La
Quán Cơm.
Nước Vệ năm…triều đình lục đục không yên vì Vệ Vương đã
già mà triều đình chưa thống nhất bầu chọn ra được người vào vị trí “ thái tử”
kế vị…
Các thân vương, đại thần hè nhau, uýnh lộn nhau để tranh
dành ngôi báu. Bởi vì nước Vệ trải qua biết bao can qua binh lửa mới dành được
độc lập dân tộc nên nhiều đại thần, tiếng là không dính líu máu mủ ruột rà
nhưng do công lao với tiền triều, với các tiên đế, do bởi các mối quan hệ nhằng
nhịt trong hoàng cung. Do hoàn cảnh lịch sử để lại, một số đại thần nắm giữ được
binh quyền vẫn có khả năng lao vào tranh dành ngôi “ thái tử” kế vị với các
“thái tử” có cùng dòng máu Vệ vương…
Ngôi thái tử kế vị tiếng là do Vệ vương tự định đoạt,
nhưng Vệ Vương không thể không tham khảo, động thái của hoàng triều và các đại
thần nắm binh quyền, quốc khố trước khi truyền chiếu chỉ trao hoàng quyền này
cho ai. Vệ vương phải thận trọng điều này để khi mình nhắm mắt xuôi tay, thế tử
được yên vị và bình an tọa hưởng ngôi báu?
Chính cái sự do dự này của Vệ Vương mà khiến cho cuộc chiến
tranh dành ngôi báu của nước Vệ khi thì âm ỷ, khi thì quyết liệt và không nguôi
dứt suốt cả năm trời…Các thân vương, các đại thần, các nhóm lợi ích bỏ bê chính
sự, bỏ mặc bách tính lầm than muốn ra sao thì ra. Họ dốc toàn bộ nhân tài và vật
lực vào cuộc đấu đá tranh dành chiếc ghế “ thái tử” kế vị…
Một trong những đối thủ gớm ghiếc, một kẻ nặng ký đang
lao như thiêu thân vào “ lò lửa” của cuộc đua dành ngôi “ thái tử” kế vị là vị tể
tướng đương triều. Do vị này đang nắm được quyền chi phối quốc phố và đội quân
cẩm y vệ nội nên đã tập trung quanh mình một đám lâu la đã nhiều phen áp đảo
hoàng cung nước Vệ…
Có điều, người tính không bằng trời tính, cái dòng tộc của
tể tướng đương triều bước vào giai đoạn suy vi; cũng có thể do bởi tính ăn tham
hung tàn; hơn nữa đi đêm lắm rồi cũng có ngày gặp ma. Do vậy nên tể tướng đương
triều cùng có những lúc hở sườn, hở cánh nên bị bị các thế lực khác băm vằm, phản
công, tìm cách không chế, lật đổ.
Các thân vương, các đại thần đã xúi Vệ Vương ban hành ra
“ Tứ Nghị hoàng cung”, là một loại “CHẾ ” với danh nghĩa cùng cố trong sạch
liêm chính hóa hoàng cung. Chế “ Tứ nghị” thực chất là bật đèn xanh, hợp pháp
hóa việc các đại thần tố giác lẫn nhau, bới long tìm vết nhau để trong sạch hóa
hoàng triều. Do việc ban hành Chế “ Tứ Nghị” mà hoàng cung này mà hoàng triều
phạt hiện ra khoản 20.000 lạng vàng quốc khố bị bay hơi, lúc đầu nghi là do Tể
tướng cho thân tín bí mật lấy trộm chia cho than thích của mình…
Câu chuyện dần vỡ lở, vụ tể tướng lấy trộm quốc khố
20.000 lạng vàng ra để đút lót cho các đại thần có ảnh hưởng trong của hoàng
cung, để họ nói giúp, bỏ phiếu tín nhiệm cho tể tướng được vào ngôi “ thái tử”
kế vị.
Có đại thần còn mò được thông tin cơ mật, tố ra chuyện Tể
tướng âm mưu lấy đây công thổ quốc gia để làm nghĩa trang, xây lăng mộ cho cả
gia tộc của mình và cho những đại thần cùng phe cánh. Câu chuyện này bị bung ra
khiến cho dân chúng vô cùng căm phẫn vì đất của họ không đủ để cấy hái gieo trồng
để nuôi sống vì nước Vệ đất chật, người đông.
Theo thời giá giá vàng của Việt Nam thời CHXHCN thì mỗi lạng
có giá từ 35-40 triệu đồng; Như vậy vụ đút lót để chạy cái ghế “ thái tử” kế vị
này hối đoái với tiền đồng có in cũng lên tới khoảng 800-1000 tỷ.
Câu chuyện đến hồi vỡ trận khi chứng cứ gia nhân tể tướng
lấy trộm 20.000 lạng vàng bị bại lộ, vì tiền có đồng và vàng có thỏi. Bây giờ
công bố cái vụ thụt két này làm sao đây vì với cái tội này sẽ dẫn tới hệ lụy không
chỉ tru di cả họ nhà tể tướng mà còn lòi ra hàng loạt đại thần cũng dính vào vụ
thụt két tập thể này, trong đó có rất có thể có cả đại thần thân tín Vệ vương.
Xấu chàng hổ ai, đập chết chuột làm vỡ bình quý.
Thành ra hoàng thượng nước Vệ sau khi nghị bàn, tính nát
nước với các đại thần thuộc phe mình, đã quyết định tuyên, bá cáo thiên hạ rằng
số 20.000 lạng vàng kia đúng là vàng ngân khố quốc gia, bị mất do một số môn
khách của tế tưởng đánh rơi xuống sông Tô trong một lần bí mật di dời kho báu.
Như vậy là đánh chuột không vỡ bình, vô hiệu được tham vọng
dành ngôi thái tử của tể tướng; đuổi tể
tướng về vườn và hoang cung thực hiện thành công “ Tứ Nghị”. Không ai tư túi cái
số 20.000 lạng vàng kia cả mà chúng bị rơi vãi đâu đó rất có thể là đã rơi, chảy
xuống sông Tô không sủi tăm dấu vết.
Dân nước Vệ bấy lâu nay đói khổ, nghe tin 20.000 lạng
vàng quân nhà Tể tướng thiếu tinh thần trách nhiệm để rơi xuống sông Tô, thể là
dân cả kinh thành nước Vệ lao xuống sông Tô mò 20.000 lạng vàng bị triều đình
đánh rơi. Người mang thúng mủng, lưới nơm suốt ngày đêm lao xuống sông Tô để mò
kiếm 20.000 lạng vàng 9999.
Con sông Tô hàng ngày vẫn chở thải cứt và nước đái của
quân dân kinh thành nước Vệ, vốn đã rất ôi thối, ô nhiễm nặng nề rồi; giờ lại
thêm cái nạn dân chúng lầm than tiếc của ngụp lặn để kiếm tìm 20.000 lạng vàng
ngân khố bị đánh rơi, nên đục ngầu và thối hoắc thêm.Người ở xa hàng chục dặm
cũng ngửi thấy…
Nghe nói câu ca dao:
Đem
vàng đi đổ sông Tô
Đêm
nằm tơ tưởng đi mò sông Ngân
Ra đời sau vụ án Vệ Vương xử Tể tướng mang 20.000 lạng
vàng đi đút lót để tranh ngôi thái tử…
L.Q.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét