. Nixon, thì ông và Kissinger đã có những giờ phút vui mừng khôn xiết kể mà trong hồi ký ông đã diễn tả :
“Henry, I know that, like me, you never have anything to drink after dinner, and it is very late,” I said, “but I think this is one of those occasions when we should make an exception. Wait here just a minute.”
I got up and walked down the corridor to the small family kitchen at the other end of the second floor. In one of the cabinets I found an unopened bottle of very old Courvoisier brandy that someone had given us for Christmas. I tucked it under my arm and took two large snifters from the glass cupboard. As we raised our glasses, I said, “Henry, we are drinking a toast not to ourselves personally or to our success, or to our administration’s policies which have made this message and made tonight possible. Let us drink to generations to come who may have a better chance to live in peace because of what we have done.”
As I write them now, my words sound rather formal, but the moment was one not just of high personal elation, but of a profound mutual understanding that this truly was a moment of historical significance. (Page: 552) Tạm dịch:
“Henry- Tôi nói- tôi biết ông cũng như tôi, chúng ta không uống gì sau bữa ăn, và đã quá khuya rồi. Nhưng tôi cho rằng đây là một dịp để chúng ta đưa một ngoại lệ. Xin ông đợi tôi một chút. Tôi đứng lên, đi ra ngoài hành lang, vào bếp của gia đình ở trên lầu hai. Trên một giá gỗ, tôi lấy một chai Courvoisier lâu năm mà ai đó tặng tôi nhân dịp lễ Noel, tôi cắp chai rượu (ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG 555) vào nách và lấy hai chiếc cốc trong rổ bát. Khi nâng cốc lên, tôi nói: “Henry, chúng ta uống không vì thắng lợi của chúng ta, cũng không vì chính sách của chính phủ chúng ta để có được bản thông điệp và sự kiện tối nay. Chúng ta uống vì thế hệ sau này có may mắn được sống hòa bình nhờ vào những việc chúng ta đã làm”.
Bạch Cung là nơi sống và làm việc của các vị Tổng Thống Mỹ, nơi phục vụ cho một nền dân chủ không phải là công việc của người đa cảm, yếu tim. Thật không gì vô phúc hơn cho dân khi có loại người này sống và làm việc ở đây!
Tổng Thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia và cũng là người đứng đầu chính phủ Mỹ đây là viên chức chính trị cao nhất và ảnh hưởng lớn nhất về mặt đối nội cũng như đối ngoại.
Qua đoạn hồi ký trên của Nixon cho chúng ta thấy khá rõ bản lãnh của người lãnh đạo, còn viên cố vấn của ông có lẽ cũng không làm việc bằng lý trí mà nặng về bói toán, về chữ nghĩa.
Trong lá thư của Chu Ân Lai gửi Tổng Thống Nixon. Kissinger bảo Nixon:
“Chu đã chơi chữ: “Trong quá khứ chúng tôi đã nhận được nhiều thông điệp của Hoa Kỳ từ những nguồn khác nhau, ông ta nói nhưng đây là lần đầu tiên ý kiến xuất phát từ cái đầu, qua một cái đầu gửi cho một cái đầu. (Khỉ) “Qua trung gian của một viên Đại sứ Pakistan” ( …)
Bản thông điệp rất đáng khích lệ. Như Kissinger đã nhận xét với giọng tin chắc: “Bản thông điệp không có một lời thóa mạ nào (nếu nó ngạo mạn mắng nhiếc Tổng Thống thì sao?) và không đề cập đến vấn đề Việt Nam chứng tỏ Bắc Kinh không coi vấn đề này là một trở ngại không thể vượt qua cho việc xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.
“I did my best to make sure that the Lam Son operation at the beginning of 1971 did not cut off this budding relationship as the Cambodian operation had threatened to do the year 556 TRẦN NHU
before. In a press conference on February 17 I stress that our intervention in Laos should not be interpreted as any threat to China. In Peking the People’s Daily, the official government newspaper, vehemently rejected my statement: “By spreading the flames of war to the door of China, U.S. imperialism is on a course posing a grave menace to China…. Nixon ha indeed fully laid bare his ferocious features, and reach the zenith in arrogance.” (Page 547-548)
Tôi cố gắng làm cho chiến dịch Lam Sơn từ đầu năm 71 không phá hủy mầm mống của mối quan hệ này (có nghĩa là Tổng Thống hãm phanh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được phép chiến thắng quân xâm lược).
“On March 15 the State Department announced the termination of all restrictions on the use of American passports for travel to mainland China. On April 6 a breakthrough occurred in a totally unexpected way: We received word from the American Embassy in Tokyo that an American table tennis team competing in the world championships in Japan had been invited to visit the P.R.C. in order to play several exhibition matches.
I was as surprised as I was pleased by this news. I had never expected that the China initiative would come to fruition in the form of a Pingpong team. We immediately approved the acceptance of the invitation, and the Chinese responded by granting visas to several Western newsmen to cover the team’s tour.
On April 14 I announced the termination of the twenty-year-old embargo on trade between us. I also ordered a series of new steps taken for easing currency and shipping controls applying to the P.R.C. The same day Chou En-lai personally welcomed our table tennis players in Peking.” (Page 548) Tạm dịch:
Ngày 15 tháng ba, Bộ ngoại giao báo tin đã bỏ những hạn (ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG 557)
chế trong việc sử dụng hộ chiếu Mỹ đi Trung Hoa lục địa. Ngày mồng 6 tháng tư, đã có một sự đột phát bất ngờ: Sứ quán của chúng tôi ở Tokyo cho biết một đội bóng bàn Mỹ tham gia đoạt giải cúp thế giới được mời sang thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đấu một số trận .
Tôi ngạc nhiên hơn là hài lòng về sự kiện này. Tôi không bao giờ nghĩ đến sáng kiến của Bắc Kinh lại chín mùi bằng một đội bóng bàn. Chúng tôi xác nhận ngay là một lời chào mời. (thông minh tuyệt vời).
Ngày 14 tháng Tư, tôi bãi bỏ lệnh cấm vận về thương mại đã có từ hai chục năm nay” (…)
Hồi ký Nixon nói về hai nàng công chúa yêu quý
“The other day was Easter Sunday,” I began. “Both of my daughters, Tricia and Julie, were there - and Tricia with Eddie Cox - I understand they are getting married this June - and Julie and David Eisenhower.
“And the conversation got around to travel and also, of course, with regard to honeymoon travel and the rest. They were asking me where would you like to go? Where do you think we ought to go?
“So, I sat back and thought a bit and said, ‘Well, the place to go is to Asia.’ I said, ‘I hope that sometime in your life, sooner rather than later, you will be able to go to China to see the great cities, and the people, and all of that, there.’
The tempo began to speed up considerably. On April 27 Ambassador Hilaly came to the White House with another message from Chou En-lai via President Yahya. After the ritual insistence that Taiwan was the principal and prerequisite problem, which had to be resolved before any relations could be restored, the message added that the Chinese were now interested in direct discussions as means of reaching that settlement, and therefore “the Chinese government reaffirms its willingness to receive publicly in Peking a special envoy 558 TRẦN NHU
of the President of the U.S. (for instance, Mr. Kissinger) or the U.S. Secretary of State or even the President of the U.S. himself for a direct meeting and discussion.” (Page 549)Tạm dịch:
Hôm nọ ngày chủ nhật của lễ Phục Sinh – tôi bắt đầu nói: Hai con gái của tôi, Julie và Tricia đang ở đây, Tricia với Eddie Gox…
Sau một lúc suy nghĩ, tôi trả lời: Nơi mà chúng ta cần đến là Châu Á. Tôi hy vọng một lần trong cuộc đời của họ cái sớm nhất và cái tốt nhất, có thể sang Trung Quốc để thấy những thành phố lớn, dân cư và tất cả những gì ở đây.(...)
Nhịp độ bắt đầu tăng dần lên: Ngày 27 tháng 4, viên Đại sứ Hilaly mang đến Nhà Trắng một bức thông điệp của Chu Ân Lai qua Tổng Thống Yahya. Sau Đài Loan là vấn đề chính trị và có thể chấp nhận được phải giải quyết trước mọi quan hệ đặt ra các thỏa thuận. “Trung Quốc khẳng định lại việc đón tiếp công khai ở Bắc Kinh một phái viên đặc biệt của Tổng Thống Hoa Kỳ để có được một cuộc đối thoại trực tiếp.
(Bạn đọc than mến, nhân 30/4/2017, tác giả sẽ post loạt bài có liên quan đến bi kịch đen tối 30/4/75)
“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
VỚI LÒNG TIN ĐÓ ÔNG CHO HẠ BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 VÀ THU HỒI BỚT VŨ KHÍ CỦA DÂN QUÂN? Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tu...
-
Phạm Chí Dũng - Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8? Vụ Trung Quốc điều tàu HD-8, được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh, bất thần xâm nhập khu vực ...
-
( Tin tức thời sự ) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. ...
-
Chỉ là nhân vụ bắt cóc đầu thú, có thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay Hoa Nam nhúng vào nhằm chia uyên rẽ thuý. Chợt nhớ chuyện xưa mà khôn...
-
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018 | 1.12.18
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét