Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters |
Ở vế đầu tiên, nhiều quan điểm dựa vào việc ông Đinh La Thăng – cựu Ủy viên Bộ Chính trị được đưa ra hầu tòa vì có những sai phạm nghiêm trọng trong thời kỳ còn làm ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là bước tiếp theo cho việc dẫn giải ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nhưng thực ra việc ông cựu Ủy viên BCT ra tòa nên được xem là sự đánh đổi hơn là một dấu hiệu cho thấy sẽ đưa người cấp cao hơn ra tòa. Bằng chứng cho việc này là có vẻ ông Đinh La Thăng đang bị bế tắc trong việc tự bảo vệ mình, khi mọi yếu tố tại phiên tòa dồn ép đến mức ông nhấn mạnh 'được đồng ý của Thủ tướng' (liên quan việc góp vốn vào Oceanbank). Và khi VKS bác bỏ toàn bộ quan điểm bầu chữa, ông Đinh La Thăng chỉ biết tự bầu chữa: đề nghị HĐXX công bằng và khách quan, hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị.
Ông Đinh La Thăng cùng quẫn đến mức phải khẳng định đanh thép: 'Bị cáo cũng phải đưa ra những căn cứ thực tế chứ không thể nói đó là giấu tội. Cứ VKS đưa ra, bị cáo đồng ý ngay thì không bị coi là chối tội, còn nếu bị cáo đưa ra quan điểm thì lại bị coi là chối tội.'.
Ông Đinh La Thăng nhìn nhận là đúng tinh thần pháp luật, bởi 'bị cáo' có quyền khẳng định sự vô tội của mình và nghĩa vụ chứng minh có tội là đến từ phía Viện kiểm sát. 'Không được chối tội' là quan điểm phản tinh thần pháp luật, muốn đốt cháy giai đoạn (điều tra, thu thập chứng cứ, xét xử) - hay nói đúng hơn đây là biến thể của hình thức bức cung, mớm cung ngay tại phiên tòa (bản án chính trị bỏ túi).
Điều này là chuỗi hành trình dài, từ nhiều lần khẳng định tính đúng quy trình và sự chỉ đạo, thậm chí đồng ý của Thủ tướng Chính phủ thời kỳ đó, nhưng liên tiếp là chuỗi phản bác lại theo hướng phủ định sạch trơn.
Tất cả điều đó cho thấy gì? Đó là phương trình nhằm giải được X (ám chỉ của ông Trương Tấn Sang về ông Nguyễn Tấn Dũng) phải vô nghiệm, và đúng như tính chất chỉ đạo, là phải đưa một người đáng tội ra gánh tội hết. Ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị vừa đáp ứng về mặt thanh thế để giải cảm dư luận, nhưng cũng vừa đủ để mang tính răn đe. Nhưng trên hết cả, là đảm bảo quy trình tố tụng dừng ở một ngưỡng chấp nhận được, để tránh hiện tượng vỡ bình.
Qua ảnh, có thể nhận thấy một ông Đinh La Thăng tươi như hoa sau khi bị tuyên án 13 năm tù ở phiên tòa thứ nhất, và một Đinh La Thăng không thể buồn hơn sau khi bị nghị án ở phiên tòa thứ hai. Và có lẽ ông phải chấp nhận sự thật là ông sẽ ở tù đến khi già để trả giá cho việc chọn nhầm phe.
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam mới dừng ở ngưỡng Ủy viên bộ chính trị được đưa ra tòa, không có bất kỳ một người nào thuộc hàng tứ trụ phải ra tòa - dù ở vị trí là nhân chứng. Ủy viên BCT ra tòa vì tội danh chống đảng, phản bội tổ quốc và giờ là làm thâm hụt ngân sách trong tình trạng ngân khố ngày cạn kiệt; điều này là vừa đủ ở một nhóm người ở đơn vị hàng chục. Nếu đem một UVBCT, và là người thuộc chức danh lãnh đạo nằm ở hàng 'quốc tang' sau khi chết, thì tội trạng phải cực kỳ lớn: đảo chính. Nếu chỉ dừng ở chỉ đạo hay chủ trương sai, thì đồng thời phải xét thêm các ủy viên BCT thời điểm đó, bởi nguyên tắc 'tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách' vẫn còn hiện diện đậm nét trong nền chính trị Việt.
Thứ ba, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ, theo đó ông nhấn mạnh: 'Chúc 15 người nghỉ chính sách, trong đó có tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, làm người tử tế, tiếp tục đóng góp cho đảng, cho dân'. Câu này càng về sau càng cho thấy tính thâm của ông Dũng đối với chính mình và những người ở lại. Ai không rõ khi đứng ở chức vụ tứ trụ, thì đồng nghĩa họ gây dựng các nhóm lợi ích đan xen, và làm cách nào thì các mối lại ích này được sắp xếp lại chứ không mất đi. Ở mỗi 'đồng chí lãnh đạo' đều chứa đựng những vi phạm nhất định mà chờ thời điểm được tung ra. Nếu ông Dũng cam kết về hưu 'gắng làm người tử tế', thì ông cũng đồng thời tái khẳng định 'nên để ông làm người tử tế'.
Việc đưa ông ra làm chứng trước tòa dù dưới vụ án như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ xóa bỏ 'giao kết' đó, đồng nghĩa ông sẵn sàng đi đến cùng sự chống cự. Sẽ là thế nào khi đứng trước tòa, và làm chứng nhằm đưa những người cùng hội cùng thuyền vào tù tội, uy tín của ông Dũng lúc đó sẽ trở về 0, và quyền lực cũng chấm dứt ngay thời điểm lúc đó. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng có lẽ hiểu nguy cơ này hơn ai hết, khi cuộc chiến đốt lò vẫn đang trong giai đoạn tăng tốc, lực lượng các phe nhóm lợi ích vẫn đang trong trật tự gia cố, sắp xếp lại.
Do vậy, khuôn khổ đưa những hành vi sai phạm của ông Đinh La Thăng tưởng chừng như dựa trên pháp luật, nhưng thực chất đó là chính trị; và chính trị mà nhiều người nhầm tưởng là đi đúng cùng của sự thật, là giải ra phương trình X, thì thực ra lại là phương trình thỏa hiệp. Và vì lẽ đó, không có chuyện ông Thủ tướng Dũng sẽ phải ra tòa, dù với bất kỳ một tư cách nào,... bởi đứng sau ông Dũng, là cả một tập đoàn (dù bị đánh) nhưng vẫn chi phối chính trường Việt Nam trong thời gian tới.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về vấn đề được nêu, không thể hiện quan điểm VNTB!
Ông Đinh La Thăng cùng quẫn đến mức phải khẳng định đanh thép: 'Bị cáo cũng phải đưa ra những căn cứ thực tế chứ không thể nói đó là giấu tội. Cứ VKS đưa ra, bị cáo đồng ý ngay thì không bị coi là chối tội, còn nếu bị cáo đưa ra quan điểm thì lại bị coi là chối tội.'.
Ông Đinh La Thăng nhìn nhận là đúng tinh thần pháp luật, bởi 'bị cáo' có quyền khẳng định sự vô tội của mình và nghĩa vụ chứng minh có tội là đến từ phía Viện kiểm sát. 'Không được chối tội' là quan điểm phản tinh thần pháp luật, muốn đốt cháy giai đoạn (điều tra, thu thập chứng cứ, xét xử) - hay nói đúng hơn đây là biến thể của hình thức bức cung, mớm cung ngay tại phiên tòa (bản án chính trị bỏ túi).
Điều này là chuỗi hành trình dài, từ nhiều lần khẳng định tính đúng quy trình và sự chỉ đạo, thậm chí đồng ý của Thủ tướng Chính phủ thời kỳ đó, nhưng liên tiếp là chuỗi phản bác lại theo hướng phủ định sạch trơn.
Tất cả điều đó cho thấy gì? Đó là phương trình nhằm giải được X (ám chỉ của ông Trương Tấn Sang về ông Nguyễn Tấn Dũng) phải vô nghiệm, và đúng như tính chất chỉ đạo, là phải đưa một người đáng tội ra gánh tội hết. Ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị vừa đáp ứng về mặt thanh thế để giải cảm dư luận, nhưng cũng vừa đủ để mang tính răn đe. Nhưng trên hết cả, là đảm bảo quy trình tố tụng dừng ở một ngưỡng chấp nhận được, để tránh hiện tượng vỡ bình.
Qua ảnh, có thể nhận thấy một ông Đinh La Thăng tươi như hoa sau khi bị tuyên án 13 năm tù ở phiên tòa thứ nhất, và một Đinh La Thăng không thể buồn hơn sau khi bị nghị án ở phiên tòa thứ hai. Và có lẽ ông phải chấp nhận sự thật là ông sẽ ở tù đến khi già để trả giá cho việc chọn nhầm phe.
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam mới dừng ở ngưỡng Ủy viên bộ chính trị được đưa ra tòa, không có bất kỳ một người nào thuộc hàng tứ trụ phải ra tòa - dù ở vị trí là nhân chứng. Ủy viên BCT ra tòa vì tội danh chống đảng, phản bội tổ quốc và giờ là làm thâm hụt ngân sách trong tình trạng ngân khố ngày cạn kiệt; điều này là vừa đủ ở một nhóm người ở đơn vị hàng chục. Nếu đem một UVBCT, và là người thuộc chức danh lãnh đạo nằm ở hàng 'quốc tang' sau khi chết, thì tội trạng phải cực kỳ lớn: đảo chính. Nếu chỉ dừng ở chỉ đạo hay chủ trương sai, thì đồng thời phải xét thêm các ủy viên BCT thời điểm đó, bởi nguyên tắc 'tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách' vẫn còn hiện diện đậm nét trong nền chính trị Việt.
Thứ ba, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ cuối cùng của mình sáng 26/3/2016, ông Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay đến các thành viên Chính phủ, theo đó ông nhấn mạnh: 'Chúc 15 người nghỉ chính sách, trong đó có tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, làm người tử tế, tiếp tục đóng góp cho đảng, cho dân'. Câu này càng về sau càng cho thấy tính thâm của ông Dũng đối với chính mình và những người ở lại. Ai không rõ khi đứng ở chức vụ tứ trụ, thì đồng nghĩa họ gây dựng các nhóm lợi ích đan xen, và làm cách nào thì các mối lại ích này được sắp xếp lại chứ không mất đi. Ở mỗi 'đồng chí lãnh đạo' đều chứa đựng những vi phạm nhất định mà chờ thời điểm được tung ra. Nếu ông Dũng cam kết về hưu 'gắng làm người tử tế', thì ông cũng đồng thời tái khẳng định 'nên để ông làm người tử tế'.
Việc đưa ông ra làm chứng trước tòa dù dưới vụ án như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ xóa bỏ 'giao kết' đó, đồng nghĩa ông sẵn sàng đi đến cùng sự chống cự. Sẽ là thế nào khi đứng trước tòa, và làm chứng nhằm đưa những người cùng hội cùng thuyền vào tù tội, uy tín của ông Dũng lúc đó sẽ trở về 0, và quyền lực cũng chấm dứt ngay thời điểm lúc đó. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng có lẽ hiểu nguy cơ này hơn ai hết, khi cuộc chiến đốt lò vẫn đang trong giai đoạn tăng tốc, lực lượng các phe nhóm lợi ích vẫn đang trong trật tự gia cố, sắp xếp lại.
Do vậy, khuôn khổ đưa những hành vi sai phạm của ông Đinh La Thăng tưởng chừng như dựa trên pháp luật, nhưng thực chất đó là chính trị; và chính trị mà nhiều người nhầm tưởng là đi đúng cùng của sự thật, là giải ra phương trình X, thì thực ra lại là phương trình thỏa hiệp. Và vì lẽ đó, không có chuyện ông Thủ tướng Dũng sẽ phải ra tòa, dù với bất kỳ một tư cách nào,... bởi đứng sau ông Dũng, là cả một tập đoàn (dù bị đánh) nhưng vẫn chi phối chính trường Việt Nam trong thời gian tới.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về vấn đề được nêu, không thể hiện quan điểm VNTB!
Ánh Liên
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét