Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

TRỤ SỞ CỤC ĐIỆN ẢNH Ở 147 HOÀNG HOA THÁM, HÀ NỘI- MẢNH ĐẤT RẤT NHIỀU MA

Phạm Viết Đào. 

Dư luận đang ầm ỹ vụ bộ phim “ Điệp vụ Biển đỏ” của Trung Quốc vừa bị Bộ Văn hóa tức tốc cho rút khỏi rạp vì một số hình ảnh liên quan tới chủ quyền Biển Đông, một vùng biển đang nổ ra những trách chấp dữ dội, nóng bỏng giữa Việt Nam, một số nước trong khu vực ASEAN với Trung Quốc; Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 thì Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển quan trọng này.
Vừa mới xuất hiện trên mạng bài phỏng vấn bà Đinh Thanh Hương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME), đơn vị này đã từ chối hãng Bona Film Group phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam. Bà Đinh Thanh Hương đã có những thông tin chia sẻ sau những ồn ào xoay quanh bộ phim và khâu kiểm duyệt. Theo bà Đinh Thanh Hương thì phía Bona Film Group đã đàm phán đề nghị Công ty Thiên Ngân nhập phim và trình duyệt chiếu với cái giá hỗ trợ từ phía Bona Film Group là 2 triệu USD, nhưng Thiên Ngân đã không dám ký kết hợp đồng vì không tin “Biệt vụ Biển đỏ” sẽ lọt cửa Hội đồng duyệt phim quốc gia?
Trách nhiệm về vụ duyệt cho chiếu bộ phim này thuộc về Cục Điện ảnh, cơ quan đứng ra tổ chức duyệt và cấp giấy phép phát hành bộ phim
Đây không chỉ là một vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia lãnh hải, vì việc cho công chiếu bộ phim này,
Nhân vụ bê bối này, người viết xin đề cập tới yếu tố tâm linh có liên quan tới địa chỉ 147 Hoàng Hoa Thám, nơi trụ sở của Cục Điện ảnh đang làm việc. Chuyện ma mà người viết đề cập ở đây không hàm nghĩa bóng, mang tính hình tượng kiểu như cuốn tiểu thuyết “ Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết.
Xin nêu một số hiện tượng liên quan tới chuyện “ma cỏ” của khu đất này từ năm 1975 tới 2018 mà người viết có thông tin:
147 Hoàng Hoa Thám theo định số mới của Hà Nội, anh em trong ngành điện ảnh vẫn quen gọi 62 Hoàng Hoa Thám; Tại địa chỉ này có 2 cơ quan đặt trụ sở đó là Cục Điện ảnh và Hãng bảo hộ quyền tác giả và một số hộ cán bộ công nhân viêc chức và nghệ sĩ điện ảnh ở.

Tôi về công tác tại ngành điện ảnh từ 1975 cho tới 1992 thì ra khỏi ngành điện ảnh và đã chứng kiến các sự cố sau đây theo tôi nó bị tác động bởi yếu tố tâm linh của khu đất này.
Từ 1975 tôi chứng kiến có tới 7 đời lãnh đạo thì có tới 5/7 đời gặp phải những chuyện không hay khi đảm nhiệm công việc của Cục Điện ảnh. Họ vướng phải những tai bay vạ gió nên bị huyền chức, hoặc bị cách chức, bị tù tội hoặc bị vướng vòng lao lý nhưng do nhà nước nể nghệ sĩ cho nên cho qua; Có người về hưu rồi lại bị cái hạn khác…
Trong đó điển hình như các vụ án 5,9 tỷ 1990 khiến cho cả dàn lãnh đạo bị cách chức, 2 cán bộ điện ảnh bị bắt đi tù; Vụ mất gần 40 tỷ năm 2010, cả cục trưởng, cục phó, kế toán trưởng đều liên đới trách nhiệm may mắt thoát án tù và mới nhất vụ phim “ Điệp vụ Biển Đỏ”…
Ông bạn Đ.T một thời là Trưởng ban sáng tác của Cục Điện ảnh có thời tá túc trong khu đất 147 Hoàng Hoa Thám kể: Có lần ông lái xe của Cục tên là Hậu, một người từng đêm hôm ngang trời dọc đất có biết sợ ma cỏ là gì. Một lần ông đưa xe về muộn, về tới sân, nghe thấy trên tầng 3 có tiếng như có người lục lọi đồ đạc. Nghi có kẻ trộm, ông leo lên, ngó nghiêng các phòng không thấy động tĩnh gì, cửa vấn khóa. Ông đành quay xuống. Thế nhưng khi ông xuống cấu thang xuống tầng 2 thì lại nghe như có tiếng bước chân người đuổi theo ở tầng 3. Ông quay lại lại không thấy người nào cả.
Cũng theo ông Đ.T kể. Chính ông Chu Giám đốc Hãng bảo hộ quyền tác giả của Bộ Văn hóa đã có lần kể với Đ.T : Ở cái tầng 2 của cơ quan này, buổi trưa anh em cán bộ công nhân viên  không ai dám nghỉ lại tầng 2. Họ thường xuống tầng 1 nghỉ, ai ngủ lại tầng 2 thường bị dựng dậy…
Theo ông Đ.T thì sở dĩ có chuyện ma cỏ ở khu đất này là do trước đây là một khu nghĩa địa lớn, chắc các hài cốt không được bốc đĩ, di dời cẩn thận, nhiều vong không thoát được nên thường quay lại quấy quả, sinh chuyện những vị cầm đầu ở đây. Có 2 đời lãnh đạo Cục suôn sẻ, không bị tai tiếng gì có lẽ do nhờ mấy vị này chịu khó hương khói, lại quả với người âm thành tâm nên thoát. Những vị nào ăn dày, không quan tâm lại quả cho người âm những dịp rằm, mồng một thì thế nào cũng gánh chịu hậu quả…
Riêng ở Hãng bảo hộ quyền tác giả, có những cán bộ làm việc ở tầng 2 của cơ quan này, bản thân họ nhưng chồng con họ ở nhà lại “bị vật chết” bất đắc kỳ tủ?
Chuyện ma quỷ thực ra xảy ra không chỉ ở Cục Điện ảnh 147 Hoàng Hoa Thám Hà Nội mà nhiều cơ quan của Bộ Văn hóa cũng bị như vậy. Đã có dịp người viết lên công tác tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Bắc ở Thái Nguyên được nghe cán bộ công nhân viên ở đây kể về chuyện ma về bắt cán bộ lãnh đạo Bảo tàng liên tục, năm nào cũng có ông bị. Toàn chết theo kiểu bất đắc kỳ tử, đang khỏe mạnh tự dưng lăn ra…
Ông Cường, giám đốc của Bảo tàng khi về nhận ghế Giám đốc do vị tiền nhiệm bị đột tử, ông này đã có cách trấn yểm. Ông cho mời thầy phù thủy, cho dựng một bức tượng Cụ Hồ, danh nghĩa là trưng bày nhưng thực chất là có cớ hương khói mời Cụ Hồ về bảo vệ cho cán bộ của Bảo tang không bị ma bắt…
Sở dĩ ông Cường có kế dựng tượng Cụ Hồ là do trong khuôn viên của Bảo Tàng, phía bên phải có một gò rất cao, nền móng của một ngôi biệt thự được xây dựng từ Pháp. Theo nhiều tài liệu thì ngôi Biệt thự này là nơi ở của ông thống sứ Pháp cai quản vùng Việt Bắc. Vị này thường bắt các tù cộng sản về giam rồi cho xuống tầng hầm của ngôi biệt thự này thủ tiêu luôn để phi tang.
Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi biệt thự này đã bị san phẳng, bị tiêu thổ đề phòng quân viễn chinh Pháp chiếm lại. Sau hòa bình ông Chu Văn Tấn cho xây lên trên đó một ngôi nhà để ông ở. Khi Cụ Hồ lên thăm Việt Bắc thấy ngôi biệt thự của ông Chu Văn Tấn liền khen một câu: Chú Tấn xây cái nhà đẹp và mát nhỉ…Thế là ông Chu Văn Tấn không dám ở và cho phá dỡ vị sợ vía Cụ Hồ.
Giám đốc Nguyễn Văn Cường ( hiện là GĐ Bảo tàng quốc gia VN) kể: khi dựng tượng Cụ Hồ, rước Cụ Hồ về hô thần nhập tượng, cán bộ bảo tàng đã thoát được nạn chết bất đắc kỳ tử có lẽ nhờ Cụ Hồ khuyên giải ngăn cấm cản các ông CS bị thiệt mạng này không về bắt chết cán bộ văn hóa.
Trong lễ hô thần nhập tượng mời Cụ Hồ về Bảo tang Việt bắc, pháp sư cho biết có thấy Cụ Hồ về với một người đàn bà, không biết là ai?
Trở lại chuyện ma ở địa chỉ 147 Hoàng Hoa Thám, nơi có trụ sở của Cục Điện ảnh, một bài học xương máu với các thế hệ lãnh đạo nhận nhiệm vụ ở cái Cục nơi có nhiều ma này trong việc phân chia quả thực: Không nên chỉ quan tâm tới người dương và nhớ phải quan tâm tới cả người âm; Ăn cho đều và chia cho sòng…
Nếu không trước sau cũng sẽ gặp nguy, kể cả khi đã hạ cánh nhưng vẫn không an toàn đâu nhé…Cứ chiêm nghiệm qua 7 đời lãnh đạo Cục sẽ thấy…

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: