Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong quý 1/2017 đã tăng trên 77% so với cùng kỳ năm ngoái...
Làn sóng đầu tư thứ ba của Hàn Quốc vào Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ.
BẠCH DƯƠNG
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng trên 77% trong quý 1/2017, trong đó Hàn Quốc là nước dẫn đầu với tổng vốn 54 tỷ USD.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/3/2017, cả nước có 493 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 2,9 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016; có 223 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,94 tỷ USD, tăng 206% so với cùng kỳ và 1077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 853 triệu USD, tăng 172% so với cùng kỳ 2016.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính chung trong quý 1/2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 6,54 tỷ USD, chiếm đến 84,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý 1.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 343,7 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 296,8 triệu USD, chiếm 3,85% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, quý 1, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỷ USD, chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD.
Ba tháng đầu năm nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 2,61 tỷ USD, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,39 triệu USD, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tư. Tp. HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký gần 600 triệu USD, chiếm 7,78% tổng vốn đầu tư.
Như vậy, luỹ kế đến 20/3/2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,6 tỷ USD; tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,6 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD.
Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD. Từng đứng sau Nhật Bản song vài năm trở lại đây, với đà suy giảm của vốn FDI Nhật, Hàn Quốc đã bứt tốc và ngày càng bỏ xa các nước xếp sau về quy mô đầu tư.
Đứng thứ hai là Nhật Bản với 42,49 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
Vốn FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó Tp. HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương với 28,2 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu với 27,2 tỷ USD, Hà Nội với 26 tỷ USD.
Một số dự án FDI có quy mô vốn lớn trong quý 1:
Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh.
Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD.
Dự án nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư 319,8 triệu USD.
Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3, tổng vốn đầu tư 284,75 triệu USD do Singapore đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/3/2017, cả nước có 493 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 2,9 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016; có 223 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,94 tỷ USD, tăng 206% so với cùng kỳ và 1077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 853 triệu USD, tăng 172% so với cùng kỳ 2016.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính chung trong quý 1/2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 6,54 tỷ USD, chiếm đến 84,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý 1.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 343,7 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 296,8 triệu USD, chiếm 3,85% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, quý 1, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỷ USD, chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD.
Ba tháng đầu năm nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 2,61 tỷ USD, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,39 triệu USD, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tư. Tp. HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký gần 600 triệu USD, chiếm 7,78% tổng vốn đầu tư.
Như vậy, luỹ kế đến 20/3/2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,6 tỷ USD; tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,6 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD.
Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD. Từng đứng sau Nhật Bản song vài năm trở lại đây, với đà suy giảm của vốn FDI Nhật, Hàn Quốc đã bứt tốc và ngày càng bỏ xa các nước xếp sau về quy mô đầu tư.
Đứng thứ hai là Nhật Bản với 42,49 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
Vốn FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó Tp. HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương với 28,2 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu với 27,2 tỷ USD, Hà Nội với 26 tỷ USD.
Một số dự án FDI có quy mô vốn lớn trong quý 1:
Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh.
Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD.
Dự án nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư 319,8 triệu USD.
Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3, tổng vốn đầu tư 284,75 triệu USD do Singapore đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
( VnEconomy)
Tổng giám đốc WB tái khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam
Hiện nay, WB đang có 49 chương trình và dự án tại Việt Nam, với tổng giá trị cam kết là 9,5 tỷ USD...
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại cuộc họp báo.
NGUYÊN VŨ
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB), tái khẳng định tổ chức này sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm, đặc biệt trong các lĩnh vực như cấp vốn, cải cách cơ cấu, năng lượng, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là nội dung từ thông cáo báo chí mới được phát đi từ WB, sau chuyến thăm của 3 ngày đến Việt Nam của bà Kristalina Georgieva, vừa kết thúc ngày 24/3.
Thông cáo dẫn lời Tổng giám đốc WB: “Trong thập kỷ vừa qua Việt Nam đã đạt thành tích tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, và chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ, giúp Việt Nam đạt được những khát vọng của mình là trở thành một nước hiện đại, công nghiệ hóa vào năm 2035".
Bà Kristalina Georgieva cũng nhận định: “Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế nhanh và cạnh tranh hơn qua việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, và theo đuổi cải cách trong các lĩnh vực như doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính và phát triển kinh tế tư nhân”.
Cũng liên quan đến kinh tế Việt Nam, trước đó, tại buổi họp báo chiều 23/3, Tổng giám đốc WB cho rằng Việt Nam cần có động lực tăng trưởng mới, nguồn lực này phụ thuộc vào tốc độ thực hiện cải cách, trong đó cần tập trung phát triển những kỹ năng mà nền kinh tế trong tương lai cần đến.
Theo thông cáo, trong chuyến công tác chính thức đầu tiên đến Việt Nam, bà Georgieva đã gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong các cuộc gặp này, bà Georgieva khẳng định cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, và nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư công vào phát triển nguồn nhân lực, điều cực kỳ quan trọng để tạo tính cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai lâu dài.
“Tăng cường hiệu quả đầu tư, và tạo cơ hội cho các nguồn lực tài chính khác từ khu vực kinh tế tư nhân là quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh tài chính khó khăn như hiện nay của Việt Nam”, bà Georgieva nói.
Bà Georgieva cũng gặp các đối tác phát triển và đại diện các tổ chức xã hội tại Việt Nam nhằm thảo luận cách thức giải quyết các vấn đề phát triển, bao gồm biến đổi khí hậu, và tăng trưởng đô thị hóa nhanh.
Về lĩnh vực năng lượng, một lĩnh vực quan trọng đối với phát triển bền vững, bà thăm thủy điện Trung Sơn, và thảo luận với Điện lực Việt nam về cách hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải các bon thông qua năng lượng tái tạo, và tiềm năng mở rộng đầu tư xanh...
Hiện nay, WB đang có 49 chương trình và dự án tại Việt Nam, với tổng giá trị cam kết là 9,5 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, và cải thiện quản lý kinh tế và tài chính. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, năng lượng, nước và vệ sinh, và thủy lợi.
BẠCH DƯƠNG
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư khoảng 50 tỷ USD và đang góp khoảng 30% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét