Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Cần xử lý ông Nguyễn Minh Mẫn; QUYỀN VỤ TRƯỞNG VỤ III NGUYỄN MINH MẪN NÓI GÌ?; Phát ngôn của ông Mẫn và bầy sâu trong làng báo

 24/11/2016

24-11-2016
Nguyễn Minh Mẫn, vụ trưởng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: internet
Nguyễn Minh Mẫn, vụ trưởng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: internet
Nguyễn Minh Mẫn, ông thân là cán bộ lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ, hiện giữ chức quyền Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối văn hoá xã hội. Lẽ ra, khi phát hiện ra những công trình vụ việc vi phạm của các tổ chức, cá nhân, mà những vụ việc ấy có thể gây hoang mang dư luận, gây xói mòn niềm tin trong nhân dân, gây tổn hại uy tín của thể chế, gây thiệt hại cho ngân sách, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ông phải nhanh chóng công bố để nhân dân giám sát thông qua báo chí, để lãnh đạo nắm rõ vụ việc nhằm có hướng xử lý thích đáng.
Nhưng, theo một clip 10 phút ghi lại lời phát biểu được cho là của ông tại buổi công bố thanh tra Đại học Quốc giaTP.HCM mới đây, thì ông lại dạy cho các đối tượng thanh tra cách che giấu, bưng bít thông tin và thoả thuận với nhau. Ông không xứng đáng một công dân chứ đừng nói là một cán bộ Đảng viên.
Tôi nghĩ rằng ông nên từ chức. Còn nếu vẫn bất chấp sĩ diện, bám lì lấy cái ghế ấy thì ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ nên có hành động phù hợp để xử lý thành phần đang phá hoại uy tín của tổ chức này.
Tôi nghĩ, đây là lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể minh chứng bằng hành động cho thông điệp mà Thủ tướng đã gửi đến nhân dân: “Không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để không có vùng cấm, nhân dân phải được quyền giám sát. Nhân dân giám sát thông qua báo chí. Thanh tra Chính phủ là lực lượng xung kích trong công tác chống tham nhũng. Vậy mà, lãnh đạo cấp vụ của đơn vị này đang coi thường quyền được biết của nhân dân, bưng bít thông tin, bịt miệng dư luận, che đạy cái xấu.
Thủ tướng hãy xem một cán bộ phát biểu như đoạn trích dưới đây có xứng đáng đứng trong bộ máy công quyền nữa hay không. Bởi loại cán bộ này, tôi nghĩ rằng nhân dân chẳng còn hi vọng gì được nữa.
“Lần này, thưa với các đồng chí, tôi với đồng chí Huẩn đã thống nhất cả hai đoàn thanh tra, trong đó một đoàn đang ở đây, riêng lĩnh vực cơ bản vẫn phải làm, nhưng làm trên tinh thần để giúp các đồng chí có được những công trình làm chưa tốt thì yêu cầu nhà thầu phải khắc phục.
Những công trình tiếp theo, các đồng chí là chủ đầu tư, các đồng chí rút ra được bài học kinh nghiệm, để khi đấu thầu với bên B để xây dựng để các thầy cô và các em sinh viên có những nhà kiên cố và chất lượng lâu dài. Mục đích là thế, chứ không… Còn tôi nói rõ là, sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật.
Hôm nay tôi nói rõ các đồng chí biết. Bất kì đoàn viên đoàn thanh tra nào, kể cả từ trưởng đoàn thanh tra trở xuống mà tiết lộ công trình này bị yếu kém, hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hôm nay tôi nói rõ luôn. Đây toàn là các thầy các cô đại diện cho các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM thế thôi. Các thầy các cô cũng phải… Xấu xa thì ta phải đạy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng.
Báo chí, tôi nói thật với anh Đạt và các anh lãnh đạo, Báo chí lúc này nhiều quá, hơn 20.000 nhà báo, mà nó xâu xia vào… Nhất là TP.HCM này 15 triệu người kể cả người vô gia cư, mà báo chí nó nhảy vào thì thầy không có lịch mà tiếp đâu.
Đấy, nên là tôi đề nghị là, thông tin báo chí, trong quá trình đoàn thanh tra làm việc các đồng chí không tiếp khách, trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp Tết, như anh Đạt báo Nhân dân vào thì anh tiếp thôi.
Còn lại tất cả tôi đề nghị các đồng chí không tiếp, không có làm gì được đâu. Thế còn tôi nói rõ là bất kì đồng chí nào bị báo chí quấy nhiễu các đồng chí, các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi. Tôi nói thật, nhiều đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, Bộ trưởng… đã điện trực tiếp cho tôi, tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Đuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Đấy! Bởi vì trong quá trình báo chí nó nhiễu thì rất là nhục. Đấy báo cáo với các đồng chí, phải khắc phục ngay từ đầu, không tiếp đón gì cả”.
—–
Nói thêm, ổng mạt sát báo chí kệ cha ổng. Sự nguy hiểm ở đây là ổng bưng bít thông tin, che giấu nếu có sai phạm, coi thường quyền được biết của nhân dân và nỗ lực minh bạch của Chính phủ! Đó mới là bản chất của câu chuyện này.

____
Mời xem lại: VỤ TRƯỞNG NGUYỄN MINH MẪN LẤY QUYỀN GÌ ĐỂ MẠT SÁT BÁO CHÍ? (BS). Và video clip, ông Mẫn mạt sát các nhà báo:



“Sau đó Thanh tra Chính phủ sẽ có thông tin đầy đủ về vụ việc theo quy định” - ông Khánh nói.
Gọi ngoài giờ, coi lại Luật Báo chí đi (?!)
Chiều tối cùng ngày, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại về các phát ngôn liên quan đến việc bưng bít thông tin đối với báo chí, ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III, nói: “Tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không nói gì. Tôi cũng không trả lời qua điện thoại. Tôi không biết anh có phải là nhà báo chân chính hay không. Anh gọi tôi giờ này là không còn giờ làm việc nhá, anh coi lại Luật Báo chí đi”. (PV gọi nhiều lần trong ngày nhưng máy ông Mẫn bận, đến 18 giờ 14 phút cùng ngày mới gọi được ông Mẫn.)
Ông Mẫn nói thêm: “Tổng Biên tập của báo Pháp Luật là cậu tôi đó. Anh muốn hỏi gì cứ hỏi tổng biên tập”. Khi PV giải thích là công tác ở Pháp Luật TP.HCM, ông Mẫn nói: “Vậy báo anh là cơ quan nào chủ quản?”. PV trả lời là Sở Tư pháp TP.HCM, ông Mẫn nói tiếp: “Vậy anh cứ hỏi giám đốc Sở sẽ biết tôi là ai”. Khi PV muốn liên hệ gặp ông Mẫn tại cơ quan để phỏng vấn, ông Mẫn nói: “Tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không tiếp nhà báo. Còn các thông tin trên mạng là bịa đặt”.
“Tôi đuổi nhà báo ngay chứ chả ngại gì”
Trước đó, trong clip dài hơn 10 phút trên mạng xã hội Facebook ghi lại lời được cho là của ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ, trong buổi công bố quyết định thanh tra ở Đh Quốc gia TP.HCM vào ngày 28-9.
Theo clip, người được cho là ông Mẫn nói: “Lần này, thưa với các đồng chí, tôi với đồng chí Huẩn đã thống nhất cả hai đoàn thanh tra, trong đó một đoàn đang ở đây, riêng lĩnh vực cơ bản vẫn phải làm. Nhưng làm trên tinh thần để giúp các đồng chí có được những công trình làm chưa tốt thì yêu cầu nhà thầu phải khắc phục...
… Thanh tra này là thanh tra định kỳ, không phải là thanh tra theo nghĩa dấu hiệu vi phạm, sai phạm quyết liệt gì cả… Tôi nói rõ là sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật…
…Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật… Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM... xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…
… Tôi nói thật với anh Đạt và các anh lãnh đạo, báo chí lúc này nhiều quá, hơn 20.000 nhà báo mà nó xâu xia vào... thì không có lịch mà tiếp đâu nên tôi đề nghị trong quá trình đoàn thanh tra làm việc các đồng chí không tiếp, trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp tết. Còn lại tất cả, tôi đề nghị các đồng chí không tiếp… Bất kỳ đồng chí nào bị báo chí quấy nhiễu thì điện trực tiếp cho tôi. Tôi nói thật, nhiều đồng chí bí thư, chủ tịch các tỉnh, bộ trưởng... đã điện trực tiếp cho tôi. Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Đuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Đấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…”.
Trong buổi công bố quyết định thanh tra ĐH Quốc gia TP.HCM còn có ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Trao đổi với PV, ông Huẩn cho biết hôm đó (28-9) ông có tham dự nhưng đã rời phòng ngay sau đó và không nghe được đoạn ông Mẫn nói. Hiện ông Mẫn cũng chưa có báo cáo chính thức bằng văn bản về việc này. “Tôi đã giao cho Vụ Kế hoạch rà soát và báo cáo lại” - ông Huẩn thông tin.
NGUYỄN ĐỨC - ĐẶNG TRUNG

Phát ngôn của ông Mẫn và bầy sâu trong làng báo


Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về một clip được cho là của một quan chức ngành Thanh tra với những lời lẽ nhằm cấm cửa báo chí; “dạy" cách bưng bít thông tin, đối phó với báo chí trong quá trình thanh tra. 
Ông ấy “khuyên" thế này: “Kể cả trong quá trình thanh tra, không tiếp khách, không tiếp báo chí (trừ báo Đảng). Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào vào quấy nhiễu, các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi.…”.
Sao trong thời đại này mà vẫn có tư duy cấm cửa báo chí nhỉ? Thật ra chỉ khi nào sai, có “lợi ích” khác với dân với nước, người ta mới phải “sợ” đến mức như vậy. 
Tôi còn nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong từng nói về báo chí thế này: luôn đi đầu bám sát thực tiễn sinh động chủ động đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, tham nhũng, lãng phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; tham gia phản bác các luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng”.
Phát ngôn của ông Mẫn và bầy sâu trong làng báo
Xem ra bưng bít thông tin, cấm cửa nhà báo là đi ngược sự phát triển tự nhiên. 
Tuy nhiên khi xem lại clip của vị quan nọ một cách bình tĩnh, và dám đặt câu hỏi nghiêm túc: Vì sao ông ấy, và nhiều người khác đang ghét báo chí  cực đoan như vậy?
Nói thẳng luôn, cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề báo cũng có người tử tế, nghiêm túc và cũng có cả những con sâu đã lợi dụng những kẽ hở trong chính sách len lỏi vào. 
Chúng ta đều biết, cả xã hội cũng biết, những con sâu này không làm báo, họ làm tiền. Đây đó người ta đã nói về chuyện những nhà báo tiếp tay cho các nhóm lợi ích. Đây đó người ta đã nói về chuyện những nhà báo nhận đồng tiền từ các tập đoàn cá mập để đưa tin một chiều hoặc chọn cách im lặng. Và còn vô khối những câu chuyện khác. 
Thi thoảng trên báo lại có cái tin về chuyện một nhà báo tham gia “tống tiền doanh nghiệp”. Đã có những con sâu trong làng báo bị lôi ra ánh sáng, bị khởi tố, bị điều tiếng để đời do có các hành vi không đúng tôn chỉ của nghề báo. Hãy thử vào google gõ cụm từ “nhà báo tống tiền doanh nghiệp”. Trong tích tắc, có tới  146.000 kết quả.
Tôi biết, cả xã hội cũng biết, có những tòa soạn thực hiện “khoán” cho nhân viên, phóng viên thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp. Năng lực, hiệu quả công việc được đánh giá trên số tiền ký được. 
Thủ đoạn “gây sự cố gặt hợp đồng” đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các doanh nghiệp, các địa phương. 
Bởi thế mới đây thôi, khi nói về mối quan hệ mờ ám giữa một số con sâu trong làng báo và những nhóm lợi ích, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã gọi thẳng đó là “truyền thông bất lương”. 
Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục”, người đứng đầu Bộ Thông tin- Truyền thông nghiêm khắc chỉ ra: 
Một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác.
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng tin cậy,... nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi,... 
Sau một thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù”…
Đồng thời ông cũng lưu ý, đừng vì một bộ phận tha hóa, một con sâu đó mà lại cấm cửa các nhà báo, không công khai minh bạch, bưng bít thông tin… Vì đó là ngăn cản sự phát triển của xã hội, là đi ngược lại chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Xem ra, chủ trương qui hoạch báo chí cùng với việc xây dựng lại, sớm ban hành Qui định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là một bước đi quan trọng, nhằm loại bỏ và ngăn chặn những con sâu, lấy lại uy danh cho nghề báo. 
Nguyễn Đăng Tấn

Không có nhận xét nào: