Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

VnEconomy- Bất lương, "bất cố liêm sỉ", " ăn...dơ" với Trung Cộng

Đôi lời phi lộ của Phúc Lộc Thọ: 


Khi đọc những thông tin dưới đây, P.L.T không thể không nghi ngờ ai đó ở cái tờ báo mang danh Thời báo Kinh tế VN đã " ăn...dơ"... cái gì đó của Trung Cộng nên đã đưa những thông tin này lên báo? 

Việt Nam là quốc gia đã có hàng ngàn năm quan hệ với Trung Quốc; không ai ở khu vực Đông Nam Á hiểu Trung Quốc hơn Việt Nam.

 Việt Nam nhiều phen đã phải trả giá cho quan hệ giữa 2 nước Việt-Trung... bằng chính máu, sinh mạng của hàng triệu người dân lương thiện...

Người viết những thông tin dưới đây chắc không đọc hay cố tình lờ những thông tin trên báo chính thống bấy lâu nay và cả trên VnEconomy về những đồng tiền đầu tư, những dự án đầu tư từ nguồn Made In China vào không chỉ vào Việt Nam những năm gần đây: nhãn tiền là Formosa, Bauxite Tây Nguyên, Những nhà máy nhiệt điện; Cầu Thăng Long năm xưa và hiện là đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông...


Trung Quốc đang khiến Đông Nam Á biến đổi nhanh chưa từng thấy

Nhờ nguồn vốn Trung Quốc, kinh tế Campuchia, Lào và Myanmar tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới...

Trung Quốc đang khiến Đông Nam Á biến đổi nhanh chưa từng thấy
Bên trong một nhà máy dệt may ở Campuchia.
BÌNH MINH
Vốn đầu tư từ Trung Quốc đang khiến ba nước Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào và Myanmar thay đổi nhanh chưa từng thấy, biến các quốc gia này trở thành thị trường lớn hơn cho hàng hóa Trung Quốc - theo hãng tin Bloomberg.

Nhờ nguồn vốn Trung Quốc, nền kinh tế các quốc gia nói trên đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới, cùng với đó đem đến cho các công ty Trung Quốc những lựa chọn thay thế với chi phí “mềm” hơn nếu muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất khỏi “sân nhà”.

Chiến lược này giúp nền kinh tế lớn nhất châu Á và những nước nhận vốn đầu tư Trung Quốc trong khu vực có thể thích ứng tốt hơn với khả năng nước Mỹ thời chính quyền Donald Trump giảm cam kết đối với châu Á và hướng nội nhiều hơn.

“Trung Quốc chắc chắn đang xem các quốc gia này nói chung là một khu vực mà họ có thể bán hàng hóa và đạt lợi nhuận tốt hơn cho các khoản đầu tư của mình”, ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, nhận định “Bản thân Trung Quốc đang trở thành một địa chỉ ngày càng đắt đỏ hơn đối với chính các công ty của nước này, nên xu hướng trên càng được thúc đẩy”.

Trung Quốc hiện đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ đường sắt tới bất động sản ở Campuchia, Lào, và Myanmar - ba nền kinh tế được coi là “thị trường sơ khai” (frontier market) thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tuần trước, công ty China Minsheng Investment Group của Trung Quốc và công ty LYP Group do nghị sỹ Campuchia Ly Yong Phat đứng đầu đã ký một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD về xây dựng một khu đô thị rộng 2.000 hectare gần Phnom Penh. Dự án này bao gồm trung tâm hội nghị, khách sạn, sân golf, và công viên chủ đề. Giá trị của dự án tương đương gần 1/10 GDP hàng năm 15,9 tỷ USD của Campuchia.

Tại Lào, tuyến đường sắt Trung-Lào trị giá 5,4 tỷ USD đã được khởi công vào năm ngoái. Tuyến đường có chiều dài 414 km nối giữa biên giới giữa hai nước với Vientiane này là một phần trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Tuần trước, ông Tập đã gặp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ở Bắc Kinh và cam kết thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương.

Myanmar, quốc gia đang mở cửa nền kinh tế và theo đuổi các cải cách thị trường, được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đạt tốc độ tăng trưởng 8,1% trong năm nay, mức tăng trưởng nhanh thứ nhì thế giới sau Iraq. Nhà lãnh đạo thực chất của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã nhanh chóng thể hiện thái độ thân thiện với Trung Quốc sau khi Chính phủ mới lên cầm quyền ở Myanmar năm nay. Trong đó, bà Suu Kyi dã có một chuyến thăm Bắc Kinh.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch thương mại của Myanmar năm 2015. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang xây dựng một đặc khu kinh tế, nhà máy điện và một cảng biển nước sâu ở phía Tây Myanmar.

Kinh tế Myanmar được dự báo tăng trưởng 7% trong năm nay, còn kinh tế Lào được dự báo tăng 7,5%. Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn kéo theo thu nhập tăng và giảm tỷ lệ nghèo. Theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), số người có mức sống từ 1,9 USD/ngày trở xuống ở Campuchia đã giảm còn 2,2% dân số vào năm 2012, từ mức 30% vào năm 1994. Tại Lào, tỷ lệ nghèo còn 16,7%, từ mức 22,9% vào năm 1992.

Cùng với sự nảy nở của mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia, thương mại song phương tăng mạnh, đạt mức 4,8 tỷ USD vào năm ngoái. Kim ngạch này cao gấp đôi so với năm 2012, năm mà Campuchia bắt đầu xích lại gần Trung Quốc bằng cách phản đối việc đề cập đến sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông trong tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh.

Phần lớn vốn Trung Quốc chảy vào Campuchia, Lào và Myanmar đều là vốn vay với điều kiện ưu đãi dành cho các dự án xây dựng do các công ty Trung Quốc làm nhà thầu, đặc biệt là ở Lào - theo ông Derek Scissors, chuyên gia kinh tế trưởng của tổ chức China Beige Book International có trụ sở ở Washington. Năm 2005, các dự án xây dựng và đầu tư khác của Trung Quốc tương đương khoảng 15% GDP của Lào.

Tỷ lệ dân số Lào được tiếp cận với điện đã tăng từ mức 15% vào giữa thập niên 1990 lên gần 90% vào năm 2014. Theo WB, lưới điện của nước này đang gặp thách thức ngày càng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu với tốc độ tăng trưởng 13% mỗi năm.

“Ngành điện của Lào về cơ bản là do Trung Quốc xây dựng, đưa điện đến phần đông dân số”, ông Scissors nói.

Campuchia, Lào và Myanmar đang ngày càng gia nhập sâu hơn vào chuỗi phân phối của Trung Quốc. Các nước này mua hàng hóa trung gian từ các nhà máy của Trung Quốc và bán những mặt hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép thường là hàng sản xuất bởi các công ty Trung Quốc. Dữ liệu của IMF cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc từ ba quốc gia nay đã tăng gấp hơn 2 lần trong 5 năm qua.

Sự phụ thuộc như vậy vào Trung Quốc không phải là không có rủi ro. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia và chiếm khoảng 43% tổng nợ của nước này, chủ yếu là các khoản vay từ các ngân hàng phát triển của Trung Quốc dành cho Chính phủ Campuchia - theo IMF. Tương tự, giá trị các dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng ở Lào tương đương khoảng một nửa GDP 10,5 tỷ USD của nước này trong năm 2015.

“Sự phụ thuộc vào một nền tảng sản xuất và xuất khẩu nhỏ hẹp có nhiều điểm bất lợi”, IMF nói trong một báo cáo mới đây. “Phần lớn các nhà máy dệt may của Campuchia tập trung vào những quy trình đơn giản nhất nằm ở phần đáy của chuỗi giá trị và chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ hoạt động sản xuất dệt may nói chung. Bởi vậy, các nhà máy ở Campuchia có vị thế thấp và ít độc lập”.

Tuy nhiên, Campuchia có sức hấp dẫn đặc biệt lớn đối với những công ty Trung Quốc muốn chuyển sản xuất ra nước ngoài - phù hợp với chiến lược xuất khẩu công suất công nghiệp của Trung Quốc thông qua những sáng kiến như “một vành đai, một con đường”. Mức lương tháng trung bình ở Campuchia là 121 USD, chỉ bằng khoảng 1/5 so với mức 613 USD ở Trung Quốc - theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

(http://vneconomy.vn/the-gioi/trung-quoc-dang-khien-dong-nam-a-bien-doi-nhanh-chua-tung-thay-20161206071931559.htm)



Nguy cơ đầu tiên, đó là các nước trên sẽ phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu, trung bình kém trở xuống.
Trung Quoc rot tien vao Campuchia, Myanmar: Dang sau su huu hao
TQ đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN
  Tạo dựng liên minh...

Hãng tin Bloomberg cho hay, Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh vốn đầu tư vào 3 nước Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào và Myanmar, trong nhiều lĩnh vực từ đường sắt tới bất động sản. Nhờ nguồn vốn TQ, nền kinh tế các quốc gia nói trên đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng đây là một trong những tính toán kỹ lưỡng của TQ nhằm lôi kéo các nước ủng hộ họ.

Theo PGS.TS Nam, ASEAN đang trở thành một trung tâm thu hút các nước lớn trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga. Đặc biệt, Bắc Kinh  muốn biến nơi đây thành một cửa ngõ thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động kinh tế. Muốn làm thế, Trung Quốc phải tạo dựng mối quan hệ hữu hảo với nhiều quốc gia khác.

“Trước đây, Trung Quốc đã tiến hành lôi kéo Thái Lan. Sau đó Bắc Kinh cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Singapore từ thời ông Lý Quang Diệu. Tuy nhiên nước này cũng có những ý kiến về biển Đông khác với Trung Quốc. Hơn hết, Singapore với Mỹ là đồng minh lâu đời.

Sau đó Trung Quốc để ý tới Malaysia, Indonesia.

Trên cơ sở đó Trung Quốc nhắm vào các nước kém phát triển hơn trong ASEAN là Camphuchia, Lào và Myanmar. Họ nhận thấy bằng biện pháp kinh tế và thương mại có thể lôi kéo các nước này gần hơn với mình”.

Ngoài việc tranh thủ sự ủng hộ về chính trị, vị chuyên gia còn nhấn mạnh, Trung Quốc cũng tiến hành song song các mục tiêu về kinh tế khi đầu tư vốn tại 3 quốc gia ASEAN này:

“TQ muốn tận dụng việc đầu tư tại Lào, Campuchia và Myanmar để biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, họ cũng kết hợp đẩy các công nghệ kém phát triển sang các nước này. Cùng với đó là nhằm vào khai thác tài nguyên dồi dào của nước sở tại. Nhưng tôi cho rằng đó không phải mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu chính của TQ là lôi kéo tạo thành liên minh ủng hộ họ”, PGS.TS Nam nhấn mạnh.

Nguy cơ phụ thuộc

Nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc,vị chuyên gia nhận định, Bắc Kinh sẽ tích cực triển khai thêm các hoạt động nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia khác, trong đó có Campuchia, Lào và Myanmar.

Biện pháp nổi bật đó là tìm cách khai thác điểm yếu từ các quốc gia trên để đưa ra các biện pháp tương ứng khiến những nước này chấp nhận viện trợ hoặc đầu tư từ Trung Quốc.

Trong số 3 quốc gia nhận đầu tư từ Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho biết, dù chưa có những con số thống kê cụ thể, nhưng nhìn vào mối quan hệ song phương thời gian qua, Campuchia đang là nước có sự liên kết chặt chẽ nhất với Trung Quốc.

“Trung Quốc hiện nay làm mạnh nhất ở Campuchia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Còn ở Lào ký kết cũng nhiều nhưng việc tiến hành chưa bao nhiêu. Trong khi đó, Myanmar thời gian gần đây cũng mới khởi động quan hệ hợp tác sau chuyến đi của bà Aung San Suu Kyi”, ông Nam nhấn mạnh.

"Nguy cơ đầu tiên, đó là các nước trên sẽ phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu, trung bình kém trở xuống.

Thứ hai, khi họ đã chi phối được thì nền kinh tế các nước trên sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc. Campuchia, Lào và Myanmar sẽ chỉ đuổi theo Trung Quốc mà không có bước tiến riêng. Trung Quốc nhích bước nào thì 3 nước trên nhích bước đó, không thể theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới được. 

Khi đó các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc và nước sở tại sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của Bắc Kinh. Những doanh nghiệp này cùng lắm chỉ có thể tiến hành gia công, lắp ráp chứ không thể sản xuất đồng bộ được.

Để giải quyết tình trạng này, vị chuyên gia cho rằng bản thân các nước phải hết sức tỉnh táo trước những lời đề nghị được  đưa ra từ phía Trung Quốc.

Hoàng Nam

(Đất Việt)

Báo Nhật: VN dạy Nhật một bài học’ trong vụ điện hạt nhân

06.12.2016
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, đăng bài viết với tựa đề như vậy hôm 5/12, một tháng sau khi Việt Nam ngừng dự án điện hạt nhân.
Tờ báo này cho rằng quyết định đó của Việt Nam là “một bài học cay đắng” cho Nhật Bản về việc “phải biết rõ khách hàng của mình, dù đó là một cá nhân hay một chính phủ”.
Chính quyền Hà Nội hồi tháng 11 thông báo ngừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do thấy không khả thi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, theo báo chí trong nước.
“Nhật phải đánh giá kỹ càng nhu cầu của nước đối tác và tính khả thi về tài chính của một dự án trước khi thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng vào một nước nào đó”, Nikkei viết.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Nguyễn Việt Phương, Nghiên cứu viên về vấn đề hạt nhân thuộc Trung tâm Belfer, Trường hành chính Kennedy, Đại học Harvard, cho biết rằng ông “không bất ngờ” trước quyết định của Việt Nam vì đã thấy việc nhiều lần trì hoãn khởi công nhà máy.
Ông cho biết thêm đã “nói chuyện với một số chuyên gia nước ngoài, một số cựu quan chức thì họ cũng đều không tỏ ra bất ngờ lắm trước quyết định này vì đối với các quốc gia đang phát triển, thì điện hạt nhân quả thực là một món ăn không dễ nuốt”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm:
“Theo tôi, lý do quan trọng nhất của việc dừng dự án điện hạt nhân, đấy là tính kinh tế của điện hạt nhân bây giờ không còn nữa vì hai điều. Thứ nhất, nhu cầu điện năng của Việt Nam trong thời gian qua có hãm lại một chút so với thời điểm mình định phát triển điện hạt nhân. Và thứ hai là, việc phát triển điện hạt nhân quả thực là quá đắt trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay”.
Ông Phương cho rằng việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo ở Việt Nam thời gian qua “không phải là yếu tố quan trọng nhất” dẫn tới việc ngừng chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.
Về quan ngại của người dân, nhà nghiên cứu này cho rằng theo quan sát cá nhân của ông, điện hạt nhân “không bị phản đối kịch liệt như ở một số nước”.
Tờ báo của xứ sở mặt trời mọc đưa tin rằng Nhật Bản giành hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam năm 2010 trong cuộc gặp giữa Thủ tướng nước này khi ấy là ông Naoto Kan và người đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Tờ báo cũng đăng bức ảnh hai người đứng đầu chính phủ Việt Nam và Nhật Bản khi ấy bắt tay và cười tươi khi ký thỏa thuận.
Nikkei viết rằng “các quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng có mặt tại cuộc họp và vỗ tay tán thưởng”.
Tờ báo đặt câu hỏi: “Liệu có bất kỳ ai tham gia đấu thầu từng đặt ra suy nghĩ rằng dự án có thể sẽ khó thực hiện vì khó khăn về tài chính và kỹ thuật?”
Về lý do ngưng dự án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, được VnExpress dẫn lời nói rằng “công nghệ hạt nhân của Nga và Nhật Bản đều tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao” nên "việc dừng dự án không phải với lý do công nghệ, an toàn mà do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay".
Trong bài viết có tựa đề “Số phận của năng lượng hạt nhân ở Việt Nam” trên một trang web dành cho các nhà khoa học về hạt nhân và nguyên tử, nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Phương viết: “Trong khi bản thân người Việt sẽ thua thiệt nhất từ quyết định ngừng phát triển hạt nhân của chính phủ, nó còn có thể gây ra những tác động bên ngoài đất nước, đối với các đối tác kinh doanh của Hà Nội và đối với an ninh hạt nhân trong khu vực và trên toàn thế giới”.
Cũng liên quan tới vấn đề điện hạt nhân và Việt Nam, hồi tháng Mười, thông tin ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc, nằm cách Việt Nam không xa, chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước.
Báo chí đăng tải nhiều bài viết về sự kiện này với những hàng tít như “Không được chủ quan với nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc” hay “Nguy cơ của các nhà máy điện hạt nhân đặt gần Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Việt Phương, việc các nhà máy điện hạt nhân xây ở gần biên giới các quốc gia không phải là chuyện hiếm và “vấn đề mà chúng ta phải đặt ra ở đây là “làm thế nào phải đảm bảo đường dây thông tin giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề an toàn. Và vấn đề thứ hai đó là đề nghị Trung Quốc xúc tiến việc đảm bảo an toàn cho các nhà máy này”.

RFI: TT DONALD TRUMP: TRUNG QUỐC ĐI CHỔ KHÁC CHƠI...NẾU KHÔNG THÍCH "NGÔN NGỮ NGOẠI GIAO" MỸ; Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại; VOA: Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại



Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh


mediaTổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump liệu có cố tình chọc giận Bắc Kinh ?Reuters
Quan hệ giữa chính quyền mới tại Washington với Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng. Từ cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan cho đến việc tố cáo Trung Quốc « phá giá » đồng nhân dân tệ và quân sự hóa Biển Đông, tổng thống tân cử Mỹ và ban cộng sự nhắn gửi Bắc Kinh : phải chấp nhận ngôn ngữ ngoại giao mới của Mỹ.
Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã được cân nhắc lợi hại và sửa soạn cẩn thận. Từ Washington, thông tín viên Anne- Marie Capomaccio phân tích :
"Người ta đã tưởng rằng cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một hành động thiếu cẩn trọng trong khi từ năm 1979 đến nay, Mỹ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa duy nhất. Theo giải thích của phó tổng thống tân cử Mike Pence thì ông Donald Trump không thể từ chối điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn.
Thực ra rất có thể tất cả vụ việc này đã được chuẩn bị từ lâu. Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình đã được cân nhắc. Những thông điệp trên mạng Twitter của Donald Trump tố cáo Trung Quốc cố ý điều chỉnh đồng nhân dân tệ (để cạnh tranh bất chính) cũng là một trong những chủ đề tâm đắc của nhà tỷ phú địa ốc lúc tranh cử. 
Nếu tất cả các hành động này là nhằm chứng tỏ một sự thay đổi trong giọng điệu ngoại giao của Mỹ thì mục tiêu đã đạt được. Bắc Kinh nổi giận và phát ngôn viên Nhà Trắng không giấu lo ngại : chúng tôi đã gọi điện cho đồng nhiệm Trung Quốc để nhắc lại cam kết chính sách một nước Trung Hoa, được thương lượng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Nếu tổng thống mới có mục tiêu khác thì tôi để ông ấy giải thích.
Không phải chỉ có Nhà Trắng quan ngại mà giới chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền mới phải tỏ ra biết ngoại giao hơn. Ai cũng biết Trung Quốc là một đối tác khó tính và xung khắc tại Biển Đông là có thật nhưng không nên vì thế mà cắt đứt đối thoại. Thật ra không phải ai cũng nghĩ như thế. Trên một đài truyền hình Mỹ, một cố vấn của ông Trump tuyên bố thẳng thừng : 'Nếu Trung Quốc không thích ngôn từ của chúng ta thì họ đi chỗ khác chơi'".

Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại

03.12.2016
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Trung Quốc ngày 2/12 bày tỏ quan ngại về việc luật chính sách quốc phòng thường niên của Mỹ trong đó có gợi ý một kế hoạch tổ chức các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan, đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như một tỉnh tách riêng của Trung Quốc.
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.

TN: Bí thư Đà Nẵng: Có hay không một bộ phận công an 'liên hệ xã hội đen'?; Giám đốc Công an Hà Nội: "Tội phạm bỏ ra 15 triệu là mua được súng AK để gây án"

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh phát biểu tại kỳ họp /// ẢNH: HOÀNG SƠN
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đặt câu hỏi: 'Có hay không việc lực lượng công an đã cố gắng nhưng trách nhiệm vẫn chưa hết? Có hay không một bộ phận công an liên hệ với các đối tượng xã hội đen, băng nhóm bên ngoài?'
Sáng 7.12, tại phiên thảo luận chung kỳ họp thứ 3, HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã gợi ý một số vấn đề để các đại biểu thảo luận.
Khi đề cập đến lĩnh vực pháp chế, ông Xuân Anh đề nghị các đại biểu cần tập trung vào các giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm về ma túy, đặc biệt là ma túy “đá”, ma túy tổng hợp…
Bí thư Đà Nẵng: Có hay không một bộ phận công an 'liên hệ xã hội đen'? - ảnh 2
Có hay không việc lực lượng công an mặc dù đã cố gắng nhưng trách nhiệm vẫn chưa hết? Có hay không một bộ phận công an có liên hệ với các đối tượng xã hội đen, băng nhóm bên ngoài?
Bí thư Đà Nẵng: Có hay không một bộ phận công an 'liên hệ xã hội đen'? - ảnh 3
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng 
Nguyễn Xuân Anh


Giám đốc Công an Hà Nội: "Tội phạm bỏ ra 15 triệu là mua được súng AK để gây án"

Hoàng Đan | 
Giám đốc Công an Hà Nội: "Tội phạm bỏ ra 15 triệu là mua được súng AK để gây án"
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương.

"Long "ma" khi được hỏi về vũ khí sử dụng gây án thì cho biết mua 15 triệu đồng một khẩu súng AK", tướng Khương nói.

Đặt câu hỏi với Giám đốc Công an Hà Nội tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân thành phố chiều nay, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, các nhóm tội phạm đang có chiều hướng gia tăng và đặc biệt là sử dụng vũ khí quân dụng, gây ra tâm lý bất an cho nhân dân.
"Vừa qua, xảy ra vụ dùng súng AK, súng ngắn gây án tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy vào rạng sáng 27/10. Chúng tôi được biết, băng nhóm này đã nằm trong danh sách quản lý của cơ quan công an. Đối tượng gây án đã có tiền án, tiền sự nhưng lại gây án rồi chúng ta lại mới điều tra.
Vậy trách nhiệm của chúng ta trong quản lý hồ sơ, đối tượng có tiền án, vũ khí quân dụng ở đây như thế nào?", ông Nam đặt câu hỏi.
Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, ông hoàn toàn tán thành với ý kiến của ĐB Nguyễn Hoài Nam.
Theo tướng Khương, năm 2016 phạm pháp hình sự của Thủ đô đã kéo giảm được 7,6%.
"Đây là thành tích, con số nói lên cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong đó, lực lượng công an Hà Nội là nòng cốt, xung kích. Tuy có giảm nhưng tính chất, mức độ lại có những vụ tôi thấy rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội man rợ.
Như đại biểu đã nói là sẵn sàng dùng vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng và gây án", tướng Khương nói.
Về vụ nổ súng gây án tại phường Trung Hòa, tướng Đoàn Duy Khương cho biết, đúng là đối tượng Long "ma" ( tức Nguyễn Vinh Long, sinh năm 1979) là thủ phạm chính đã rất nguy hiểm từ hàng chục năm nay và nhiều lần ra tù vào tội.
Mặc dù đã được giáo dục ở trong trại, ngoài xã hội nhưng bản chất đối tượng Long "ma" không thay đổi, rất hung hãn.
"Khi xảy ra vụ án này thì trước hết chúng tôi tập trung xác định đúng đối tượng, truy bắt. Sau 3 ngày, 5 đối tượng sử dụng vũ khí gây án làm chết một người đã bắt được 4 còn đối tượng Long "ma" thì trốn sang Trung Quốc.
Công an Hà Nội đã phối hợp với lực lượng công an Trung Quốc và công an, biên phòng Lạng Sơn đón bắt ngay khi trở về Việt Nam. Đúng 10 ngày sau khi gây án, chúng tôi đã bắt đủ 5 đối tượng và sớm hoàn thiện hồ sơ, truy tố", tướng Khương thông tin.
Giám đốc Công an Hà Nội cũng chia sẻ, qua vụ việc này, Công an Hà Nội được Bộ trưởng Bộ Công an gửi thư khen, nhưng Thường trực Thành ủy yêu cầu kiểm điểm.
"Anh em làm án nên cũng băn khoăn bảo, thưa anh, chúng ta kiểm điểm hay nhận thư khen. Tôi bảo, bây giờ, chúng ta hoạt động dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND mà để xảy ra như thế này, Thường trực Thành ủy yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm là hoàn toàn chính xác.
Sau khi kiểm điểm thì ta nhận thư khen sau cũng chưa muộn và thực tế, chúng tôi đã, đang làm như vậy", tướng Khương nhấn mạnh.
Ông cũng nhận định tình hình tội phạm sử dụng vũ khí nóng đang phức tạp, tiềm ẩn, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp, tổ chức nhiều cuộc kêu gọi nhân dân giao nộp vũ khí nhưng vẫn còn nhiều.
"Qua đấu tranh với tội phạm có vũ khí nóng thì chúng tôi thấy rằng, các đối tượng chỉ cần sang Trung Quốc hoặc biên giới mua thì vũ khí rất nhiều. Long "ma" khi được hỏi về vũ khí sử dụng gây án thì cho biết mua 15 triệu đồng một khẩu súng AK", ông Khương nói.
Trước đó, tướng Khương cũng cho biết thêm, công an thành phố đã xác định 33 nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động và đã giao các lực lượng chức năng tập trung đấu tranh, triệt xóa 4 ổ nhóm trong đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2017.
theo Trí Thức Trẻ
Ông Xuân Anh cho biết, gần đây, ma túy “đá”có liên quan đến nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn TP.Đà Nẵng, thậm chí có nhiều vụ án nghiêm trọng chưa có tiền lệ.
“Các đại biểu phải nói thẳng. Có hay không việc lực lượng công an mặc dù đã cố gắng nhưng trách nhiệm vẫn chưa hết? Có hay không một bộ phận công an có liên hệ với các đối tượng xã hội đen, băng nhóm bên ngoài?”, ông Xuân Anh nói.

"Vùng biển chết" bí ẩn xâm lấn vào Đông Nam Á

(NLĐO) - Một "vùng biển chết" rộng lớn, bí ẩn vừa được phát hiện tại Ấn Độ Dương, phía Tây Bắc nước Úc.

Vùng biển này rộng khoảng 60.000 km vuông, hoàn toàn không có oxy và sự sống. Trước đây, những khu vực tương tự từng được phát hiện ngoài khơi Bắc và Nam Mỹ, Tây Phi và Biển Ả Rập.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên "vùng biển chết" xâm lấn vào khu vực Đông Nam Á.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Geoscience tiết lộ một "vùng biển chết" mới nói trên có vẻ như đang hình thành ở Vịnh Bengal, trong khu vực có độ sâu từ 100 đến 400 m.

Những vùng biển thiếu khí oxi cùng sự xuất hiện dày đặc của các vi khuẩn hấp thụ nitơ có thể ảnh hưởng đế các sinh vật biển. Ảnh: Lino Fusco
Những vùng biển thiếu khí oxi cùng sự xuất hiện dày đặc của các vi khuẩn hấp thụ nitơ có thể ảnh hưởng đế các sinh vật biển. Ảnh: Lino Fusco
Những khu vực chết này thường gắn liền với tình trạng thiếu oxy và là nơi tập trung nhiều con vi khuẩn làm nước mất đi dưỡng chất nitơ quan trọng.
Trong trường hợp Vịnh Bengal, tình trạng thiếu hụt chất nitơ vẫn chưa được phát hiện. Trong khi đó, lượng khí oxy tại đây đang ở mức độ thấp hơn 10.000 lần so với các vùng nước thông thường. Ngoài việc không đủ để hỗ trợ sự sống, tình trạng này còn gây trở ngại cho các vi khuẩn hấp thụ khí nitơ.
"Tình hình ở Vịnh Bengal khá kỳ cục khi các vi khuẩn sẵn sàng "tước đoạt" nhiều khí nitơ hơn mức bình thường nhưng lượng khí oxy ít ỏi lại ngăn cản chúng làm điều đó" - tác giả chính của công trình nghiên cứu, TS Laura Bristow của Viện Max Planck, nói.

Một số vùng biển chết tồn tại trong các xoáy nước sâu (eddy) ngoài khơi châu Phi. Ảnh: NASA
Một số "vùng biển chết" tồn tại trong các xoáy nước sâu (eddy) ngoài khơi châu Phi. Ảnh: NASA
Một khi lượng oxy cuối cùng bốc hơi hết, Vịnh Bengal có thể trở thành "nhân tố chính" trong việc tước khí nitơ khỏi các đại dương trên thế giới. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái cân bằng về mức độ dinh dưỡng vùng biển và cả mật độ sinh vật biển.
Nhiều người lo sợ số lượng phân bón đổ vào Vịnh Bengal ngày càng tăng từ các khu vực đông dân cư có thể dẫn đến tình trạng lượng khí oxy cuối cùng bị hấp thụ.
"Thời gian sẽ trả lời nhưng Vịnh Bengal hiện đang là "điểm bùng phát". Hiện tại, chúng ta cần các mô hình để giải thích về việc làm thế nào các hoạt động của con người lại ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn nitơ ở Vịnh Bengal cũng như trên toàn thế giới" - TS Bristow nói thêm.
Bảo Hạnh (theo News.com.au)