Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 7)

Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
Trong khi cả an toàn khu mừng vui hồ hởi thì người duy nhất yên lặng, đăm chiêu và không tỏ thái độ đó là ông Hồ Chí Minh. Có người hỏi lý do vì sao ông Hồ Chí Minh yên lặng không mừng sau chiến thắng vang động này ? Ông Hồ Chí Minh đã “ chấn chỉnh” đại ý: Các chú đừng lạc quan tếu vội, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần, vật chất để vào một cuộc chiến mới ác liệt hơn, đánh nhau với Mỹ ?
Như vậy từ tháng 5/1954 ông Hồ Chí Minh đã lập trình, tính toán, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực sẽ xảy đến trong 10 năm sắp tới, chính thức từ năm 1965 với quân đội Hoa Kỳ?
Vậy thì tại sao sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 2 chiến tướng đang ở “phong độ đỉnh cao” là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp lại không được lập trình trong ekip mới, trong hiệp đấu mới ?
Đây là một điều chưa có một tài liệu chính thống nào lý giải, tìm hiểu cặn kẽ ?
Việc ông Trường Chinh buộc phải đứng ra nhận trách nhiệm cải cách ruộng đất, mặc dù nhiều tài liệu sau này cho rằng: cải cách ruộng đất sai là sai ở khâu thực hiện; còn chủ trương phân chia lại ruộng đất, lấy của địa chủ, phong kiến, thực dân để chia lại cho nông dân nghèo là một việc làm đại nghĩa; là hợp lòng người, là công bằng hợp lý…
Như vậy chủ trương do Đảng mà ông Trường Chinh đứng đầu đề ra đâu có sai? Còn chuyện đấu tố, truy bức, bắn giết tràn lan là do các đội cải cách do Chính phủ, đứng đầu là ông Hồ Chí Minh thành lập ra tung hoành ngang dọc, “nhất đội ( đội cải cách) nhì trời” gây ra thì hải chịu trách nhiệm đâu phải do tổ chức Đảng…
Trong cải cách ruộng đất các tổ chức đảng tại cơ sở gần như bị tê liệt hoàn toàn. Thậm chí nhiều bí thư đảng ủy xã như ở quê tôi do mâu thuẫn với một số bần cố nông trong việc chia phần cứu trợ đã bị đấu, tố là quốc dân đảng và bị bắn…Ông này sau này được minh oan, con em được công nhận và hưởng chế độ liệt sĩ nhưng phải mất mấy chục năm sau…
Việc ông Hồ Chí Minh thay “êkip Trường Chinh-Võ Nguyên Giáp” đang đạt phong độ đỉnh cao trong kháng chiến chống Pháp bằng “êkip Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh” chỉ có thể giải thích theo nghề nghiệp đá bóng…
Các huấn luyện viên nhà nghề của các đội tuyển quốc gia sau khi đưa đội bóng lên tới đỉnh cao thì thường bị Liên đoàn bóng đá nước đó thay thế, không ký hợp đồng tiếp ? Nếu bản thân huấn luyện viên của đội bóng đó được trọng dụng trở lại thì không phải tất cả những ngôi sao chói sáng trong mùa giải vừa qua đều được gọi trở lại đội tuyển…
Việc ông Trường Chinh bị bật ra, Võ Nguyên Giáp rỗi việc quay sang học đánh đàn rồi loăng quăng gì đó với người dạy đàn piano cho ông, vợ một nhà văn nổi tiếng chỉ có thể giải thích theo cách dùng người của các Liên đoàn bóng đá nhà nghề: cần nhân tố mới…
Việc ông Lê Duẩn được gọi từ Nam Bộ ra là một nhân tố rất khó giải thích theo phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; Việc này chỉ có thể giải thích theo quan niệm dịch số.
Có thể do ông Hồ Chí Minh đã lường trước được cuộc đối đầu với quân đội Hoa Kỳ, thời điểm đó là quân đội hùng mạnh nhất phe đế quốc sẽ rất quyết liệt, máu lửa; Ồng Hồ nhìn thấy khả năng, tư chất của người có thể gánh vác được việc này là Lê Duẩn…
Trong kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn được giao phụ trách chiến trường Nam Bộ và ông không lập được chiến tích gì nổi bật; Trong khi đó thì uy tín, tên tuổi của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp lừng lững không chỉ trong nước mà ra cả nước ngoài…
Còn Nguyễn Chí Thanh phụ trách chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa thì bị Pháp đánh cho chạy te tua…
Theo tiếu sử Nguyễn Chí Thanh trong Website của Bảo tàng quân sự Việt Nam viết:“Ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 121/SL về tổ chức nhiệm vụ của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, xác định cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng điều động vào quân đội và giao trọng trách Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị. Từ tháng 7-1951 đến cuối năm 1960, Tổng Quân ủy cử đồng chí làm Giám đốc Trường Chính trị trung cấp quân đội, nay là Học viện Chính trị. Năm 1959, đồng chí được Quốc hội, Chính  phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam…”
Nghiên cứu đoạn tiểu sử ngắn ngủi trên sẽ thấy mấy điểm đáng chú ý: Nguyễn Chí Thanh là một cán bộ phong trào, một cán bộ chính trị, một dân ngồi bàn giấy, không trực tiếp đương đầu chỉ huy một trận nào lớn một lại được phong đại tướng? Nói theo ngôn ngữ hiện đại: Nguyễn Chí Thanh thăng tiến theo kiểu “trực thăng vận”…
Thề mà tại sao quân đội Việt Nam có hàng mấy chục viên tướng từng vào sinh ra tử, từng được phong tướng từ năm 1948 mà không có ý kiến ý cò gì về việc Nguyễn Chí Thanh, vượt mặt mình được đeo lon đại tướng năm 1959 giống như ông Lê Hồng Anh sau này ?
Điều này chỉ có thể giải thích: Ông Nguyễn Chí Thanh phải được một người như ông Hồ Chí Minh nâng đỡ thì các tướng khác mới chịu ?
Thế thì vì sao ông Nguyễn Chí Thanh lại được ông Hồ Chí Minh nâng đỡ, cho đeo lon đại tướng ngang vai với Võ Nguyên Giáp, thời điểm đó quân đội chỉ có 2 đại tướng cho dù chưa thực sự làm tư lệnh một trận đánh, một chiến dịch quân sự nào lớn ?
Thời điểm trước năm 1960 chưa thể nói tới mối “quan hệ tiền tệ” mà chỉ có thể giải thích rằng đây là hệ quả của “mối quan hệ hậu duệ”…
Vào quãng đầu những năm 80, tôi có về Bảo Tàng Kim Liên Nam Đàn hơn 1 tháng, sưu tầm tại liệu định viết một kịch bản về ông Hồ Chí Minh; Hồi đó tôi làm biên tập tại Fafilm Việt Nam…Tôi về Bảo tàng Kim Liên Nam Đàn và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội theo giấy giới thiệu của Xưởng phim Tài liệu-Khoa học TW…
Tại Bảo tàng Kim Liên tôi được Giám đốc Bảo tàng giới thiệu tiếp xúc hỏi chuyện với nhiều người trong dòng họ Nguyễn Sinh; Tôi đã trực tiếp gặp ông Chắt Vinh, người trong họ Nguyễn Sinh, người trực tiếp đi đào huyệt để đưa bà Hoàng Thị Loan lên chôn trên núi Đại Huệ…
Tại đây tôi đã khai thác được nhiều thông tin từ anh Trần Minh Siêu, Trưởng phòng Tư liệu của Bảo tàng Kim Liên, một người trong nhiều năm đi sưu tập các tài liệu, di tích liên quan tới Hồ Chí Minh.
Anh Trần Minh Siêu là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng. Nhiều tài liệu sau này được GS Trần Quốc Vượng công bố, trong đó có cả những tư liệu của nhà văn Sơn Tùng về Hồ Chí Minh đều có gốc từ nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu…
Trần Minh Siêu cũng đã công bố nhiều tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ tại nhiều bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tại Kim Liên qua tìm hiểu, gia đình ông Hồ Chí Minh không hoàn toàn tuyệt tự như đồn đại trong dân gian; Nhiều đồn đại này xuất phát từ huyệt mộ bà Hoàng Thị Loan do nhiều nhà phong thủy cho biết:  đó là huyệt đế vương nhưng không dám đặt vì sợ sẽ bị tuyệt tự…
Qua thời gian ở Nam Đàn tôi biết được nhiều thông tin về gia cảnh ông Hồ Chí Minh do họ hàng của ông Hồ Chí Minh cung cấp. Bà Thanh chị ông Hồ Chí Minh đúng là mất khả năng sinh sản vì bà bị Pháp bắt, tra tấn bằng cách bắt ngồi trên mâm thau đồng nung đỏ nên bộ phận sinh dục bị biến dạng…
Còn ông Nguyễn Sinh Khiêm là người uyên thâm phong thủy, huyệt mộ chôn bà Hoàng Thị Loan hiện nay do ông Cả Khiêm tìm ra và đặt. Bà Hoàng Thị Loan mất ở Huế năm 1911, năm 1922 bà Thanh, ông Khiêm đưa về chôn trong vườn nhà. Quãng tháng 6/1942 thì đưa bà Hoàng Thị Loan lên chôn trên núi Động Tranh, vị trí bây giờ…Tháng 8/1942 chính thức xuất hiện tên Hồ Chí Minh..
Theo ông Chắt Vinh người được ông Cả Khiêm nhờ đi đào huyệt thì ông và họ hàng chỉ biết ông Cả Khiêm nhờ đào cho 9 cái huyệt. Còn trực tiếp bà Thanh và ông Cả Khiêm đem chôn; không ai biết đich xác chôn ở huyệt nào…
Còn vị trí mộ bà Hoàng Thị Loan hiện nay là do các thầy phong thủy sau này định vị, định hướng theo sách vở phong thủy và khất âm dương được công nhận…
Theo anh Trần Minh Siêu thì ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan được xây cất hiện nay bị lệch tâm mất 15 độ. Tiền án là ngọn rú Dầu xinh xắn, tiền thủy là Sông Lam, viễn án là dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn từ phía Hà Tĩnh triều về…
Ở Nam Đàn, ông Cả Khiêm độc thân, không có vợ con; Theo nhiều nguồn tin thì khi đang còn sống, ông Cả Khiêm có ký thác với bà con trong họ là ông có con ở Huế ?
Đây là một bí hiểm của gia đình Hồ Chí Minh, cả 3 anh em đều không chính thức lập gia đình, mặc dù họ đều là những con người bình thường. Ông Hồ Chí Minh có lần trả lời phỏng vấn 1 phóng viên báo nước ngoài về chuyện tư chất đàn ông bình thường của mình…
Như vậy, điều này chỉ có thể lý giải về một bí ẩn gì đó về mặt phong thủy, tâm linh khiến cho 3 anh em Hồ Chí Minh chấp nhận điều tiếng “tuyệt tự”…Liệu có xuất phát từ nguyên nhân ủa sự kết phát vương quyền của ngôi mộ bà Hoàng Thị Loạn được bí mật chôn trên núi Động Tranh.
Xin nhắc lại ngôi mộ hiện nay của bà Hoàng Thị Loan được đầu tư xây dựng thành 1 di tích quốc gia là do đoán định, xác định bằng phong thủy, bằng thao tác tâm linh chứ không bằng cách của các nhà khảo cố, cất bốc, đào lên…
Kết nối nhiều nguồn tin, nhiều ý kiến cho rằng: Ông Hồ Chí Minh trọng dụng ông Nguyễn Chí Thanh vì quan hệ dòng tộc, ông Nguyễn Chí Thanh là con của ông Nguyễn Sinh Khiêm, gọi ông Hồ Chí Minh bằng chú…
Có 2 cứ liệu để xác định chuyện này:
Cứ liệu thứ nhất đã được sách báo in chính thức: Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 năm 1951 tại Việt Bắc, ông Nguyễn Vịnh được tham gia được bầu vào Bộ Chính trị với cái tên Nguyễn Chí Thanh…Khi đọc tên này lên ông Nguyễn Vịnh còn ghé hỏi người bên cạnh Nguyễn Chí Thanh là ai? Sau này mới biết tên này do ông Hồ đặt tên cho ông ? Một cuốn sách đã in chuyện này…
Một thông tin thứ 2 cũng đã được báo chí chính thống đưa: khi ông Nguyễn Chí Thanh còn sống, nhà ở khu vực Lý Nam Đế, mẹ ông Nguyễn Chí Thanh đã có lần mời ông Hồ Chí Minh đến tận nhà để thưởng thức những món ăn Huế do bà trực tiếp nấu…
Nếu không có một quan hệ gì đó đặc biệt thì làm sao ông Hồ Chí Minh lại nhận lời mời đến ăn cơm với mẹ ông Nguyễn Chí Thanh ?
P.V.Đ

( Còn nữa)

Không có nhận xét nào: