Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Biển Đông diễn biến bất lợi, Việt Nam tăng cường phòng thủ Trường Sa

Một loạt những diễn biến gần đây trong và ngoài khu vực có phần không có lợi cho Việt Nam trong quyết tâm chống lại sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Có lẽ vì đã dự phòng khả năng xấu đó mà Việt Nam đã kín đáo tăng cường phòng thủ các thực thể mình đang kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa, để tránh bị bất ngờ nếu Trung Quốc làm càn.

Biển Đông diễn biến bất lợi, Việt Nam tăng cường phòng thủ Trường Sa
Ảnh vệ tinh ngày 07/11/2016 cho thấy hai nhà chứa máy bay lớn trên đảo Trường Sa Lớn, có khả năng chứa phi cơ giám sát biển PZL M28B hay vận tải cơ CASA C-295 của Không Quân Việt Nam. @csis/amti
Vấn đề nói trên đã được nêu bật với báo cáo ngày 15/11/2016 của trung tâm thông tin Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS của Mỹ, tiết lộ những hoạt động xây dựng mới của Việt Nam trong vùng đang bị tranh chấp. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng có một điều chắc chắn : Đó là vào lúc này, Việt Nam là nước duy nhất tại Đông Nam Á vẫn kháng lại sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, trái với Philippines và Malaysia đã tỏ dấu hiệu khuất phục Bắc Kinh.

Gọng kềm từ hai phía của Bắc Kinh

Từ một nước đi đầu trong việc chống lại Trung Quốc, với tân tổng thống Duterte, Philippines đã rời xa Mỹ và ngả vào vòng tay Trung Quốc để tranh thủ những khoản đầu tư, tín dụng và lợi ích kinh tế hậu hĩnh. Theo chân ông Duterte, thủ tướng Malaysia cũng chạy theo Trung Quốc, để được tài trợ với những khoản đầu tư to lớn. Biển Đông đối với hai nước này đã trở thành thứ yếu.

Trung Quốc cũng đã chiêu dụ được Lào, chủ tịch ASEAN năm nay, và vung tiền nắm chắc Cam Bốt với kết quả là tránh được việc Hiệp Hội Đông Nam Á ASEAN nhắc đến phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài La Haye cho dù đó là một văn kiện được cho là tối quan trọng cho an ninh Đông Nam Á.

Một cái nhìn bi quan sẽ phát hiện ra là Việt Nam như đã bị lọt vào trong gọng kềm của Trung Quốc, trên biển thì khó dựa vào Philippines hay Malaysia khi cần, trên bộ thì phải thận trọng, nhất là với Cam Bốt.

Trên trường quốc tế, sự kiện ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách Biển Đông của Việt Nam, nhất là khi nhân vật này đã dọa dẹp bỏ ngay lập tức hiệp định TPP, một thành tố quan trọng trong chính sách xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương của người tiền nhiệm Barack Obama, vốn rất có lợi cho Việt Nam cho đến nay. Mối quan ngại hiện nay là với tâm lý " con buôn ", liệu ông Trump có sẽ chiều ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông nêu được Trung Quốc « đền bù » xứng đáng hay không ?

Từ phi đạo đến pháo phản lực

Chính trong toàn cảnh đó mà thông tin về việc Việt Nam kéo dài phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn và cho xây dựng một số nhà chứa máy bay tại chỗ được tiết lộ vào trung tuần tháng 11 vừa qua, kèm theo là một số ảnh vệ tinh chỉ rõ những gì mới được xây dựng.

Thông tin trên nối tiếp theo một thông tin khác không được kiểm chứng do hãng tin Anh Reuters đưa ra vào tháng 08/2016, theo đó Việt Nam đã kín đáo chuyển pháo phản lực EXTRA có độ chính xác cao - mua của Israel – ra 5 căn cứ ở Trường Sa, bố trí ở những nơi có thể tấn công các phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Trước các động thái của Việt Nam, một số nhà quan sát đã vội vàng cho rằng Việt Nam đang thách thức Trung Quốc ở Biển Đông, thậm chí còn tự hỏi là phải chăng Việt Nam đang châm lại mồi lửa ở Biển Đông.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long : Đề phòng Trung Quốc là chính

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông và Trung Quốc tại trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), thì các động thái của Việt Nam mới đây của Việt Nam tại Trường Sa chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ. Trả lời Ban Việt Ngữ, giáo sư Long nhận định :

Ngô Vĩnh Long :Về việc Việt Nam kéo dài phi đạo và đang xây hai nhà chứa máy bay trên thực thể gọi là “đảo Trường Sa” thì tôi không nghĩ việc này có nghĩa là Việt Nam đang chuẩn bị đánh nhau với Trung Quốc.

Nếu báo cáo hôm 15 tháng 11 vừa qua của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS tại Mỹ là đúng, thì Việt Nam đã nối dài đường bay từ khoảng dưới 750 mét đến khoảng 990 mét.

Báo cáo trên nói thêm là Việt Nam có thể sẽ xây đường bay này dài đến khoảng 1200 mét trong tương lai, nhưng đến lúc đó thì các máy bay phản lực của Việt Nam vẫn khó có thể sử dụng đường bay này vì vẫn chưa đủ dài và vẫn chật hẹp.

Ngược lại thì hiện nay tại 3 cái đảo nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa có những phi đạo dài hơn cái phi đạo mà Việt Nam đang xây rất nhiều và có nhà chứa đủ cho khoảng 24 máy bay phản lực trên mỗi đảo nhân tạo đó.

Tôi cũng xin nói thêm về việc anh đã đề cập đến là Việt Nam đưa hỏa tiễn ra Trường Sa : Tháng 8/2016, tôi đã hỏi một số nhân vật rất cao cấp trong chính phủ Việt Nam, thì được trả lời rằng đó chỉ là vấn đề tập luyện, tức là đưa ra đưa vào, chứ Việt Nam không có ý định đưa hẳn các hỏa tiễn ra đảo, vì như vậy rất nguy hiểm. Nếu mà Trung Quốc biết được thì Trung Quốc có thể bắn phá. Cho nên vấn đề là tập luyện và đề phòng.

Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, động thái của Việt Nam không phải là thách thức Trung Quốc mà chính là để tạo thêm điều kiện tự vệ, qua đó cảnh báo các nước khác về khả năng Trung Quốc có thể làm càn tại Biển Đông nếu chính sách xoay trục của Mỹ gặp khó khăn do chính quyền mới của ông Donald Trump.

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ rằng Việt Nam không có ý định thách thức Trung Quốc. Theo báo cáo của AMTI, đối với phi đạo, sau khi hoàn thành thì Việt Nam sẽ có thể sử dụng đường bay và hai nhà chứa máy bay mới cho việc tuần tra khu vực Trường Sa.

Đây là một hành động để phòng vệ và để cảnh giác các nước khác là trước khả năng chính sách “tái cân bằng” về Châu Á của Obama sẽ bị hạn chế, nếu không nói là bị phá vỡ, thì an ninh trong khu vực Biển Đông có thể sẽ bị Trung Quốc đe doạ trầm trọng.

Xin nhắc sơ qua ở đây là chính sách “tái cân bằng” được đặt trên nền tảng xây dựng các hệ thống đa phương, trong đó có ASEAN và hiệp định tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP không chỉ là một hiệp định thương mại giữa 12 nước mà đồng thời cũng là một hệ thống an ninh đa phương với ý định củng cố ASEAN và các hiệp định an ninh giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chính quyền Obama nghĩ rằng Mỹ không có thể đơn thương độc mã bảo vệ an ninh trong khu vực mà phải dựa vào sự ủng hộ của các nước khác.

Nhưng trong cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ vừa qua một số ứng cử viên đã chống TPP kịch liệt (như Donald Trump và Bernie Sanders) hoặc đòi phải đàm phán lại để cho Mỹ có lợi hơn (như Hillary Clinton). Với việc TPP không được phê chuẩn bởi Quốc Hội Mỹ, một số nước ASEAN (như Philippines, Malaysia và Indonesia) đã có thái độ mập mờ, nếu không nói là đã cho thấy đang nghiêng về phía Trung Quốc.

Nếu không muốn ASEAN bị lung lay hay bị tê liệt, và qua đó tạo cơ hội cho Trung Quốc càng leo thang ở Biển Đông, thì Việt Nam không thể hững hờ trước sự đe doạ an ninh của Trung Quốc. Việt Nam không còn có cơ hội đu dây nữa nên phải có thái độ dứt khoát hầu có thể vận động các nước khác trong việc bảo vệ an ninh và lợi ích chung.

Chấp nhận căng thẳng để đánh động quốc tế

Riêng về khả năng động thái của Việt Nam làm dấy lên căng thẳng, đặc biệt là với Trung Quốc, giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng điều đó sẽ có tác dụng thức tỉnh đối với chính quyền Donald Trump về hiểm họa Trung Quốc, để đề phòng việc ông Trump" đi đêm " với Trung Quốc, điều không thể loại trừ.

Ngô Vĩnh Long :Nếu có bùng lên căng thẳng thì việc này có thể sẽ làm cho thế giới rõ thêm về hiểm hoạ của Trung Quốc. Hiện nay chưa rõ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, nói riêng, và Châu Á Thái Bình Dương, nói chung, là như thế nào trong tương lai gần hay xa.

Trong khi tranh cử tổng thống Trump đã doạ là sẽ tăng thuế quan trên các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ đến khoảng 45% để đem công ăn việc làm về cho lao động Mỹ. Trump cũng nói là sẽ đóng thêm mấy trăm chiến thuyền cho hải quân Mỹ. Nhưng có thể đây chỉ là một cách mị dân để lấy phiếu hay để đàm phán với Trung Quốc.
Trong trường hợp Trump chơi tay đôi với Trung Quốc theo chiến lược “cân bằng quyền lực” (balance of power) thì Trump sẽ sẵn sàng hi sinh lợi ích của các nước nhỏ. Thêm vào đó thì ê-kíp về an ninh và quốc phòng mà Trump đã chọn cho đến nay đều là các vị tướng bộ binh đã chỉ huy các chiến trường vùng Trung Đông và đã chống chính sách của Obama về việc rút quân ra khỏi vùng này để “xoay trục” về Châu Á Thái Bình Dương. Do đó sẽ có việc tranh giành ảnh hưởng giữa các binh chủng mà giới quân đội gọi là “turf wars” (chiến tranh dành sân chơi). Vậy chưa chắc gì những chiến thuyền mới, nếu có được đóng đi nữa, sẽ được điều động sang Tây Thái Bình Dương.

Nếu có nguy cơ bùng lên căng thẳng thì tôi nghĩ việc này có thể giúp nhắc nhở Trump và các vị tướng xung quanh ông rằng Biển Đông, nơi mà hơn 50% các hàng mậu dịch di chuyển trên biển của toàn cầu phải xuyên qua, thì không phải là nơi họ có thể bỏ rơi cho Trung Quốc được.

Các cử chỉ và hành động của Trump cho đến nay chứng tỏ là ông ta cần được nhắc nhở và cần được tự chứng tỏ.

Tóm lại, theo giáo sư Ngô Vĩnh Long việc củng cố cơ sở tại Trường Sa cho phép Việt Nam chủ động tự bảo vệ, đồng thời cảnh báo các nước khác.

Ngô Vĩnh Long : Việt Nam phải năng động, và phải có những hành động nhắc nhở các nước ASEAN, nhắc nhở các nước lớn là nếu mà họ đi đêm với nhau về Biển Đông, thì Việt Nam cũng có phương cách để bảo vệ mình, cũng như bảo vệ an ninh trong khu vực, và nếu mà có rối ren trong khu vực Biển Đông, thì các nước nhỏ trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng trước nhất.

Trọng Thành


(RFI) 

Tổng Bí thư: Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu; Ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu...

06/12/2016 11:36 GMT+7

TTO - Trao đổi với cử tri huyện Đông Anh (Hà Nội) sáng 6-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để xử lý theo pháp luật.
Tổng Bí thư: Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh - Ảnh: CTV
Cử tri Nguyễn Đức Phả cho rằng để Trịnh Xuân Thanh trốn thoát là chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” và việc xử lý ông Vũ Huy Hoàng vừa rồi là “còn nhẹ so với những gì ông này gây ra”.
Phúc đáp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng như vừa rồi thì nặng hay nhẹ là quyền phán xét của mỗi cử tri, nhưng qua dư luận thì thấy rằng đa số hoan nghênh.
“Từ xưa đến giờ ta đã xử lý cán bộ nào về hưu chưa? Nghị quyết của Quốc hội phê phán nghiêm khắc thì có đau không? Mọi người khi nghe thông cáo cần rất để ý, đây mới là kỷ luật về đảng, về công tác cán bộ chứ đã nói đến hình sự, kinh tế, đã nói đến 3.200 tỉ đâu, cái đó cần phải điều tra, qua bao nhiêu khâu khác nữa” - Tổng Bí thư giải thích.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Vừa rồi đảng mới kỷ luật như thế và yêu cầu nhà nước cần có kỷ luật. Quốc hội đang làm, Chính phủ đang làm và mai kia nếu điều tra ra vi phạm luật hình sự thì còn xử lý hình sự, đi tù, trả tài sản cho nhà nước. Nên thế nào là nặng, thế nào là nhẹ? Quan điểm của chúng ta là có công thì thưởng, có tội thì phạt”.
Chia sẻ với những quan tâm, bức xúc chính đáng của cử tri về tình trạng tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thái độ của đảng và nhà nước là kiên quyết, kiên trì, làm đi làm lại chứ không phải làm một lần là xong.
“Trịnh Xuân Thanh chỉ là cán bộ Phó Chủ tịch của một tỉnh thôi nhưng đã ghê gớm, móc ngoặc, dây rợ như thế rồi bỏ trốn đi nước ngoài. Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước. Tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu. Chúng ta làm theo luật pháp quốc tế nhưng phải có thời gian" - Tổng Bí thư nêu rõ.
Đề cập đến nghị quyết Trung ương 4 vừa rồi, Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng phải làm thường xuyên hàng ngày, làm đi làm lại như đánh răng rửa mặt, kiên trì và kiên quyết chứ một lần không xong được đâu.
LÊ KIÊN


Tổng Bí thư: Ông Vũ Huy Hoàng nếu có sai phạm hình sự sẽ xử lý

(NLĐO)- Tiếp xúc cử tri sáng 6-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết vụ ông Vũ Huy Hoàng mới kỷ luật về Đảng; tới đây nếu điều tra thấy sai phạm hình sự thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Sáng nay 6-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội) Một trong những vấn đề được cử tri quan tâm là công tác cán bộ và xử lý lãnh đạo về hưu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời những câu hỏi của cử tri - Ảnh: Thanh Tâm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời những câu hỏi của cử tri - Ảnh: Thanh Tâm
Cử tri Nguyễn Đức Phả (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bắc Hồng) đặt vấn đề lợi ích nhóm đã xen kẽ, len lỏi vào mọi vấn đề đời sống xã hội mà vụ Trịnh Xuân thanh là một điển hình. Cử tri nói thẳng: “Sao để xảy ra những việc như thế mà đến giờ lại để đối tượng “chuồn” mất mà đại biểu Quốc hội đã ví đây là chuyện "con voi chui lọt nhiều lỗ kim". Đề nghị phía công an phải làm rõ vấn đề này”.
Đề cập tới việc xử lý kỷ luật với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, cử tri Nguyễn Đức Phả tiếp lời: “Mức kỷ luật như vậy còn nhẹ lắm vì chỉ xét một vụ việc Trịnh Xuân Thanh gây thiệt hại của nhà nước hơn 3.000 tỉ đồng, hậu quả là rất lớn, vì xét ra, với số tiền đó, nhà nước có thể làm được bao nhiêu việc, lo được an sinh xã hội cho bao nhiêu người”.
Chia sẻ với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tham nhũng, lợi ích nhóm đúng là vấn đề nhức nhối nhưng đây cũng là hiện tượng mà nhà nước nào cũng có, chế độ nào cũng có. “Ngày trước, dư luận mới chỉ nói về hiện tượng móc ngoặc của cán bộ, còn giờ, lợi ích nhóm giằng xé rất phức tạp”- Tổng Bí thư nói.
Trước bức xúc của cử tri Nguyễn Đức Phả, Tổng Bí thư đánh giá đa số dư luận thể hiện thái độ hoan nghênh vì từ trước đến nay, chưa bao giờ xử lý một cán bộ ngay cả khi đã về hưu như vậy.
“Trịnh Xuân Thanh chỉ là một cán bộ cấp cơ sở thôi mà hành vi đã ghê gớm như vậy, sự móc ngoặc phức tạp như vậy. Giờ người này đang trốn ở nước ngoài, đã bị truy nã quốc tế mà tinh thần là không trốn được đâu. Còn ông Vũ Huy Hoàng, đây mới chỉ là kỷ luật về Đảng, về mảng công tác cán bộ, đã nói đến phần hình sự, kinh tế đâu, đã nói đến khoản thua lỗ, thất thoát 3.200 tỉ đồng đâu. Giờ Chính phủ, Quốc hội đang chỉ đạo làm rõ và tới đây nếu điều tra thấy sai phạm hình sự thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự, còn phải đi tù, phải trả lại tài sản. Như vậy thì thế nào là nặng - nhẹ?”- Tổng Bí thư phân tích.
Tổng Bí thư nói tiếp: “Mà một cán bộ cấp cao, lần đầu tiên Quốc hội tuyên bố nghiêm khắc phê phán như vậy thì đã đủ đau chưa?”.
Tổng Bí thư chỉ rõ chỉ riêng phần công tác cán bộ, việc bổ nhiệm, đưa Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang đã có rất nhiều cơ quan bị “truy” trách nhiệm, cả Ban Tổ chức Trung ương, cả Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Tỉnh uỷ Hậu Giang… đã nhiều cán bộ bị kỷ luật. Liên quan đến phần trách nhiệm hình sự của Trịnh Xuân Thanh, công an cũng đã bắt giữ nhiều người.
Tổng Bí thư nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo là có công thì thưởng, có tội thì ra xử tội chứ không phải xử lý nặng mới là nghiêm mà phải là xử đúng, đúng tội, đúng trách nhiệm và phải nhân văn mới là nghiêm khắc, công minh.
N.Quyết


10 điều Việt Nam phải học từ Cămpuchia

đến duy nhất một thứ, “nghèo” còn không thì sẽ là những thứ như gái điếm, Pol Pot, mìn đất. Dù gián tiếp hoặc trực tiếp, công khai hay lén lút, bạn sẽ nói những câu như: “nước gì mà nghèo bà cố,” “haha Campuchia…tụi nó……..”

Trước đây tôi cũng suy nghĩ y chang vậy. Nhưng sau một chuyến du lịch đến Campuchia thì tôi đã thay đổi 180 độ. Ở Campuchia có rất nhiều người Việt Nam và Tàu qua đó sinh sống và kinh doanh. Ở Thủ Đô thì có nguyên khu phố Việt Nam, bạn có thể ra tiệm cà phê và kêu “cho ly cà phê sữa đá chị ơi.” Nhiều chỗ còn chấp nhận tiền VND nữa chứ, vậy mới biết tiền Việt Nam cũng có giá chứ bộ.
Giờ vô vấn đề. Đúng, Campuchia vẫn còn là một đất nước rất nghèo, cơ sở vật chất thì thua xa Việt Nam. Nhưng họ có nhiều thứ để dạy chúng ta hoặc có nhiều thứ mà Việt Nam có thể học hỏi từ Campuchia. Sau đây là những thứ đó trong khả năng hiểu biết giới hạn của tôi:
  1. Lòng trung thực. Campuchia tuy là một nước nghèo, người dân Campuchia tuy còn nghèo hơn người Việt Nam rất nhiều nhưng đa số họ rất trung thực. Họ sẽ không bao giờ chém bạn khi bạn mua hàng. Bạn cũng không cần phải lo phải trả giá khi thuê khách sạn và đi ăn. Đi mua đồ bạn không phải quá bận tâm đến cướp vặt vì họ rất thật thà. Tuy đi ở một đất nước nghèo như vậy nhưng tôi luôn cảm thấy an toàn hơn ở xứ mình.
  2. CSGT biết hổ thẹn. Tôi có nói chuyện với anh hướng dẫn viên và vài người Việt Nam sinh sống ở Thủ Đô Phnom Penh. Khi vi phạm luật giao thông mà không cố tình, bạn sẽ bị cảnh sát Campuchia nhắc chứ không phạt. Nếu bạn cố tình chút xíu hay vi phạm gì nghiêm trọng mà không quá đáng họ sẽ phạt bạn. Tôi hỏi anh kia “họ thường phạt mình nhiêu?” Cái ảnh trả lời “tính ra tiền Việt thì tầm vài chục ngàn, trăm ngàn, nếu dư thì họ thối. Họ cũng biết xấu hổ, lúc nhận tiền hối lộ họ cũng rất ngại.” Cha mẹ ơi, trời đất ơi, phạt gì mà nhẹ quá vậy? Mấy anh cảnh sát Campuchia đúng là hiền như nai, không như mấy anh kia.
  3. Giữ gìn những di tích lịch sử. Người dân Campuchia tuy không có nhiều cơ sở vật chất như người Việt Nam nhưng họ luôn ý thức phải bảo vệ và bảo tôn những di tích lịch sử của dân tộc mình. Tôi chưa bao giờ thấy một bạn trẻ Campuchia nào vẽ bậy lên Angkor Wat hay lên tường của một ngôi chùa nào. Còn so với Việt Nam thì sao? Ngay ở Nhà Thờ Đức Bà, ở trên tường bạn có thể thấy đầy những chữ yêu thương nhảm nhí của mấy bạn trẻ vô ý thức. Chẳng lẽ một dân tộc nghèo như Campuchia lại có ý thức còn người Việt Nam thì không?
  4. Thủ tục visa đơn giản. Hiện tại những ai có hộ chiếu Đông Nam Á có thể đi vào Campuchia. Nhưng nếu không thì phải xin visa. Bạn có thể lấy nó khi đáp xuống sân bay và tốn $30 USD. So với Việt Nam thì quá hiệu quả và quá rẻ. Khách quốc tế muốn vô Việt Nam phải xin visa trước ở Lãnh Sự Quán, đóng phí rồi chờ. Mà thủ tục thì rườm rà, phải qua dịch vụ bị chém thêm nữa. Cái này người đời gọi là “xấu mà còn chảnh.”
  5. Không bóp còi xe. Nếu bạn đã đi thủ đô Campuchia vào giờ cao điểm thì sẽ biết họ kẹt xe không thua gì Việt Nam. Nhưng khác ở chỗ là hiếm khi nào họ bóp còi. Lạ thật. Trên xa lộ thì người dân chạy rất chậm và an toàn, không lạng lách và chạy bạt mạng như xứ gì đó kế bên.
  6. Coi trọng và tập trung vào chất lượng dịch vụ. Dịch vụ ở Campuchai dù nghèo cơ sở vật chất nhưng rất giàu chất lượng dịch vụ. So với Việt Nam thì như mặt trăng với mặt trời. Người Việt Nam hình như không biết làm dịch vụ.
  7. Không có thuế nhập khẩu xe hơi. Khi xe đi vào thủ đô Phnom Penh, điều làm tôi bất ngờ nhất là số lượng xe hơi lưu thông trên đường phố. Campuchia là thiên đường xe hơi, ít ra là so với người Việt Nam. 1 chiếc xe hơi ở Việt Nam đủ mua 2-3 chiếc xe ở Campuchia. Họ thậm chí còn có chợ xe cũ bán với giá $1000-3000, ngang với giá của chiếc Air Blade và SH. Nhìn họ lái xe tôi chỉ biết chảy nước miếng. À điều này nữa, Campuchia đã phát triển thành công xe hơi điện rồi kìa, giá 100 triệu. Trong khi đó Việt Nam chưa làm nổi con óc vít. Thật là xấu hổ.
  8. Thể chế dân chủ. Cái này hơi nhạy cảm, tôi xin không nói nhiều. Ngày xưa Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh để giải phóng Campuchia khỏi bàn tay đẫm máu của Pol Pol và quân diệt chủng Khmer Đỏ. Di sản mà người dân Việt Nam để lại là một nền dân chủ, tuy có nhiều vấn đề và quan liêu như bao đất nước nghèo khác. Tôi chỉ nói vậy thôi, tự hiểu nhé, tôi xin không nói thêm.
  9. Hợp pháp hóa cờ bạc và sòng bài. Nếu đi qua bên giới bạn sẽ thấy rất nhiều sòng bài mà đa số đều là người Việt Nam đánh. Sao chúng ta không hợp pháp hóa như họ để tận thu tiền thuế và dễ kiểm soát hơn. Đây là một khoản tiền kếch xù mà họ đang lấy đi từ chúng ta.
  10. Không có chính sách hộ khẩu. Lạ nha, nước họ nghèo như gì mà vẫn không cần cái chế độ hộ khẩu để kiểm soát người dân. Không lẽ họ tiên tiến hơn chúng ta. Người Việt Nam qua Campuchia sinh sống chẳng bao giờ bị ai kia gõ cửa nhà đòi kiểm tra hộ khẩu. Đi làm giấy tờ thủ tục gì cũng chỉ cần cái thẻ công dân hay hộ chiếu là được. Khó hiểu thật. Không lẽ họ làm được, trong khi họ nghèo quá trời, mà Việt Nam thì không? Ai giải thích cho tôi điều này cái.

Đó, đó là những gì Campuchia đã dạy tôi hay nói ngược lại thì đó là những điều mà chúng ta có thể học được từ Campuchia. Họ rất nghèo, nghèo hơn chúng ta rất nhiều mà họ đã có nhiều thứ để dạy chúng ta. Đã đến lúc chúng ta tự coi lại bản thân mình và bỏ cái tật coi thường Campuchia. Chi phí để một người Sài Gòn đi Campuchia du lịch rẻ hơn đi Nha Trang. Đã vậy không bị chặt chém và gặp nhiều thứ bực bội. Tôi sẽ trở lại Campuchia trong ngày gần nhất.

Đọc lại Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2012 về Tập đoàn Dầu khí; Thanh tra Chính phủ phát hiện thêm sai phạm của PVC tại nhiều dự án lớn

Về kết luận thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Phải hiểu đúng bản chất vấn đề

Báo chí cần phân biệt rõ giữa thất thoát với sai phạm (bao gồm nhiều dạng sai phạm khác nhau). Việc phân biệt rõ sẽ là cơ sở để thông tin được chính xác, khách quan, không gây hiểu lầm đối với bạn đọc. Sai phạm có thể là làm không đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền nhưng tiền vẫn còn đó thì phải điều chỉnh lại, phải làm cho đúng thẩm quyền chứ không phải là thất thoát.
 Kết quả hình ảnh cho "Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Báo chí cần phân biệt rõ giữa thất thoát và sai phạm."
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Báo chí cần phân biệt rõ giữa thất thoát và sai phạm.
Thanh tra Chính phủ cho biết: Trong quý I/2012, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 11 kết luận thanh tra gồm: Thanh tra tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dược của Bộ Y tế; Thanh tra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà ở; Thanh tra tại Tập đoàn Sông Đà, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng và một số dự án đầu tư xây dựng tại Kiên Giang và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Tiền Giang. Trong đó, các kết quả thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Sông Đà, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và tỉnh Tuyên Quang, Tiền Giang đã được phê duyệt.
Ngay sau khi thông tin trên được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa ra, rất nhiều câu hỏi xoay quanh các kết luận thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Doanh nghiệp kinh tế mũi nhọn, có tính chất chiến lược trong nền kinh tế – đã được đặt ra, tập trung vào 4 nội dung lớn là: Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản; Việc quản lý đầu tư xây dựng; Việc quản lý và sử dụng Quỹ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; trách nhiệm cá nhân đến đâu? Và đây cũng là những nội dung chính mà Thanh tra Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện. Cụ thể:
Thứ nhất, thu hồi về Quỹ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Tập đoàn Dầu khí số tiền 1.922,2 tỉ đồng từ việc cổ phần hoá mà một số đơn vị chưa nộp về Quỹ.
Thứ hai, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng 15.000,6 tỉ đồng cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí.
Thứ ba, điều chỉnh lại đúng nguồn khoản tiền 11,8 tỉ đồng được sử dụng từ Quỹ nghiên cứu Khoa học và Đào tạo mà Tập đoàn Dầu khí đã sử dụng để xây dựng trường Trung học phổ thông Đất Mũi.
Thứ tư, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang,…
Thứ năm, chỉ đạo các đơn vị thành viên rà soát việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, xác định những đơn vị bị thua lỗ để có kế hoạch thoái vốn, tái cơ cấu thích hợp để bảo toàn tài sản Nhà nước.
Thứ sáu, chỉ đạo PVEP thu hồi khoản tiền PTSC chưa thanh toán theo hợp đồng chuyển nhượng tàu Bình Minh 02; khoản tiền 111,78 tỉ đồng PVC chưa thanh toán cho PVEP trong việc chuyển nhượng Khách sạn Thái Bình.
Thứ bảy, rà soát lại tất cả các gói thầu chưa đúng quy định, phân tích nguyên nhân chỉ định thầu và đánh giá hiệu quả đối với các gói thầu sai quy định, đồng thời chấm dứt việc chỉ định thầu các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho các đơn vị không phải là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Thứ tám, yêu cầu Tập đoàn Dầu khí và một số nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc trích Quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính theo Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ chín, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm như đã nêu trong Kết luận thanh tra.
Tuy nhiên, Kết luận thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng chỉ rõ những khuyết điểm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ yếu là do chưa thực hiện đúng quy trình, thẩm quyền, chưa đúng trình tự. Ví dụ: Việc cấp vốn cho Ban quản lý dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau từ nguồn Quỹ nghiên cứu Khoa học và Đào tạo để thực hiện dự án xây dựng trường Trung học phổ thông Đất Mũi là chưa đúng với Thông tư số 06/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện nghiêm túc Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Về số vốn 15.000 tỉ đồng đầu tư cho 3 hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là: Góp vốn Liên doanh Rusvietpetro 1.393,7 tỉ đồng, cung cấp hoạt động tài chính theo hợp đồng nhận nợ cho Liên doanh Rusvietpetro là 2.360,4 tỉ đồng, cấp vốn điều lệ cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là 11.847,0 tỉ đồng chưa đúng với Nghị định 142/2007/NĐ-CP của Chính phủ;…
Trả lời các câu hỏi xung quanh cuộc thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh khẳng định: Cuộc Thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là cuộc Thanh tra với một chủ thể lớn, lớn ở cả quy mô, nội dung, lĩnh vực, địa bàn hoạt động và đặc biệt là vấn đề doanh thu. Việc xử lý các vấn đề tài chính của Tập đoàn Dầu khí phải đảm bảo đúng pháp luật nhưng cũng phải đảm bảo tính thực tiễn bởi trong quá trình vận hành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có rất nhiều chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là những nhiệm vụ mà Chính phủ giao.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh: Sai phạm có thể là sai ở trình tự thủ tục hành chính.
Trên tinh thần chỉ đạo nghiêm khắc của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta cần phải chẻ ra chứ không thể gộp chữ sai phạm và vi phạm, không thể tung ra 1 con số nói sai là sai được. Ví dụ: Một gói thầu với Dầu khí là rất lớn, có thể là hàng nghìn tỉ. Nhưng nếu mà sai ở một trình tự thủ tục như chỉ định thầu chẳng hạn, mà ta nói sai đó giá trị chỉ định thầu là nghìn tỉ thì ta cần phải nói rõ chứ vi phạm nghìn tỉ thì rất ghê, dư luận dễ hiểu lầm nên rất mong báo chí chia sẻ với Thanh tra Chính phủ để định tính đi theo định lượng đúng với thực tiễn.
“Đây là một cuộc thanh tra có rất nhiều nội dung, ở cả cấp độ Tập đoàn và các đơn vị thành viên nên những tồn tại, yếu kém hoặc những vi phạm trong quá trình quản lý, thực hiện đầu tư có những dạng vi phạm nào, những khuyết điểm nào thì gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể gắn với loại vi phạm đó”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nhấn mạnh.
Về việc đăng tải Kết luận Thanh tra trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng: Đối với những cuộc thanh tra lớn như các Tập đoàn, Tổng công ty thì trách nhiệm người đứng đầu là có nhưng trách nhiệm đến đâu phải thực hiện theo quy trình kiểm điểm, chúng ta không thể nhìn vào những con số mà gắn trách nhiệm cho một cá nhân. Vấn đề ở đây gắn với từng vụ việc cụ thể, có những việc chỉ là một dạng sai về trình tự thủ tục chứ thực ra là nó không mất, hay đầu tư chưa xin phép hoặc chưa đúng thẩm quyền chứ không thể nói là đầu tư đó có mất hay không. Đáng lẽ anh xin ý kiến thì anh có thể được sử dụng đầu tư.
Được biết, tại Kết luận Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thanh tra Chính phủ khẳng định: Từ khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn luôn có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và vốn Tập đoàn Dầu khí đầu tư tại các doanh nghiệp khác. Hằng năm, Tập đoàn Dầu khí đóng góp gần 1/3 thu ngân sách của cả nước. Việc triển khai thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp đúng kế hoạch, công tác đào tạo nguồn lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được triển khai tích cực, công tác an sinh xã hội được các cấp lãnh đạo tập đoàn Dầu khí đặc biệt quan tâm.
Đáng chú ý, Kết luận Thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng chỉ rõ: Công tác quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí đã thực hiện theo các văn bản pháp quy áp dụng đối với doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp; Nghị định 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Và theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dầu khí đã được kiểm toán, tính đến 31/10/2010, tổng tài sản, nguồn vốn của Tập đoàn Dầu khí là 466.059,643 tỉ đồng, trong đó, tài sản của Công ty mẹ là 238.162,023 tỉ đồng.
Ngay sau khi có Kết luận thanh tra và Công văn của Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại nêu tại Kết luận thanh tra số 124/KL-TTCP ngày 18/01/2012 của Thanh tra Chính phủ, PVN đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ số 2489/DKVN-TCKT ngày 28/3/2012 báo cáo giải trình chi tiết về việc PVN đã nhanh chóng và kịp thời khắc phục các tồn tại, đáp ứng yêu cầu của TTCP và nghiêm chỉnh tuân thủ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cần phải nói thêm rằng, những tồn tại được chỉ ra trong Kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hầu hết là do hoàn cảnh lịch sử để lại hoặc do sự thay đổi về chính sách cũng như quan điểm về đầu tư tài chính, sử dụng vốn và tài sản. Thời điểm này là đúng và cần thiết, ở vào thời điểm khác và hoàn cảnh khác lại chưa phù hợp.
Ngày 03/4/2012, Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã ký công văn số 2573/DKVN-TCKT gửi các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, các Ban, Văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tổng giám đốc Tập đoàn yêu cầu triển khai thực hiện ngay việc lập kế hoạch, tiến độ khắc phục từng nội dung công việc cụ thể (thời gian hoàn thành khắc phục trước ngày 30/9/2012) theo một Bảng phân công chi tiết đính kèm công văn và yêu cầu báo cáo Tập đoàn trong tháng 4/2012. Tổng giám đốc cũng yêu cầu, với mỗi nội dung tồn tại, thiếu sót phải phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan dẫn đến tồn tại khuyết điểm và làm rõ trách nhiệm cụ thể cho tập thể, cá nhân để tổ chức kiểm điểm, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/4/2012 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo kết quả xử lý, khắc phục các tồn tại theo kế hoạch đã xây dựng. 
Có thể thấy rằng, chuyện “sai phạm” ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như một số báo chí phản ánh thực chất là những tồn tại trong việc thực hiện quy trình, thủ tục sử dụng vốn. Và theo cách nói của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thì: “Báo chí cần phân biệt rõ giữa thất thoát với sai phạm (bao gồm nhiều dạng sai phạm khác nhau). Việc phân biệt rõ sẽ là cơ sở để thông tin được chính xác, khách quan, không gây hiểu lầm đối với bạn đọc”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
 ”Chúng ta không thể nhìn vào những con số mà gắn trách nhiệm cho một cá nhân. Vấn đề ở đây gắn với từng vụ việc cụ thể, có những việc chỉ là một dạng sai về trình tự thủ tục chứ thực ra là nó không mất, hay đầu tư chưa xin phép hoặc chưa đúng thẩm quyền chứ không thể nói là đầu tư đó có mất hay không. Đáng lẽ anh xin ý kiến thì anh có thể được sử dụng đầu tư”.

“Báo chí cần phân biệt rõ giữa thất thoát với sai phạm (bao gồm nhiều dạng sai phạm khác nhau). Việc phân biệt rõ sẽ là cơ sở để thông tin được chính xác, khách quan, không gây hiểu lầm đối với bạn đọc”. 


Thanh tra Chính phủ khẳng định: Từ khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn luôn có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và vốn Tập đoàn Dầu khí đầu tư tại các doanh nghiệp khác. Hằng năm, Tập đoàn Dầu khí đóng góp gần 1/3 thu ngân sách của cả nước. Việc triển khai thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp đúng kế hoạch, công tác đào tạo nguồn lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được triển khai tích cực, công tác an sinh xã hội được các cấp lãnh đạo tập đoàn Dầu khí đặc biệt quan tâm.
Thanh Ngọc-Petrotimes

Thanh tra Chính phủ phát hiện thêm sai phạm của PVC tại nhiều dự án lớn

PVC với tư cách nhà thầu, có vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện hợp đồng tại một số dự án lớn.

Xử lý cán bộ thuộc thẩm quyền của đơn vị quản lý
Tại cuộc họp báo ngày hôm nay, 22/7, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc xử lý trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh đối với những vi phạm tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí (viết tắt là PVC), ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết đơn vị đơn vị không có trách nhiệm trong việc xử lý cán bộ vi phạm.
Ông Khánh cho biết: “Năm 2011, chúng tôi thực hiện thanh tra Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong đó có nhiều đơn vị thành viên. 
Thanh tra Chính phủ không thanh tra sâu những đơn vị thành viên của Tập đoàn này. Tuy nhiên, thanh tra đến đâu phải kết luận tới đó”, ông Khánh nói.
Ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ (ảnh: Xuân Quang).
Phó tổng Thanh tra Chính phủ giải thích thêm về việc xử lý trách nhiệm của cán bộ liên quan tới sai phạm: “Thanh tra Chính phủ chỉ có trách nhiệm kiến nghị xử lý cán bộ vi phạm đến với đơn vị quản lý Nhà nước.
Việc xử lý sai phạm không thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, mà do đơn vị quản lý cán bộ đó xử lý", ông Khánh nói rõ.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ cho biết thêm, một số dự án lớn có liêm quan tới PVC đã, đang thanh tra (nhà máy nhiên liệu Xăng sinh học ở Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng…) bước đầu cho thấy, PVC có sai phạm.
“Một số dự án, PVC được giao thầu với tư cách tổng thầu. Toàn bộ việc thực hiện hợp đồng với tư cách nhà thầu, PVC có vi phạm, khuyết điểm.
Căn cứ vào những vi phạm đó, chúng tôi sẽ kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Khánh nói.
Thanh tra Chính phủ không liên quan tới quyết định khen thưởng PVC
Trước đó, một số nguồn tin cho hay, PVC thua lỗ lớn trong hoạt động, nhưng vẫn nhận nhiều danh hiệu khen thưởng cao quý như Huân chương lao động hạng nhất, Huân chương lao động hạng hai, Anh hùng lao động…
Mặt khác, trong quá trình xét duyệt các danh hiệu trên, Ban thi đua khen thưởng Trung ương đã từng gửi công văn xin ý kiến Thanh tra Chính phủ về việc khen thưởng này.
Ông Trịnh Xuân Thanh- nguyên Chủ tịch PVC. ảnh: PVC.
Về việc này, ông Hoàng Thái Dương - Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ giải thích rõ: “Thanh tra Chính phủ không phải cơ quan tham gia vào việc đồng ý hay quyết định khen thưởng bất cứ một tập đoàn kinh tế, hoặc địa phương nào.
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương làm văn bản “hỏi” Thanh tra Chính phủ về việc khen thưởng một đơn vị nào đó là việc người ta hỏi trên cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Nội dung câu hỏi đề cập tới việc Thanh tra Chính phủ có
Sau sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, phải làm rõ có "chạy danh hiệu" không?
phát hiện sai phạm hay đơn thư khiếu nại tố cáo của PVC không?
Tôi nhớ năm 2011, Ban thu đua khen thưởng có hỏi việc này, và Thanh tra Chính phủ có trả lời rằng, đơn vị chưa nhận được đơn thư tố cáo về PVC, cũng chưa  phát hiện vi phạm nào.
Bởi vì kết luận đối với PVC được thực hiện năm 2012, nhưng người ta hỏi (Ban thi đua khen thưởng - PV) năm 2011 nên mình cũng không có cơ sở nào trả lời. 
Mặt khác, Thanh tra Chính phủ không thể trả lời rằng có đồng ý hoặc không về việc tặng danh hiệu cho đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà chỉ có thể nói chúng tôi chưa phát hiện được chuyện đó (phát hiện sai phạm - PV)...", ông Dương cho biết.
XUÂN QUANG/Giaoduc