Việc Kim Jong-Nam bị ám sát có liên quan đến cuộc đối đầu giữa Tập Cận Bình và Kim Jong-Un. Kim Jong-Nam chính là người mà Tập Cận Bình quyết định dùng để thay thế Kim Jong-Un.
Tại sao Tập Cận Bình luôn cự tuyệt không gặp mặt Kim Jong-un
Kể từ khi nhậm chức cho đến nay ông Tập Cận Bình chưa từng đến thăm Bình Nhưỡng cũng như cho phép lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm Bắc Kinh. Vậy nguyên nhân sâu xa là từ đâu?
Gần đây những sự kiện chấn động thế giới liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên đã liên tiếp xảy ra, đầu tiên là việc tỷ phú Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa bị “bắt cóc” tại một khách sạn ở Hồng Kông, tiếp đó là sự kiện anh trai của lãnh đạo Triều Tiên là Kim Jong Nam bị ám sát, Triều Tiên thử tên lửa, và mới đây nhất là việc Trung Quốc lệnh cấm nhập khẩu than đã từ Triều Tiên.
Theo tờ Epoch Times và Đài truyền hình Tân Đường Nhân, những kênh truyền thông theo sát tình hình chính trị Trung Quốc nhiều năm nay, thì những sự kiện diễn ra ở trên là hoàn toàn có xâu chuỗi, và liên quan mật thiết đến việc tranh đấu chính trị giữa hai phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân trong nội bộ ĐCSTQ.
Hiên tại trong 7 lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, tức 7 Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ, thì phe Tập có 4 người (Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh và Lý Khắc Cường), 3 người còn lại thuộc phe Giang (Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ). Ở các cấp bên dưới, số lượng lãnh đạo cấp cao thuộc phe Giang là rất đông đảo, nhưng số lượng này đang ngày càng giảm dần vì hiện tại ông Tập Cận Bình đang dùng chiêu bài chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, từ từ hạ bệ các lãnh đạo của phe Giang, đưa người của phe mình lên thay thế.
Xét về tương quan lực lượng thì phe Tập đang có phần chiếm ưu thế, nhưng phe Giang vẫn đang còn rất mạnh, vì trong thời gian dài nắm quyền kiểm soát Trung Quốc từ năm 1989 – 2012 (chính thức và không chính thức), cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã xây dựng được lực lượng vây cánh rộng lớn và rất đông đảo từ khắp trung ương đến cả các địa phương nhỏ lẻ như huyện, xã.
Song song với việc xây dựng phe cánh tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân còn vươn vòi ra bên ngoài điều khiển thao túng chính quyền gia tộc Kim của Triều Tiên, mục đích trước đó là sử dụng nước này như một lá bài để đấu với Mỹ, và hiện tại là khuấy động nhằm gây căng thẳng ngoại giao giữa chính quyền của ông Tập với Hoa Kỳ.
Theo đó, các cán bộ cấp cao thuộc phe cánh Giang, cụ thể là Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn đều từng đến thăm Triều Tiên, và bày tỏ sự ủng hộ dành cho lãnh đạo đương thời là Kim Jong Un.
Do đó, đằng sau các sự kiện “Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân” đều có thể có sự tham gia của thành phần thuộc phe cánh Giang, mục đích như đã nói chính là gây khó dễ cho chính sách cải thiện quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình.
Vì thế mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un là đối đầu, và ông Tập đã chuẩn bị sẵn phương án thay thế Kim Jong-un sau khi thành trừ được phe Giang, mà người được chọn thay chính là Kim Jong-nam anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un, người đã bị ám sát vào hôm 13/02 vừa qua.
Dưới đây là xâu chuỗi những sự kiện diễn ra gần đây:
Tỷ phú Tiêu Kiến Hoa bị bắt tại Hông Kông 27/01/2017: Phía chính quyền Trung chưa có thông tin chính thức nào công nhân sự việc này, tuy giới báo chí bên trong và bên ngoài Trung Quốc đều xác định Tiêu Kiến Hoa bị ông Tập bắt để điều tham nhũng của phe Giang, và phía ông Tập cũng không có ý định giấu diếm sự việc này.
Ông Tập phải sử dụng chiêu “bắt cóc” là vì hiện tại Hồng Kông vẫn đang nằm trong quyền kiểm soát của phe Giang, nên không thể phối hợp với chính quyền Hông Kông, mà phải sử dụng cảnh sát Trung Quốc. Lý do không công khai sự việc đơn thuần chỉ là để tránh việc bị quốc tế lên án can thiệp đến quyền tự chủ của Hồng Kông, vì địa khu này hiện là một quốc gia hai chế độ.
Tiêu Kiến Hoa chính là “cổ máy rửa tiền của phe Giang”, liên quan đến hầu hết các vụ án tham nhũng lớn của gia tộc Tăng Khánh Hồng, nhân vật cấp cao thứ 2 trong phe Giang cũng như các Thường ủy Bộ chính trị hiện tại của phe Giang. Việc ông Tập bắt giữ Tiêu Kiến Hoa chính là nhắm các lãnh đạo cao nhất của phe Giang, cũng là đưa ra cảnh báo rằng Hồng Kông không còn là địa bàn của phe Giang. Đồng thời, đây cũng là một động thái quan trọng dọn đường cho cuộc bầu của trưởng đặc khu Hồng Kông diễn ra vào tháng 3 sắp tới. Ông Tập thể hiện quan điểm rất rõ ràng muốn giành lại quyền kiểm soát Hồng Kông.
Ngày 12/2, Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo: Phe Giang sử dụng Triều Tiên để đáp trả bước tiến tại Hồng Kông của ông Tập Cận Bình. Bởi vì Mỹ luôn khiển trách Trung Quốc là không cứng rắn với Triều Tiên về vấn đề hạt nhân, và điều này sẽ khiến cho chính sách cải thiện quan hệ Hoa Kỳ của ông Tập sẽ gặp trở ngại rất lớn.
Ngày 13/2, Kim Jong-un ám sát anh trai tại Malaysia: Lâu nay Kim Jong-nam vẫn luôn được phe ông Tập bảo hộ, vì thế vụ việc cho thấy chính quyền Kim Jong-un đã vượt qua làn ranh đỏ, đồng thời nhận thức chung trong nội bộ ĐCSTQ đã bị phá bỏ, đây chính là đòn đáp trả cân não của phe Giang giành cho ông Tập.
Ngày 18/2, Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. Điều này có nghĩa là ông Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo, sẽ chơi bài ngửa triệt hạ hoàn toàn nên kinh tế của Triều Tiêu nếu Kim Jong Un vẫn ngang ngược. Bởi than là mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên với tỉ lệ chiếm tới 35% quy mô nền kinh tế Triên Tiên. Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu thương phẩm và dầu nhiên liệu của Triều Tiên với tổng giá trị lên tới 450 triệu USD. Có thể nói Trung Quốc chính là nơi “viện trợ dân sinh” cho Triều Tiên. Vì thế nếu ông Tập làm mạnh tay hơn nữa, chắc chắn nền kinh tế Triều Tiên sẽ sụp đổ.
Sự ngông cuồng mà Kim Jong-un thể hiện chính là vì đằng sau có thế lực của phe Giang của ĐCSTQ chống đỡ, vì thế có thể nói quan hệ giữa Tập Cận Bình và Kim Jong-un là không đội trời chung. Đó cũng chính là lý do vì sao ông Tập chưa từng gặp mặt vị lãnh đạo đương nhiệm của Triều Tiên.
Lê Hiếu tổng hợp
Theo tinhhoa.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét