Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Điệp vụ Biển Đỏ: Hội đồng duyệt phim nói không, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói có bối cảnh ở Trường Sa ( Người chết cãi người đi chôn?); Cho công chiếu "Điệp vụ biển Đỏ" là mặc nhiên công nhận biển Đông của Trung Quốc!

Thứ Ba, 27/03/2018 14:31 PM GMT+7

(VTC News) - Hội đồng duyệt phim Việt Nam nói "Điệp vụ Biển Đỏ" chỉ nói đến hải phận Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định bối cảnh cuối phim ở Trường Sa.
  1. Ngày 2/3, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện với 7/11 thành viên xem và thẩm định phim Điệp vụ Biển Đỏ (4 thành viên vắng có lý do). Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên Hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18).

Ngày 15/3, bộ phim được cấp Giấy phép phổ biến phim số 39/GPPBP-CĐA/A2018. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua. Việc khai thác bộ phim đến thời gian nào thuộc thẩm quyền của nhà phát hành và không phải thông báo cho Cục Điện ảnh.
Ngày 16/3, Operation Red Sea - Điệp vụ Biển Đỏ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền ra mắt tại các cụm rạp Việt Nam. Nội dung phim xoay quanh việc một hạm đội hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ giải cứu hai mẹ con công dân nước này bị một nhóm khủng bố bắt giữ.



Diep vu Bien Do: Hoi dong duyet phim noi khong, Bo Quoc phong Trung Quoc noi co boi canh o Truong Sa hinh anh 1
 Phút cuối phim "Điệp vụ Biển Đỏ" có cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây chiếc tàu nước ngoài và liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ gọi là "South China Sea"
.

Phần lớn bối cảnh của phim là một thành phố ở châu Phi. Tuy nhiên, phút cuối của phim lại có cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ gọi là "South China Sea".
Nhiều khán giả sau khi xem phim đánh giá, đoạn phim này không liên quan tới nội dung phim, thậm chí dễ gây hiểu lầm về chủ quyền giữa các nước có liên quan trên Biển Đông.
Tối 24/3, nhà phát hành CGV Việt Nam xác nhận ngừng chiếu phim Operation Red Sea - Điệp vụ Biển Đỏ trên toàn quốc vì lý do vắng khách.
Trước phản ứng của dư luận, Cục Điện ảnh và Hội đồng trung ương thẩm định khẳng định đã tiếp nhận thông tin trên và sẽ sớm đưa ra câu trả lời về bộ phim.
Liên lạc với Đạo diễn -  NSND Vũ Xuân Hưng – Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định và Phân loại phim (Bộ VHTTDL), ông cho biết: Cảnh cuối trong phim Điệp vụ Biển Đỏ chỉ nói đây là hải phận của Trung Quốc và yêu cầu con tàu trên rời khỏi vùng biển đó, chứ không nói đến hải phận của biển Việt Nam.
Buổi duyệt phim Điệp vụ Biển Đỏ có sự tham gia của 7 thành viên, trong đó có nhà thơ – nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, ông Đỗ Duy Anh - Cục phó Cục Điện ảnh, ông Nguyễn Danh Dương – Giám đốc Trung tâm chiếu phim Quốc gia…
TOÀN BỘ DIỄN BIẾN
Liên quan đến sự việc, ngày 26/3, bộ VHTTDL làm việc với Cục Điện ảnh và đưa ra kết luận:
36 giây cuối phim Điệp vụ Biển Đỏ thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. 
Skip
Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, trên website chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 18/2 có bài viết ca ngợi bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ, nói về sức mạnh của hải quân nước này. Trong đó, nêu ra nhiều loại vũ khí, khí tài mới, mạnh mẽ của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Bài viết nói Hải quân Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ bộ phim này. Bên cạnh đó, bối cảnh mang nội dung lạc lõng cuối phim cũng được đề cập.
Bài viết nêu rõ, trong đoạn cuối phim, tàu tuần tra hải quân ở biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) trục xuất tàu lạ nước ngoài khỏi vùng biển xung quanh cái gọi là "quần đảo Nam Sa" bằng mệnh lệnh: "Hãy lập tức rời khỏi đây".
"Quần đảo Nam Sa" là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tại một số đảo ở đây, Trung Quốc có các hành vi chiếm đóng, cải tạo trái phép bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trước sự khẳng định trắng trợn này, tiến sỹ Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích những cạm bẫy Trung Quốc giăng ra trong bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ vừa bị dừng chiếu ở Việt Nam.
Ông cho biết, "Điệp vụ Biển Đỏ có đoạn kết liên quan đến "lãnh hải" trong vùng biển được gọi là "Nam Hải" hay "South China Sea" mà dư luận cho rằng đạo diễn phim cố tình dàn dựng để phát đi thông điệp "Nam Hải" (tiếng Trung Quốc), "South China Sea" ( tiếng Anh) là lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Nếu Việt Nam cho công chiếu tức là mặc nhiên công nhận Biển Đông là "ao nhà" của Trung Quốc. Suy luận này, nếu căn cứ vào chiến lược độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc từng công khai và đang  tìm mọi cách để hiện thực hóa chủ trương chiến lược đó, thì không phải là hoàn toàn không có cơ sở."
Đồng thời, tiến sỹ Trần Công Trục cũng cho rằng, vấn đề cần đề cập ở đây là đối với những nội dung có liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của đất nước, dân tộc, nhất là trong bối cảnh tranh chấp phức tạp đang xảy ra trong Biển Đông hiện nay, chúng ta nên rất thận trọng.
"Chúng ta phải nghiên cứu xem xét các vấn đề một cách khách quan khoa học và cầu thị, đặc biệt là phải cảnh giác đừng để rơi vào "cạm bẫy" bất lợi cho cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta."
Muốn tránh được những sai lầm đáng tiếc nói trên, cơ quan quản lý nhà nước cần có quy chế và cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát tập trung, thống nhất đối với mọi sản phẩm, ấn phẩm có nội dung liên quan đến vấn đề chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và cần có chế tài đặc biệt để xử lý các vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia.
"Chúng ta phải nghiên cứu xem xét các vấn đề một cách khách quan khoa học và cầu thị, đặc biệt là phải cảnh giác đừng để rơi vào "cạm bẫy" bất lợi cho cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta.'' - ông Trần Công Trục nói.



VŨ VŨ

2

"Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông" là chỗ nào thưa Cục điện ảnh?



7/03/2018 14:35

(NLĐO) - Nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động bức xúc cho rằng Cục Điện ảnh và Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện có lỗi thì nên nhận, đừng chống chế. Bạn đọc cần lời xin lỗi từ Cục Điện ảnh

Chiều 26-3, liên quan đến những bức xúc của công luận về bộ phim "Điệp vụ biển Đỏ" được cho có nội dung tuyên truyền cho âm mưu khẳng định chủ quyền của Trung quốc tại biển Đông,  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) ra thông cáo khẳng định hững hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam: "Trên thực tế, 36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay". Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo". Phát biểu trên báo điện tử Tổ Quốc của Bộ VH-TT-DL trước đó, bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Bộ VH-TT-DL, Ủy viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện khẳng định thông tin mà mạng xã hội và một số báo mạng cho rằng "tuyên truyền thô lỗ, kệch cỡm với mục đích dằn mặt các bên về chủ quyền biển đảo", "nói biển Đông thuộc Trung Quốc" là không có trong phim này và hoàn toàn suy diễn. Chưa hết, bà Dung còn quy chụp những thông tin suy diễn này mang tính kích động, lôi kéo gây bất lợi cho xã hội.
Ngay sau phát biểu này, công luận thêm dậy sóng, hầu hết người dân không đồng tình với lời bao biện, chống chế sai phạm từ cơ quan chức năng.
Ngán ngẩm điệp khúc "Đúng quy trình"
Bạn đọc Báo Người Lao Động cho rằng hầu hết các lỗi sai khi được vạch ra đa phần phía cơ quan chức năng đều cho rằng "đúng quy trình". Cái từ "đúng quy trình" được lặp đi, lặp lại như một điệp khúc chống chế quen thuộc. Người dân cần một thái độ thiện chí, sự lắng nghe để tránh lặp lại sai phạm chứ không phải "cố đấm ăn xôi", bao biện và đổ lỗi ngược lại cho công chúng  đã phát hiện sai sót.
Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông là chỗ nào thưa Cục điện ảnh? - Ảnh 1.
Cảnh trong phim "Điệp vụ biển Đỏ"
Trong đó, bạn đọc sử dụng nickname (biệt danh) Thái Bảo viết: "Ôi cái điệp khúc đúng quy trình, các nước quan chức làm sai chuyện nhỏ thôi là xin từ chức rồi còn Việt Nam ta cứ chống chế!"; Lâm Văn Đời viết: "Lại đúng quy trình! Lẽ ra, bộ phim lập lờ như thế này nên cấm chứ sao duyệt? Rất may, công chúng tinh tường tẩy chay!"; Hong Ky viết: "Đừng thanh minh nghe phản cảm lắm! Một vụ việc nghiêm trọng, liên quan đến chủ quyền quốc gia chẳng thể dễ dàng tha thứ!".
Nhiều bạn đọc nhận định khán giả không suy diễn khi lên tiếng bày tỏ sự bức xúc trước những phân đoạn phim đầy ẩn ý về vấn đề biển đảo đang nhức nhối của đất nước. Khán giả Việt nào khi xem hình ảnh tàu chiến tối tân của Trung Quốc phát loa khẳng định lãnh hải, yêu cầu các tàu khác rời đi như đoạn cuối phim "Điệp vụ biển Đỏ" cũng sẽ nghĩ đến tình hình biển Đông hiện tại.
Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông là chỗ nào thưa Cục điện ảnh? - Ảnh 2.
Trung Quốc phô diễn sức mạnh hải quân
Họ nói: "Như vậy, cách tuyên truyền của bộ phim này kín đáo chứ không thô lỗ và kệch cỡm" . Có điều, bà Lý Phương Dung chưa giải thích được tại sao Điệp vụ biển Đỏ nhưng lại kết thúc ở biển Đông để làm gì" - Nguyễn Thành Long viết; "Tàu chiến Trung quốc xua đuổi tàu nước ngoài trên biển Đông mà các quan tại Cục Điện ảnh lại nói là suy diễn, vậy theo các vị hiểu thì mặc nhiên chỗ đó là của người Trung Quốc hay sao?" - Văn Cao viết;
"Việt Nam - Trung Quốc đang nóng lên từng giây từng phút vấn đề biển đảo, điều này bà Dung lẽ nào lơ đi? Tôi không đồng ý với lập luận của bà. Là cấp thẩm quyền, bà lý ra phải lắng nghe những ý kiến từ người dân để phân tích mổ xẻ đúng sai nhằm có biện pháp khắc phục, giải trình ôn hòa nhưng chưa gì đã vội quy chụp công chúng suy diễn chủ quan, kích động,... Không có bộ phận thẩm định phim nào sâu sát bằng sự thẩm định của người dân đâu thưa bà!" - Bảy Trầu viết.
Ngây thơ, thiếu nhạy cảm chính trị!
Trong số hàng trăm bình luận xoay quanh vấn đề cấp phép phim "Điệp vụ biển Đỏ", chứng tỏ sự quan tâm lớn của công chúng quanh vụ việc này, nhiều bạn đọc thắc mắc không hiểu các thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia ngây thơ hay thiếu nhạy cảm chính trị khi không nhận ra chi tiết dễ gây tranh cãi. Nếu họ từng cấm phim "Chiến lang 2" ra rạp Việt vì sự phô trương sức mạnh quân sự quá lố của Trung Quốc thì sao lần này lại duyệt phim "Điệp vụ biển Đỏ" - phần nhiều phô diễn sức mạnh hải quân của Trung Quốc, trong khi, vấn đề biển Đông vẫn luôn nóng và dễ gây bức xúc trong dân? Một câu hỏi lớn vẫn chưa được giải đáp một cách cặn kẽ.
Bạn đọc Nguyễn Đức Ánh viết: "Hãy xem lại quan điểm của những người duyệt phim! Dù có làm gì, chúng ta cũng phải đặt lợi ích của đất nước chúng ta lên trên hết!"; "Đánh nhau ở Biển Đỏ, rồi lồng ghép vào Biển Đông để đòi chủ guyền phi lý của đường lưỡi bò. Ý đồ rõ ràng như thế mà có những kẻ cố tình làm ngơ. Tại sao vậy?" - Nguyen Long thắc mắc.
Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông là chỗ nào thưa Cục điện ảnh? - Ảnh 3.
Bên cạnh đó, nhiều người khác khẳng định người dân Việt Nam chẳng phải học sinh tiểu học, đặc biệt là ngư dân. Đáng lẽ, những phim Trung Quốc có nội dung nhạy cảm như thế này cần phải được thẩm định một cách kỹ lưỡng nhưng hội đồng thẩm định thiếu trách nhiệm. "Phim vắng khách là điều cần suy nghĩ. Không có một người Việt Nam yêu nước nào lại hứng thú xem cảnh Hải quân Trung Quốc diễu võ giương oai trên biển Đông" - bạn đọc Trương Thanh nhấn mạnh.
Không ít bạn đọc cho rằng cần xem lại nhận thức chính trị của các thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện và Cục Điện ảnh qua vụ "Điệp vụ biển Đỏ". "Bộ quốc phòng Trung Quốc lên tiếng là có cảnh tàu chiến trên biển Đông rồi nhé! Bà Dung ra sức chống chế, bảo vệ phim Trung Quốc vì mục đích gì? Hay là cố ý che dấu sự hời hợt hoặc không hiểu biết của mình?" - Lê Ngọc chất vấn.
Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông là chỗ nào thưa Cục điện ảnh? - Ảnh 4.
"Tuyền truyền miễn phí văn hóa và sức mạnh quân sự cho Trung Quốc" - Tư Cà Phê viết. "Nhân dân yêu nước thẩm định tốt hơn Hội đồng duyệt phim quốc gia gấp vạn lần!" - Trung Trần dí dỏm.
"Chắc có lẽ các quan chức của chúng ta ở Cục Điện ảnh và ở Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện không đủ nhạy cảm chính trị để hiểu rằng "Nam hải" hay "South China sea" với nhà cầm quyền Trung Quốc là lãnh hải của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò. Xin hỏi bà Dung "lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông" được thể hiện trên phim là chỗ nào? Trường Sa, Hoàng Sa hay chính xác là Nam Hải. Nếu không biết cụ thể là ở đâu thì tại sao vẫn cho trình chiếu? Tiếp tay cho Trung Quốc phải không?" - bạn đọc Tân sắc sảo viết.
Bạn đọc Lê Nguyên cho rằng hình ảnh cuối phong cho thấy hải quân Trung Quốc phô trương sức mạnh, đuổi các tàu khác trên vùng biển trong phim gọi là "South China Sea" mà cơ quan chức năng lý giải cùn là ở vùng biển quốc tế nào thì nghe sao được?
Có lỗi nên nhận
Sự việc lẽ ra không lgây bức xúc lớn nếu Cục Điện ảnh có sự lắng nghe, nhận phần lỗi của mình, xin lỗi và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Rõ ràng, những lời phản biện thiếu thuyết phục chỉ dẫn đến làm tăng mức độ bức xúc của công luận. Cái sai rõ ràng như thế, rất khó lấp liếm chỉ bằng sự quy chụp để cố ý che lấp một cách vụng về. 
Lãnh hải Trung Quốc ở biển Đông là chỗ nào thưa Cục điện ảnh? - Ảnh 5.
Bạn đọc Dan Viet bức xúc: "Thưa bà Phó Cục trưởng và các vị trong Hội đồng duyệt phim quốc gia, Trung Quốc đang cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển Đông, ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, lẽ nào quý vị không biết? Những âm thanh và lời thoại cuối đoạn phim quý vị hãy hỏi ngư dân Việt Nam xem họ đã nghe bao nhiêu lần rồi. Tôi không tin ông bà quá ngây thơ như vậy!"; "...Trong nghệ thuật điện ảnh chỉ cần một hình ảnh tượng trưng cũng có thể nói lên nhiều điều, có thể 36 giây nhiều khi cũng đã là dài!" - bạn đọc 123 nhận định.

Nhiều phản ảnh của công chúng rằng bài viết trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tỏ ý ủng hộ mạnh mẽ phim "Điệp vụ biển Đỏ" với nhiều lời khen ngợi.
Trong đó, một đoạn diễn giải trong phim viết: "Hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ phim này... Trong phim có thể thấy bóng dáng của tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn và hàng không mẫu hạm. Đoạn cuối phim có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển Nam Hải (Biển Đông theo cách gọi Trung Quốc), trục xuất những tàu nước ngoài chưa được Trung Quốc cho phép đi lại trên khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: "Hãy lập tức rời khỏi đây!".
Nam Sa là tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bài: Minh Khuê (Tổng hợp

Cho công chiếu "Điệp vụ biển Đỏ" là mặc nhiên công nhận biển Đông của Trung Quốc!

27/03/2018 11:46

(NLĐO)- TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho rằng Trung Quốc hiện đang tìm mọi cách để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm biển Đông nên nếu cho công chiếu bộ phim "Điệp vụ biển Đỏ" là mặc nhiên công nhận biển Đông là của Trung Quốc.

Ngày 27-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, tiến sĩ (TS) Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, đã đưa ra một số quan điểm về bộ phim "Điệp vụ biển Đỏ" gây xôn xao dư luận thời gian gần đây bởi những bối cảnh và câu thoại về biển Đông trong phim.
Theo TS Trần Công Trục, trong bộ phim "Điệp vụ biển Đỏ" có đoạn kết nhắc đến "lãnh hải" trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là "Nam Hải" hay "South China Sea".
"Về nội dung này, dư luận cho rằng đạo diễn phim cố tình dàn dựng để phát đi thông điệp "Nam Hải" (tiếng Trung Quốc), "South China Sea" (tiếng Anh) là lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc"- ông Trần Công Trục nói.
Cho công chiếu Điệp vụ biển Đỏ là mặc nhiên công nhận biển Đông của Trung Quốc! - Ảnh 1.
Hình ảnh trong phim "Điệp vụ biển Đỏ"
Theo phân tích của nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, căn cứ vào chiến lược độc chiếm biển Đông mà Trung Quốc từng công khai và đang tìm mọi cách để hiện thực hóa chủ trương chiến lược đó, thì suy luận ra rằng nếu Việt Nam cho công chiếu bộ phim tức là mặc nhiên công nhận biển Đông là của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Trần Công Trục cũng cho rằng cũng cần có đánh giá khách quan, toàn diện hơn trong trường hợp cụ thể của đoạn kết bộ phim. Cụ thể, đoạn kết với tình huống và quang cảnh được dàn dựng như sau: Tàu hải quân Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Qúy vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy rời đi ngay lập tức!".
Theo ông Trần Công Trục, biển Đông là vùng biển có nhiều tên gọi khác nhau. Trung Quốc gọi là "Nam Hải", người phương Tây gọi là "South China Sea", Việt Nam gọi là biển Đông..."Mặc dù Trung Quốc có dụng ý dùng tên gọi "Nam Hải" hay biển "Nam Trung Hoa" để nhận vơ quốc tế thừa nhận vùng biển này là của Trung Quốc. Nhưng dưới góc độ luật pháp thì tên gọi không có giá trị về mặt chủ quyền đối với một vùng biển"- ông Trục phân tích.
Nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ cảnh báo: "Đối với những nội dung có liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của đất nước, dân tộc, nhất là trong bối cảnh tranh chấp phức tạp đang xảy ra trong biển Đông hiện nay, chúng ta cần phải thận trọng". 
Bên cạnh đó, ông Trục cho rằng phải cảnh giác để không rơi vào "cạm bẫy" bất lợi cho cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển.
Do đó, TS Trần Công Trục đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước cần có quy chế và cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát tập trung, thống nhất đối với mọi sản phẩm, ấn phẩm có nội dung liên quan đến vấn đề chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vảo vệ chủ quyền thì cần có chế tài đặc biệt để xử lý nghiêm minh.
Phim "Điệp vụ biển Đỏ" được Công ty CGV Việt Nam phát hành, sau khi Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp phép, từ ngày 16-3. Đến 24-3, nhà phát hành phim tuyên bố ngừng chiếu trên toàn quốc với lý do phim rất ít người xem.
Ngày 26-3, Cục Điện ảnh (Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch) phát đi thông cáo khẳng định bộ phim "Điệp vụ biển Đỏ" không mang ý nghĩa tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, và quyết định dừng chiếu phim hoàn toàn đến từ nhà phát hành.
Theo nội dung thông cáo, 36 giây cuối phim có hình ảnh thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực biển Đông và phát hiện ra một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng không rõ nét. Loa từ tàu của Trung Quốc phát ra thông điệp rằng: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay".
Bộ cho rằng toàn bộ phần hình ảnh, âm thanh và lời thoại kể trên không có căn cứ để kết luận rằng Điệp vụ biển Đỏ có liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo.
Ngoài ra, Cục Điện ảnh cho biết quy trình thẩm định, phân loại và cấp giấy phép phổ biến phim dành cho Điệp vụ biển Đỏ cũng hoàn toàn diễn ra đúng quy trình. Ngày 2-3, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện với 7-11 thành viên đã theo dõi và thẩm định tác phẩm (4 thành viên vắng mặt có lý do).
Minh Chiến





Không có nhận xét nào: