Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"; Trump chỉ trích Trung Quốc gay gắt vì xây căn cứ quân sự ở Biển Đông; Động thái mới nhất của Donald Trump về Biển Đông không thể xem thường; TQ rối trí vì sự bất thường ở tướng biệt danh "Chó Điên" vừa được Trump chọn làm BTQP Mỹ

Linh Nguyễn | 
Trump chỉ trích Trung Quốc gay gắt vì xây căn cứ quân sự ở Biển Đông
ẢNh: Brian Snyder/Reuters

Như thường lệ, Trump không hề ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình với hàng triệu người theo dõi Twitter cá nhân.

Trong loạt tweet mới nhất do Tổng thống đắc cử đích thân đăng lên Twitter tối Chủ nhật (04/12),Trump chỉ trích Trung Quốc vì "xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở ngay giữa Biển Đông" mà không hỏi ý kiến Mỹ.
Ông Trump đăng đàn Twitter chỉ vài giờ sau khi nhóm chuyển giao quyền lực của ông bác bỏ tin đồn rằng, cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là dấu hiệu của chính sách mới của Mỹ đối với cán cân quyền lực tại Thái Bình Dương.
Theo Guardian, phó tướng Mike Pence của Trump từng khẳng định: "Với tư cách Tổng thống, ông Trump sẽ phát biểu những gì ông ấy cho là đúng đắn."
Twitter của Trump hiện có 16,7 triệu người theo dõi, và mỗi dòng tweet ông đăng lên đều nhận được độ phủ sóng rất cao.
theo Trí Thức Trẻ



TQ rối trí vì sự bất thường ở tướng biệt danh "Chó Điên" vừa được Trump chọn làm BTQP Mỹ

Hải Võ | 
TQ rối trí vì sự bất thường ở tướng biệt danh "Chó Điên" vừa được Trump chọn làm BTQP Mỹ
Tướng 4 sao James N. Mattis (Ảnh: Politico)

Tướng James N. Mattis từng chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng của Mỹ ở Iraq hay Afghanistan, nhưng có một điều bất thường: Ông chưa từng có kinh nghiệm với Trung Quốc.




"Chúng tôi sẽ chỉ định Mattis "Chó Điên" làm Bộ trưởng Quốc phòng" - Tổng thống đắc cử MỹDonald Trump thông báo trước cử tri ở Cincinnati, bang Ohio hôm 1/12. Việc bổ nhiệm dự kiến được công bố chính thức vào thứ Hai, ngày 5/12 (giờ địa phương).
Tướng Mattis thường chỉ trích Washington thiếu một chiến lược nhất quán ở Trung Đông, giải quyết các vấn đề một cách cục bộ và không hiệu quả.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 3/12 nhận xét, lựa chọn tướng James Mattis làm lãnh đạo mới ở Lầu Năm Góc chứng minh cuộc chiến chưa có hồi kết của Mỹ ở khu vực Trung Đông sẽ tiếp diễn.
Đối với khu vực này, ông Mattis tỏ rõ thái độ sẵn sàng sử dụng các biện pháp vũ lực cứng rắn hơn so với chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Sự xuất hiện của Mattis, một tướng được Hoàn Cầu đánh giá là "hiếu chiến" điển hình của Mỹ, đã tô đậm thêm sắc thái "diều hâu" của chính quyền Trump. Nhưng báo giới Trung Quốc bối rối khi nhận thấy ông hiếm khi công khai thảo luận về vấn đề châu Á-Thái Bình Dương.
Dù vậy, vào tháng 1/2015, viên tướng về hưu đã chỉ trích chính sách an ninh của Obama và nói rằng "vì các hành động của Trung Quốc ở biển Đông ngày càng rõ rệt, Mỹ cần xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và có nhiều tàu chiến hơn".
Ông tuyên bố, "dù chúng ta nỗ lực duy trì quan hệ tốt ở Thái Bình Dương với Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở biển Đông và các khu vực khác, chúng ta buộc phải đặt ra chính sách cân bằng tương ứng".
TQ rối trí vì sự bất thường ở tướng biệt danh Chó Điên vừa được Trump chọn làm BTQP Mỹ - Ảnh 1.
James Mattis (phải) sau cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Trump ở New Jersey hôm 19/11 (Ảnh: Jabin Botsford/The Washington Post)
Giáo sư Thời Ân Hoằng của Viện quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc bình luận trên tờ Hoàn Cầu rằng James Mattis chưa từng có kinh nghiệm ứng xử hay đối đầu với Trung Quốc trước đây, do đó rất khó hình dung với bản lý lịch của mình, ông liệu có khác với Ashton Carter và trở thành một Bộ trưởng cứng rắn với Bắc Kinh?
Trong hàng loạt bài bình luận về sự bổ nhiệm của Trump, các báo ở Trung Quốc cũng không đi đến một nhận định rõ ràng về cục diện khu vực dưới thời Mattis. Hoàn Cầu chỉ đưa ra cảnh báo, dù thế nào Bắc Kinh cũng nên cẩn trọng bởi chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ sẽ không dừng lại.
Chuyên gia Trương Quân Xã từ Sở nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc thì tin rằng, Mattis sẽ đưa quân đội Mỹ can thiệp nhiều hơn ở Trung Đông và tập trung lấy lại ảnh hưởng ở khu vực này.
Vị tướng thủy quân lục chiến về hưu thường chỉ trích Washington thiếu chiến lược nhất quán ở Trung Đông, xử lý nhiều vấn đề một cách cục bộ và không hiệu quả. Ông ủng hộ các biện pháp mạnh nhằm vào đối thủ của Mỹ như Iran hay Nga.
Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) nhận định, việc bổ nhiệm tướng Mattis thể hiện quyết tâm của chính quyền Trump nhằm loại bỏ mối đe dọa đến từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngoài Mattis, ông Trump còn muốn đưa một quân nhân khác là tướng tình báo về hưu Michael Flynn vào vị trí Cố vấn an ninh quốc gia cũng làm dấy lên quan ngại về chính sách đối ngoại thiên về sức mạnh.
Đại tướng thủy quân lục chiến về hưu James Mattis, 66 tuổi, là cái tên lừng danh gắn với nhiều chiến dịch quan trọng của quân đội Mỹ trong 20 năm qua.
Khi còn là tướng 1 sao, ông Mattis từng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của thủy quân lục chiến đột kích bằng trực thăng vào Kandahar, Afghanistan, hồi tháng 11/2001; thiết lập căn cứ tiền tuyến phục vụ cuộc chiến chống Taliban sau vụ khủng bố 11/9.
Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Bộ Tư lệnh miền trung (CENTCOM) vào tháng 8/2010, nhưng bất ngờ bị Nhà Trắng thay thế vào tháng 3/2013.
theo Trí Thức Trẻ


Động thái mới nhất của Donald Trump về Biển Đông không thể xem thường

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tướng James Mattis được Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông.

Ankit Panda, một biên tập viên của tạp chí The Diplomat ngày 5/12 bình luận, nhận xét ngắn gọn mới nhất của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump về Biển Đông có thể quan trọng hơn những gì mọi người nghĩ.
Tối qua 4/12, ông Donald Trump đã viết trên Twitter về 2 nội dung trên dòng trạng thái, một đề cập đến vấn đề kinh tế trong chương trình nghị sự Mỹ - Trung, một đề cập đến Biển Đông:
"Có phải Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng: họ phá giá đồng tiền của mình được không? (nhằm gây khó dễ cho doanh nghiệp Mỹ trong cạnh tranh).
Họ đánh thuế nặng các mặt hàng của chúng ta xuất sang nước họ được không? (trong khi Mỹ không đánh thuế cao các sản phẩm từ Trung Quốc).
Họ có nên xây dựng một tổ hợp quân sự phức hợp khổng lồ giữa Biển Đông hay không?
Tôi không nghĩ như vậy".
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: Joe Raedle/Getty.
Ankit Panda lưu ý, "tổ hợp quân sự phức hợp khổng lồ giữa Biển Đông" mà Donald Trump đề cập trên đây không phải chỉ căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hay đảo Hải Nam.
Đó chính là 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây trên các bãi đá, bãi cạn, rặng san hô họ đang chiếm đóng (bất hợp pháp) trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Trước đây Trump gọi chúng là những "pháo đài".
Thông báo mới nhất của Trump theo Ankit Panda, thoạt nghe là có ngụ ý rằng, Trung Quốc cần có sự cho phép của Hoa Kỳ để xây dựng các cơ sở quân sự ở Biển Đông.
Trong khi thực tế các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là bành trướng, khiêu khích, đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Còn Hoa Kỳ không phải bên có yêu sách ở Biển Đông, chủ trương không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp chủ quyền.
Giả sử thông báo mới nhất của Trump có chứa đựng bất kỳ thông điệp mới, sâu sắc nào đó về chính sách của Mỹ, thì nó thể hiện ở hai yếu tố.
Thứ nhất, kể từ khi quan hệ Mỹ - Trung bình thường hóa, có thể thấy lần đầu tiên Hoa Kỳ chứ không phải Trung Quốc, công khai liên kết vấn đề kinh tế với an ninh trong chương trình nghị sự song phương.
Trong trường hợp này, Trump ám chỉ chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến việc Hoa Kỳ đóng vai trò như thế nào ở Biển Đông.
Thế nên với những câu hỏi "Trung Quốc đã xin phép Mỹ chưa", đối với những quan điểm diều hâu ở Trung Quốc rất có thể hàm chứa một gói dữ liệu.
Thời báo Hoàn Cầu và các nhà bình luận Trung Quốc có lẽ sẽ lên tiếng mổ xẻ.
Thứ hai, phát biểu mới nhất của Trump về Biển Đông được công bố ngay sau khi ông nhận cuộc gọi chúc mừng từ nhà lãnh đạo Đài Loan - Tiến sĩ Thái Anh Văn.

Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Trump đã "phá vỡ tiền lệ" né tránh nói chuyện chính thức với các nhà lãnh đạo hòn đảo này để khỏi gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.
Giới hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc sẽ có ít dữ kiện để so sánh, nghiên cứu khi tìm cách giải mã các tín hiệu từ thông điệp của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ.
Đặc biệt hơn, Trump có thể tiếp tục có những thông điệp mới tương tự sau khi nhậm chức ngày 20/1/2017, và sẽ chính thức xác lập mối quan hệ Mỹ - Trung trên một quỹ đạo tiêu cực hơn. [1]
The Wall Street Journal ngày 4/12 cho hay, Reince Priebus, người được Trump chỉ định làm Chánh văn phòng Nhà Trắng nói với đài CBS, Donald Trump biết chính xác những gì đã xảy ra, khi ông nói chuyện điện thoại với Tiến sĩ Thái Anh Văn.
Richard Grenell, cựu phát ngôn viên cơ quan đại diện Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc thời Tổng thống Bush cho rằng, cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với Tiến sĩ Thái Anh Văn là "hoàn toàn có chủ ý".
Nhưng đội ngũ tham mưu của Trump biết rõ, có một nguyên tắc được gọi là "một nước Trung Quốc". [2]
Không chỉ dừng ở phát biểu của Trump, trong một bình luận khác có liên quan đến chiến lược của Trump ở Biển Đông, Niall Ferguson, giáo sư lịch sử Đại học Harvard, thành viên cao cấp Viện Hoover, Standford ngày 5/12 nhận định trên The Straits Times:
Việc tướng James Mattis được Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng có thể làm cho thế giới an toàn hơn, trong đó có khu vực Biển Đông.
Không chỉ là một chiến binh đáng gờm từng chỉ huy Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 tấn công Baghdad năm 2003, James Mattis còn là một nhà tư tưởng chiến lược sâu sắc.
Tướng James Mattis được Donald Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng mới trong Nội các của ông sẽ ra mắt ngày 20/1/2017. Ảnh: Military Times.
Ông là một chiến binh - học giả giống hình mẫu Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius. Binh pháp của Marcus Aurelius được James Mattis mang theo trong suốt cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan.
James Mattis sẽ là vị tướng thứ hai làm chủ Lầu Năm Góc kể từ khi Tổng thống Harry Truman bổ nhiệm tướng George Marshall làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 1950.
Trong khi tất cả các đời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lại đều là các chính khách dân sự, phản ánh một niềm tin lâu đời ở Mỹ rằng, các sĩ quan cấp cao cần phải được kiềm chế bởi các nhà lãnh đạo "cổ cồn".
Trump đã quyết định bỏ qua thông lệ này, đề nghị Quốc hội Mỹ bãi bỏ quy tắc một vị tướng chỉ được làm Bộ trưởng Quốc phòng sau khi đã nghỉ hưu 7 năm.
Tướng James Mattis sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của người Trung Quốc. Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ năm ngoái, ông tuyên bố:
Những nỗ lực ở Thái Bình Dương để duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc phải song hành với một chính sách xây dựng các đối trọng, nếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động bành trướng của họ ở Biển Đông và các nơi khác.
Trong khi "thần chú" của Tổng thống Theodore Roosevelt là: nói chuyện nhẹ nhàng nhưng luôn mang theo một cây gậy lớn, thì ông Barack Obama lớn tiếng rao giảng, nhưng lại chỉ mang theo một que củi lòng khòng.
Tất cả điều này sẽ thay đổi. Chỉ có điều, tướng Mattis sẽ không phát biểu gây sốc như Donald Trump, ông vẫn nói rất nhẹ nhàng, nhưng cây gậy lớn Mattis mang theo rất đáng chú ý, giáo sư Niall Ferguson bình luận. [3]
Tài liệu tham khảo:
[3]http://www.straitstimes.com/opinion/trumps-mad-dog-has-what-it-takes-to-make-the-world-safer

TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"

Hải Võ | 
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump "dội nước lạnh"
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger là một nhân vật hiếm hoi nhận được sự đón tiếp trọng thể của ban lãnh đạo Trung Quốc, dù ông không phải là một quan chức trong chính quyền Mỹ. (Ảnh: Xinhua)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump dội nước lạnh - Ảnh 1.
Ông Vương Kỳ Sơn (đứng), người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, gặp mặt ông Kissinger ngày 1/12 tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị "dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
theo Trí Thức Trẻ

Hồng Thủ

Vai trò của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: đã xứng tầm nguyên thủ chưa?

Thủ tướng là thủ tịch của các tướng, chứ thủ tướng không nên làm các việc của "thiếu tướng, trung tướng" để rồi thành "bại tướng"!

Hôm nay đọc BBC thấy có bài "Thủ tướng Phúc có thể tạo nên sự khác biệt? của PGS-TS Phạm Quý Thọ. (BBC Việt Ngữ ngày 4/12/2016)

Ông khen thủ tướng là người "quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, phục vụ, kiến tạo, đã tạo được ấn tượng mạnh về sự mạnh mẽ và khác biệt trong điều hành, những 'chỉ đạo' của thủ tướng đã và đang gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của công luận và người dân".

Cơ sở để bài viết ( và nhiều người khác) khen ngợi va đánh giá cao thủ tướng Phúc là các chỉ đạo "kịp thời, quyết liệt" trong vụ quán cà phê Xin Chào, vụ quận chúa và quan viên Hà Nội đánh nhau ở sân bay Nội Bài, vụ kiểm tra tiêu cực ở tập đoàn TKV, biếu xén quà tết..."

Có đôi điều cần nói không phải góp ý bài viết hay nói ai sai ai đúng, mà nói để chúng ta hiểu rõ hơn vai trò của thủ tướng

Trước tiên, ghi nhận những quyết tâm này của thủ tướng Phúc, nhưng theo tôi ông đã làm sai cách. Trong vai trò thủ tướng, nghĩa là "cầm nắm và điều động các tướng" chứ không phải mình hạ giá xuống đi làm ông tướng

Trong các sự việc vừa qua được dẫn chứng ra, lẽ ra không ở vai trò của thủ tướng tham gia, mà là các "tướng" ở UBND Sài Gòn, Hà Nội và Văn Phòng Chính Phủ. Nếu thủ tướng cần, âm thầm nhắc nhở các ông tướng đứng đầu các nơi này là đủ. Nếu họ không xử lý tốt và đúng pháp luật, thì ở tầm thủ tướng cứ công khai phê bình và có hình thức xử lý các ông tướng lãnh đạo cái nơi đó, xử 1 quan răn trăm quan, đó mới đúng là cái thâm trầm và uy vọng của thủ tướng

Nhắc nhở âm thầm để hạ cấp làm tốt lại, sau đó công khai khen thưởng để thi ân, còn nếu đã vậy mà làm không tốt thì công khai phê bình xử lý, gọi là giáng uy. Ân uy kiêm đủ thì mới là lãnh đạo giỏi và xứng tầm nguyên thủ

Đó là nói về xử lý thường vụ quốc gia, còn trên phương diện quốc gia, thủ tướng phải là người dung hòa lợi ích của nhân dân và lợi ích của đảng cầm quyền trên cơ sở lấy pháp trị làm nền tảng ra quyết định, vì không phải hai cái này luôn gặp nhau mà là phải có mâu thuẫn lợi ích một lúc nào đó, đây là quy luật

Với đặc trưng đảng lãnh đạo và chính phủ thực thi, dựa vào tiêu chí thủ tướng phương Tây để đánh giá thủ tướng VN thì cũng không công bằng cho nhau, nên tôi chỉ có đánh giá như trên trên cơ sở nghĩ đi và nghĩ lại

Vấn đề khác là thủ tướng phải hoạch định ra 1 đường lối của chính mình để khắc họa bản thân vào đường lối đổi mới chính trị của quốc gia chứ không phải nói những cái chung chung trong nghị quyết "liêm chính, phục vụ, kiến tạo"...cái này nghị quyết đảng nhiều nhiệm kỳ đã nói.


Các đời thủ tướng VN từ 1975 đến nay, có các thủ tướng sau khi rời nhiệm kỳ đều để lại dấu ấn. Ví dụ thủ tướng Võ Văn Kiệt là tác giả và đạo diễn của đổi mới 1( đổi mới về đường lối kinh tế). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đổi mới về "thoát Trung, thân Mỹ hơn" và đặt nền móng cho hòa giải dân tộc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "sống mãi trong sự nghiệp" thì cần phải khắc họa hình ảnh vào đổi mới 2 ( đổi mới về chính trị) là cái mà đất nước và dân tộc cần nhất lúc này

Thủ tướng là thủ tịch của các tướng, chứ thủ tướng không nên làm các việc của "thiếu tướng, trung tướng" để rồi thành "bại tướng"

Nguyễn An Dân 05/12/2016

*Bài do tác giả gửi đến Tiến Bộ

(Tiến Bộ)

QUỐC PHONG: Kỳ 2- Danh dự của con người và câu chuyện văn hoá từ chức hôm nay.

Quoc Phong đã thêm 6 ảnh mới.
8 giờ
Chuyện bây giờ mới kể
CHUYỆN TÔI BỊ CÁCH CHỨC,NGHĨ VỀ DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
Kỳ 2- Danh dự của con người và câu chuyện văn hoá từ chức hôm nay.
Từ bên trụ sở Trung ương Đoàn ở Bà Triệu, tôi phóng xe máy sang Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch( phố Ngô Quyền) để ghé vào Cục Báo chí( Bộ Thông tin Truyền thông) khi đó vẫn tạm tá túc nhờ vì chưa có trụ sở ,phải ngồi nhờ bộ cũ.
Tôi vào phòng Báo Trung ương , nơi có chị Sông Lam ( trưởng phòng) và anh Thái Thiên, (phó trưởng phòng) ngồi chung . Do lúc đó, anh Thái Thiên ( bây giờ là Phó Cục trưởng Cục Báo chí ) còn kiêm nhiệm theo dõi khối báo đoàn thể Trung ương nên tôi kéo ghế ngồi sát cùng anh ,thì thầm hỏi chuyện họp hành lúc sáng thế nào ?
Anh Thiên cũng ngại có Hồ Sông Lam ngồi gần nên cũng chỉ hé môi rằng ý cấp trên là như vậy thật, nhưng chưa triển khai. Chắc phải một hai bữa nữa mới có quyết định thu hồi thẻ của 4 anh em chúng tôi. Của Tôi, của Hoàng Hải Vân( TN) của Bùi Thanh và Đà Trang ( Tuổi trẻ).
Tôi mở chiếc ví trong túi áo ngực rồi rút ra tấm thẻ hành nghề của mình, một thứ cần thiết đối vói người làm báo và đưa luôn cho anh Thái Thiên. Anh ấy tỏ vẻ ngỡ ngàng trước hành động này của tôi và rỉ tai bảo tôi cất đi Anh ấy không chịu cầm vì đã có quyết định yêu cầu thu gì đâu !
Tôi bảo : Thôi thế này, để mai mốt tôi khỏi phải lên nộp, xem như anh bí mật cho tôi chuyện hôm nay tôi lên nộp. Bao giờ anh thảo văn bản thì coi như chỉ là hình thức rồi chuyển giúp tôi sang chỗ cần chuyển. Được chưa ? Thông cảm giúp cho để tôi đỡ phải lên lần nữa ...
Anh Thái Thiên vẫn không chịu nhận tấm thẻ Nhà báo này của tôi và hình như trong mắt người đàn ông ấy cũng thấy ngân ngấn giọt nước mắt.
Tôi cười và bảo anh : "Anh em mình hiểu nhau mà, có gì mà anh phải ngại !"
Tôi chào mọi người trong phòng ra về . Họ cũng hiểu tôi đang trong hoàn cảnh nào nhưng chắc chỉ mình anh Thiên hiểu hơn người khác : Tôi lên đây trả thẻ cho Cục Báo chí. Tôi làm cái điều trước cả lúc có quyết định của Bộ ký.
Vào một buổi chiều , anh Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam có gọi điện cho tôi nói nhỏ : Trong bản tin thời sự tối nay của VTV1 sẽ có chuyện đọc quyết định thu thẻ nhà báo của chúng tôi . Anh muốn chia sẻ trước như việc bất khả kháng , mong được chia sẻ với một người bạn đồng hương thân quý nhau. Anh Trần Đăng Tuấn là tác giả nhiều bài viết mà lâu nay tôi vẫn nhờ anh viết bài cho chuyên mục Chào buổi sáng của Thanh niên.
Tối hôm đó( 1/8/2008) , trên sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình có trận bóng đá giao hữu giữa Đội tuyển Việt Nam với đội Tuyển bóng đá Olimpic Brazil. Tôi biết rằng nếu mang điện thoại đi theo hôm nay sẽ mất tập trung coi bóng và sẽ thêm buồn ra. Mà đằng nào thì cái gì đến cũng vẫn sẽ đến. Tôi quyết định bỏ máy điện thoại ở nhà để khỏi nghe .
Đến lúc về nhà, tôi mở máy ra thì có đến vài chục gọi nhỡ và cả trăm tin nhắn chia sẻ với tôi trước tai nạn nghề nghiệp này.
Việc Nhà đài đưa tin theo chỉ đạo của trên cũng là lẽ thường. Cái đau với tôi không phải là chuyện bị bêu tên hay không bị bêu tên trước khán giả cả nước. Điều chua xót là khoảng mươi hôm sau gì đó, do có một ai có chức sắc có ý kiến, tại sao VTV đọc lại không tách bạch ra, trong số nhà báo bị thu thẻ hôm trước, ai là nhà báo bị thu do liên quan đến đăng bài vụ bắt 2 nhà báo vụ PMU 18 và ai là nhà báo bị thu do khuyết điểm sai phạm khác. Chuyện này, đối với tôi cũng là điều hay, nhưng ở góc độ khác, nó thêm một lần đau buồn.
Thế là trái tim tôi lại thêm một lần bị tứa máu. Nó chẳng khác gì vết thương mới hơi liền vết mổ, nay lại bị người ta đè nghiến rồi dẫm lên nó, chà thêm cả muối lẫn ớt vào vết thương mới liền .
Thế là VTV lại thêm một lần" Nói lại cho rõ: Trong số 7 nhà báo bị thu thẻ ngày X. thì có 4 nhà báo bị vì vụ PMU18 và 3 nhà báo liên quan đến các sai phạm kinh tế khác."
Tình hình hồi tháng 8 /2008 với tôi xem ra vô cùng căng thẳng. Sau cái lần Trung ương Đoàn bảo vệ tôi không được( đã ký kỷ luật Khiển trách nhưng không được chấp nhận) . Trên đã có ý yêu cầu kiểm điểm lại để áp vào mức Cách chức. Trong bối cảnh lúc đó,tôi rất mệt mỏi và cũng rất hiểu Trung ương Đoàn các anh chị cũng mệt mỏi không kém.
Tôi suy nghĩ nhiều và chủ động viết lá thư riêng gửi anh Võ Văn Thưởng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM, là người thủ trưởng tôi mà tôi rất quý mến từ lâu, không chỉ lúc về Trung ương Đoàn mà từ khi anh còn công tác trong thành phố HCM. Tôi xin được anh ra quyết định cách chức thật sớm cho tôi vì càng để lâu tôi càng thấy mệt mỏi. Hơn nữa, ít nhiều cũng sẽ làm khó xử cho Tổ chức Đoàn nói chung.
Tôi viết xong , đưa cho anh Võ Ba, Trưởng ban Thanh niên Giáo dục của báo tôi nhờ cầm giúp lên Trung ương Đoàn để chuyển tận tay cho anh Thưởng. Tiếc rằng, do Võ Ba thương tôi nên không đành chuyển lá thư đó tới người có trách nhiệm mà sau đó anh tự huỷ nó đi.
Tôi dù đã biết Võ Ba đã xé đi mà không chịu gửi hộ.Song tôi cũng tự thấy rất hoang mang không biết có nên viết tiếp lá thư khác cho anh vì cũng lại có nhiều người gàn. Mọi người khuyên tôi rằng nếu tôi làm như thế cũng đồng nghĩa mình đã thừa nhận sai phạm !
Ngày ấy, khái niệm" từ chức" không mấy người nhắc đến trong đời sống xã hội. Có lẽ cần phải hiểu nó ở nhiều cấp độ thì mới khách quan. Khi nào thì dùng từ " buộc phải", khi nào thì “phải”, khi nào thì “cho” và khi nào thì “nên” từ chức ? Khi nào dù có muốn từ chức cũng không được phải là cách chức ? Tất cả những ý này, chúng ta rất nên nghiên cứu và cần được sử dụng cẩn thận trong thuật ngữ pháp luật và sau này cứ thế mà làm. Với những ai như tôi, chắc sẽ tự vận cho mình cách tự xử và tổ chức cũng nên cân nhắc cái gì phù hợp nhất để " trảm" một ai đó.
Bất giác, tôi nhớ đến chuyện cũ của các bậc tiên tổ thuộc dòng tộc nhà tôi ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định mà thấy ngượng cho chính mình. Tại sao các cụ mình ngày xưa không màng danh vị, sống thư thái, thanh thản và đáng nể đến vậy ? Nay, sao con người như mình lại tự thấy tầm thường làm sao ! (tuy truyền thống học hành thi cử ở làng chúng tôi không đến mức bị nhiễm thứ bệnh học hành quấy quá, rồi mua quan bán chức như ngoài xã hội)
Chuyện được lưu truyền trong gia tộc chúng tôi như một nhân cách sống đáng tự hào. Đó là có cụ Tiến sĩ đệ tam giáp Nguyễn Ngọc Liên (1852-1937) được bổ Tri phủ Nam Sách, Hải Dương năm 1890. Cụ là vị quan liêm khiết, siêng năng và công minh trong công việc.
Vào năm 1892,khi viên Toàn quyền Đông Dương De Lanessan đi kinh lý Hải Dương. Không theo nghi lễ cùng mọi người cụ Nghè Liên đã bước vào Dinh nhưng lại không chịu cúi lạy chào viên Toàn quyền. Điều đó khiến cho vị quan nọ bực tức và đòi kỷ luật cụ, đòi phải cho cụ "huyền chức" 1 năm không lương ( dạng tạm đình chỉ công tác như bây giờ) vì can tội " bất bái Toàn quyền". Thực ra, cụ cũng đã có tiếng xấu với thượng cấp là cụ vốn rất ghét Pháp và bọn tay sai xu nịnh.
Sau đó, Nha Kinh lược Bắc kỳ có nhắc cụ làm đơn xin tái bổ nhiệm Tri phủ, cụ lấy cớ ở nhà chịu tang cha mẹ và không chịu làm đơn rồi xin từ chức luôn. Nha Kinh lược lại gợi ý bổ làm Quan Đốc học tỉnh Nam Định ( ngang giám đốc sở bây giờ), cụ cũng thoái thác mà về nhà dạy học và làm thuốc chữa bệnh cứu người , rất thanh thản, nhẹ nhàng ... Vậy mà bây giờ, chúng tôi tự thấy mình thật kém xa các cụ nhiều quá !
Quốc Phong
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Ls Trần Đình Triển - Không nên phê phán Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lời bàn của Phúc Lộc Thọ:
VỤ NÀY 2 CƠ QUAN CẦN BỊ CẢNH CÁO TRƯỚC TÒA VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC ( THỦ TƯỚNG)...DO LƯỜI NHÁC ĐÓ LÀ: CƠ QUAN SOẠN THẢO VĂN BẢN CHO THỦ TƯỚNG VÀ VTV !
Kết quả hình ảnh cho nguyễn xuân phúc

Khi xem xét đánh giá một người nào thì nên thử đặt mình vào vị trí, điều kiện, hoàn cảnh đó,...để xem xét. Với cương vị Thủ tướng đứng đầu cơ quan hành pháp quá nhiều công việc, vả lại Thủ tướng cũng không phải là thần thánh biết hết mọi lĩnh vực, từng " chân tơ kẻ tóc".

Hiện tại trên mạng xã hội đang tán phát và bình luận chế diễu Thủ tướng về lời phát biểu phát trên VTV nội dung này. Tôi cũng đã rất nhiều lần chấp bút dự thảo bài phát biểu cho lãnh đạo, vậy thì lỗi chính trong sự vụ này thuộc về ai?

- Trước hết là thuộc về cơ quan chuyên môn: thông thường khi lãnh đạo Đảng và nhà nước đến dự hội nghị hay một cuộc họp nào đó, thì cơ quan chuyên môn chủ trì hội nghị phải dự thảo nội dung phát biểu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước. Dự thảo chuyển đến Văn phòng, VP chuyển cho thư ký và trợ lý của lãnh đạo để xem xét trước khi trình lãnh đạo quyết định,...

Về nguyên tắc viết bài phát biểu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước phải ngắn gọn, đủ ý, súc tích, mang tầm chỉ đạo hoặc hợp tác chiến lược. Tuyệt đối không được viết tắt, ví dụ: " Ngân hàng thế giới" thì phải viết rõ như thế, không nên chỉ viết WB,... tên riêng địa danh hay cá nhân thì nên dùng chữ in cho dễ đọc và dễ phân biệt, tiếng nước ngoài thì phải phiên âm ra tiếng Việt dễ đọc và phát âm chuẩn xác. 

Cần lưu ý và có tính bắt buộc phải quán triệt là lời phát biểu đó của lãnh đạo là đại diện cho Đảng và nhà nước, mang ý nghĩa đối nội và đối ngoại; vả lại để toàn dân nghe mọi người đều hiểu;...

- Lỗi của VTV: bài phát biểu không truyền hình trực tiếp mà ghi hình phát lại;...do đó khi biên tập thấy vấn đề gì không chuẩn xác, nhạy cảm, phản cảm,...thì kịp thời báo cáo lãnh đạo cho phép cắt bỏ đoạn nào đó thay vì lời bình của VTV chẳng hạn;...

Tóm lại, từ cơ quan chủ quản, đến thư ký, trợ lý cho Thủ tướng và VTV trong vụ việc này là có lỗi, non về nhận thức, yếu kém về chuyên môn, cẩu thả, sơ sài,....


Ls Trần Đình Triển

(FB Ls Trần Đình Triển)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Chính phủ đã vay hơn 17 tỷ USD trong 11 tháng

Dân trí Cùng với gần 274.600 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành trong 11 tháng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) thì đồng thời cũng có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD.
 >> Chính phủ đã vay 16 tỷ USD từ đầu năm
 >> Tin mới nhất từ Bộ Tài chính: Dư nợ Chính phủ trên 1,8 triệu tỷ đồng
 >> Muốn giảm nợ công, Chính phủ nên bớt chi tiêu

Bộ Tài chính khẳng định đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết
Bộ Tài chính khẳng định đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết
Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, trong 11 tháng đầu năm 2016, ước tính, Việt Nam đã dành 145.000 tỷ đồng để chi trả nợ và viện trợ, bằng 93,5% dự toán năm, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2015.
Với tiến độ chi trả nợ, viện trợ như trên, Bộ Tài chính đánh giá sẽ "đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết".
Con số chi trả nợ, viện trợ đã góp phần đẩy số chi ngân sách nhà nước trong 11 tháng chính thức vượt 1 triệu tỷ đồng (1.078,5 nghìn tỷ đồng), bằng 84,7% dự toán năm, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2016, Việt Nam đã thực hiện ký kết 2 hiệp định vay với tổng trị giá là 244,42 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2016, đã có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD (5.138,95 triệu USD).
Tổng trị giá trả nợ trong tháng 11/2016 là 50,4 triệu USD tương đương với 1.109,1 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 9,6 triệu USD tương đương với 211,7 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết tháng 11/2016 tổng trị giá trả nợ đạt gần 1,5 tỷ USD tương đương với 32.093 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 560,8 triệu USD tương đương với 12.274,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết, khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) của Kho bạc Nhà nước tính đến ngày 23/11 đạt 274.594 tỷ đồng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) bằng 97,7% kế hoạch điều chỉnh năm 2016, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 23/11/2016, kỳ hạn vay bình quân cả năm là 8,72 năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 5,61 năm.
Như vậy, tổng cộng giá trị các khoản vay của Chính phủ (bao gồm TPCP) là hơn 17,1 tỷ USD.
Trị giá giải ngân vốn vay nước ngoài tháng 11/2016 đạt khoảng 162,4 triệu USD (khoảng 3.573 tỷ đồng), lũy kế đến 18/11/2016, tổng lượng giải ngân đạt 3.079 triệu USD (đạt 66% so với kế hoạch cả năm là 4.700 triệu USD).
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 12, cơ quan này sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định về cơ chế cho vay lại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Đồng thời, báo cáo Thường trực Chính phủ về hướng dẫn chung về vay vốn JICA đối với tài khóa 2016.
Bích Diệ

Tỉnh Quảng Trị vô duyên, " phạm húy", vi phạm lệnh cấm của Đảng và Nhà nước Cu Ba: không đặt tên công trình, tượng đài mang tên Phidel; Cuba sẽ cấm xây dựng các tượng đài mang tên Fidel Castro

Đề xuất công viên mang tên Fidel Castro tại Quảng Trị

29/11/2016 16:03 GMT+7
TTO - Công viên được đề xuất là công viên đang xây dựng ở trung tâm thành phố Đông Hà, nơi lãnh tụ Fidel Castro từng đến thăm và đứng hùng dũng trên một chiếc xe tăng.
​Đề xuất công viên mang tên Fidel Castro tại Quảng Trị
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng viết sổ tang tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội trưa 29-11 - Ảnh: Việt Dũng
Trưa 29-11, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh đến viếng lãnh tụ Fidel Castro tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội.
Sinh thời, lãnh tụ Fidel Castro có chuyến đi lịch sử vào vùng giải phóng Quảng Trị vào tháng 9-1973. Đây được xem là một dấu ấn đặc biệt về tình hữu nghị Việt Nam - Cuba trong những tháng năm đạn bom khốc liệt.
Nói với Đại sứ Cuba tại Việt Nam HerminioLópez Díaz, Bí thư Nguyễn Văn Hùng thay mặt Đảng bộ và Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến đất nước và nhân dân Cuba.
Ông Hùng cho biết để tưởng nhớ công ơn của Lãnh tụ Fidel Castro cũng như tình cảm của người đối với nhân dân Quảng Trị đồng thời mong muốn tăng cường quan hệ Việt Nam - Cuba, Tỉnh ủy Quảng Trị có nguyện vọng và đã báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư cho phép đặt tên Fidel Castro cho công viên mà tỉnh đang xây dựng ở trung tâm thành phố, nơi Fidel từng đến và đứng hùng dũng trên một chiếc xe tăng. 
Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất công viên mang tên Fidel Castro, Bí thư Nguyễn Văn Hùng cho biết hiện nay tỉnh đang giải phóng mặt bằng và dự kiến năm nay sẽ khởi công. 
"Ý tưởng này xuất hiện từ năm 2013 nhân kỷ niệm 40 năm ngày Fidel vào thăm Quảng Trị. Lúc đó, chúng tôi đã báo cáo với Đại sứ quán Cuba và Trung ương Đoàn. Tôi nghĩ đây là thời điểm chín muồi để thực hiện nguyện vọng này. Hôm qua tôi đã ký văn bản gửi Ban Bí thư, tuy nhiên để được đồng ý hay không còn tuỳ thuộc vào cấp trên", ông Hùng nói với Tuổi Trẻ. 
Ông Hùng cho biết thêm nếu được Ban Bí thư thông qua, tiến độ xây dựng công viên mang tên Fidel Castro tại Đông Hà dự kiến sẽ kéo dài hơn một năm từ ngày khởi công.
QUỲNH TRUNG

Cuba sẽ cấm xây dựng các tượng đài mang tên Fidel Castro

Phương Thảo | 
Cuba sẽ cấm xây dựng các tượng đài mang tên Fidel Castro
Chủ tịch Cuba Raul Castro trước bức ảnh Fidel Castro trong lễ tưởng niệm cố lãnh tụ diễn ra tại Santiago de Cuba hôm 3/12. Ảnh: Reuters.

Cuba sẽ cấm việc đặt tên đường phố, công trình tưởng niệm hoặc tượng đài mang tên cố lãnh tụ Fidel Castro để tránh sự sùng bái cá nhân.

Ngày 3/12, phát biểu trước đám đông người dân đến đưa tiễn lãnh tụ Fidel Castro tại thành phố Santiago, Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu vào tuần tới để thông qua một dự luật theo ý nguyện của lãnh tụ Fidel Castro.
"Lãnh đạo cách mạng khước từ mọi hình thức sùng bái cá nhân, đến những giờ phút cuối cùng của đời mình, ông vẫn kiên định rằng sau khi chết, tên tuổi và hình ảnh ông sẽ không được sử dụng trong các cơ quan, đường phố, công viên và các công trình công cộng khác; tượng đài và các công trình tưởng niệm sẽ không bao giờ được dựng lên", AP dẫn lời ông Raul, em trai của Fidel Castro.
Trong hơn nửa thế kỷ nắm quyền của mình ở Cuba, lãnh tụ Castro đã không để tên tuổi cũng mình xuất hiện ở các công trình công cộng nhằm tránh sự sùng bái cá nhân.
Trong những ngày Cuba tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, các hoạt động tưởng niệm diễn ra trên khắp đất nước, đặc biệt là tại vùng nông thôn phía đông Cuba. Người dân ở đây xếp hàng hai bên đường, hô vang tên Castro khi chiếc xe chở hài cốt ông chạy qua.
"Chúng tôi muốn đặt tên Fidel cho mọi thứ ở Cuba, nhưng Fidel chính là Cuba. Đó là quyết định của Fidel, không phải Raul, và tôi nghĩ chúng ta phải tôn trọng ông ấy", Juan Antonio Gonzalez, một nhà kinh tế 70 tuổi, cho biết.
Lãnh tụ Fidel Castro qua đời ngày 25/11 ở tuổi 90. Ông sẽ được an táng vào ngày 4/12 tại nghĩa trang Santa Ifigenia, kết thúc 9 ngày đất nước để tang ông.
theo Zing