27/03/2017 17:16
NLĐO) – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết sau khi có dư luận, lãnh đạo TP sẽ tham mưu với Thường vụ Thành ủy để có ý kiến đề nghị Thủ tướng xem lại quy hoạch tổng thể Sơn Trà để bảo vệ “lá phổi" xanh của thành phố.
Chiều 27-3, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I-2017. Chủ trì buổi họp báo là ông Đặng Việt Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng cùng ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Buổi họp báo thu hút hơn 100 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Buổi họp báo đã nóng lên với nhiều câu hỏi của các nhà báo về việc quy hoạch tổng thể bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia. Trong đó, nhiều nhà báo đã nhấn mạnh Sơn Trà là báu vật thiên nhiên, là khu vực hết sức nhạy cảm cần phải được bảo vệ. Nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi, quan điểm của lãnh đạo thành phố như thế nào về việc phát triển Sơn Trà trong tương lai.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng Sơn Trà là báu vật thiên nhiên, hết sức quý giá của TP Đà Nẵng. Theo ông Tuấn, quy hoạch tổng thể Sơn Trà được Tổng cục Du lịch nghiên cứu thông qua các sở ngành cùng UBND TP Đà Nẵng. Việc UBNND TP ban hành các quy hoạch phân khu ở Sơn Trà từ 3-2017 là phù hợp theo quy định và dựa trên quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông Tuấn cũng cho rằng, việc Hiệp hội du lịch gửi thư kiến nghị các cơ quan chức năng đã được ghi nhận.
“Sơn Trà là báu vật thiên nhiên, có yếu tố liên quan đến an ninh quốc phòng, môi trường. Sau khi lắng nghe dư luận và ý kiến các Bộ ngành, UBND TP sẽ đề xuất với Thường vụ Thành ủy xem xét lại quy hoạch ở Sơn Trà theo hướng đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ môi trường” – Ông Tuấn khẳng định.
Đối với các vi phạm xây dựng trái phép ở Sơn Trà, ông Tuấn cho rằng quan điểm của thành phố là các công trình sai phạm nếu không phù hợp quy định sẽ phải tháo gỡ. UBND TP Đà Nẵng cũng cam kết sẽ tổ chức kiểm điểm, rà soát trách nhiệm của các cá nhân để xảy ra sai phạm trong xây dựng trái phép thời gian qua và trong tháng 4 tới sẽ có kết quả thông báo. “Quan điểm của thành phố là không xuê xoa, không tăng nặng. Đà Nẵng sẽ kiên quyết và thực hiện hợp lý để bảo vệ Sơn Trà” – Ông Tuấn cho hay.
Tin-ảnh: B.Vân
Đà Nẵng được mệnh danh là “lãnh địa” của những dự án không phép. Trước kia người dân trong cả nước biết đến Đà Đẵng như thành phố đáng sống, nhưng nay khi nói đến Đà Nẵng nguời ta lại nghĩ ngay đến những scandal của lãnh đạo tỉnh và nợ hàng ngàn tỷ “bủa vây. Trong khi nợ nần chồng chất thì mới đây lãnh đạo tỉnh lại quyết tâm xây dự án Hầm chui sông Hàn, với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Liệu chính quyền Đà Nẵng lấy đâu ra số tiền ngàn tỷ để thực hiện dự án sông Hàn? Liệu ngân sách nhà nước có phải bù chi cho Đà Nẵng, trong khi Thủ tướng chính phủ đã cảnh báo tài khóa quốc gia sắp sụp đổ vì nợ công quá lớn?
Bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng tuyên bố: “không làm được đường hầm qua sông Hàn tôi sẽ từ chức” |
Được biết, năm 2013 Đà Nẵng chọn Công ty Trung Nam đầu tư, xây dựng hệ thống cầu vượt ngã ba Huế – một trong những nơi có mật độ xe cộ đông nhất ở Ðà Nẵng. Công ty này đã vay Ngân Hàng Thương Mại Sài Gòn-Hà Nội (SHB) số tiền 2,050 tỉ đồng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, công trình đã hoàn tất từ 03/2015 nhưng đến nay, nhà đầu tư kiêm nhà thầu vẫn chưa nhận được đồng nào. Cuối tháng này là đến hạn công ty Trung Nam phải thanh toán toàn bộ khoản vay 2,050 tỉ đã vay và 600 tỉ tiền lãi cho ngân hàng SHB. Nhưng phía chính quyền Đà Nẵng không có động thái tích cực nào trong việc trả nợ. Mới đây, công ty Trung Nam vừa gửi “tối hậu thư” cho chính quyền Ðà Nẵng đòi phải sớm có quyết định chính thức về việc trả nợ.
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh đầu tư tại Quyết định số 2720/QĐ-BGTVT ngày 17/7/2014 với tổng mức đầu tư là 2.050.787.000.000 đồng theo hình thức hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao). Dự án đã được Chính phủ đồng ý thanh toán từ kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Giao thông Vận tải.
công trình đã hoàn tất từ 03/2015 nhưng đến nay, nhà đầu tư kiêm nhà thầu vẫn chưa được thanh toán |
Nội dung “tối hậu thư” là công ty Trung Nam yêu cầu chính quyền Đà Nẵng chọn một trong hai phương án: Hoặc thanh toán sớm khoản nợ 2,050 tỉ đồng. Hoặc để công ty này tự tổ chức thu hồi vốn đầu tư bằng cách cấm xe ở một số tuyến đường, lập trạm thu phí ở tất cả các lối dẫn vào hệ thống cầu vượt ngã ba Huế.
Theo nguồn tin được đăng tải trên tờ Tuổi Trẻ thì lúc này, cả chính quyền thành phố Ðà Nẵng lẫn Bộ Giao Thông – Vận Tải Việt Nam đều chưa biết “đào đâu” ra tiền để trả cho công ty Trung Nam. Nếu buộc phải xây dựng trạm thu phí, thì chẳng khác nào đầu tư công trình công cộng rồi bắt người dân phải trả tiền, trong khi tiền thuế do dân đóng góp thì không biết đi về đâu?
Còn nhớ trước đó, chính quyền thành phố Ðà Nẵng bất chấp sự phản đối của dư luận xây trung tâm hành chính mới thay thế trung tâm cũ chỉ vì lý do là “không thoáng khí”. Với mức vốn đầu tư cho trung tâm hành chính mới lên đến 2.000 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2014.
Chính quyền thành phố Ðà Nẵng bất chấp sự phản đối của dư luận xây trung tâm hành chính mới thay thế trung tâm cũ chỉ vì lý do là “không thoáng khí” |
Mới đây, Thành Ủy Ðà Nẵng khẳng định sẽ làm đường hầm băng ngang sông Hàn, với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ nhưng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Theo nhiều chuyên gia thì mật độ công trình vượt sông Hàn vốn đã rất dày. Trong phạm vi 12 cây số đã có tới 11 cầu và bên kia sông Hàn chỉ có 150,000 gia đình. Mặt khác, Ðà Nẵng chỉ có 1.1 triệu dân với 60,000 xe hơi, chưa tới 800,000 xe hai bánh gắn máy, xây thêm một công trình nữa để vượt sông Hàn là quá thừa và lãng phí. Những chuyên gia này gợi ý, nên làm cầu, chi phí sẽ chỉ gần một nửa chi phí làm đường hầm. Thế nhưng bỏ mặc ý kiến của các chuyên gia Bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng tuyên bố: “không làm được đường hầm qua sông Hàn tôi sẽ từ chức”
Với quyết tâm của Bí thư Thành Ủy là phải thực hiện bằng được dự án hầm chui sông Hàn, vậy xin hỏi ông lấy đâu ra kinh phí để đầu tư, trong khi tỉnh còn đang trong tình trạng nợ nần không có khả năng chi trả cho công ty Trung Nam. Có nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền chỉ khuyến dụ các doanh nghiệp bỏ vốn, mượn vốn để thực hiện những dự án đó, cuối cùng không có khả năng thanh toán đẩy doanh nghiệp và ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng phá sản. Liệu còn doanh nghiệp nào dám bắt tay hợp tác với chính quyền Đà Nẵng? Rồi đây Ðà Nẵng sẽ ra sao khi lãnh đạo chỉ biết “đề xuất những dự án ngàn tỷ” mà không có khả năng thanh toán.
Linh Chi
(FB Sự Thật Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét