Ông Đinh La Thăng tự bào chữa thế nào sau khi bị luận tội?
TPO - Trước cáo buộc của kiểm sát viên, ông Đinh La Thăng cho rằng việc mất trắng 800 tỷ đồng vì Tập đoàn Dầu khí không được cho thoái vốn. Nếu được thoái vốn, PVN đã thu được 800 tỷ đồng tiền gốc và 244 tỷ đồng cổ tức...
Sáng 22/3, tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đồng phạm, đại diện VKSND đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án. Theo kiểm sát viên, 7 bị cáo trong vụ án đã vi phạm Luật các tổ chức tín dụng, đầu tư 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank (OJB) dẫn tới thất thoát toàn bộ khi ngân hàng này bị mua 0 đồng năm 2015.
Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng là người có chức vụ cao nhất ở PVN, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện và phải chịu trách nhiệm cao nhất về 800 tỷ đồng của PVN bị thất thoát.
Khi vụ án bị phát hiện, bị cáo Thăng đã có hành vi che giấu, trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, người giữ quyền công tố đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án từ 18 – 19 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường 800 tỷ đồng cho PVN.
Được trình bày quan điểm tự bào chữa, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định việc PVN đầu tư vào OJB nhằm giải quyết hệ lụy là ngân hàng Hồng Việt của ngành dầu khí không được phép thành lập. Khi đó, PVN đã tìm nhiều đối tác nhưng chỉ OJB đồng ý các điều kiện PVN nêu ra về tiếp nhận nhân sự, phương tiện… của ban trù bị Hồng Việt; việc đầu tư vào OJB không hề vụ lợi, không có động cơ cá nhân…
Cũng theo ông Đinh La Thăng: “Các doanh nghiệp có lúc lỗ, lúc lãi, thực tế năm 2014 khi OJB khó khăn theo báo cáo, PVN cũng như OJB đã trích lập dự phòng rủi do. Cái này đại diện Bộ Tài chính đã nói, trích lập dự phòng do thời điểm, năm nay có thể trích lập nhưng sang năm hoàn lại. Việc OJB lỗ cũng không quan hệ biện chứng, nhân quả gì với việc đầu tư. Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào HĐQT của OJB. Giống như vi phạm giao thông thì phạt người đi xe máy chứ không thể phạt bố mẹ người đi xe máy đã mua xe”.
Nguyên chủ tịch PVN cũng phản đối quyết định mua 0 đồng dẫn tới PVN bị mất 800 tỷ đồng. Bị cáo này phân tích thêm: “Anh Hà Văn Thắm có hơn 60% cổ phần không biết gì việc mua 0 đồng, PVN nắm 20% cũng không biết. Giả sử mua 0 đồng do kinh doanh thua lỗ thì NHNN phải hoàn tiền bù vào 14.000 tỷ nợ xấu, bù vào 4.000 tỷ vốn điều lệ của OJB… nhưng quy định của pháp luật là NHNN không được dùng ngân sách để bù lỗ... Như vậy rõ ràng có vấn đề trong việc mua 0 đồng và chính việc mua này là nguyên nhân quan trọng nhất, việc Chính phủ không cho thoái vốn là nguyên nhân quan trọng tiếp theo trong việc PVN và các cổ đông bị mất vốn”.
Về trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn của PVN tại OJB, ông Đinh La Thăng phản biện: “Việc đầu tư này có hiệu quả, thu hồi được cổ tức 244 tỷ đồng. Tháng 8/2011 bị cáo đã chuyển công tác, sau đó 3 năm OJB vẫn chia cổ tức cho PVN… bị cáo chỉ chịu trách nhiệm đến tháng 8/2011. Bị cáo chuyển đi, mọi quyền hạn, nghĩa vụ bị cáo không còn gì. Vì vậy, việc đầu tư vào OJB là có hiệu quả, nếu Thủ tướng cho thoái vốn thì PVN đã thu lại được 800 tỷ đồng và 244 tỷ đồng cổ tức”.
Ông Thăng cũng bác bỏ cáo buộc của người giữ quyền công tố, nói: “Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, nếu có vi phạm thì bị cáo hoàn toàn có trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu nhưng mong tòa xem xét lại việc đầu tư vào OJB đã hoàn toàn có hiệu quả. Việc mất vốn là do Chính phủ không cho thoái vốn, NHNN mua 0 đồng”.
Cuối cùng, ông Đinh La Thăng nói: “Bị cáo cảm ơn HĐXX cho bị cáo trình bày trước tòa, mong HĐXX xem xét sự việc trong bối cảnh lịch sử lúc đó tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bị động. PVN đang thí điểm mô hình kinh tế mới, văn bản pháp luật chưa hoàn thiện… Cần xem xét việc đầu tư vào OJB không phải chủ trương chiến lược của PVN mà là hệ lụy giải quyết Hồng Việt”.
XUÂN ÂN
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 18-19 năm tù giam
TPO - Sáng nay, đại diện VKSND Hà Nội đề nghị Toà tuyên bị cáo Đinh La Thăng 18-19 năm tù về tội “Cố ý làm trái...”. Trước đó, ông Thăng đã bị tuyên 13 năm tù trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Ngày 22/3, phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank (OJB) kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang tranh luận.
Mở đầu, đại diện VKSND TP Hà Nội công bố quan điểm luận tội vào mức án đề nghị. Người giữ quyền công tố khẳng định, từ năm 2008 – 2011, bị cáo Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cùng 6 đồng phạm đã góp 800 tỷ đồng của PVN vào OJB.
Việc này vi phạm quy chế làm việc của PVN, luật các tổ chức tín dụng dẫn đến việc PVN mất toàn bộ 800 tỷ đồng khi OJB thua lỗ, bị mua lại 0 đồng. Vì vậy, VKSND Tối cao truy tố các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng người, đúng tội.
Ngoài ra, khi PVN góp 20% vào OJB, Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN được cử làm TGĐ OJB. Ông Sơn đề nghị và được Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch OJB đồng ý chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi, giao việc này cho ông Sơn. Vì vậy, từ 2009 – 2013, Ninh Văn Quỳnh đã nhận từ Sơn 20 tỷ đồng để giúp đỡ, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo PVN gửi tiền vào OJB.
Liên quan việc này, Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận từ Hà Văn Thắm khoảng 200 tỷ đồng, đưa cho Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ đồng nhưng bị cáo Quỳnh không thừa nhận. Đề nghị tòa kiến nghị CQĐT làm rõ hành vi Sơn nhận tiền từ Hà Văn Thắm
Kiểm sát viên cũng khẳng định, hành vi của các bị cáo ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân về hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, tạo dư luận xấu… Các bị cáo đều là lãnh đạo, từng có nhiều phấn đấu nhưng lại vi phạm các quy định gây thiệt hại cho PVN 800 tỷ đồng. Riêng Ninh Văn Quỳnh còn xâm phạm tài sản của Nhà nước, thể hiện sự thoái hóa, biến chất.
Vì vậy, việc đưa vụ án ra xét xử còn thể hiện pháp luật không có vùng cấm, bất cứ ai, ở cương vị nào cũng đều bị xử lý nếu vi phạm pháp luật
Trong các bị cáo, ông Đinh La Thăng là người có chức vụ cao nhất ở PVN, có trách nhiệm bảo toàn vốn. Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện và phải chịu trách nhiệm cao nhất về 800 tỷ đồng bị thất thoát. Bị cáo không ăn năn hối cải, có hành vi né trách, bao che, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, khi lượng hình, đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ do bị cáo có nhiều cống hiến, đã nhận trách nhiệm người đứng đầu.
Với Ninh Văn Quỳnh, kiểm sát viên đánh giá, bị cáo này tích cực giúp bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng 800 tỷ và chiếm đoạt 20 tỷ nhưng ông Quỳnh thành khẩn khai báo, đã khắc phục hậu quả vì vậy đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt.
Tiếp đến, Vũ Khánh Trường – nguyên thành viên HĐTV PVN được xác định tham gia tích cực gây thiệt hại 400 tỷ đồng trong số 800 tỷ đồng vốn góp. Vì vậy, cần có mức hình phạt tương xứng cho ông Trương nhưng cũng cần cân nhắc bị cáo phạm tội lần đầu, tích cực giúp cơ quan điều tra… nên cần giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng – nguyên thành viên HĐTV PVN và Nguyễn Xuân Sơn đã đồng phạm với bị cáo Thăng, làm trái luật các tổ chức tín dụng gây thiệt hại 100 tỷ đồng (trong số 800 tỷ đồng góp vốn). Tuy nhiên, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên kiển sát viên đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt cho họ.
Cuối cùng, các bị cáo Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức – cùng nguyên thành viên HĐTV PVN đã biểu quyết chấp thuận tăng vốn 100 tỷ đồng tại OJB, trái luật các tổ chức tín dụng. Theo người giữ quyền công tố, các bị cáo phạm tội lần đầu, gia đình có công với cách mạng, vai trò thấp nhất trong vụ án… nên đề nghị tòa tuyên hình phạt thấp nhất dưới khung, không cần thiết phải cách ly các bị cáo khỏi đời sống.
Về dân sự, kiểm sát viên đề nghị tòa tuyên Ninh Văn Quỳnh phải trả 20 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho PVN. Về 800 tỷ đồng bị thất thoát, buộc bị cáo Thăng phải chịu trách nhiệm chính, các bị cáo khác liên đới bồi thường 800 tỷ đồng.
Từ phân tích trên, kiểm sát viên đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng từ 18 – 19 năm tù; Vũ Khánh Trường 7 – 8 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn từ 30 – 36 tháng tù; Nguyễn Xuân Thắng từ 24 – 30 tháng tù; Nguyễn Thanh Liên từ 24 – 30 tháng cải tạo không giam giữ; Phan Đình Đức từ 24 – 30 tháng cải tạo không giam giữ cùng về tội “Cố ý làm trái…”.Bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị đề nghị nhận từ 7 – 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái…”, 17 – 18 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, tổng hình phạt từ 24 – 26 năm tù.
Ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa trong ngày xử đầu tiên?
Trước hội đồng xét xử, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định đã làm đúng quy định của pháp luật khi đầu tư 800 tỷ đồng vào ngân hàng Đại Dương, việc này đem lại hiệu quả, chứng minh tính đúng đắn...
Triệp tập đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng NN tới phiên xử ông Thăng
Sáng 19/3, Chủ tọa phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm cho biết đã triệu tập đại diện một số cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... nhưng họ chưa có mặt. Tòa sẽ tiếp tục triệp tập nếu thấy cần thiết.
Dẫn giải ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm đến Toà Hà Nội
Hôm nay (19/3), TAND TP Hà Nội xét xử vụ án thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). HĐXX gồm 5 người, do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa. Tòa cũng triệp tập 1 nguyên đơn dân sự (PVN); 1 giám định viên; 6 người làm chứng; 1 đương sự (OceanBank)… tới tòa.
Con trai ông Trịnh Xuân Thanh kháng cáo đòi lại biệt thự
Trong khi ông Trịnh Xuân Thanh kêu oan không tham ô 14 tỷ đồng, người con trai lớn đề nghị trả lại một số tài sản.
Ông Đinh La Thăng có 5 luật sư ở phiên xử vụ thất thoát 800 tỷ đồng
Năm luật sư sẽ tham gia bào chữa cho ông Đinh La Thăng tại phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
XUÂN ÂN
Ông Đinh La Thăng bào chữa: 'Tôi không tư lợi, tư túi gì'
22/03/2018 09:52 GMT+7
22/03/2018 09:52 GMT+7
TTO - Bị đại diện VKS đề nghị 18-19 năm tù, ông Đinh La Thăng bào chữa rằng việc góp vốn của PVN vào OceanBank là giải quyết tình thế, không sai. PVN mất 800 tỉ do bị ngừng thoái vốn.
Sau khi bị Viện KSND TP Hà Nội đề nghị mức án 18-19 năm tù, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được tòa cho tự bào chữa.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định, việc góp vốn vào OceanBank không phải là chủ trương ban đầu của PVN mà mà là giải quyết hệ lụy của việc thí điểm kinh doanh đa ngành của PVN.
Bị cáo cũng khẳng định mình "không tư lợi, không tư túi gì, hoàn toàn trong sạch" trong vụ việc này, đề nghị hội đồng xét xử xem xét bối cảnh khách quan của thời điểm đó.
Video tạm dừng
Ông Đinh La Thăng tự bào chữa tại phiên tòa - Clip: HOÀNG ĐIỆP
Góp vốn vào OceanBank là giải quyết tình thế!
Cụ thể là việc giải quyết hậu quả về nhân sự, cơ sở vật chất của đề án thành lập ngân hàng Hồng Việt của PVN. Tuy nhiên, đề án này đã được xây dựng với ban lãnh đạo, nhân sự trù bị cho ngân hàng nhưng không thể thành lập được thì phải giải quyết hậu quả.
Với đối tác, rất nhiều ngân hàng thì các ngân hàng khác không thể đáp ứng được điều kiện của tập đoàn đưa ra.
Tập đoàn chỉ chấp nhận mua với giá bằng giá 1.1 và chấp nhận cơ sở vật chất con người.
Vậy nên, chủ trương đầu tư vào OceanBank là giải quyết hệ lụy chứ không phải là chủ trương ban đầu của PVN.
Đối với việc sai phạm bị cáo buộc là yêu cầu các thuộc cấp xác nhận khống, ông Thăng nói, tháng 3-2017 bị cáo có gọi điện thoại cho các thành viên Hội đồng thành viên nói về việc trước đây đã bàn bạc với nhau về việc góp vốn.
"Thời điểm đó là tháng 3-2017 lúc ấy bị cáo chưa bị khởi tố, do đó VKS cho rằng bị cáo che giấu hành vi sai là không đúng", ông Thăng nói.
Ông Thăng tiếp tục khẳng định việc đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương, đúng thủ tục. Bị cáo không chối tội, mong hội đồng xét xử xem xét.
Nói về công văn của Bộ Tài chính mà theo VKS thì công văn này yêu cầu PVN phải kiểm tra tình hình tài chính của OceanBank, ông Thăng cho rằng tại phiên tòa, đại diện Bộ Tài chính là trả lời Chính phủ và các bộ ngành khác.
Về cáo buộc ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vi phạm luật các tổ chức tín dụng, ông Đinh La Thăng nói rằng bản thân bị cáo biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật. Nhận thức của bị cáo là việc góp vốn này là không sai, bản thân bị cáo không chỉ đạo, không trực tiếp ký nghị quyết.
"VKS khẳng định bị cáo đã được báo cáo vụ việc là chưa chính xác vì thực tế bị cáo không thể nào chỉ đạo được", ông Thăng bào chữa.
Theo ông Thăng, từ tháng 3-2011 bị cáo đã chỉ đạo trong cuộc họp về việc giảm vốn góp vào OceanBank, như vậy thì không có lý do gì mà lại tiếp tục chỉ đạo góp vốn khi biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực từ tháng 1-2011.
Luật này quy định các tổ chức là cổ đông của các ngân hàng thương mai không được nắm giữ vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng.
Lấy tiền đâu để bù cho ngân hàng?
Trong phần tự bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định sau khi góp vốn của OceanBank thì ngân này trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và giá cổ phiếu đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm PVN góp vốn.
Về việc bị mất tiền, ông Thăng cho rằng doanh nghiệp làm ăn có thua lỗ vì có những khoản kinh doanh không đạt hiệu quả. Cụ thể đến năm 2014 ngân hàng OceanBank kinh doanh khó khăn thì PVN và OceanBank đã có trích lập dự phòng.
Ông Thăng cũng cho rằng đồng nhất việc không thoái vốn được với việc đầu tư góp vốn là không đúng, vì khi đó PVN đã có lộ trình thoái vốn được Chính phủ đồng ý.
Việc ngân hàng Nhà nước quyết định mua 0 đồng 1 cổ phần đã gây ra thiệt thòi cho các cổ đông, bản thân ông Thăng cho rằng chính sách mua 0 đồng này là trái pháp luật, không đúng với việc phát triển nền kinh tế.
Thực tế, sau khi mua 0 đồng với OceanBank thì Chính phủ đã quyết định dừng việc mua ngân hàng 0 đồng vì việc mua này không đúng.
Giả sử việc mua 0 đồng này đúng, vậy thì Ngân hàng Nhà nước phải dùng tiền bù vào các khoản lỗ, thế thì lấy tiền ở đâu? Trong khi luật quy định không được sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ cho doanh nghiệp.
"Do vậy, việc mua ngân hàng 0 đồng là nguyên nhân dẫn đến mất vốn, rồi Chính phủ không cho thoái vốn làm PVN mất 800 tỉ. Trách nhiệm này không thuộc về người khác", ông Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng: 'Ai ký ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm'
TTO - Theo ông Đinh La Thăng, PVN đã tìm được đối tác mua lại phần vốn góp của PVN tại OceanBank nhưng sau đó Chính phủ lại có văn bản yêu cầu ngừng thoái vốn.
HOÀNG ĐIỆP
Sau khi bị Viện KSND TP Hà Nội đề nghị mức án 18-19 năm tù, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được tòa cho tự bào chữa.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định, việc góp vốn vào OceanBank không phải là chủ trương ban đầu của PVN mà mà là giải quyết hệ lụy của việc thí điểm kinh doanh đa ngành của PVN.
Bị cáo cũng khẳng định mình "không tư lợi, không tư túi gì, hoàn toàn trong sạch" trong vụ việc này, đề nghị hội đồng xét xử xem xét bối cảnh khách quan của thời điểm đó.
Video tạm dừng
Ông Đinh La Thăng tự bào chữa tại phiên tòa - Clip: HOÀNG ĐIỆP
Góp vốn vào OceanBank là giải quyết tình thế!
Cụ thể là việc giải quyết hậu quả về nhân sự, cơ sở vật chất của đề án thành lập ngân hàng Hồng Việt của PVN. Tuy nhiên, đề án này đã được xây dựng với ban lãnh đạo, nhân sự trù bị cho ngân hàng nhưng không thể thành lập được thì phải giải quyết hậu quả.
Với đối tác, rất nhiều ngân hàng thì các ngân hàng khác không thể đáp ứng được điều kiện của tập đoàn đưa ra.
Tập đoàn chỉ chấp nhận mua với giá bằng giá 1.1 và chấp nhận cơ sở vật chất con người.
Vậy nên, chủ trương đầu tư vào OceanBank là giải quyết hệ lụy chứ không phải là chủ trương ban đầu của PVN.
Đối với việc sai phạm bị cáo buộc là yêu cầu các thuộc cấp xác nhận khống, ông Thăng nói, tháng 3-2017 bị cáo có gọi điện thoại cho các thành viên Hội đồng thành viên nói về việc trước đây đã bàn bạc với nhau về việc góp vốn.
"Thời điểm đó là tháng 3-2017 lúc ấy bị cáo chưa bị khởi tố, do đó VKS cho rằng bị cáo che giấu hành vi sai là không đúng", ông Thăng nói.
Ông Thăng tiếp tục khẳng định việc đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương, đúng thủ tục. Bị cáo không chối tội, mong hội đồng xét xử xem xét.
Nói về công văn của Bộ Tài chính mà theo VKS thì công văn này yêu cầu PVN phải kiểm tra tình hình tài chính của OceanBank, ông Thăng cho rằng tại phiên tòa, đại diện Bộ Tài chính là trả lời Chính phủ và các bộ ngành khác.
Về cáo buộc ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vi phạm luật các tổ chức tín dụng, ông Đinh La Thăng nói rằng bản thân bị cáo biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật. Nhận thức của bị cáo là việc góp vốn này là không sai, bản thân bị cáo không chỉ đạo, không trực tiếp ký nghị quyết.
"VKS khẳng định bị cáo đã được báo cáo vụ việc là chưa chính xác vì thực tế bị cáo không thể nào chỉ đạo được", ông Thăng bào chữa.
Theo ông Thăng, từ tháng 3-2011 bị cáo đã chỉ đạo trong cuộc họp về việc giảm vốn góp vào OceanBank, như vậy thì không có lý do gì mà lại tiếp tục chỉ đạo góp vốn khi biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực từ tháng 1-2011.
Luật này quy định các tổ chức là cổ đông của các ngân hàng thương mai không được nắm giữ vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng.
Lấy tiền đâu để bù cho ngân hàng?
Trong phần tự bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định sau khi góp vốn của OceanBank thì ngân này trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và giá cổ phiếu đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm PVN góp vốn.
Về việc bị mất tiền, ông Thăng cho rằng doanh nghiệp làm ăn có thua lỗ vì có những khoản kinh doanh không đạt hiệu quả. Cụ thể đến năm 2014 ngân hàng OceanBank kinh doanh khó khăn thì PVN và OceanBank đã có trích lập dự phòng.
Ông Thăng cũng cho rằng đồng nhất việc không thoái vốn được với việc đầu tư góp vốn là không đúng, vì khi đó PVN đã có lộ trình thoái vốn được Chính phủ đồng ý.
Việc ngân hàng Nhà nước quyết định mua 0 đồng 1 cổ phần đã gây ra thiệt thòi cho các cổ đông, bản thân ông Thăng cho rằng chính sách mua 0 đồng này là trái pháp luật, không đúng với việc phát triển nền kinh tế.
Thực tế, sau khi mua 0 đồng với OceanBank thì Chính phủ đã quyết định dừng việc mua ngân hàng 0 đồng vì việc mua này không đúng.
Giả sử việc mua 0 đồng này đúng, vậy thì Ngân hàng Nhà nước phải dùng tiền bù vào các khoản lỗ, thế thì lấy tiền ở đâu? Trong khi luật quy định không được sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ cho doanh nghiệp.
"Do vậy, việc mua ngân hàng 0 đồng là nguyên nhân dẫn đến mất vốn, rồi Chính phủ không cho thoái vốn làm PVN mất 800 tỉ. Trách nhiệm này không thuộc về người khác", ông Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng: 'Ai ký ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm'
TTO - Theo ông Đinh La Thăng, PVN đã tìm được đối tác mua lại phần vốn góp của PVN tại OceanBank nhưng sau đó Chính phủ lại có văn bản yêu cầu ngừng thoái vốn.
HOÀNG ĐIỆP
Đề nghị phạt ông Đinh La Thăng 18-19 năm tù
22/03/2018 08:13 GMT+7
22/03/2018 08:13 GMT+7
TTO - Đã bị kết án 13 năm tù trong vụ án trước, ông Đinh La Thăng tiếp tục bị đề nghị 18-19 năm tù trong vụ cố ý làm trái khiến PVN mất 800 tỉ đồng góp vốn vào OceanBank.
Sáng 22-3, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ cố ý làm trái khiến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỉ bắt đầu phần luận tội.
Theo Viện KSND TP Hà Nội, với nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện chủ trương góp vốn của vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) khiến PVN thiệt hại 800 tỉ đồng, hành vi của ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN đã phạm vào tội cố ý làm trái.
Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Thăng mức án từ 18-19 năm tù.
Video tạm dừng
Đại diện VKS đề nghị mức án với ông Đinh La Thăng - Clip: HOÀNG ĐIỆP
Cần làm rõ lời khai Nguyễn Xuân Sơn về chi lãi ngoài
Cụ thể, theo VKS, ông Thăng ký thỏa thuận 6934 ngày 18-9-2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT Oceanbank nhưng không thông qua HĐQT;
Quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.
Ông Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceabank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.
Đến thời điểm ngày 01-1-2011, Luật Các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…", với vai trò Chủ tịch HĐTV, Đinh La Thăng đã không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Việc này đã tạo điều kiện cho các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỉ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.
Hậu quả toàn bộ số 800 tỉ của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank với giá 0 đồng.
Ngoài đề nghị mức án với 7 bị cáo trong vụ án, đại diện VKS cũng kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ về lời khai của Nguyễn Xuân Sơn về tiền chi lãi ngoài hợp đồng.
Mức án VKS đề nghị với 6 đồng phạm khác trong vụ án
- Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN: 7-8 năm tù về tội cố ý làm trái, 17-18 năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung với bị cáo Quỳnh là 24-26 năm tù.
- Vũ Khánh Trường - nguyên Thành viên Hội đồng thành viên PVN: 7-8 năm tù
- Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN: 30-36 tháng tù
- Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 24-20 tháng tù
- Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 23-30 tháng cải tạo không giam giữ
- Phan Đình Đức - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 23-30 tháng cải tạo không giam giữ
Video tạm dừng
Mức án đề nghị với Nguyễn Xuân Sơn và các bị cáo khác - Clip: HOÀNG ĐIỆP
PVN mất 800 tỉ do các hành vi trái pháp luật
Theo đại diện Viện kiểm sát, tại tòa, ông Thăng thừa nhận các hành vi khi ký thỏa thuận khi chưa thông qua HĐQT, ký góp vốn, tăng vốn điều lệ khi chưa thông qua HĐQT, ký quyết định ủy quyền điều hành để tăng vốn điều lệ của OceanBank để đảm bảo 20% tỉ lệ vốn góp vốn điều lệ của OceanBank.
Sau khi bị kiểm tra ông Thăng biết hành vi của mình là sai phạm, cần che giấu nên yêu cầu các thành viên HĐQT ký xác nhận có bàn bạc với HĐQT. Do đó, lời khai của ông Đinh La Thăng tại phiên tòa rằng mình "làm đúng pháp luật" là không có cơ sở.
Dù biết rõ ngân hàng OceanBank kinh doanh thua lỗ, tiềm lực tài chính thấp nhưng ông Đinh La Thăng vẫn ký thỏa thuận và ban hành nghị quyết khi chưa được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
PVN góp vốn để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank khi chưa được sự chấp thuận của Chính phủ, lời khai tại phiên tòa của các bị cáo là việc này đã nhận được sự đồng ý của Thủ tướng là không đúng.
Văn phòng Chính phủ có văn bản khẳng định đồng ý về chủ trương nhưng cần phải có sự quyết định của Bộ, ngành. Sau đó Bộ Tài chính đã có yêu cầu thực hiện kiểm tra lại về vấn đề tài chính của OceanBank nhưng bị cáo Đinh La Thăng cho rằng đó chỉ là khuyến cáo nên cứ góp vốn.
Điều này là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Thăng nói mình không sai!
Trong những ngày diễn ra phiên tòa, các bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có các lời khai cho thấy, việc PVN góp vốn vào OceanBank là không vi phạm pháp luật trong 2 lần đầu tiên.
Việc góp vốn này đã giúp cho OceanBank phát triển mạnh mẽ dẫn đến PVN được chia số tiền cổ tức lên tới 244 tỉ đồng.
Các bị cáo cũng cho rằng việc thoái vốn để thu hồi phần vốn góp vào OceanBank đã được thực hiện theo lộ trình tuy nhiên sau đó việc thoái vốn này không thực hiện được do có công văn của Văn phòng Chính phủ yêu cầu tạm dừng.
Bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định mình không sai khi ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm, điều này cũng được Thắm xác nhận.
Tuy nhiên, một số nhân chứng từng làm việc tại PVN thì khẳng định không đồng ý với chủ trương góp vốn vì cho rằng OceanBank là ngân hàng yếu kém.
Thêm tình tiết mới!
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên tổng giám đốc OceanBank bất ngờ khai ra việc mua cho ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên kế toán trưởng của PVN, là khách hàng gửi tiền của OceanBank, căn hộ cao cấp trị giá 5 tỉ đồng ngoài số tiền khoảng 180 tỉ đồng đã đưa cho ông Quỳnh là tiền "chăm sóc khách hàng".
Ông Quỳnh tại tòa phủ nhận lời khai của ông Sơn và cho rằng, mình chỉ nhận 20 tỉ và đã khắc phục hết. Ông Sơn luôn thay đổi lời khai gây bất lợi cho ông Quỳnh.
Tuy nhiên, ông Hà Văn Thắm có xác nhận việc ông Sơn lấy bộ hồ sơ mua nhà, nhưng mua cho ai thì ông Thắm không biết. Việc mua căn hộ cao cấp này cho ai xác minh không khó, vì hồ sơ vẫn còn lưu.
Thêm một điều bất ngờ khác là ông Hà Văn Thăm xin HĐXX xem xét để cho ông Thắm được xử lý khoản nợ xấu của ngân hàng OceanBank để trả nợ cho PVN.
Ông Thắm khẳng định việc ngân hàng bị mua 0 đồng là bất lợi cho các cổ đông của ngân hàng trong đó có ông và PVN. Bởi vậy cần phải xem xét lại chính sách mua 0 đồng này.
Tuy nhiên, ở phiên xét hỏi cuối cùng, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng 1 cổ phần vào thời điểm năm 2015 là hoàn toàn đúng.
Bởi sau phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm năm 2017 thì các bộ ngành có ngồi lại với nhau để xem xét lại việc mua ngân hàng 0 đồng, đã thống nhất việc mua 0 đồng 1 cổ phần ngân hàng là đúng.
Tuy nhiên biên bản thống nhất này được đóng dấu mật nên NHNN sẽ nộp cho hội đồng xét xử.
>> Tiếp tục cập nhật
Ông Đinh La Thăng: 'Ai ký ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm'
TTO - Theo ông Đinh La Thăng, PVN đã tìm được đối tác mua lại phần vốn góp của PVN tại OceanBank nhưng sau đó Chính phủ lại có văn bản yêu cầu ngừng thoái vốn.
HOÀNG ĐIỆP
Sáng 22-3, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ cố ý làm trái khiến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỉ bắt đầu phần luận tội.
Theo Viện KSND TP Hà Nội, với nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện chủ trương góp vốn của vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) khiến PVN thiệt hại 800 tỉ đồng, hành vi của ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN đã phạm vào tội cố ý làm trái.
Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Thăng mức án từ 18-19 năm tù.
Video tạm dừng
Đại diện VKS đề nghị mức án với ông Đinh La Thăng - Clip: HOÀNG ĐIỆP
Cần làm rõ lời khai Nguyễn Xuân Sơn về chi lãi ngoài
Cụ thể, theo VKS, ông Thăng ký thỏa thuận 6934 ngày 18-9-2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT Oceanbank nhưng không thông qua HĐQT;
Quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.
Ông Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceabank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.
Đến thời điểm ngày 01-1-2011, Luật Các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…", với vai trò Chủ tịch HĐTV, Đinh La Thăng đã không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Việc này đã tạo điều kiện cho các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỉ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.
Hậu quả toàn bộ số 800 tỉ của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank với giá 0 đồng.
Ngoài đề nghị mức án với 7 bị cáo trong vụ án, đại diện VKS cũng kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ về lời khai của Nguyễn Xuân Sơn về tiền chi lãi ngoài hợp đồng.
Mức án VKS đề nghị với 6 đồng phạm khác trong vụ án
- Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN: 7-8 năm tù về tội cố ý làm trái, 17-18 năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung với bị cáo Quỳnh là 24-26 năm tù.
- Vũ Khánh Trường - nguyên Thành viên Hội đồng thành viên PVN: 7-8 năm tù
- Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN: 30-36 tháng tù
- Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 24-20 tháng tù
- Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 23-30 tháng cải tạo không giam giữ
- Phan Đình Đức - nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN: 23-30 tháng cải tạo không giam giữ
Video tạm dừng
Mức án đề nghị với Nguyễn Xuân Sơn và các bị cáo khác - Clip: HOÀNG ĐIỆP
PVN mất 800 tỉ do các hành vi trái pháp luật
Theo đại diện Viện kiểm sát, tại tòa, ông Thăng thừa nhận các hành vi khi ký thỏa thuận khi chưa thông qua HĐQT, ký góp vốn, tăng vốn điều lệ khi chưa thông qua HĐQT, ký quyết định ủy quyền điều hành để tăng vốn điều lệ của OceanBank để đảm bảo 20% tỉ lệ vốn góp vốn điều lệ của OceanBank.
Sau khi bị kiểm tra ông Thăng biết hành vi của mình là sai phạm, cần che giấu nên yêu cầu các thành viên HĐQT ký xác nhận có bàn bạc với HĐQT. Do đó, lời khai của ông Đinh La Thăng tại phiên tòa rằng mình "làm đúng pháp luật" là không có cơ sở.
Dù biết rõ ngân hàng OceanBank kinh doanh thua lỗ, tiềm lực tài chính thấp nhưng ông Đinh La Thăng vẫn ký thỏa thuận và ban hành nghị quyết khi chưa được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
PVN góp vốn để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank khi chưa được sự chấp thuận của Chính phủ, lời khai tại phiên tòa của các bị cáo là việc này đã nhận được sự đồng ý của Thủ tướng là không đúng.
Văn phòng Chính phủ có văn bản khẳng định đồng ý về chủ trương nhưng cần phải có sự quyết định của Bộ, ngành. Sau đó Bộ Tài chính đã có yêu cầu thực hiện kiểm tra lại về vấn đề tài chính của OceanBank nhưng bị cáo Đinh La Thăng cho rằng đó chỉ là khuyến cáo nên cứ góp vốn.
Điều này là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Thăng nói mình không sai!
Trong những ngày diễn ra phiên tòa, các bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có các lời khai cho thấy, việc PVN góp vốn vào OceanBank là không vi phạm pháp luật trong 2 lần đầu tiên.
Việc góp vốn này đã giúp cho OceanBank phát triển mạnh mẽ dẫn đến PVN được chia số tiền cổ tức lên tới 244 tỉ đồng.
Các bị cáo cũng cho rằng việc thoái vốn để thu hồi phần vốn góp vào OceanBank đã được thực hiện theo lộ trình tuy nhiên sau đó việc thoái vốn này không thực hiện được do có công văn của Văn phòng Chính phủ yêu cầu tạm dừng.
Bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định mình không sai khi ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm, điều này cũng được Thắm xác nhận.
Tuy nhiên, một số nhân chứng từng làm việc tại PVN thì khẳng định không đồng ý với chủ trương góp vốn vì cho rằng OceanBank là ngân hàng yếu kém.
Thêm tình tiết mới!
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên tổng giám đốc OceanBank bất ngờ khai ra việc mua cho ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên kế toán trưởng của PVN, là khách hàng gửi tiền của OceanBank, căn hộ cao cấp trị giá 5 tỉ đồng ngoài số tiền khoảng 180 tỉ đồng đã đưa cho ông Quỳnh là tiền "chăm sóc khách hàng".
Ông Quỳnh tại tòa phủ nhận lời khai của ông Sơn và cho rằng, mình chỉ nhận 20 tỉ và đã khắc phục hết. Ông Sơn luôn thay đổi lời khai gây bất lợi cho ông Quỳnh.
Tuy nhiên, ông Hà Văn Thắm có xác nhận việc ông Sơn lấy bộ hồ sơ mua nhà, nhưng mua cho ai thì ông Thắm không biết. Việc mua căn hộ cao cấp này cho ai xác minh không khó, vì hồ sơ vẫn còn lưu.
Thêm một điều bất ngờ khác là ông Hà Văn Thăm xin HĐXX xem xét để cho ông Thắm được xử lý khoản nợ xấu của ngân hàng OceanBank để trả nợ cho PVN.
Ông Thắm khẳng định việc ngân hàng bị mua 0 đồng là bất lợi cho các cổ đông của ngân hàng trong đó có ông và PVN. Bởi vậy cần phải xem xét lại chính sách mua 0 đồng này.
Tuy nhiên, ở phiên xét hỏi cuối cùng, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng 1 cổ phần vào thời điểm năm 2015 là hoàn toàn đúng.
Bởi sau phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm năm 2017 thì các bộ ngành có ngồi lại với nhau để xem xét lại việc mua ngân hàng 0 đồng, đã thống nhất việc mua 0 đồng 1 cổ phần ngân hàng là đúng.
Tuy nhiên biên bản thống nhất này được đóng dấu mật nên NHNN sẽ nộp cho hội đồng xét xử.
>> Tiếp tục cập nhật
Ông Đinh La Thăng: 'Ai ký ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm'
TTO - Theo ông Đinh La Thăng, PVN đã tìm được đối tác mua lại phần vốn góp của PVN tại OceanBank nhưng sau đó Chính phủ lại có văn bản yêu cầu ngừng thoái vốn.
HOÀNG ĐIỆP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét