TẤN TÀI
(GDVN) - Chủ đầu tư viện dẫn Luật xây dựng năm 2014 cho rằng công trình trên núi Sơn Trà thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng và đã tổ chức thi công đúng quy định.
Đà Nẵng đập bỏ 40 móng biệt thự không phép trên núi Sơn TràQuy hoạch Sơn Trà như thế nào, trình Chính phủ quyết địnhTừ bao giờ ở Đà Nẵng bỗng có cán bộ "không nắm, không biết, chờ báo cáo"?Cận cảnh 40 móng biệt thư xây dựng không phép trên bán đảo Sơn Trà
Ngày 30/3, ông Đinh Đức Cường – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa đã có văn bản: “giải trình quá trình triển khai thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng)” gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – môi trường cùng nhiều cơ quan khác.
Chủ đầu tư cho rằng việc xây dựng 40 móng biệt thự trên núi Sơn Trà là đúng Luật xây dựng. Ảnh: TT |
Văn bản này được cho là “phản hồi” của phía chủ đầu tư đối với thông báo kết luận của Ban Thường vụ tại cuộc họp ngày 23/3 về việc: “yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công, xử lý, tháo dở các hạng mục công trình đã thi công nhưng không đảm bảo các thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật”.
Đà Nẵng đập bỏ 40 móng biệt thự không phép trên núi Sơn Trà |
Trong đó, Công ty nêu ra hàng loạt hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan đến việc tổ chức, đầu tư xây dựng trên núi Sơn Trà từ năm 2003 đến nay.
"Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án như theo cam kết với Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thành trước 31/12/2017, do quy mô dự án lớn, có nhiều hạng mục khác nhau, Công ty cổ phần Biển Tiên Sa đang song song thực hiện công tác hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Đồng thời, tiếp tục triển khai thi công hoàn thiện phần hạ tầng kỹ thuật còn lại theo hồ sơ cấp giấy phép xây dựng số 82/GPXD ngày 4/2/2009" công văn nêu.
Bên cạnh đó, địa hình của dự án quá phức tạp, có độ dốc lớn, nhiều mảng đá to, nhiều cây bụi nên Công ty phải hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo giấy phép xây dựng số 82/GPXD và tiến hành thi công một số công trình tạm như: đường phục vụ thi công, phát quang để đo vẽ hiện trạng tỷ lệ 1/200, công trình phụ trợ phục vụ cho công tác lấy số liệu khảo sát thiết kế.
Chủ đầu tư cho rằng, theo điểm c, khoản 2 điều 89 Luật xây dựng năm 2014, công tác san lấp mặt bằng, thi công xây dựng công trình đường tạm và hạ tầng kỹ thuật tạm phục vụ thi công công trình chính không phải xin phép xây dựng.
Tiếp đó, văn bản của ông Cường cũng viện dẫn khoản 3 điều 25 và khoản 5 điều 89 của Luật xây dựng thì trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng của Dự án được lập,
chủ đầu tư có thể lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đã được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt các hạng mục: nhà biệt thự có quy mô 2 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng dưới 500m2 nên theo quy định tại điểm e, khoản 2, điều 89 Luật Xây dựng, các công trình như trên thuộc diện miễn giấy phép xây dựng phần công trình.
Chủ đầu tư các trách trách nhiệm tổ chức thi công xây dựng đối với công trình miễn phép theo quy định, tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt.
Văn bản giải trình của Công ty cổ phần Biển Tiên Sa gửi Thủ tướng và cơ quan chức năng liên quan. Ảnh: TT |
"Do vậy, việc thi công hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và một số công trình tạm như đường vào phục vụ thi công, phát quang để đo vẽ hiện trạng tỷ lệ 1/200,
một số công trình phụ trợ để phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế… Công ty đang thực hiện theo giấy phép xây dựng số 82/GPXD ngày 04/02/2009 và các quy định của Luật xây dựng năm 2014" văn bản nêu.
Cựu lãnh đạo Đà Nẵng gửi “tâm thư" lên cấp cao nêu đích danh ông Huỳnh Đức Thơ |
Trên cơ sở này, phía Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT, Thành ủy Đà Nẵng và UBND TP Đà Nẵng xem xét và cho ý kiến chỉ đạo để Công ty tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Trước đó, như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, những ngày qua, dư luận hết sức bức xúc trước việc một diện tích rừng rộng lớn ở Bán đảo Sơn Trà (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị cày xới nham nhở.
Nhiều máy xúc, máy ủi hoạt động rầm rộ, để lộ ra những mảng đất đỏ trơ trọi. Một số trụ đèn đường, các khối bê – tông đã được dựng lên nơi đây. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện dự án này có nhiều sai phạm.
Trong đó, nghiêm trọng nhất là dù chưa được cấp phép xây dựng và đánh giá tác động môi trường nhưng doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên xây dựng hơn 40 phần móng biệt thự và nhiều công trình khác.
Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng do việc xây dựng 40 móng biệt thự không phép.
Ngày 29/3, Thành ủy Đà Nẵng cũng đã có thông báo kết luận một số nội dung quan trọng liên quan đến việc xây dựng công trình không phép, trái phép.
Riêng đối với dự án của Công ty cổ phần Biển Tiên Sa trên núi Sơn Trà, Thành ủy đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương có liên quan yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công.
Thực hiện xử lý, tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng đã thi công nhưng không đảm bảo các thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật.
"Ốm mà không dám uống thuốc, bệnh nặng thêm, nguy hiểm tính mạng" |
Tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc chỉ đạo rà soát các thủ tục pháp lý liên quan đến việc triển khai dự án.
Đặc biệt lưu ý các yếu tố đảm bảo quốc phòng, an ninh và cảnh quan môi trường sinh thái tại khu vực theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, nghiên cứu, rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025 định hướng đến năm 2050 (theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 09-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ).
Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh, bảo tồn cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái tại khu vực bán đảo Sơn Trà.
Vì sao gọi Sơn Trà là “mắt thần Đông Dương”?
TTO - Những ngày gần đây, dư luận quan tâm đến việc các công trình xây dựng mọc lên ở bán đảo Sơn Trà, trong đó có nhắc đến vị trí của Sơn Trà là “mắt thần Đông Dương”. Vì sao bán đảo Sơn Trà có tên gọi này?
Một góc vịnh Đà Nẵng nhìn từ đỉnh cao nhất của Sơn Trà - Ảnh: Đăng Nam |
Cùng với hệ thống núi non của Hải Vân ở phía bắc (thuộc Thừa Thiên - Huế), bán đảo Sơn Trà ở phía nam (thuộc Đà Nẵng) vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chắn cho Đà Nẵng.
Sơn Trà có gần 4.000ha rừng, núi Sơn Trà cao gần 700m. Bán đảo là nơi đóng quân của nhiều doanh trại quân đội.
Đặc biệt, trên đỉnh Sơn Trà có trạm rađa nằm ở độ cao 621m so với mực nước biển, được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương” với bán kính quan sát của hệ thống lên đến hàng trăm kilômet. Tầm quét sóng có thể vươn ra cả khu vực Đông Dương.
Hiện nay, trạm rađa kiểm soát không lưu và cảnh báo sớm trên bán đảo Sơn Trà có nhiệm vụ cảnh giới và theo dõi không lưu của toàn bộ vùng nước Biển Đông, bao trùm lên toàn bộ vịnh Bắc Bộ và không phận của Lào, Campuchia. Với vị trí này, trạm rađa trên bán đảo Sơn Trà trở thành “mắt thần” của Trung tâm Cảnh báo sớm và điều hành tác chiến đường không trên toàn bộ Biển Đông và bầu trời Việt Nam.
Đề cập đến Sơn Trà, đại tá Thái Thanh Hùng - nguyên chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng - nói: “Ai cũng biết núi Sơn Trà có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, ở thời điểm này chúng ta nên đặt ra câu chuyện Sơn Trà hết sức khách quan, có nghiên cứu kỹ lưỡng trong bối cảnh đất nước thời điểm hiện tại.
Nếu bây giờ chúng ta yêu cầu phải giữ nguyên vẹn núi Sơn Trà cho mục đích an ninh quốc phòng không thì không được. Bởi vì việc quy hoạch núi Sơn Trà bao giờ cũng song song đảm bảo được hai yếu tố là phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng”.
Theo đại tá Hùng: “Khu vực nào quy hoạch là đất quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, các đơn vị chức năng phải giữ nghiêm ngặt. Còn khu vực nào kết hợp được giữa phát triển kinh tế với quốc phòng thì cũng nên làm.
Với những vị trí bình thường, nên cho đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng là làm sao mọi hoạt động ở đó phải được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng”.
HỮU KHÁ
Tấn Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét