Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Cựu Tổng thống Hàn Quốc ăn cơm tù, tự giặt quần áo trong trại giam

Dân trí Là con gái của một tổng thống và bản thân cũng là tổng thống, bà Park Geun-Hye đã có gần 2 thập niên sống tại dinh tổng thống rộng lớn ở thủ đô Seoul. Nhưng giờ đây, bà sẽ bị giam giữ trong một buồng giam chật hẹp, ăn các suất cơm chỉ 1,3 USD và phải tự giặt quần áo.
 >> Bà Park Geun-hye chính thức bị bắt giam
 >> Cuộc đời thăng trầm của Tổng thống Hàn Quốc trước khi bị phế truất
 >> Tổng thống Hàn Quốc chính thức bị phế truất


Cựu tổng thống Park Geun-hye được áp giải tới trung tâm giam giữ ngày 31/3 (Ảnh: EPA)
Cựu tổng thống Park Geun-hye được áp giải tới trung tâm giam giữ ngày 31/3 (Ảnh: EPA)
Một tòa án tại Hàn Quốc ngày 31/3 đã yêu cầu bắt giữ nhà lãnh đạo bị phế truất như một nghi phạm hình sự trong vụ bê bối lạm quyền và tham nhũng quy mô lớn. Động thái này diễn ra sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ủng hộ việc phế truất bà hôm 10/3, khiến bà trở thành tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Park đối mặt với nhiều cáo buộc, từ tham nhũng đến lạm dụng quyền lực, theo các công tố viên điều tra vụ bê bối mà bà và người bạn gái thân thiết Choi Soon-Sil là tâm điểm.
Guardian đưa tin, bà Park giờ đây sẽ ngồi tù cùng các nhân vật tiếng tăm khác liên quan tới vụ bê bối, trong đó có người bạn thân Choi Soon-Sil và người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-Yong, tại trung tâm giam giữ Seoul ở thành phố Uiwang, thuộc tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul hơn 20km về phía nam.
Trung tâm bao gồm các phòng giam - khu nam và khu nữ tách biệt nhau - và các cơ sở khác, phía sau hàng rào dây thép gai và một bức tường cao cùng các đài quan sát đặt rải rác.
Trong số những người từng bị giam giữ tại trung tâm có các nhân vật “máu mặt” trong lĩnh vực kinh tế và chính trị của Hàn Quốc, như một cựu tổng thống được quân đội hậu thuẫn bị giam giữ vào những năm 1990 vì tội nhận hối lộ, một cựu trùm tình báo và chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-Won, người lãnh đạo tập đoàn lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hầu hết các tù nhân tại trung tâm dùng chung các phòng giam rộng 12m2 dành cho 6 người, nhưng các nhân vật cấp cao ở trong các phòng giam dành cho riêng từng người vì các lo ngại về an ninh.
Buồng giam riêng rộng 6,5m2 có một tấm đệm có thể gập lại đặt trên sàn, một tivi, một tủ nhỏ, nhà vệ sinh và cây nước nóng-lạnh. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết do vị thế của bà Park nên cựu Tổng thống có thể được dành một buồng giam rộng hơn.
Các tù nhân cũng có thể sử dụng các phòng tắm nóng công cộng 2 lần mỗi tuần.

Bà Park là tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Bà Park là tổng thống dân cử đầu tiên bị phế truất trong lịch sử Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Ba bữa an được phục vụ mỗi ngày, có giá 1,440 won (tương đương 1,3 USD) mỗi bữa. Các tù nhân phải ăn trong phòng giam của họ và rửa khay đựng thức ăn tại bồn rửa bát trước khi nộp lại. Thức ăn từ bên ngoài không được phép chuyển vào.
Các tù nhân phải mặc đồng phục - của phụ nữ là màu xanh. Họ phải dậy lúc 6 giờ sáng và đi ngủ lúc 9 giờ tối. Mỗi ngày các tù nhân phải tập thể dục ngoài trời 1 giờ. Trong thời gian ban ngày, các tù nhân cũng có thể bị các công tố viên thẩm vấn, hoặc gặp gỡ luật sư của họ.
Giới chức nhà tù không áp dụng bất kỳ giới hạn thời gian nào đối với việc gặp gỡ luật sư, vì thế một số tù nhân giàu có đã lợi dụng quy định này để gặp gỡ các luật sư của họ tại một khu vực thăm nom.
Bà Cho Yoon-Sun, cựu bộ trưởng văn hóa của cựu Tổng thống Park và hiện đang bị xét xử vì thiết lập một danh sách đen gồm các nghệ sĩ chỉ trích bà Park để cắt giảm các khoản hỗ trợ từ chính phủ đối với họ, có chồng là một trong những luật sư bào chữa cho mình.
Theo tạp chí JoongAng tại Seoul, bà Cho sống với chồng tại khu vực thăm nom từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều.
Là một cựu luật sư kiêm quan chức ngân hàng và từ lâu nổi tiếng về phong cách sống xa hoa, bà Cho được cho là gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống trong tù khi từ chối ăn cơm tại nhà bếp của trung tâm giam giữ và chủ yếu ăn hoa quả.
Hiện chưa rõ bà Park có nhận được hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào tại trung tâm giam giữ hay không, nhưng vụ bắt giữ bà được xem là một sự hổ thẹn nữa trong cú “ngã ngựa” của một phụ nữ vốn được xem là “công chúa chính trị” của Hàn Quốc.
An Bình

Cuộc đời bi kịch của bà Park Geun-hye từ Nhà Xanh tới song sắt nhà lao

Dân trí Sau những thăng trầm sự nghiệp chính trị từ khi còn là một "công chúa Nhà Xanh" đến khi trở thành lãnh đạo dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 31/3 đã chấp hành lệnh tạm giam của tòa án để phục vụ công tác điều tra cáo buộc tham nhũng, lạm quyền.



Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là con cả trong một gia đình chính trị. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee - người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 1961. (Ảnh: Reuters)
Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là con cả trong một gia đình chính trị. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee - người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 1961. (Ảnh: Reuters)

Bà Park tốt nghiệp Đại học Sogang với tấm bằng kỹ thuật điện tử. (Ảnh: Sina)
Bà Park tốt nghiệp Đại học Sogang với tấm bằng kỹ thuật điện tử. (Ảnh: Sina)

Mẹ bà Park Geun-hye bị ám sát năm 1974. (Trong ảnh: Bà Park đứng trước bức tượng của người mẹ quá cố. Ảnh: Sina)
Mẹ bà Park Geun-hye bị ám sát năm 1974. (Trong ảnh: Bà Park đứng trước bức tượng của người mẹ quá cố. Ảnh: Sina)

Sau cái chết của mẹ, bà Park đóng vai trò như một Đệ nhất phu nhân trong Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)
Sau cái chết của mẹ, bà Park đóng vai trò như một Đệ nhất phu nhân trong Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)

Bà Park cùng cha tại Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)
Bà Park cùng cha tại Nhà Xanh. (Ảnh: Reuters)

Bà Park trong lễ tang của cha sau khi ông bị ám sát vào năm 1979. Kể từ đây, bà lui về hậu trường suốt 18 năm và vấp phải sự phản bội của các trợ lý cũ của cha. Bà trở lại chính trường từ năm 1998. (Ảnh: Reuters)
Bà Park trong lễ tang của cha sau khi ông bị ám sát vào năm 1979. Kể từ đây, bà lui về hậu trường suốt 18 năm và vấp phải sự phản bội của các trợ lý cũ của cha. Bà trở lại chính trường từ năm 1998. (Ảnh: Reuters)

Trong thời gian này, bà Park bắt đầu mối quan hệ thân thiết với người bạn Choi Soon-sil, người đứng sau bê bối tham nhũng, lạm quyền của bà Park sau này. (Ảnh: Straits Times)
Trong thời gian này, bà Park bắt đầu mối quan hệ thân thiết với người bạn Choi Soon-sil, người đứng sau bê bối tham nhũng, lạm quyền của bà Park sau này. (Ảnh: Straits Times)

Năm 2007, bà Park tranh cử chức tổng thống nhưng thất bại. Năm 2012, bà tái tranh cử với cam kết thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng phúc lợi và cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Trong ảnh: Bà Park chụp cùng với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 5/2002. (Ảnh: Reuters)
Năm 2007, bà Park tranh cử chức tổng thống nhưng thất bại. Năm 2012, bà tái tranh cử với cam kết thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng phúc lợi và cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Trong ảnh: Bà Park chụp cùng với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 5/2002. (Ảnh: Reuters)

Bà Park trong lễ nhậm chức tổng thống hồi tháng 2/2013. (Ảnh: Reuters)
Bà Park trong lễ nhậm chức tổng thống hồi tháng 2/2013. (Ảnh: Reuters)

Bà Park bị chỉ trích gay gắt vì sự thiếu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng. Trong ảnh: Bà Park nói chuyện với thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà. (Ảnh: EPA)
Bà Park bị chỉ trích gay gắt vì sự thiếu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng. Trong ảnh: Bà Park nói chuyện với thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà. (Ảnh: EPA)

Đến nay dư luận Hàn Quốc vẫn đặt ra câu hỏi liệu bà Park đã ở đâu thời điểm xảy ra thảm họa chìm phà Sewol. (Ảnh: Reuters)
Đến nay dư luận Hàn Quốc vẫn đặt ra câu hỏi liệu bà Park đã ở đâu thời điểm xảy ra thảm họa chìm phà Sewol. (Ảnh: Reuters)

Sự nghiệp chính trị của bà Park bắt đầu tiêu tan kể từ khi vụ bê bối thông đồng với người bạn Choi Soon-sil để nhận hối lộ, tiết lộ bí mật quốc gia, bị phanh phui. Trong ảnh: Người bạn Choi Soon-sil bị bắt giữ. (Ảnh: EPA)
Sự nghiệp chính trị của bà Park bắt đầu tiêu tan kể từ khi vụ bê bối thông đồng với người bạn Choi Soon-sil để nhận hối lộ, tiết lộ bí mật quốc gia, bị phanh phui. Trong ảnh: Người bạn Choi Soon-sil bị bắt giữ. (Ảnh: EPA)

Bà Park cúi đầu nhận lỗi với toàn dân trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 29/11/2016 sau khi các vụ bê bối bị khui ra. (Ảnh: EPA)
Bà Park cúi đầu nhận lỗi với toàn dân trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 29/11/2016 sau khi các vụ bê bối bị khui ra. (Ảnh: EPA)

Hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra yêu cầu bà Park từ chức. (Ảnh: AFP)
Hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra yêu cầu bà Park từ chức. (Ảnh: AFP)

Phiên tòa luận tội và phế truất bà Park hôm 10/3. (Ảnh: Reuters)
Phiên tòa luận tội và phế truất bà Park hôm 10/3. (Ảnh: Reuters)

Bà Park tới Văn phòng công tố viên ở Seoul hôm 21/3 và bị thẩm vấn trong 14 giờ liền. (Ảnh: Reuters)
Bà Park tới Văn phòng công tố viên ở Seoul hôm 21/3 và bị thẩm vấn trong 14 giờ liền. (Ảnh: Reuters)

Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 30/3 đã ra trát bắt giữ đối với bà Park với các cáo buộc lạm quyền, tham nhũng, làm lộ bí mật quốc gia. (Ảnh: Reuters)
Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 30/3 đã ra trát bắt giữ đối với bà Park với các cáo buộc lạm quyền, tham nhũng, làm lộ bí mật quốc gia. (Ảnh: Reuters)
Minh Phương

Không có nhận xét nào: