Thanh tra Chính phủ kết luận: Bình Thuận thường xuyên ban hành các quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ, nhưng thực chất đây là những khiếu nại tố cáo không được giải quyết, là không phù hợp với quy định hiện hành.
Lúc 10 giờ ngày 31.3, tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Phó tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công khai kết luận số 283 (ngày 15.2.2017) của TTCP về trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (giai đoạn từ 1.1.2014 đến tháng 6.2016).
TIN LIÊN QUAN
Kiểm điểm Ban giám đốc và Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Thuận
Sáng nay 18.6, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai vừa ký công văn số 2078 yêu cầu kiểm điểm Ban giám đốc và cá nhân Giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Bình Thuận.
Theo kết luận của TTCP, trong giai đoạn trên, kinh tế - xã hội Bình Thuận có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Chẳng hạn việc tiếp công dân, có nơi chưa tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tiếp công dân; có nơi không niêm yết nội quy tại công sở như H.Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Sở TN-MT, Sở GD-ĐT…Lãnh đạo một số huyện, thị chưa chú trọng đến việc tiếp công dân.
Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo kết luận số 283: “Bình Thuận thường xuyên ban hành các quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ, nhưng thực chất đây là những khiếu nại tố cáo không được giải quyết, là không phù hợp với quy định hiện hành”.
Về xử lý tham nhũng, trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát hiện 23 vụ việc tham nhũng với 44 người vi phạm; trong đó qua kiểm tra nội bộ phát hiện 11 trường hợp; đã có 11 vụ chuyển qua xử lý hình sự.
Về đấu thầu, kết luận thanh tra cho rằng: “Còn nhiều sai sót trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt đấu thầu. Chẳng hạn như gói thầu xây dựng Trường tiểu học Đức Thắng 1, Đức Thắng 2 do UBND TP.Phan Thiết làm chủ đầu tư, hay gói thầu thi công và cung cấp thiết bị cho Trường THPT Phan Thiết do Sở GĐ-ĐT làm chủ đầu tư…”.
TIN LIÊN QUAN
Cán bộ tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận đâm cựu đồng nghiệp phải khâu 9 mũi
Chiều 12.9, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận Hoàng Đình Nghĩa xác nhận với PV Thanh Niên việc một cán bộ dưới quyền đâm người trong lúc ăn nhậu.
Kết luận thanh tra khẳng định các sai sót được nêu thuộc trách nhiệm người đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn này và Chủ tịch các địa phương, sở ngành.
TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh phải nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm của mình và trách nhiệm người đứng đầu cấp dưới của mình.
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Đặng Công Huẩn cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo phải tổ chức kiểm điểm những sai phạm mà kết luận nêu. Trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo các ban ngành có kế hoạch khắc phục sai phạm, thiếu sót.
Ông Huẩn cho biết “có tình trạng sai phạm bằng nhau, nhưng xử ông ở tầng dưới nặng hơn tầng trên”. Phó tổng TTCP yêu cầu Thanh tra tỉnh Bình Thuận phải tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh khắc phục những sai sót, tồn tại thời gian qua mà kết luận đã nêu.
Ông Đặng Công Huẩn cho biết TTCP sẽ tiếp tục theo dõi việc kiểm điểm, khắc phục tồn tại thiếu sót sau kết luận thanh tra để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu TTCP và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện nghiêm việc khắc phục sai phạm sau thanh tra và báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.7.
TIN LIÊN QUAN
Truy tố nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bình Thuận tội cố ý làm trái
Ông Nguyễn Chí Khanh (67 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận bị Viện KSND TP.Phan Thiết truy tố tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quế Hà
Bình Thuận: Nhiều cán bộ kê khai tài sản không đúng
Tại Bình Thuận ngày 31-3, ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và chủ tịch các huyện, thị, thành phố, thủ trưởng các ban ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng từ thời gian 1-1-2014 đến 30-6-2016.
Theo kết luận, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện 701 cuộc thanh tra ở 2.461 đơn vị. Đã kiến nghị thu hồi hơn 11 tỉ đồng, hơn 100 ha đất nông lâm nghiệp… Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 7,8 tỉ đồng. 112 tập thể và 115 cá nhân bị kiểm điểm, có 9 vụ được chuyển hồ sơ sang CQĐT.
Về công tác tiếp công dân, kết luận nêu rõ một số đơn vị còn bố trí nơi tiếp dân không đạt yêu cầu, có nơi không niêm yết nội quy tiếp công dân, không công khai thông tin việc tiếp dân của đơn vị mình.
Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo có đến 34,5% số hồ sơ được kiểm tra không có biên bản làm việc (xảy ra tại các đơn vị Phan Thiết, Đức Linh, Hàm Tân, Sở Tài chính…), thậm chí có đến 29% đơn tố cáo không có văn bản giải trình của người bị tố cáo (tại các sở TN&MT, GTVT, NN&PTNT, huyện Hàm Thuận Nam, Tuy Phong...).
Về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, chỉ có duy nhất thanh tra tỉnh còn chưa đơn vị nào thực hiện công khai kết luận thanh tra theo quy định.
Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức đã có hơn 1.000 trường hợp được chuyển đổi tuy nhiên một số đơn vị việc chuyển đổi chưa đúng đối tượng. Một số đơn vị thực hiện không đúng nguyên tắc, cụ thể là đã chuyển đổi công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm.
Về việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng, trong kỳ báo cáo toàn tỉnh có ba trường hợp nộp lại quà tặng trị giá 12 triệu đồng.
Về minh bạch, kê khai tài sản, có gần 10.000 người thực hiện hằng năm và có một trường hợp ông Phạm Ngọc Chính, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, bị tố cáo không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập.
Ngoài ra có nhiều bản kê khai chưa đúng quy định. Một số trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng so với lần kê khai năm trước đã không giải trình, có trường hợp giải trình chưa hợp lý. Tuy nhiên những trường hợp trên không tiến hành xác minh theo quy định.
Theo Thanh tra Chính phủ, tại Bình Thuận còn xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu; quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, cá biệt có một số trường hợp dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu chưa chính xác, biểu hiện chưa minh bạch.
Trách nhiệm để xảy ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trên thuộc về chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; chủ tịch các huyện, thị, thành phố; giám đốc, trưởng các ban ngành thuộc tỉnh tại 19 đơn vị được Thanh tra Chính phủ trực tiếp kiểm tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch tỉnh Bình Thuận nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm để chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã nêu. Trong đó cần xem xét trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị đã để xảy ra nhiều hạn chế, thiếu sót, sai phạm.
Được biết Văn phòng Chính phủ cũng đã có đồng ý với kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có biện pháp khắc phục, xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-7.
Theo thông báo của Tỉnh ủy Bình Thuận thì năm 2015 ông Phạm Ngọc Chính đã thiếu trung thực, thiếu gương mẫu trong việc kê khai tài sản.
Cụ thể, ông Chính có sáu lô đất có “giấy đỏ” nhưng chỉ kê khai có ba lô đất. Đáng lưu ý, gia đình ông Chính đã mua đất lâm nghiệp nguồn gốc do lấn chiếm trái phép mà có. Ngoài ra, ông TNP (em vợ ông Chính), một bị án trong vụ phá rừng Tánh Linh (đã chấp hành xong hình phạt tù) khai thác đất lâm nghiệp trái phép lấn với diện tích 8,2 ha tại Tánh Linh. Sau đó ông P. bán cho ông Chính và ông Chính đứng tên 3 ha, còn hai con ruột ông Chính thì mỗi người đứng tên 2 ha.
Trước các sai phạm nghiêm trọng này, Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định không cơ cấu ông Chính vào cấp ủy địa phương…
|
PHƯƠNG NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét