Như thường lệ, Trump không hề ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình với hàng triệu người theo dõi Twitter cá nhân.
Trong loạt tweet mới nhất do Tổng thống đắc cử đích thân đăng lên Twitter tối Chủ nhật (04/12),Trump chỉ trích Trung Quốc vì "xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở ngay giữa Biển Đông" mà không hỏi ý kiến Mỹ.
Ông Trump đăng đàn Twitter chỉ vài giờ sau khi nhóm chuyển giao quyền lực của ông bác bỏ tin đồn rằng, cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là dấu hiệu của chính sách mới của Mỹ đối với cán cân quyền lực tại Thái Bình Dương.
Theo Guardian, phó tướng Mike Pence của Trump từng khẳng định: "Với tư cách Tổng thống, ông Trump sẽ phát biểu những gì ông ấy cho là đúng đắn."
Twitter của Trump hiện có 16,7 triệu người theo dõi, và mỗi dòng tweet ông đăng lên đều nhận được độ phủ sóng rất cao.
theo Trí Thức Trẻ
Tướng 4 sao James N. Mattis (Ảnh: Politico)
TQ rối trí vì sự bất thường ở tướng biệt danh "Chó Điên" vừa được Trump chọn làm BTQP Mỹ
Hải Võ |
Tướng James N. Mattis từng chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng của Mỹ ở Iraq hay Afghanistan, nhưng có một điều bất thường: Ông chưa từng có kinh nghiệm với Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ chỉ định Mattis "Chó Điên" làm Bộ trưởng Quốc phòng" - Tổng thống đắc cử MỹDonald Trump thông báo trước cử tri ở Cincinnati, bang Ohio hôm 1/12. Việc bổ nhiệm dự kiến được công bố chính thức vào thứ Hai, ngày 5/12 (giờ địa phương).
Tướng Mattis thường chỉ trích Washington thiếu một chiến lược nhất quán ở Trung Đông, giải quyết các vấn đề một cách cục bộ và không hiệu quả.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 3/12 nhận xét, lựa chọn tướng James Mattis làm lãnh đạo mới ở Lầu Năm Góc chứng minh cuộc chiến chưa có hồi kết của Mỹ ở khu vực Trung Đông sẽ tiếp diễn.
Đối với khu vực này, ông Mattis tỏ rõ thái độ sẵn sàng sử dụng các biện pháp vũ lực cứng rắn hơn so với chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Sự xuất hiện của Mattis, một tướng được Hoàn Cầu đánh giá là "hiếu chiến" điển hình của Mỹ, đã tô đậm thêm sắc thái "diều hâu" của chính quyền Trump. Nhưng báo giới Trung Quốc bối rối khi nhận thấy ông hiếm khi công khai thảo luận về vấn đề châu Á-Thái Bình Dương.
Dù vậy, vào tháng 1/2015, viên tướng về hưu đã chỉ trích chính sách an ninh của Obama và nói rằng "vì các hành động của Trung Quốc ở biển Đông ngày càng rõ rệt, Mỹ cần xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và có nhiều tàu chiến hơn".
Ông tuyên bố, "dù chúng ta nỗ lực duy trì quan hệ tốt ở Thái Bình Dương với Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở biển Đông và các khu vực khác, chúng ta buộc phải đặt ra chính sách cân bằng tương ứng".
Giáo sư Thời Ân Hoằng của Viện quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc bình luận trên tờ Hoàn Cầu rằng James Mattis chưa từng có kinh nghiệm ứng xử hay đối đầu với Trung Quốc trước đây, do đó rất khó hình dung với bản lý lịch của mình, ông liệu có khác với Ashton Carter và trở thành một Bộ trưởng cứng rắn với Bắc Kinh?
Trong hàng loạt bài bình luận về sự bổ nhiệm của Trump, các báo ở Trung Quốc cũng không đi đến một nhận định rõ ràng về cục diện khu vực dưới thời Mattis. Hoàn Cầu chỉ đưa ra cảnh báo, dù thế nào Bắc Kinh cũng nên cẩn trọng bởi chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ sẽ không dừng lại.
Chuyên gia Trương Quân Xã từ Sở nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc thì tin rằng, Mattis sẽ đưa quân đội Mỹ can thiệp nhiều hơn ở Trung Đông và tập trung lấy lại ảnh hưởng ở khu vực này.
Vị tướng thủy quân lục chiến về hưu thường chỉ trích Washington thiếu chiến lược nhất quán ở Trung Đông, xử lý nhiều vấn đề một cách cục bộ và không hiệu quả. Ông ủng hộ các biện pháp mạnh nhằm vào đối thủ của Mỹ như Iran hay Nga.
Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) nhận định, việc bổ nhiệm tướng Mattis thể hiện quyết tâm của chính quyền Trump nhằm loại bỏ mối đe dọa đến từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngoài Mattis, ông Trump còn muốn đưa một quân nhân khác là tướng tình báo về hưu Michael Flynn vào vị trí Cố vấn an ninh quốc gia cũng làm dấy lên quan ngại về chính sách đối ngoại thiên về sức mạnh.
Đại tướng thủy quân lục chiến về hưu James Mattis, 66 tuổi, là cái tên lừng danh gắn với nhiều chiến dịch quan trọng của quân đội Mỹ trong 20 năm qua.
Khi còn là tướng 1 sao, ông Mattis từng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của thủy quân lục chiến đột kích bằng trực thăng vào Kandahar, Afghanistan, hồi tháng 11/2001; thiết lập căn cứ tiền tuyến phục vụ cuộc chiến chống Taliban sau vụ khủng bố 11/9.
Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Bộ Tư lệnh miền trung (CENTCOM) vào tháng 8/2010, nhưng bất ngờ bị Nhà Trắng thay thế vào tháng 3/2013.
theo Trí Thức Trẻ
Động thái mới nhất của Donald Trump về Biển Đông không thể xem thường
(GDVN) - Tướng James Mattis được Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông.
Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển ĐôngDonald Trump mời Rodrigo Duterte đến Nhà Trắng năm tớiDonald Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan
Ankit Panda, một biên tập viên của tạp chí The Diplomat ngày 5/12 bình luận, nhận xét ngắn gọn mới nhất của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump về Biển Đông có thể quan trọng hơn những gì mọi người nghĩ.
Tối qua 4/12, ông Donald Trump đã viết trên Twitter về 2 nội dung trên dòng trạng thái, một đề cập đến vấn đề kinh tế trong chương trình nghị sự Mỹ - Trung, một đề cập đến Biển Đông:
"Có phải Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng: họ phá giá đồng tiền của mình được không? (nhằm gây khó dễ cho doanh nghiệp Mỹ trong cạnh tranh).
Họ đánh thuế nặng các mặt hàng của chúng ta xuất sang nước họ được không? (trong khi Mỹ không đánh thuế cao các sản phẩm từ Trung Quốc).
Họ có nên xây dựng một tổ hợp quân sự phức hợp khổng lồ giữa Biển Đông hay không?
Tôi không nghĩ như vậy".
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: Joe Raedle/Getty. |
Ankit Panda lưu ý, "tổ hợp quân sự phức hợp khổng lồ giữa Biển Đông" mà Donald Trump đề cập trên đây không phải chỉ căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hay đảo Hải Nam.
Đó chính là 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây trên các bãi đá, bãi cạn, rặng san hô họ đang chiếm đóng (bất hợp pháp) trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Trước đây Trump gọi chúng là những "pháo đài".
Thông báo mới nhất của Trump theo Ankit Panda, thoạt nghe là có ngụ ý rằng, Trung Quốc cần có sự cho phép của Hoa Kỳ để xây dựng các cơ sở quân sự ở Biển Đông.
Trong khi thực tế các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là bành trướng, khiêu khích, đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Còn Hoa Kỳ không phải bên có yêu sách ở Biển Đông, chủ trương không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp chủ quyền.
Giả sử thông báo mới nhất của Trump có chứa đựng bất kỳ thông điệp mới, sâu sắc nào đó về chính sách của Mỹ, thì nó thể hiện ở hai yếu tố.
Thứ nhất, kể từ khi quan hệ Mỹ - Trung bình thường hóa, có thể thấy lần đầu tiên Hoa Kỳ chứ không phải Trung Quốc, công khai liên kết vấn đề kinh tế với an ninh trong chương trình nghị sự song phương.
Trong trường hợp này, Trump ám chỉ chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến việc Hoa Kỳ đóng vai trò như thế nào ở Biển Đông.
Thế nên với những câu hỏi "Trung Quốc đã xin phép Mỹ chưa", đối với những quan điểm diều hâu ở Trung Quốc rất có thể hàm chứa một gói dữ liệu.
Thời báo Hoàn Cầu và các nhà bình luận Trung Quốc có lẽ sẽ lên tiếng mổ xẻ.
Thứ hai, phát biểu mới nhất của Trump về Biển Đông được công bố ngay sau khi ông nhận cuộc gọi chúc mừng từ nhà lãnh đạo Đài Loan - Tiến sĩ Thái Anh Văn.
Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông |
Trump đã "phá vỡ tiền lệ" né tránh nói chuyện chính thức với các nhà lãnh đạo hòn đảo này để khỏi gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.
Giới hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc sẽ có ít dữ kiện để so sánh, nghiên cứu khi tìm cách giải mã các tín hiệu từ thông điệp của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ.
Đặc biệt hơn, Trump có thể tiếp tục có những thông điệp mới tương tự sau khi nhậm chức ngày 20/1/2017, và sẽ chính thức xác lập mối quan hệ Mỹ - Trung trên một quỹ đạo tiêu cực hơn. [1]
The Wall Street Journal ngày 4/12 cho hay, Reince Priebus, người được Trump chỉ định làm Chánh văn phòng Nhà Trắng nói với đài CBS, Donald Trump biết chính xác những gì đã xảy ra, khi ông nói chuyện điện thoại với Tiến sĩ Thái Anh Văn.
Richard Grenell, cựu phát ngôn viên cơ quan đại diện Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc thời Tổng thống Bush cho rằng, cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với Tiến sĩ Thái Anh Văn là "hoàn toàn có chủ ý".
Nhưng đội ngũ tham mưu của Trump biết rõ, có một nguyên tắc được gọi là "một nước Trung Quốc". [2]
Không chỉ dừng ở phát biểu của Trump, trong một bình luận khác có liên quan đến chiến lược của Trump ở Biển Đông, Niall Ferguson, giáo sư lịch sử Đại học Harvard, thành viên cao cấp Viện Hoover, Standford ngày 5/12 nhận định trên The Straits Times:
Việc tướng James Mattis được Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông.
Không chỉ là một chiến binh đáng gờm từng chỉ huy Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 tấn công Baghdad năm 2003, James Mattis còn là một nhà tư tưởng chiến lược sâu sắc.
Tướng James Mattis được Donald Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng mới trong Nội các của ông sẽ ra mắt ngày 20/1/2017. Ảnh: Military Times. |
Ông là một chiến binh - học giả giống hình mẫu Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius. Binh pháp của Marcus Aurelius được James Mattis mang theo trong suốt cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan.
James Mattis sẽ là vị tướng thứ hai làm chủ Lầu Năm Góc kể từ khi Tổng thống Harry Truman bổ nhiệm tướng George Marshall làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 1950.
Trong khi tất cả các đời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lại đều là các chính khách dân sự, phản ánh một niềm tin lâu đời ở Mỹ rằng, các sĩ quan cấp cao cần phải được kiềm chế bởi các nhà lãnh đạo "cổ cồn".
Trump đã quyết định bỏ qua thông lệ này, đề nghị Quốc hội Mỹ bãi bỏ quy tắc một vị tướng chỉ được làm Bộ trưởng Quốc phòng sau khi đã nghỉ hưu 7 năm.
Tướng James Mattis sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của người Trung Quốc. Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ năm ngoái, ông tuyên bố:
Những nỗ lực ở Thái Bình Dương để duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc phải song hành với một chính sách xây dựng các đối trọng, nếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động bành trướng của họ ở Biển Đông và các nơi khác.
Trong khi "thần chú" của Tổng thống Theodore Roosevelt là: nói chuyện nhẹ nhàng nhưng luôn mang theo một cây gậy lớn, thì ông Barack Obama lớn tiếng rao giảng, nhưng lại chỉ mang theo một que củi lòng khòng.
Tất cả điều này sẽ thay đổi. Chỉ có điều, tướng Mattis sẽ không phát biểu gây sốc như Donald Trump, ông vẫn nói rất nhẹ nhàng, nhưng cây gậy lớn Mattis mang theo rất đáng chú ý, giáo sư Niall Ferguson bình luận. [3]
Tài liệu tham khảo:
[3]http://www.straitstimes.com/opinion/trumps-mad-dog-has-what-it-takes-to-make-the-world-safer
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger là một nhân vật hiếm hoi nhận được sự đón tiếp trọng thể của ban lãnh đạo Trung Quốc, dù ông không phải là một quan chức trong chính quyền Mỹ. (Ảnh: Xinhua)
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"
Hải Võ |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị "dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
theo Trí Thức Trẻ
Hồng Thủ