Bài liên quan:
“HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ 4” ĐẶNG VĂN VIỆT (Kỳ 1)
Clip: “Trung Quốc dùng học thuyết đấu tranh giai cấp để loại nhân tài
Trung
Quốc tìm cách loại các thành phần gọi là “tiểu tư sản”; dùng đường lối đấu
tranh giai cấp để loại tiểu tư sản; những anh có học đều bị xếp vào hàng ngũ
tiểu tư sản. Sau 1945 những thanh niên trí thức đều đi bộ đội hết, mà họ đi bộ
đội thì phần lớn họ đều làm cán bộ, họ nắm các cương vị tiểu đoàn, trung đoàn,
sư đoàn…Ba Tàu ngoài việc giúp mình nó cũng lại tìm cách phá mình. Chủ trương
sử dụng nông dân vì nông dân dễ bảo, nói gì nghe nấy. Tôi là trí thức, tôi
không thể thủ phận. Bọn cố vấn Trung Quốc rất mưu mẹo…
Trận Đông Khê, lúc đầu, Trần Canh-Võ Nguyên
Giáp giao tôi đánh Cao Bằng
Trận
Đông Khê tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy mở chiến dịch giải phóng biên giới, Võ
Nguyên Giáp và Trần Canh giao cho tôi đánh Cao Bằng, đánh Cao Bằng nhằm nhổ các
cứ điểm từ trên đỉnh đầu trước, sau đó đánh lan từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn.
Tưởng là dễ ăn nhưng thực tế không dễ dáng như thế. Trận này giao cho Trung
đoàn 174 của tôi làm chủ công. Tôi đã đi
điều tra rất kỹ, đã lập kế hoạch, sa bàn để chuẩn bị đánh Cao Bằng.
Nếu
đánh Cao Bằng thì có khi tôi cũng đã chết vì đây là một pháo đài. Đánh xong các
cứ điểm dọc biên giới rồi mà cũng không thể đánh được Cao Bằng vì nó hiểm hóc
quá. Cao Bằng là một pháo đài nằm giữa, xung quanh là hệ thống lô cốt, trong
bụng nó là hệ thống đường hầm, có đầy đủ vũ khí, đạn dược, nước và lương thực
phẩm đầy đủ ở trong bụng nó. Các đường, hầm ngầm có đường nối với các lô cốt.
Nếu mình chiếm được lô côt, nó chui vào trong bụng và nó có thể ở hàng tháng ở
trong đó được. Mình mà truy kích vào hầm ngầm thì mình chết trong đó luôn. Xung
quanh pháo đài, Pháp xây dựng đường cho xe tăng chạy quang pháo đài…”
Qua đoạn clip trên, ông Đặng Văn Việt
cho rằng: Chủ trương đánh vào Đông Khê là chủ trương của ông, ông đã không đánh
theo chỉ đạo của Trần Canh và Võ Nguyên Giáp.
Về sự kiện này, trong hồi ký “Ghi
chép thực về việc tham dự của Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc trong cuộc viện trợ
VN chiến đấu chống Pháp
lại cho rằng:”Mới
đầu, các cấp chỉ huy QĐND trong Chiến Dịch Biên Giới (CDBG) kể cả Võ Nguyên
Giáp đều muốn tập trung tấn công thị xã Cao Bằng, nhưng Trần Canh bác bỏ và quyết
định phải đánh Đông Khê trước…”
Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại
sự kiện này: “Kế hoạch đánh thị xã Cao Bằng là do tập thể
(Tổng quân ủy) đề xuất và cấp trên (Thường vụ) chấp thuận, chứ “Trong tư tưởng
của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải là Đông Khê”.
(Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, hồi ký Đường tới Điện Biên Phủ in lại trong
Tổng tập hồi ký, nxb.
Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2006, tr. 626-637)
Trong một đoạn khác
trong hồi ký, Đại tướng Vò Nguyên Giáp kể:
“Lấy thị xã Cao Bằng làm điểm đột phá để mở đầu chiến dịch có
phải là sự lựa chọn đúng không? Cao Bằng là một vị trí đột xuất
nằm sâu trong hậu phương ta ở phía bắc. Ở đây, địch có 2 tiểu đoàn. Nếu
đánh thắng, ta sẽ giải phóng được một thị xã quan trọng ở biên giới,
ảnh hưởng chính trị sẽ rất lớn. Nhưng bộ đội ta chưa hề đánh một
vị trí 2 tiểu đoàn Âu-Phi. Cao Bằng như tôi đã biết, nằm giữa hai con
sông, và có ngôi thành cổ rất vững chắc. Đánh Cao Bằng sẽ thực sự
là một trận công kiên lớn mà chúng ta còn chưa có kinh nghiệm”.
“Trong
tư tưởng của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải
là Đông Khê. Ở đây địch đóng 1 tiểu đoàn, nằm trong khả năng tiêu diệt
của bộ đội ta. Mất Đông Khê, Cao Bằng sẽ trở nên hoàn toàn cô lập.
Địch nhất định phải chiếm lại Đông Khê. Bộ đội ta sẽ có điều kiện
tiêu diệt bộ binh địch trên địa hình rừng núi. Tôi đã nói với Bộ
Tổng tham mưu, tạm thời chưa đụng vào những vị trí địch trên đường
số 4, chưa đánh động chúng”, hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ”
Qua
những đoạn hồi ký trên cho có thể vắn tắt như sau: phía Trung Quốc cho rằng,
ngay từ đầu tướng Trần Canh chủ trương chọn đánh Đông Khê không đánh Cao Bằng.
Phía Trung Quốc cũng xác nhận, từ đầu Tướng Giáp đã chủ trương chọn Cao Bằng
làm mũi đột phá. Thế nhưng khi bắt tay vào triển khai chiến dịch, qua hồi ký và
qua trinh sát thực địa, Tướng Giáp đã thay đổi quyết định của Tổng quân ủy, đột
phá đánh Đông Khê mà không đánh vào Cao Bằng…
Trong
thâm tâm, theo Tướng Giáo tư tưởng của ông vẫn muốn chọn Đông Khê làm mũi đột
phá. Thế thì tại sao Tổng quân ủy vẫn quyết định đánh Cao Bằng như ông kể? Quyết
định đánh Cao Bằng mà Tổng quân ủy đã ra quyết định như hồi ký Võ Nguyên Giáp kể
là trái với nhận thức của các nhân ông; Như vậy, Võ Nguyên Giáo chịu sức ép của
số đông hay ông chịu sức ép của ai?
Từ
đầu, quả thật nếu Trần Canh đưa ra chủ trương chọn Đông Khê làm mũi đột phá như
hồi kỳ của họ kể thì khó tin Tổng quân ủy lại ra quyết định đánh Cao Bằng? Bởi
vì, đây là trận mở màn, lần đầu tiên phía Việt Nam tập trung một lực lượng lớn,
đánh vận động chiến. Trong “Đường tới Điện Biên”, Tướng Giáp cho biết, trận này
ta tập trung 3 trung đoàn và một số tiểu đoàn độc lập trợ chiến. Còn Trung tá
Đặng Văn Việt thì lại cho rằng: Trận này chỉ có 2 trung đoàn tham chiến, đó là
Trung đoàn 174 do ông chỉ huy và Trung đoàn 209 do Lê Trọng Tấn chỉ huy. Nhưng
chủ yếu do Trung đoàn 174 đánh, Trung đoàn 209 của Lê Trọng Tấn mãi đến chiều
mới tham chiến do lạc đường?
Tôi
tin vào ý kiến của Trung tá Đặng Văn Việt phát biểu trong clip ghi tại tư gia
nhà văn Nguyễn Đình Chính đầu năm 2018. Khởi điểm, cố vấn Trung Quốc Trần Canh
và Tổng quân ủy TW chủ trương chọn Cao Bằng làm đột phá khẩu. Khi được giao
triển khai nhiệm vụ, chắc chắn Đặng Văn Việt vào thời điểm đó không nằm trong
Tổng quân ủy, trực tiếp vào trận mới nhận ra đánh Đông Khê mới có khả năng
thắng. Và kết quả đã đúng như dự tính của ông. Còn sau này, những lời lẽ tranh
công đổ lỗ của Trung Quốc là chuyện thường ngày của Trung Quốc.
Còn
Tướng Giáp xác nhận trong hồi ký: Kế hoạch mở màn chiến dịch biên giới 1950 đã
thay đổi vào phút chót. Ông không nói rõ tác nhân nào đã dẫn tới sự thay đổi
này, ông không ghi nhận “ công đầu” này là của Đặng Văn Việt. Có điều, Tướng
Giáp sau này đã thanh minh: ông cũng đã từng nhận thức được, chọn đánh Đông Khê
mới là thượng sách! Do đó, cái quyết định của Tổng quân ủy do ông ký: chọn Cao
Bằng làm mũi đột phá trong chiến dịch giải phóng biên giới 1950 là chủ trương
không thích hợp. Cái sai này không xuất phát do nhận thức của cá nhân ông mà có
thể do bị sức ép từ đâu đó: hoặc từ trong nội bộ hoặc do phía Trần Canh Trung
Quốc?!
Đây
là một vấn đề thuộc trách nhiệm của các nhà viết sử làm sáng tỏ: Ai tranh công ai và ai đổ lỗi cho ai?!
P.V.Đ.
( Còn nữa…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét