Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Trump gặp Henry Kissinger chắc là bàn sách lược “ DÙNG CỘNG DIỆT CỘNG” ?; Trung Quốc: ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi 'bá quyền' ở Biển Đông

Phúc Lộc Thọ.
Kết quả hình ảnh cho kissinger gặp trump

Thông tin báo chí đưa: Trong tuần qua sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu 8/11/2016, một trong những chính khách đầu tiên được ông Trump mời tới đại bản doanh của mình để tham vấn có cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Kissinger là cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời TT Mỹ Nixon và là một trong những kiến trúc sư của Bản hiệp định Hòa Bình Paris ký giữa Mỹ và Việt Nam năm 1973; Bản hiệp đình này đã chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào chiến trường Việt Nam dẫn tới sự sụp đổ chính phủ Việt Nam Cộng hòa năm 1975…
Để đi tới bản hiệp định này ký vào 27/1/1973 hai bên đã cò cử với nhau suốt 5 năm trong đó có những cuộc họp riêng nhiều lần giữa Kissinger và Lê Đức Thọ; Cả 2 ông này sau đó đã được trao giải hòa bình Nobel nhưng ông Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận…
Để đi đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt nam năm 1973: Mỹ cam kết đơn phương rút lực lượng quân đội ra khỏi miền nam Việt Nam; mất chỗ dựa này, quân đội Việt Nam cộng hòa đã bị đánh bại vào mùa xuân 1975…Nhiều chính khách Việt Nam cộng hòa vẫn tỏ căm hận Kissiger coi ông như là kẻ phản bội, bán đứng đồng minh…
Kissinger không chỉ là người bị coi là kẻ “đầu têu” trong việc hy sinh người “chiến hữu” chống cộng Việt Nam công hòa mà Kissinger còn được biết đến như là kẻ mở cánh cửa thông thương Trung-Mỹ; mở ra ký nguyên mới trong quan hệ Trung-Mỹ…
Chính sách “ chơi con bài Trung Quốc” nhằm trước tiên giải quyệt thế kẹt của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam một cuộc chiến do Mỹ không thể thắng chứ không phải Mỹ nhường Việt Cộng…
Bắt tay với Trung Quốc, chính sách của Mỹ dưới thời ngoại trưởng Kissinger còn nuôi dưỡng mục đích: kiềm chế và làm sụp đổ Liên bang Xô Viết…Chính sách này chững mực nào Mỹ đã thành công dưới thời TT Reagan…
Sự sụp đổ của Việt Nam cộng hòa phải chăng là do bởi sự phản bội của Kissinger ? Nhìn nhận như vậy là có phần cảm tính bởi: sau 1968 chính quyền của TT Nixon sau khi tung ra hàng loạt chiến lược, chiến thuật quân sự cùng với hơn nửa triệu quân với một bộ máy chiến tranh hùng hậu nhưng đã bất lực trong việc đè bẹp ý chí phản kháng của quân đội Việt Nam CS…
Đây là giai đoạn nhà nước CS Việt Nam đã kết hợp, hợp nhất tài giỏi và khá nhuẫn nhuyễn  giữa chủ nghĩa yêu nước của quảng đại nhân dân với giáo thuyết CS; Sự hợp nhất này khiến cho hàng triệu người dân Việt Nam quyết lao vào cuộc chiến sống mái với quân đội Mỹ được tuyên truyền là quân đội ngoại xâm tàn ác nhất thế giới.
Người dân CS Việt Nam được nhòi sọ: yêu nước thì phải theo CS đánh đuổi Mỹ…Cho đến nay sau mấy chục năm chủ thuyết CS hoành hành tại Việt Nam đã mở mắt cho nhiều người về sự sai lầm ngộ nhận, sự phó thác tình cảm yêu nước thiêng liêng của mình vào tay CS...
Còn người Mỹ, chưa hẳn đã thất bại hoàn toàn mà Mỹ chịu thua rút quân đội về nước là do bởi một phần do sức mạnh quật cường của người nông dân Việt bị CS lợi dụng; Mặt khác chính phủ Mỹ còn bị một sức ép, sức kháng cự quyết liệt của nhân dân Mỹ chán ghét chiến tranh…Người Mỹ không muốn con em mình phải chết tại một chiến trường xa xôi chẳng liên quan gì đến quyền lợi của nước Mỹ…
Những cuộc xuống đường được hàng triệu người tham gia; Những bộ phim của Oliver Stone đã cho thấy nội bộ nước Mỹ bị cắt xé đau đớn ra nhiều mảng như thế nào bởi cuộc chiến Việt Nam…
Kissinger là người tìm cách giúp Chính phủ Mỹ rút ra khỏi cái vũng lầy cuộc chiến Việt Nam, tìm cách từ mặt, không dây với cái đám CS hiếu chiến…Và lần này ông Trump mời Kissinger để không ngoài mục địch để tham vấn các đối sách thích hợp để ứng phó với 2 thằng CS cuối cùng của hành tinh này đang xưng hùng xưng bá ở Châu Á; Điều trớ trêu là cả 2 thằng CS này lại đang ứng xử với nhau như chó với mèo và đều muốn bắt tay với Mỹ, lợi dụng Mỹ để diệt nhau…
Trong thâm tâm, một nhà tài phiệt như Trump chắc chỉ muốn “chôn sống” cho khuất mắt cả 2 thằng CS thối tha này nhưng chắc là không làm nổi bằng súng đạn ví Mỹ đã từng làm và thất bại ?
Chắc Trump muốn tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của Kissinger vì ông biết không người Mỹ, không chính khách Mỹ nào hiểu 2 cái thằng CS này bằng Kissinger…
Nếu giai đoạn 1972, Mỹ “ chơi con bài Trung Quốc” để kiềm chế Việt Nam CS, giúp Mỹ thoát ra khỏi bãi lầy cuộc chiến Việt Nam và giúp Mỹ làm sụp đổ Liên bang Xô Viết và khối Đông Âu thì hiện nay Trump định tiêu diệt đám CS nặc nô bằng cách: bắt tay với Trung Cộng để diệt Việt Cộng hay ngược lại dùng Việt Cộng để kiềm chế làm uy sụp Trung Cộng như chính sách của Chính phủ Obama-Clinton?
Chưa rõ Trump sẽ áp dụng chiến lược nào phải chờ khi ông nhậm chức mới biết…Chắc ông Trump hiểu triết lý sống của người châu Á: Không thể bẻ đũa cả bó !
Việc Trump tuyên bố hủy TPP chưa thể đánh giá đầy đủ được chính sách đối ngoại và chính sách “diệt cộng” của Trump sẽ như thế nào; Chỉ biết rằng: Trong chính quyền Mỹ sắp tới, có rất nhiều các nhà tài phiệt và các tướng diều hâu do vậy họ không dễ gì chung giường chung chiếu với đám CS nặc nô…
Đối với người dân Việt Nam biết đâu việc Trump hủy TPP sẽ là cái điềm giống như chuyện “ Tái ông mất ngựa” trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc…

P.L.T.


Trung Quốc: ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi 'bá quyền' ở Biển Đông

25/11/2016 15:11 GMT+7
TTO - Dù Tổng thống Donald Trump có vẻ ưu tiên chính sách đối nội nhưng không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi Biển Đông, mà sẽ tiếp tục theo đuổi "bá quyền khu vực", Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc vừa công bố báo cáo ngày hôm nay.
Trung Quốc: ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi 'bá quyền' ở Biển Đông
Nhóm tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông hôm 17-10-2016 - Ảnh: U.S. Navy
Các học giả Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, đã soạn thảo một báo cáo cho một chính quyền Bắc Kinh trong đó nhận định: mấu chốt của chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đảm bảo "kiểm soát tuyệt đối" trên Biển Đông.
Không đảo lộn chính sách của Mỹ ở Biển Đông
"Sẽ không có sự thay đổi đảo lộn trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông", ông Wu Shicun (Ngô Sĩ Tồn), viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, đã nhận định trong báo cáo, theo Reuters. 
Trong quá trình vận động tranh cử Tổng thống vừa qua, ông Donald Trump ít khi đề cập đến vấn đề Biển Đông mà chỉ tập trung vào các mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, gọi Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" và dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ.
Trong báo cáo hiếm khi được tiết lộ về chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực, nhóm của ông Ngô nhận định rằng cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình trong khu vực sẽ không thay đổi, cũng như lập trường của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Như vậy, sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trong vùng Biển Đông sẽ có khả năng tăng thêm trong bước phát triển quân sự của Trung Quốc, ông Ngô nhận định.
"Theo quan điểm của Mỹ, hoạt động xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông càng xác nhận nghi ngờ của Mỹ là Trung Quốc có ý định thực hiện chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận", báo cáo của các học giả Trung Quốc nêu rõ.
Trong khi đó, ông Zhu Feng, giám đốc Trung tâm Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, nêu ý kiến tại buổi ra mắt báo cáo ngày hôm nay: chính sách quân sự của ông Trump trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ mang tính "liên tục hơn là thay đổi".
Có thể Tổng thống sắp tới của Mỹ sẽ không sử dụng thuật ngữ "tái cân bằng" cho khu vực này, nhưng "ông ấy có thể sẽ giữ lại hầu hết các chính sách", ông Zhu Feng bình luận.
Cả hai học giả của Trung Quốc đều đồng tình cho rằng nhiều khả năng cao Mỹ tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời ông Trump.
Philippines sẽ xây một cảng biển mới
Trong khi đó, trang VOA dẫn nguồn tin các quan chức Philippines cho biết Manila sẽ xây một cảng biển mới trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm tới để củng cố chủ quyền tại khu vực này.
Động thái của Philippines dự báo có thể dẫn đến phản ứng của các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Ông Eugenio Bito-onon, cựu lãnh đạo Kalayaan - một cộng đồng dân Philippines nhỏ trên đảo Thị Tứ - cho biết cảng biển được thiết kế để thuận tiện cho việc đi lại của khoảng 200 cư dân và 50 binh sĩ đồn trú trên đảo này.
“Chúng tôi dự định xây một cảng biển với cầu tàu được thiết kế dành cho tàu cá, tàu tuần tra và thậm chí du thuyền” - vị quan chức này nêu rõ.
Ý tưởng xây cảng biển trên đảo Thị Tứ của Philippines lần đầu được đề cập hồi năm 2012 tuy nhiên vụ kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế khiến kế hoạch bị trì hoãn.
“Chính phủ khi đó cho rằng dự án không khả thi và quá đắt đỏ. Có thể bây giờ họ thông qua vì nhận ra rằng nó có thể được hoàn thành. Dù sao thì Trung Quốc cũng cải tạo những bãi đá họ chiếm đóng thành đảo nhân tạo” - ông Bito-onon nhận xét.
Các quan chức Philippines nói cảng biển mới không chỉ giúp cải thiện việc đi lại ở đảo Thị Tứ mà còn giúp tiếp cận 8 tiền đồn của nước này trên các đảo nhỏ, bãi đá, cồn cát… ở quần đảo Trường Sa.
Nghị sĩ Philippines Johnny Pimentel cho biết Manila đã đồng ý chi 450 triệu peso (khoảng 9 triệu USD) cho công trình này.
Ông Pimentel cũng hối thúc chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte nối lại hoạt động thăm dò dầu và khí đốt ở Biển Đông sau một thời gian gián đoạn do vụ kiện chống lại Trung Quốc.
Manila hiện đang tăng tốc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh vốn căng thẳng kể từ khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.
Tuy nhiên, theo đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Romana, chính quyền Manila chỉ tìm kiếm quan hệ chính trị, kinh tế tốt hơn với Trung Quốc chứ không phải liên minh quân sự.
Đảo Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa bị Philippines chiếm đóng từ năm 1970. Manila bắt đầu cho dân đến đây ở từ năm 2001, tuy nhiên việc thiếu thốn cơ sở vật chất khiến nhiều người rời đi. Trên đảo có một đường băng nhưng thỉnh thoảng chỉ đón vài máy bay quân sự nhỏ.
M.TRUNG - TÚ ANH

Không có nhận xét nào: