Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

'Điệp vụ Biển Đỏ' nằm trong chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc

  • 10:42 28/03/2018
  •  
  • 171
     "Nói khán giả xem phim Điệp vụ Biển Đỏ suy diễn là không đúng mà phải nói là việc này nằm trong âm mưu của Trung Quốc", chuyên gia Hoàng Việt nhận định.
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch ngày 26/3 phát đi thông báo phản hồi về việc kiểm duyệt của Cục Điện ảnh với bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ" (Operation Red Sea) của nhà sản xuất Trung Quốc. Kết luận của bộ nói rằng đoạn cuối được cho là "lạc lõng" của bộ phim "hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo".
    'Diep vu Bien Do' nam trong chien luoc tuyen truyen cua Trung Quoc hinh anh 1
    Chuyên gia Hoàng Việt. 
    Liên quan vấn đề này, Zing.vn có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ông Việt cho rằng đoạn kết của "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông.
    Đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, càng không phải là "suy diễn" của một bộ phận khán giả Việt Nam, theo vị chuyên gia.
    - Ông bình luận gì về kết luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với việc kiểm duyệt bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ"?
    - Một số khán giả coi những cái phim này sẽ thấy là bình thường, nhưng phải thấy như thế này: Trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược tuyên truyền tổng thể về những yêu sách của họ trên Biển Đông. Từ sách giáo khoa cho đến các tạp chí khoa học, dù là trong những lĩnh vực có vẻ không liên quan như môi trường, dù là trong nước hay trên thế giới, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy cái gọi là đường lưỡi bò. Đây là kế hoạch tuyên truyền của họ để mà sau này, nếu không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, thì họ sẽ dựa vào cái cớ đó để mà nói rằng thế giới đã chấp nhận điều đó rồi.

    Chính vì vậy, nếu mà tách ra khỏi bối cảnh này, chỉ nhìn hình ảnh trong phim, thì một số người có thể cho rằng những phản ứng của công chúng là suy diễn. Thế nhưng, nếu xem xét toàn bộ vấn đề như tôi đã nêu thì có thể thấy đó không phải sự ngẫu nhiên.
    Chưa kể, website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đăng tải bài viết cho rằng những gì bộ phim thể hiện là chiến công của họ trong việc bảo vệ và tuyên truyền về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Do đó, nói khán giả xem phim suy diễn là không đúng mà phải nói là việc này nằm trong âm mưu của Trung Quốc. Nếu nhìn bên ngoài thì tưởng chừng là đơn giản nhưng đó mới là cái cao tay, đó mới là sự thâm độc của Trung Quốc. Nhìn thì đơn giản nhưng đằng sau thực sự ẩn chứa nhiều vấn đề.
    - "Bẫy tuyên truyền" đang được Trung Quốc triển khai như thế nào? 
    - Ví dụ cụ thể là Trung Quốc luôn rêu rao khắp nơi về cái gọi là quyền lịch sử của họ trong vùng đường chín đoạn trên Biển Đông. Chúng ta có thể thấy thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục nhấn mạnh yếu tố này.
    Thế quyền lịch sử đối với một vùng biển là gì? Đó không phải là quy định cụ thể nào trong luật biển quốc tế nhưng thông thường nhiều nước đưa dân, quân ra đó để duy trì quản lý trên vùng biển đó mà không ai ngăn cản trong suốt thời gian dài, từ đó tạo nên quyền lịch sử.
    Mặc dù thực tế Trung Quốc không thực hiện cũng như không có sự công nhận của cộng đồng quốc tế trong trường hợp này nhưng Trung Quốc luôn tìm mọi cách để biện minh cho yêu sách của họ. Họ đã tìm cách tác động các tạp chí, nhà xuất bản cũng như nhiều học giả tìm cách ủng hộ họ. Nếu như không nhận thấy sự phản đối gay gắt nào thì họ sẽ cho rằng mọi người đã đồng ý với họ.
    Với cách tuyên truyền kiểu như vậy, Trung Quốc dường như muốn thế giới quen thuộc, chấp nhận, không phản bác các yêu sách của họ nữa. Và như vậy là họ đã thành công. Bộ phim “Điệp vụ biển Đỏ” cũng nằm trong chiến lược tuyên truyền kiểu như vậy.
    - Việc chiếu các bộ phim trong âm mưu tuyên truyền của Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm thế nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông?
    - Về mặt pháp lý thì đương nhiên nếu chiến lược của Trung Quốc thành công, nó sẽ gây ra những bất lợi nhất định với các quốc gia cùng tranh chấp với Trung Quốc. Về mặt tuyên truyền, chẳng hạn như với bộ phim đó, nếu cho chiếu bình thường thì đã tiếp tay cho Trung Quốc thực hiện chiến lược của họ.
    Hơn nữa, đối phó với những chiến dịch tuyên truyền như thế thì đáng lẽ chúng ta phải có chiến lược tuyên truyền ngược trở lại cho thế giới nói chung và người Trung Quốc nói riêng để hiểu được đâu là lẽ phải, đâu là công lý.
    - Một số ý kiến nói rằng phản hồi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy Bộ không nắm rõ công ước quốc tế về luật biển. Ông bình luận gì về ý kiến này?
    - Đúng là Cục Điện ảnh không có chuyên môn, nhưng trong trường hợp này, Cục Điện ảnh hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến, ví dụ như Học viện Ngoại giao, nơi nắm rất rõ về vấn đề này.
    Tôi cũng được biết là tại Việt Nam, tất cả những vấn đề xuất bản liên quan tới tranh chấp Biển Đông đều phải do Ủy ban Biên giới Quốc gia (trực thuộc Bộ Ngoại giao - PV) phê chuẩn. Tức là, luôn luôn có những cơ quan của Chính phủ, chứ không phải cần nhờ đến một cá nhân, tổ chức nào đó, để tham khảo ý kiến.
    Thứ hai là khi chuyện đã xảy ra như vậy rồi, qua văn bản phản hồi của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, tôi thấy họ dường như vẫn chưa ý thức được sai sót. Họ vẫn tìm cách biện minh vì thế này vì thế kia, trong khi quan trọng nhất là nếu sai thì phải nhận sai và sửa sai. Do đó, dư luận mới căng thẳng như vậy.
    - Đây không phải là lần đầu tiên có một bộ phim khiến dư luận phản ứng về khâu kiểm duyệt. Ông có nghĩ chúng ta cần làm rõ trách nhiệm của các bên trong chuyện này để hạn chế sai lầm lặp lại?
    - Tôi nghĩ là Cục Điện ảnh cần nghiêm túc xin lỗi, nhưng quan trọng hơn là chúng ta cần có những kế hoạch, những đường hướng cụ thể trong tương lai để không lặp lại sai lầm này thì tốt hơn là việc đổ lỗi vì thế này, vì thế kia.
    Tôi biết là những chuyện "để lọt" như thế này không phải là lần đầu. Sai sót lần này thuộc về Cục Điện ảnh và họ cần phải rút ra bài học rằng mọi chuyện liên quan đến vấn đề Biển Đông đều phải rất thận trọng.
    Thứ nhất, Biển Đông là một vấn đề rất nhạy cảm. Thứ hai, câu chuyện liên quan đến yếu tố Trung Quốc, đây cũng là một vấn đề rất nhạy cảm nữa. Thứ ba, Trung Quốc có những chiến lược rất nguy hiểm mà bên ngoài tưởng chừng như vô hại. Nếu không hiểu sâu về họ thì rất khó nhận biết.
    Ngày 18/2, tức khoảng nửa tháng trước khi Cục Điện ảnh tiến hành thẩm định và gần một tháng trước khi phim "Điệp vụ Biển Đỏ" ra rạp tại Việt Nam, chuyên mục "Giáo dục quốc phòng" trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã dẫn lại bài viết của Hoàn cầu Thời báo (phụ san của báo đảng Nhân Dân Nhật báo) về những "thâm ý đằng sau bạn cần biết rõ" trong bộ phim.
    Bài viết nói trong đoạn cuối phim, "tàu pháo của hải quân ở biển Nam Hải trục xuất các tàu nước ngoài đi vào vùng biển xung quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Sa mà chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép". "Nam Hải" là cách Trung Quốc gọi Biển Đông còn "quần đảo Nam Sa" là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Khi chính thức được công chiếu tại Việt Nam từ ngày 16/3, 36 giây trong đoạn cuối bộ phim đã gây ra những phản ứng gay gắt từ dư luận. Khán giả cho rằng đoạn phim này không liên quan đến tổng thể bộ phim mà được lồng ghép để phục vụ mục đích tuyên truyền yêu sách ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, và Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã sơ sót trong khâu kiểm duyệt. Hiện phim đã được nhà phát hành rút khỏi các rạp sau 10 ngày công chiếu.

    Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, nói để chuẩn bị chiến tranh

    Trung Quốc thông báo vừa tiến hành tập trận trên Biển Đông và cho biết đây là màn thực hành chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai.

    Tàu chiến Mỹ tiến sát đá Vành Khăn nơi Trung Quốc chiếm trái phép

    Tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng nước quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm trái phép trong hoạt động "tự do hàng hải".
    Vũ Mạnh thực hiệ

    Không có nhận xét nào: