Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

GIAODUC.NET.VN TIẾP TỤC TRUY KÍCH " SÂU CHÚA" NGUYỄN TẤN DŨNG; Phe chống tham nhũng Việt Nam nhắm vào dự án dầu lửa Venezuela


Phải tìm cho ra "sâu chúa", làm rõ xem có "gặm tiền công" không?

NHẬT MINH

(GDVN) - Ông Ngô Văn Sửu xót xa khi chục ngàn tỉ đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ mất trắng.

Những ngày qua, sau khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết Chỉ "sâu chúa" mới dám và vượt mặt Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra ngoài như thế?, ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã rất bức xúc.
Đặc biệt, thông tin trong bài viết nêu về vụ việc được dư luận quan tâm là việc Tổng công ty khai thác thăm dò dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện liên doanh với đối tác là Tổng công ty dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela) tại mỏ dầu Junin 2 có nguy cơ mất trắng chục ngàn tỷ.
Ông Ngô Văn Sửu rất bức xúc khi hàng ngàn tỉ đồng có nguy cơ mất trắng tại dự án mỏ dầu Junnin 2. Ảnh: Nhật Minh
Ông Ngô Văn Sửu nhấn mạnh: “Chúng ta đã có quy định mức đầu tư dự án ra sao phải thông qua Quốc hội cho ý kiến, xem xét và quyết định.

Theo Nghị quyết 66/2006/NQ-QH11 “Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên, đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên”.
Nhưng thực tế, nhiều dự án thường được chia nhỏ hoặc tìm cách lách để quy mô vốn dưới mức đầu tư phải trình ra Quốc hội xem xét.
Bởi nếu dự án được xem xét theo quy định của Nghị quyết trên thì quy trình chặt chẽ, tính khả thi, hiệu quả ra sao sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận cho ý kiến rất kỹ.
Nếu dự án không hiệu quả, chắc chắn sẽ không được Quốc hội thông qua”.
Ông Sửu chia sẻ, ông rất bức xúc khi đọc thông tin từ các báo chí nêu một khoản "phí tham gia" (bonus) hay còn gọi là “phí hoa hồng” trong dự án này.

Các vụ án cho thấy thất thoát trong đầu tư công rất lớn

Theo đó, Việt Nam phải trả cho Venezuela 584 triệu USD bằng tiền mặt chia làm ba đợt, đợt đầu 300 triệu, hai đợt còn lại mỗi đợt 142 triệu USD (1)
“Khoản “phí tham gia” này là hết sức vô lý.
Theo tôi, đó là thủ thuật để tránh ngưỡng phải trình dự án ra Quốc hội xem xét. Đồng thời, nó cho thấy sự thiếu minh bạch của dự án này”, ông Sửu nêu quan điểm.
Theo ông Sửu, chục ngàn tỷ đồng có nguy cơ mất trắng từ dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN thì trách nhiệm trước hết thuộc về Chính phủ giai đoạn đó.
“Theo quan điểm của của cá nhân tôi, cần thanh tra, kiểm tra làm rõ trách nhiệm và đưa ra kết luận trong việc đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ mất trắng tại dự án trên.
Làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong việc quyết định đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp minh bạch trách nhiệm.
Chính phủ giai đoạn đó phải chịu trách nhiệm và ai sẽ chịu trách nhiệm chính trong dự án này? Tất cả phải được kiểm tra, đưa ra kết luận sớm”, ông Ngô Văn Sửu nói.
Vị nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh, nợ công của quốc gia những năm qua gây lo lắng cũng bởi những quyết định đầu tư bất chấp kiểu này.
"Mỗi đồng tiền đầu tư công không mang lại hiệu quả thì chúng ta, con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ. Đó còn là sự lãng phí khủng khiếp, là nguy cơ tạo ra tham nhũng", ông Sửu đánh giá.
Nguy cơ thất thoát, tham nhũng trong các dự án đầu tư công cũng được một vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định là qua theo dõi thực tế công tác phòng chống tham nhũng và theo dõi các vụ án thời gian vừa qua, các dự án đầu tư công nổi lên nhiều vấn đề.
Đáng chú ý là một số vụ án chứng minh rằng thất thoát trong các dự án đầu tư công là lớn. Các vụ án xảy ra thời gian vừa qua thấy rất là rõ.
Nguy cơ tham nhũng trong các dự án khu vực đầu tư công là khá lớn.
Tài liệu tham khảo
(1) https://m.thanhnien.vn/thoi-su/pvn-nem-nghin-ti-tai-venezuela-ep-bo-truong-ky-phot-lo-bao-cao-quoc-hoi-1060807.amp


    Phe chống tham nhũng Việt Nam nhắm vào dự án dầu lửa Venezuela

  • Bởi Admin
    20/03/2019
    1 phản hồi
         
    Diên Vỹ chuyển ngữ
    Điều tra 584 triệu đô la 'tiền hoa hồng' dành cho Venezuela trong bối cảnh làm sạch các doanh nghiệp nhà nước

    Kho xăng dầu của PetroVietnam ở Vũng Tàu. Ảnh: Reuters.
    Báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy tổng số vốn cung cấp cho Venezuela lên tới 10,7 nghìn tỷ đồng (462 triệu đô la theo tỷ giá hiện tại) tính đến tháng 12 năm 2017. Trong đó bao gồm hai lần chuyển tiền "tiền thưởng hợp đồng" trị giá tổng cộng 342 triệu đô la.
    Đếm gà trước khi trứng nở
    Bộ Công an Việt Nam đang điều tra một dự án dầu khí thua lỗ ở Venezuela, khi Hà Nội điều tra tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và đất nước Nam Mỹ đang rơi vào tình trạng hỗn loạn.
    Chính quyền Việt Nam đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hay còn gọi là PVN, "cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án" để khai thác và nâng cấp mỏ dầu Junin-2 tại Vành đai Orinoco của Venezuela, một khu vực được cho là để chứa trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
    PVN đã thanh lý hợp đồng vào tháng 12 năm 2013 khi nhận thấy không có tiến triển gì trong dự án. Nhưng Bộ đang xem xét nghi ngờ vi phạm pháp luật trước khi thanh lý hợp đồng.
    Dự án trị giá 12 tỷ USD đã bắt đầu vào tháng 6 năm 2010, theo truyền thông trong nước. Dự án thuộc sự quản lý của PetroMacareo, một liên doanh giữa công ty con của PVN, Công ty Khai thác Dầu khí (PVEP) và Petroleos de Venezuela (PDVSA) thuộc sở hữu nhà nước Venezuela. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ có sản lượng 50.000 thùng một ngày, 200.000 thùng trong giai đoạn thứ hai và Việt Nam dự tính thu được lợi nhuận trong vòng bảy năm.
    Chơi xộp
    Dự án này được xây dựng dựa trên mối quan hệ thân thiện lịch sử giữa Hà Nội và Caracas có từ những năm 1960, khi cả hai cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, Hoa Kỳ Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1989, và đã theo đuổi một số dự án kinh tế chung trong những năm sau đó.
    Với dự án Junin-2, Việt Nam đã đầu tư khoảng 1,2 tỷ đô la từ năm 2010 đến 2015, khiến dự án này trở thành một trong những dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, khoản đầu tư này này không bao gồm ba khoản thanh toán "tiền thưởng hợp đồng" với tổng trị giá 584 triệu đô la mà phía Việt Nam rõ ràng phải trả cho chính phủ Venezuela để đảm bảo có được giấy phép đầu tư. Bộ Tài Chính Việt Nam gần đây phát hiện rằng khoản phí này không được đưa vào hoặc giải thích trong đề xuất dự án ban đầu được gửi cho chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam phát hiện gần đây.
    PVN không bao giờ cung cấp tài liệu rõ ràng, đầy đủ về Junin-2, nhưng đã đề cập đến dự án này trong báo cáo tài chính từ năm 2010 đến 2016.
    Trong báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy tổng số vốn cung cấp cho Venezuela lên tới 10,7 nghìn tỷ đồng (462 triệu đô la theo tỷ giá hiện tại) tính đến tháng 12 năm 2017. Trong đó bao gồm hai lần chuyển tiền "tiền thưởng hợp đồng" trị giá tổng cộng 342 triệu đô la.
    Mau xẹp
    PVN đã chấm dứt dự án sau khi yêu cầu hoãn việc đợt chuyển khoản "tiền thưởng hợp đồng" khác trị giá $ 142 triệu. PVN giải thích rằng môi trường đầu tư của Venezuela không phù hợp, đặc biệt là do tỷ lệ lạm phát cực kỳ cao và hệ thống kiểm soát tiền tệ lâu đời, thanh toán quá phức tạp cho các công ty nước ngoài.
    Cuộc điều tra được công bố sau khi phát hiện vào tuần trước rằng Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã đệ đơn từ chức, đang chờ phê duyệt của Thủ tướng Việt Nam. Ông Sơn, đã làm việc trong ngành dầu khí có từ năm 1987, trước đây đã từng làm giám đốc tại các đơn vị PVN. PVN nhận được lệnh yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án ngày thứ Năm.
    Trong năm 2019, ông Sơn được Đinh La Thăng lúc bấy giờ là Chủ tịch PVN bổ nhiệm làm tổng giáo đốc của PVEP. PVEP chịu trách nhiệm 13 dự án dầu khí, bao gồm các dự án ở Venezula, Mexico, Peru và Malaysia. Chỉ có 2 dự án trong số có là có lãi.
    Ông Sơn có thể đổ lỗi cho khả năng mất vốn từ dự án Venezuela và các chi phí khác, tra ước tính lên tới 635 triệu đô la vào năm 2017. "Động thái mới nhất là một bước tiến nữa trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam, có liên quan với Đinh La Thắng và người khổng lồ PVN, "Đặng Tâm Chánh, một chuyên gia về chính trị Việt Nam, nói.
    PVN là trụ cột chính của mô hình kinh tế của Việt Nam trong bốn thập kỷ qua, thu hút nhân tài hàng đầu, thúc đẩy sự phát triển và giúp làm đầy kho bạc của chính phủ. Nhưng gần đây, nhà chức trách đã đưa ra các cáo buộc tham nhũng tại PVN và các doanh nghiệp nhà nước khác. Càng ngày các công ty này càng bị coi là rào cản đối cho đổi mới và thị trường cởi mở.
    Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Đảng Cộng sản, đang lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng và sẵn sàng làm sạch các doanh nghiệp nhà nước, theo ông Chánh. Ông Trọng đặt mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh và sử dụng tài nguyên của đất nước hiệu quả hơn, giờ đây, họ đã ký kết một số hiệp định thương mại hóa thị trường với các nền kinh tế phát triển.
    Từ khóa: Diên VỹVenezuela
Nhật Minh

Không có nhận xét nào: