Tóm tắt bài viết

  • 'Chính biến Bách nhật Duy tân 1898' Hoàng đế Quang Tự cho tới 'Đại nhảy vọt 1958' Mao Trạch Đông
  • Mậu Tuất 2018, Trung Quốc bãi bỏ giới hạn giữa hai nhiệm kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vị

Một câu ngạn ngữ của người Trung Quốc tin rằng tuyết rơi đẹp sẽ báo hiệu một mùa thu hoạch dồi dào. Nhưng mùa đông năm nay Bắc Kinh không có tuyết, mặc dù có nhiều ngày nhiệt độ dưới 0 độ C.
Cho tới chiều thứ Bảy (17/3), khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình tái đắc cử, tuyết rơi bất thường phủ kín thủ đô, theo Nikkei. Đối với những người mê tín Trung Quốc, có rất nhiều điều để nói về lần tuyết rơi này.

Các quan chức Trung Quốc đã rất hứng thú với tuyết rơi ngày thứ Bảy, ngày ông Tập Cận Bình và “cánh tay phải” Vương Kỳ Sơn tái đắc cử và đắc cử.
Nhưng tuyết rơi bất thường đó không phải hiện tượng tự nhiên, mà bởi máy tạo tuyết nhân tạo được dùng để tăng độ ẩm.
Hiện tượng tuyết rơi bất thường cũng giống như một trận động đất bất thường tại Bắc Kinh không lâu trước Tết Nguyên đán. Đối với nhiều người ưa thích tin đồn thổi tại Bắc Kinh, có nhiều điều đáng lo ngại về hiện tượng này.
Lịch Hoàng Đạo của Trung Quốc vốn quen thuộc chạy theo chu kỳ 12 năm. Nhưng cũng có một chu kỳ 60 năm – đó là chu kỳ Mậu Tuất (Wuxu) – còn được biết đến là năm Mậu Tuất biến pháp (戊戌变法; 1898) hay Bách nhật Duy tân (百日維新 – 100 ngày cải cách)
Lịch sử cho biết năm Tuất thường mang theo một sự xúi quẩy
Năm Mậu Tuất 1898, triều đại nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, đã gần đi đến hồi kết. Có lẽ Hoàng đế Quang Tự (Guangxu), một hoàng đế trẻ có tư tưởng tiến bộ, đã cảm nhận được điều này.
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Quang Tự (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Một vài năm trước ông đã cảm nhận được sự thất bại to lớn của Trung Quốc trong trận Trung – Nhật (1894 – 1895). Vì vậy, Hoàng đế Quang Tự đã khởi xướng cải cách Mậu Tuất, chọn lọc những người trẻ tuổi, hướng tới tìm kiếm những quan lại cho một phong trào mới mà ông lấy mô hình từ phong trào Cải cách Minh Trị của Nhật Bản năm 1868. Tuy nhiên, cải cách Mậu Tuất chỉ kéo dài khoảng 100 ngày.
Bác của Hoàng đế Quang Tự, Thái hậu Từ Hi đã hủy bỏ cải cách Mậu Tuất và coi đó là một cuộc đảo chính. Theo một nghiên cứu mới đây, Thái hậu Từ Hi là người chủ mưu đứng phía sau vụ đầu độc cháu trai.
Nỗ lực thay đổi lịch sử của Trung Quốc đã bị nghiền nát. Nhiều nhà cải cách đã bị bỏ tù. Các thanh niên tài năng trẻ tuổi đã bị sát hại và những người khác phải sống lưu vong. Những nỗ lực nhằm đưa đất nước tiến lên một con đường mới lại biến thành một cuộc chiến chính trị.
Tập Cận Bình
Từ Hi Thái Hậu (Ảnh: Getty Images)
Lịch sử vận động theo những cách kỳ lạ
Lời nguyền Mậu Tuất có thể đã quay trở lại sau 60 năm, kể từ năm chính biến 1898. Vào năm 1958, Mao Trạch Đông đã đưa ra phong trào Đại nhảy vọt (the Great Leap Forward), một nỗ lực liều lĩnh nằm thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc.
Kết quả là nạn đói kéo dài và ước tính khoảng 20-30 triệu người đã chết. Trong khoảng thời gian này, vô số trí thức đã bị đày đi tới những vùng sâu vùng xa trong Phong trào Phản hữu (Anti-Rightist Movement) đáng hổ thẹn, theo Nikkei. Cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến cũng lấy đi vô số sinh mệnh.
Năm Mậu Tuất 2018 mới bắt đầu được hơn 1 tháng và Trung Quốc đã gây sốc với một bản thông cáo tiếng Anh trên kênh thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã: “Trung Quốc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch và cho phép Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình nắm quyền suốt đời”.
Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc bắt tay Phó Chủ tịch đắc cử (Ảnh: Kosaku Mimura)
Những lời bình luận trên các mạng xã hội Weibo và WeChat về quyết định này bị theo dõi chặt chẽ và gỡ bỏ nhanh chóng.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân đội Nhân dân, và là Tổng Bí thư Đảng, nơi nắm giữ quyền lực cao nhất.
Lời giải thích chính thức về việc bãi bỏ thời hạn nắm quyền của Chủ tịch nước được lý giải là một sự cần thiết để hài hòa với vị trí Tổng Bí thư và người đứng đầu Ủy ban Quân sự. Mặc dù vậy, vẫn có những mối nghi ngờ về những lý do khác khiến ông Tập không thể rời bỏ chức vụ.
Theo Nikkei, một nhà quan sát cho biết: “Có lẽ ông Tập lo sợ điều gì đó có thể xảy ra trong vòng 3 đến 4 năm tới”.
Kể từ khi nắm quyền, ông Tập đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng như một cách chế ngự các phe đối nghịch. Trên con đường của mình, ông Tập đã có nhiều kẻ thù, và có thể ông Tập sẽ phải đối mặt với những kẻ thù nếu ông mất đi quyền lực, theo Nikkei.
Nhiều nhân vật có ảnh hưởng đã bị thanh trừng trong cuộc “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập, phần lớn trong họ có liên quan đến phe cánh của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Ông Giang nắm giữ quyền lực tối cao tại Trung Quốc từ năm 1989 đến năm 2002, sau đó tiếp tục kiểm soát chính trường trong một thập niên dưới thời đại của người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Trong suốt những thập kỷ này, ông Giang đã gây dựng phe cánh bằng việc tạo điều kiện cho các quan chức thoải mái tham nhũng và lạm dụng chức quyền.
Ông Tập đang dần gỡ bỏ phe cánh của ông Giang thông qua chiến dịch chống tham nhũng, với khoảng 200 quan chức hàng đầu và hơn 1 triệu cán bộ cấp thấp hơn đã bị thanh trừng.
Ông Tập Cận Bình cũng thể hiện một số tín hiệu cho thấy dường như ông không muốn tiếp tục một di họa tai tiếng mà ông Giang để lại: Cuộc bức hại đối với những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được đón nhận ở hơn 100 quốc gia bên ngoài Trung Quốc.
“Trong suốt một phần tư thế kỷ, các nguyên lý chỉ đạo của Pháp Luân Đại Pháp về Chân, Thiện, Nhẫn là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người. Thông điệp của các bạn về lòng từ bi, sự hòa hợp và khoan dung để lại âm hưởng sâu sắc trong cộng đồng của chúng ta”, Nghị sỹ Canada Murray Rankin viết trong lá thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.
Triệu Hằng
Có thể bạn quan tâm :