cơ thể người, bách tà bất xâm,
Theo Đông y, cơ thể có một chốt khóa giúp “bách tà bất xâm”. (Ảnh: NTD.TV)
Đông y cho rằng, hoạt động tinh thần của con người bao gồm ngũ thần (Thần, Hồn, Phách, Ý, Chí) và ngũ chí (Hỉ, Nộ, Tư, Lo, Sợ). Toàn bộ hoạt động ý thức ngũ thần, ngũ chí này đều dựa vào chức năng điều tiết của ngũ tạng và do tim chủ đạo.
Có một người sau khi giải phẫu cấy ghép tim, phát hiện rằng tính cách đã thay đổi trở nên rất giống với tính cách chủ nhân của quả tim, điều này khiến bác sĩ Tây y rất kinh ngạc, vì nó cho thấy tim cũng có khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên người Trung Quốc cổ đại đã biết điều này từ mấy ngàn năm về trước, trái tim không chỉ có trí nhớ, mà còn là “nhà” của “thần”.
Trong Hoàng đế nội kinh, tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim, viết rằng: “Tim tàng thần, phổi tàng phách, gan tàng hồn, tỳ tàng ý, thận tàng chí”. Và tà khí dễ dàng xâm phạm vào cơ thể nhất là khi chúng ta đang ở trong thời điểm “Hồn bay phách lạc”.
Cơ thể con người hoàn toàn có thể bách tà bất xâm!
Theo góc độ Đông y cổ truyền, thì trẻ sơ sinh mới chính là đại trượng phu. Chúng có bản sắc trượng phu “Núi thái sơn có đổ cũng không hề lay chuyển”. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử nói: “Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ?”, nghĩa là trẻ sơ sinh chân khí lưu lại trong cơ thể chứ không tiêu tan, nên không có cảm giác sợ hãi.
Có người có thể nói, vì chúng không nhận thức được, không hiểu nên mới không sợ hãi. Kỳ thực, nguyên nhân thực sự là vì trong cơ thể của trẻ sơ sinh có những chốt khóa ngăn không cho khí hư tà từ bên ngoài xâm nhập vào.
Nếu chúng ta quan sát kỹ thì có thể thấy có một động tác mà trẻ sơ sinh làm rất nhiều lần, đó là nắm hai tay nắm lại, hơn nữa còn nắm rất chặt. Khi nắm tay, trẻ thường đặt đầu ngón tay cái vào vị trí chỗ cuối ngón áp út trong lòng bàn tay, và 4 ngón nắm chặt lấy ngón tay cái. Và chính vì nắm tay như vậy mà “hồn” của trẻ mới không bị tiêu tán nên trẻ mới không cảm thấy sợ hãi, khi “hồn thịnh” thì cũng đồng thời có tác dụng ngăn không cho tà khí xâm nhập vào cơ thể.
cơ thể người, bách tà bất xâm,
Tư thế “nắm cố” của trẻ sơ sinh. (Ảnh: ca.ntdtv.com)
Tại sao lại như vậy? Trước đó chúng ta đã nói qua về “Tâm tàng thần, gan tàng hồn”. Vị trí phía bên dưới của ngón áp út trong lòng bàn tay, chính là “môn hộ” nơi tàng hồn của gan. Đạo gia gọi kiểu nắm tay như trẻ sơ sinh vẫn làm là “nắm cố”, nghĩa là vững chắc không thể lay động. Khí huyết trong gan mật của trẻ sơ sinh rất đầy đủ, nên trẻ có thể nắm rất chặt, rất tự nhiên, người lớn khí huyết bị tổn nhiều, phải dùng nhiều lực nên sẽ không được tự nhiên như vậy.
Trong dưỡng sinh của Đạo gia cũng thường dùng một loại thế tay, đặt đầu ngón tay cái vào trong lòng bàn tay, chỗ cuối ngón áp út, rồi gập 4 ngón kia lại, dùng lực nhẹ nắm lấy ngón cái, giống như cách trẻ sơ sinh nắm tay vậy.
Nắm cố sẽ giúp chúng ta “định hồn”, nếu thực hiện thường xuyên thì “hồn” sẽ luôn thịnh, và cơ thể hoàn toàn có thể “bách tà bất xâm”.
Lê Hiếu, theo soundofhope.org
6 dấu hiệu cảnh báo tắc nghẽn động mạch mà bạn không thể bỏ qua
Trong cuộc sống, chúng ta cần kịp thời phát hiện những nguy cơ chí mạng liên quan đến mạch máu. Chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch là rất nguy hiểm, vì thế cần nắm được những triệu chứng của nó để kịp thời phát hiện và điều trị.
Khi chúng ta bị thương một thời gian, máu trong cơ thể có thể sẽ đông và tụ lại chỗ vết thương, đây là một hiện tượng tốt. Nhưng nếu sự ngưng tụ này xuất hiện trong mạch máu, thì rất nguy hiểm, gọi là tắc nghẽn động mạch.
Nếu động mạch phổi bị tắc nghẽn, phổi sẽ không nhận đủ dưỡng khí và máu, dẫn đến phổi bị nhồi máu, nghiêm trọng hơn thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu tắc động mạch xuất hiện ở tim, não, thì sẽ dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, mỡ ở trong máu sẽ lưu động, dễ dính lại với nhau, bám vào vách của huyết quản, tích tụ trong máu, rồi trở thành tắc động mạch. Sức cản trở máu lưu thông càng ngày càng lớn, vật chất tích tụ ngày càng nhiều, nhẹ thì dẫn đến cao huyết áp, nặng thì tai biến mạch máu não,…
Nhưng chúng ta vẫn có thể qua một số triệu chứng trên thân thể mà kịp thời phát hiện chứng tắc động mạch, để có thể nhanh chóng ngăn chặn phòng ngừa động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Dưới đây là 6 tín hiệu cho thấy bạn có thể bị tắc nghẽn động mạch:
1. Da nổi đỏ và phát nhiệt cục bộ
Biểu hiện phổ biến của tắc động mạch, viêm tĩnh mạch, là sẽ khiến da phát đỏ cục bộ, đồng thời sẽ cảm nhận rõ một bộ phận da có nhiệt độ cao hơn. Nếu không phải da bị phát đỏ vì trầy xước hoặc các nhân tố khác, mà màu sắc lại liên tục biến đổi, thì khả năng bị tắc động mạch là rất cao, nếu nghiêm trọng sẽ khiến tĩnh mạch cũng bị bế tắc.
2. Đột nhiên đau tức ngực, thậm chí tim đau thắt
Có một phương pháp phán đoán vô cùng đơn giản: Nếu chúng ta cảm thấy đau khi thở, hơn nữa ngực càng lúc càng đau, thì đó chính là triệu chứng cho thấy mạch máu phổi đang bị tắc nghẽn.
Khi bị tắc nghẽn động mạch ở tứ chi sẽ gây ra chứng phù tay chân. Loại tình huống này thường gặp nhất, đặc biệt là tĩnh mạch ở tứ chi sẽ trở nên lớn hơn, vì thế khi tay chân bạn bị phù thì nhất định phải đi kiểm tra xem động mạch có bị tắc nghẽn hay không.
4. Đầu thường đau nhức choáng váng kịch liệt, tư duy hỗn loạn
Tắc động mạch còn có thể khiến cho các huyết quản trong não bộ bị tắc nghẽn, khiến người bệnh có thể thỉnh thoảng xuất hiện đau đầu cháng váng, lúc suy nghĩ tư duy sẽ bị hỗn loạn.
5. Tứ chi đau nhức
Nếu như phần da ở cánh tay hoặc đùi của bạn phát đỏ và phồng lên, đồng thời cảm thấy rất đau, thì chắc chắn động mạch trong cơ thể đã bị tắc nghẽn. Hãy cẩn thận vì khi động mạch bị tắc nghẽn nghiêm trọng có thể sẽ gây ra hoại tử.
6. Phổi xuất hiện những triệu chứng khác nhau: Khó thở, ho khan, khạc ra máu hoặc đờm có máu
Nghẽn động mạch sẽ khiến phổi bị tắc, nếu nghiêm trọng sẽ gây ra hoại tử phổi. Tuy nhiên, trước đó sẽ gặp phải các biểu hiện như: khó thở, ho khan, khạc ra máu hoặc đờm… Chỉ cần kịp thời phát hiện và xử lý là có thể phòng ngừa được.
Lê Hiếu, theo NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét