Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Nguyễn Thị Thanh Yến - Thời đại tôi đang sống!

Binh Le (Fb): Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến! Đã viết lên những điều trăn trở của toàn dân.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến! 

                                                  "THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ


Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè

Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa

Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm

Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần

Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi

Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi

Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người

Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình

Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông...

Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời

Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!"

NGUYỄN THỊ THANH YẾN

(FB Binh Le)

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Triệu chứng điên cuồng của Kim Jong-un do dùng thuốc?; Ông Kim Jong-un lên kế hoạch di tản sang Trung Quốc?

Các triệu chứng điên cuồng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un như chìm đắm trong giấc mộng vũ khí hạt nhân, và đặc biệt là phát biểu thiếu kiềm chế gần đây khi dọa dùng tên lửa tấn công đảo Guam của Mỹ, được một bác sĩ New York phân tích là do tác dụng phụ của thuốc Xteoit trong điều trị bệnh gút.

thuốc Xteoit, Kim Jong un, bệnh gút,
Triệu chứng điên cuồng của ông Kim Jong-un nghi liên quan đến dùng thuốc. (Ảnh: funnyjunk)
Tờ Daily Mail hôm 15/8 đưa tin, trong thời gian dài ông Kim Jong-un ăn uống buông thả dẫn đến mắc bệnh gút, nên phải dùng thuốc Xteoit để điều trị. Ngoại trừ bị bệnh gút và béo phì, nhà lãnh đạo Triều Tiên còn có khả năng mắc cả các bệnh như mỡ trong máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.
Mùa Hè năm 2014, lúc tham dự lễ tưởng niệm cấp quốc gia nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất ông Kim Il-sung, ông Kim Jong-un đã bước đi khập khiễng. Cuối tháng 8, trong chương trình phát sóng của Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV), xuất hiện hình ảnh cho thấy chân trái ông Kim Jong-un cử động không được bình thường. Những điều này khiến giới truyền thông quốc tế đoán rằng ông bị mắc bệnh gút.
Gút là một hình thức của bệnh viêm khớp, nguyên nhân là do lượng axit uric trong máu quá cao dẫn đến khớp xương sưng phù và gây ra đau buốt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên bệnh gút rất có khả năng là bởi béo phì, ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sản cùng với rượu cồn.
Bác sĩ Rock Positano thuộc bệnh viện chuyên khoa ngoại New York cho biết: “Giới y học dự đoán rằng, ông Kim Jong-un mắc phải bệnh gút, mà một trong những phương pháp trị bệnh này lại sử dụng loại thuốc Xteoit.
Nếu sử dụng loại thuốc Xteoit trong thời gian dài sẽ có các tác dụng phụ như trở nên ủ rũ, chán nản, mất ngủ, và bồn chồn không yên, thậm chí nghiêm trọng hơn là khiến tinh thần khác thường và ảo tưởng ngông cuồng. Trong vài năm gần đây, cách thức mà ông Kim Jong-un dùng để xử tử các quan chức cấp cao rất tàn nhẫn, thậm chí còn xử tử cả chú dượng của mình là Jang Song-thaek và sát hại anh trai cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam. Gần đây ông này lại còn dọa dùng tên lửa tấn công đảo Guam.
Vì vậy bác sĩ Positano phân tích rằng, triệu chứng “điên cuồng” mà ông Kim biểu hiện ra có khả năng là do loại thuốc Xteoit gây ra.
Truyền thông Hàn Quốc đã từng trích dẫn số liệu rằng, bệnh gút là căn bệnh di truyền của gia tộc nhà họ Kim. Ông Kim Il-sung và Kim Jong-il cũng đều mắc phải chứng bệnh này.
Theo tin tức từ Yonhap (Hàn Quốc), trước đây Viện Nguyên cứu Chiến lược An ninh Quốc gia thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã công bố “Sách trắng tổng kết 5 năm cầm quyền của ông Kim Jong-un“. Nội dung bên trong đề cập rằng sau khi ông Kim Jong-un tiếp nhận quyền lực từ ông Kim Jong-il vào năm 2011, trong vòng 5 năm đã có hành động rất nghiêm khắc đối với nhân dân, quân đội, chính phủ và Đảng.
Theo số liệu trong sách trắng, số lượng cán bộ cấp cao Triều Tiên bị xử tử hiện tại có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng, vào năm 2012 có 3 người, năm 2013 có 30 người, năm 2014 có 40 người, năm 2015 có 60 người, và tổng cộng có 140 người. Ngoài ra vẫn còn có nhiều người bị thanh trừng, nâng tổng số người bị sát hại lên tới 340 người.
Trong đó ngoại trừ người chú dượng Jang Song-thaek ra, vẫn còn có các quan chức cấp cao thân tín khác như Bộ trưởng Quốc phòng Hyon Yong-chol, Phó thủ tướng Ri Yong-jin và Bộ trưởng Bộ Tác chiến Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Ri Yong-gil.
Theo Tri Thức

Ông Kim Jong-un lên kế hoạch di tản sang Trung Quốc?

PLO11:10 21/08/2017

Tờ Express dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lên kế hoạch di tản bí mật sang Trung Quốc trong trường hợp Triều Tiên bị Mỹ tấn công quân sự.

Zalo
Tờ Express (Anh) hôm 20-8 đưa tin, chi tiết về phương án di tản bí mật sang Trung Quốc trong trường hợp Triều Tiên bị Mỹ tấn công quân sự của ông Kim Jong-un được ông Thae Yong-ho, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh, tiết lộ với Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Tổng cục an ninh Anh (MI5). Ông Thae hồi năm ngoái đã cùng gia đình đào tẩu sang Hàn Quốc.
Zalo
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) được cho là đã lên phương án bí mật di tản sang Trung Quốc. Ảnh: GETTY
Theo kế hoạch được tiết lộ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ đưa một nhóm người đi theo, trong đó có vợ ông và hai chuyên gia tên lửa là trung tướng Kim Rak-gyom – người đứng đầu lực lượng tên lửa và nhà khoa học tên lửa Kim Jong-sik. Đáng chú ý, không rõ vì sao ông Ri Ryong-chol – vị tướng không quân đắc sủng một thời lại không có tên trong danh sách mặc dù ông này nằm trong bộ ba thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Kim sẽ lệnh cho quân đội đưa ông cùng những người thân tín trên tới nơi an toàn ở Trung Quốc, tới địa điểm gần sông Áp Lục ở khu vực biên giới hai nước Trung-Triều.
Theo ông Thae, để di tản, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sử dụng một trong hai máy bay nhỏ, thường xuyên được nạp nhiên liệu đầy đủ. Máy bay sẽ cất cánh từ một trong năm sân bay xung quanh dinh thự của ông Kim ở Bình Nhưỡng. Kế hoạch có thể bao gồm việc di tản bằng tàu lửa qua biên giới Trung Quốc.
Trong khi đó, phu nhân của ông Kim, bà Ri Sol-ju (27 tuổi), có thể di tản bằng máy bay thứ hai cùng với nhà khoa học Kim Jong-sik.
Một nguồn tin tình báo ngày 19-8 khẳng định: “Phó đại sứ Triều Tiên tại Anh Thae Yong-ho quả quyết rằng ông Kim có hai phi cơ một động cơ Cessnalike, sản xuất tại Triều Tiên, luôn được nạp đầy năng lượng để cất cánh bất cứ khi nào. Ông ấy đã nói với chúng tôi danh tính ba người sẽ đi theo ông Kim, một trong số đó là nhà khoa học tên lửa hàng đầu của nước này”.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao thời gian gần đây khi Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp đấu khẩu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây cũng nói rằng Bắc Kinh sẽ ở thế trung lập nếu Triều Tiên mở màn một cuộc tấn công quân sự, song Trung Quốc sẽ đứng về phía Bình Nhưỡng nếu Washington “ra tay” trước.
NGỌC NHƯ

Nhãn lồng được giá, nông dân Hưng Yên "hốt" bạc tỉ

Về Hưng Yên, những ngày này, đến đâu cũng thấy cảnh nông dân phấn khởi thu hoạch nhãn lồng đang độ chín rộ.
 >> Trồng húng quế chiết tinh dầu, bán giá cao thu lãi 60 triệu/ha
 >> Rộn ràng mùa thu hoạch đào ở Hàn Quốc
 >> Nông dân thu nhập cao từ vải thiều


Nông dân Hưng Yên phấn khởi thu hoạch nhãn. Ảnh: B.H
Nông dân Hưng Yên phấn khởi thu hoạch nhãn. Ảnh: B.H
Có nơi nhãn phủ ngút ngàn tầm mắt, sum suê trĩu quả. Đặc biệt những năm gần đây, nhãn rất được giá, thương lái về tận vườn thu mua cho bà con. Nhiều gia đình ở Hưng Yên đã giàu lên nhờ trồng nhãn.

Nhãn Hưng Yên đang vào mùa chín rộ. Ảnh: B.H
Nhãn Hưng Yên đang vào mùa chín rộ. Ảnh: B.H

Năm nay, do nhãn ra hoa đúng vào đợt mưa nên quả không sai bằng các năm trước. Tuy nhiên có một số vườn vẫn sai trĩu quả. Ảnh: B. H
Năm nay, do nhãn ra hoa đúng vào đợt mưa nên quả không sai bằng các năm trước. Tuy nhiên có một số vườn vẫn sai trĩu quả. Ảnh: B. H
Theo tổng hợp từ các địa phương, hiện nay Hưng Yên có gần 4 nghìn ha nhãn, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 3 nghìn ha. Năm nay, sản lượng nhãn toàn tỉnh ước đạt 30 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) và huyện Khoái Châu.
Xã Hồng Nam là địa phương thâm canh nhãn, được coi là cái nôi của nhãn lồng tiến vua nổi tiếng. Nơi đây vẫn giữ được giống nhãn lồng gốc, cho hương vị ngon nhất bởi cùi giòn, vị ngọt sắc, hương thơm khó quên. Hạt nhãn nhỏ và dóc, sắc đen ánh nâu đỏ.
Hiện tại, các nhà vườn của xã đang bước vào mùa thu hoạch. Giá bán buôn tại vườn dao động ở mức 30.000-40.000 đồng/kg (đầu vụ giá lên tới 50.000 đồng/kg). Các thương lái đánh xe ôtô về tận vườn mua để xuất đi các tỉnh khắp trong Nam ngoài Bắc. Nói như người dân xã Hồng Lam là “nhãn chưa mang ra khỏi ngõ đã có người chặn mua”.

Nhãn chín có màu vàng sậm, cho vị ngọt, thơm.
Nhãn chín có màu vàng sậm, cho vị ngọt, thơm.
Ông Đặng Văn Xây - Chủ nhiệm HTX Nhãn lồng Hồng Nam - cho biết, toàn xã có hơn 300ha nhãn đang ở thời kỳ thu hoạch. Trung bình mỗi hộ gia đình trồng 5 - 7 sào nhãn. Một số hộ trồng 3 - 4 mẫu nhãn. Tổng sản lượng nhãn quả của xã năm nay ước đạt 3.500 tấn. Giá trị hơn 100 tỉ đồng.
Ngoài xã Hồng Nam, thì huyện Khoái Châu cũng là một trong những “vựa nhãn” của Hưng Yên, nổi tiếng với giống nhãn Miền, cho quả to, cùi dày, năng suất cao, thu hoạch rộ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Giống nhãn này có giá thành rẻ hơn, cân buôn tại vườn dao động ở mức 20.000-25.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Bền (Khoái Châu) cho biết, nếu có nhân công, cắt tỉa đi bán lẻ sẽ có giá cao hơn và thu lãi lớn hơn. Vì nhà neo người, ông quyết định bán buôn tại vườn. Đầu mùa bán được giá trên 30.000/kg. Hiện đang vào chính vụ, thương lái mua buôn vườn nhãn của ông với giá 22.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Bền (Khoái Châu) cho biết, nếu có nhân công, cắt tỉa đi bán lẻ sẽ có giá cao hơn và thu lãi lớn hơn. Vì nhà neo người, ông quyết định bán buôn tại vườn. Đầu mùa bán được giá trên 30.000/kg. Hiện đang vào chính vụ, thương lái mua buôn vườn nhãn của ông với giá 22.000 đồng/kg.
Với sản lượng khoảng 15 tấn, vườn nhãn của ông Bền năm nay cho doanh thu gần 400 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Bền (xã Đông Kết, Khoái Châu) cho biết, vài năm trở lại đây, người dân Khoái Châu tận dụng tất cả đất canh tác (đất ruộng) để trồng nhãn.
“Gia đình tôi trồng hơn 1ha nhãn, năm nay cho sản lượng gần 15 tấn. Vài năm nay, nhãn Hưng Yên được ưa chuộng, thương lái đánh ôtô về tận vườn để tìm mua nhãn xuất đi nhiều nơi, nên chúng tôi không phải vất vả đi bán từng cân như trước. Hai ngày qua, khi nhãn bắt đầu vào mùa, hàng chục thương lái tìm đến vườn trả giá 22.000 đồng/kg. Nếu bán buôn với giá này, gia đình cũng thu về hơn 400 triệu đồng”- ông Bền chia sẻ.
Ở các xã An Cảnh, Hàm Tử (huyện Khoái Châu) nhiều gia đình trồng đến hàng chục héc ta nhãn, ước tính sản lượng khoảng 50 tấn, mang lại nguồn thu hàng tỉ đồng. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ nhãn.

Những thanh niên khỏe sẽ trèo lên cây hái nhãn. Phụ nữ ngồi phía dưới gốc để xếp nhãn gọn gàng vào thùng, rồi cân buôn cho các thương lái.
Những thanh niên khỏe sẽ trèo lên cây hái nhãn. Phụ nữ ngồi phía dưới gốc để xếp nhãn gọn gàng vào thùng, rồi cân buôn cho các thương lái.
Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua có rất nhiều loại nhãn không rõ nguồn gốc xuất xứ gắn “mác” nhãn lồng Hưng Yên. Trong khi hiện tại, nhãn lồng mới vào mùa chín rộ.
Chia sẻ về cách phân biệt nhãn Hưng Yên với các giống nhãn khác trên thị trường, ông Đặng Văn Chỉnh (xã Tứ Dân, Khoái Châu) cho biết: Nhãn lồng Hưng Yên có vỏ màu vàng sậm tự nhiên, cùi giòn, hạt nhỏ đen nháy, mùi thơm tự nhiên, đáy có hai dẻ cùi lồng xếp khít vào nhau. Nhãn lồng chín rộ vào thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9 dương lịch.

Vài năm nay, thương lái tìm về tận vườn mua nhãn lồng, người dân không phải lo khâu tiêu thụ như trước.
Vài năm nay, thương lái tìm về tận vườn mua nhãn lồng, người dân không phải lo khâu tiêu thụ như trước.

Nhãn được xếp gọn gàng vào các thùng xốp, được thương lái mang đi xuất ở lên Hà Nội, vào TPHCM.
Nhãn được xếp gọn gàng vào các thùng xốp, được thương lái mang đi xuất ở lên Hà Nội, vào TPHCM.
Theo Báo Lao động

Chủ tịch tỉnh Lào Cai chuẩn bị hầu toà 3 vụ người dân khởi kiện trong một ngày!

Dân trí Liên quan đến vụ việc thu hồi đất tại phường Kim Tân - TP Lào Cai, Chủ tịch UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã bị người dân khởi kiện ra toà. TAND tỉnh Lào Cai đã quyết định đưa cả 3 vụ kiện ra xét xử vào ngày mai 22/8.
 >> Thẩm phán nói lý do hoãn xử vụ dân kiện Chủ tịch tỉnh Lào Cai ra toà
 >> Dân khởi kiện, Toà thay đổi tư cách tố tụng của Chủ tịch TP Lào Cai và Chủ tịch tỉnh Lào Cai
 >> Luật sư “kêu cầu” quyền lợi cho dân, Bí thư tỉnh uỷ chuyển công văn đề nghị Uỷ ban tỉnh Lào Cai giải quyết

Vụ án thứ nhất, theo thông báo số 421/2017/TB-TA của TAND tỉnh Lào Cai, vụ án khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, người khởi kiện là bà Phạm Thị Nghĩa, tổ 54, phường Kim Tân, TP Lào Cai với người bị kiện gồm:
UBND TP Lào Cai, người đại diện theo pháp luật là ông Lê Quang Minh - Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (ông Đặng Xuân Phong), người đại diện theo uỷ quyền ra toà thay ông Phong là ông Lê Ngọc Hưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Cả 3 vụ án người dân khởi kiện Chủ tịch tỉnh Lào Cai và Chủ tịch TP Lào Cai sẽ được TAND tỉnh Lao Cai đưa ra xét xử vào ngày mai 22/8.
Cả 3 vụ án người dân khởi kiện Chủ tịch tỉnh Lào Cai và Chủ tịch TP Lào Cai sẽ được TAND tỉnh Lao Cai đưa ra xét xử vào ngày mai 22/8.
Phiên toà này sẽ được mở vào 7h30 sáng ngày mai 22/8 tại trụ sở TAND tỉnh Lào Cai với thẩm phán, chủ toạ phiên toà là ông Phùng Chí Thiện, đại diện VKSND tỉnh Lào Cai là kiểm sát viên Nguyễn Thị Phượng.
Vụ án thứ hai, theo thông báo số 423/2017/TB-TA của TAND tỉnh Lào Cai, vụ án khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, người khởi kiện là ông Phạm Văn Kha, tổ 54, phường Kim Tân, TP Lào Cai với người bị kiện gồm:
UBND TP Lào Cai, người đại diện theo pháp luật là ông Lê Quang Minh - Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (ông Đặng Xuân Phong), người đại diện theo uỷ quyền ra toà thay ông Phong là ông Lê Ngọc Hưng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Phiên toà này sẽ được mở vào 9h30 sáng ngày mai 22/8 tại trụ sở TAND tỉnh Lào Cai với thẩm phán, chủ toạ phiên toà là ông Phùng Chí Thiện, đại diện VKSND tỉnh Lào Cai là kiểm sát viên Nguyễn Thị Phượng.
Vụ án thứ ba, theo thông báo số 420/2017/TB-TA của TAND tỉnh Lào Cai, vụ án khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, người khởi kiện là bà Phạm Thị Nga, tổ 54, phường Kim Tân, TP Lào Cai với người bị kiện gồm:
UBND TP Lào Cai, người đại diện theo pháp luật là ông Lê Quang Minh - Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND TP Lào Cai, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (ông Đặng Xuân Phong), người đại diện theo uỷ quyền ra toà thay ông Phong là ông Lê Ngọc Hưng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Phiên toà này sẽ được mở vào 13h30 chiều ngày mai 22/8 tại trụ sở TAND tỉnh Lào Cai với thẩm phán, chủ toạ phiên toà là bà Trần Thị Khánh Vân, đại diện VKSND tỉnh Lào Cai là kiểm sát viên Nguyễn Thị Phượng.
Như vậy, trong cả 3 vụ án người dân khởi kiện ra toà với đích danh Chủ tịch UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, tuy nhiên, ông Đặng Xuân Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và ông Lê Quang Minh - Chủ tịch UBND TP Lào Cai đều uỷ quyền cho cấp phó dự toà thay vào ngày mai.

“Đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất” của gia đình ông Phạm Văn Hường được ông Doãn Văn Đà (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển năm 1984 xác nhận) và ông Hoàng Văn Tào - Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai đóng dấu xác nhận ngày 19/07/2000.
“Đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất” của gia đình ông Phạm Văn Hường được ông Doãn Văn Đà (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển năm 1984 xác nhận) và ông Hoàng Văn Tào - Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai đóng dấu xác nhận ngày 19/07/2000.
Trước đó, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra thông báo thay đổi tư cách tham gia tố tụng của chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trong vụ kiện của người dân. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai là đối tượng bị khởi kiện trong vụ án hành chính và không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Phiên toà xét xử vụ án người dân khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Chủ tịch UBND TP Lào Cai được chốt lịch xử vào ngày 25/7. Tuy nhiên, phiên toà đã bị tạm hoãn.
Liên quan đến vụ việc người dân bị thu hồi đất đã khai hoang và sinh sống ổn định từ năm 1984 và được chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai (nay là phường Kim Tân, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) xác nhận nhưng khi bị thu hồi không được không bồi thường hỗ trợ tái định cư thỏa đáng, Báo Dân trí đã thông tin trong nhiều bài viết.
Theo thông tin vụ việc thì ngày 19/06/2014, UBND TP Lào Cai lần lượt ban hành các Quyết định số: 1996/QĐ-UBND, 1997/QĐ-UBND và 1999/QĐ- UBND thu hồi đất đối với ông Phạm Văn Kha, bà Phạm Thị Nghĩa và bà Phạm Thị Nga. Sau khi ban hành các quyết định thu hồi đất của 03 ông bà trên UBND TP. Lào Cai đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ công trình. Cho rằng Quyết định số 79/QĐ-UBND của UBND TP Lào Cai là chưa thỏa đáng, chưa đúng với quy định của pháp luật cả 03 ông bà trên đã khiếu nại đến chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Không đống ý với các nội dung giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cả 03 ông bà trên đồng loạt khởi kiện.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế

Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn

Tác giả: FB Hoàng Hải Vân 

Tôi hỏi ông Ẩn : Ai là tướng lĩnh giỏi nhất quân đội Việt Nam Cộng hòa ? Ông nói ngay : Nguyễn Văn Thiệu. Ông Ẩn quen biết cựu Tổng thống VNCH khi ông Thiệu còn là trung tá. Chính ông đã làm thủ tục đưa trung tá Thiệu đi học quân sự ở Mỹ. Ông kể, khi khám sức khỏe để bổ sung hồ sơ đi học, ông Thiệu bị đau răng. Viên thiếu tá quân y bảo với ông Thiệu, muốn có hồ sơ sức khỏe tốt thì tại Quân y viện cái răng đó phải nhổ bỏ, nếu muốn giữ cái răng thì phải đến phòng nha khoa tư của chính viên sĩ quan quân y này. Ông Ẩn khuyên ông Thiệu rằng cái răng còn giữ được thì nên tốn một ít tiền để giữ cái răng, nhưng ông Thiệu dứt khoát : “Không phải tôi sợ tốn tiền mà tôi không thể chấp nhận một sĩ quan lợi dụng việc công để tư lợi thối nát như nó”. Hôm sau ông Thiệu đến Quân y viện nhổ phắt cái răng. Kể lại chuyện đó, ông Ẩn kết luận : “Ông Thiệu là người cương trực”. (Hoàng Hải Vân)
.KD: Bài viết về một nhân vật lịch sử của “Bên thua cuộc”, chắc chắn có nhiều điều có thể gây ra những nhận thức, đặc biệt tâm lý, tình cảm khác nhau. Nhưng chủ Blog tin ở hai con người: 1- Ông Phạm Xuân Ẩn, một người CS yêu nước, yêu dân tộc mà mình kính trọng thực sự. 2) Hoàng Hải Vân là một nhà báo có tên tuổi và tư cách.
.Vì vậy mình xin đưa lại bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân, như một cách mở rộng thông tin, có thêm cái nhìn khách quan trong việc đánh giá về một nhân vật lịch sử. Sự tôn trọng sự thật lịch sử chính là tầm văn hóa và tư cách cần có- dù bất cứ ở phe phái nào
———————–  
20th century — Nguyen Van Thieu speaks behind a bank of microphones. Thieu was the president of the Republic of Vietnam from 1967 until 1975, when North Vietnam took control. — Image by © CORBIS
Để khỏi phải nói qua nói lại với một số còm men có thể có xung quanh cái tút này, tôi xin có vài lời lưu ý : Việc mô tả các tướng tá chính khách Việt Nam cộng hòa, trong đó có ông Nguyễn Văn Thiệu, là đám ngụy tề tay sai bất tài tham nhũng đồi bại trên sách báo từ lâu chẳng những không có tác dụng “tuyên truyền giáo dục” gì mà còn hạ thấp chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Thắng một đám bất tài vô lại thì có gì đáng tự hào đâu mà gọi là chiến thắng vĩ đại! Nhưng nói thật để để cao chiến thắng trong một thời gian dài trên sách báo chính thống là chuyện không hề dễ.
Loạt ký sự về Phạm Xuân Ẩn đăng trên Thanh Niên năm 2001 lẽ ra có 53 kỳ, nhưng có 1 kỳ không đăng được do Tổng Biên tập đi vắng. Nó có tựa đề là “Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn”. Vì là câu chuyện “nhạy cảm”, nên tôi gọi cho anh Nguyễn Công Khế, phân tích cho anh nghe Thanh Niên có thể gặp phản ứng gì từ nội dung bài báo, anh bảo đợi anh về xem kỹ lại trước khi đăng. Nhưng không đợi được, loạt Ký sự phải đăng liên tục hàng ngày, nên bài này phải gác lại rồi trôi luôn.
Bản thảo bài báo tôi không còn giữ, sau này tôi đã lấy từ đó vài chi tiết để lồng vào bài báo “Tầm vóc Phạm Xuân Ẩn” đăng trên Thanh Niên số Xuân, đó là bài báo cuối cùng tôi viết về ông Ẩn mà ông được đọc. Nay xin viết lại câu chuyện này.
Tôi hỏi ông Ẩn : Ai là tướng lĩnh giỏi nhất quân đội Việt Nam Cộng hòa ? Ông nói ngay : Nguyễn Văn Thiệu. Ông Ẩn quen biết cựu Tổng thống VNCH khi ông Thiệu còn là trung tá. Chính ông đã làm thủ tục đưa trung tá Thiệu đi học quân sự ở Mỹ. Ông kể, khi khám sức khỏe để bổ sung hồ sơ đi học, ông Thiệu bị đau răng. Viên thiếu tá quân y bảo với ông Thiệu, muốn có hồ sơ sức khỏe tốt thì tại Quân y viện cái răng đó phải nhổ bỏ, nếu muốn giữ cái răng thì phải đến phòng nha khoa tư của chính viên sĩ quan quân y này. Ông Ẩn khuyên ông Thiệu rằng cái răng còn giữ được thì nên tốn một ít tiền để giữ cái răng, nhưng ông Thiệu dứt khoát : “Không phải tôi sợ tốn tiền mà tôi không thể chấp nhận một sĩ quan lợi dụng việc công để tư lợi thối nát như nó”. Hôm sau ông Thiệu đến Quân y viện nhổ phắt cái răng. Kể lại chuyện đó, ông Ẩn kết luận : “Ông Thiệu là người cương trực”.
Theo ông Ẩn thì ông Thiệu không chỉ là một tướng tài mà còn là người làm chính trị khôn khéo. Ông nói, Mỹ chọn Nguyễn Văn Thiệu không sai chút nào. Chính trường Sài Gòn sau khi ông Diệm sụp đổ đảo chính diễn ra triền miên, khi chọn Nguyễn Văn Thiệu rồi, người Mỹ ngăn chặn tất cả các cuộc đảo chính từ trong trứng nước. Họ đã bảo vệ ông Thiệu tới cùng, ngay cả trước nguy cơ sụp đổ, đại sứ Graham Martin và người phụ trách CIA ở Sài Gòn vẫn tìm mọi cách thuyết phục Quốc hội Mỹ không bỏ rơi ông Thiệu, kể cả việc bưng bít thông tin tình báo, chỉ báo cáo những tin tức có lợi cho ông Thiệu. Dù những nỗ lực đó không thuyết phục được Quốc hội, nhưng đến ngày 26-4-1975, ngày Nguyễn Văn Thiệu di tản, Mỹ đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động quân sự và mọi cuộc di tản, ngoài máy bay chở ông Thiệu, tất cả máy bay đều không được cất cánh trên bầu trời miền Nam để bảo vệ an toàn cho ông Thiệu. Ông Ẩn bảo : “Nguyễn Văn Thiệu đã chửi oan người Mỹ, thực ra họ đã cố gắng đến cùng”.
Hiểu rất rõ Nguyễn Văn Thiệu cũng như nắm chắc diễn biến chính trị trong nội bộ nước Mỹ nên ông Ẩn đã cung cấp 2 thông tin tình báo quan trọng nhất vào giai đoạn cuối của chiến tranh : Nguyễn Văn Thiệu không thi hành Hiệp định Paris và dù quân đội Sài Gòn có thua trận thì Mỹ vẫn không đem quân vào.
Cần biết, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, phía Quân giải phóng đã tin Chính quyền Sài Gòn sẽ thi hành Hiệp định nên đã lơ là mất cảnh giác, tin tức tình báo mà ông Ẩn gửi về đã không được coi trọng, nên vùng đất của Quân giải phóng bị thu hẹp dần do quân đội Sài Gòn lấn chiếm, trừ Quân khu 9 do ông Lê Đức Anh làm Tư lệnh. Ông Lê Đức Anh đánh giá cao tin tức tình báo từ Phạm Xuân Ẩn nên đã không để mất đất. Còn tin tức khẳng định Mỹ không đem quân sang đã giúp cho Tổng hành dinh kháng chiến hạ quyết tâm tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Và điều lạ lùng là, cũng giống như Sở Mật vụ của ông Trần Kim Tuyến, Đặc ủy Trung ương Tình báo chính quyền Sài Gòn thời ông Thiệu vẫn không mặn mà với chuyện chống Cộng. Nhiệm vụ chính của nó vẫn là “chống Mỹ”, theo nghĩa là tập trung theo dõi mọi động thái của người Mỹ nhằm đề phòng người Mỹ tiến hành đảo chính. Ông Ẩn là người được mời tham gia làm tư vấn thành lập cái Đặc ủy đó, người của Đặc ủy coi ông là “người nhà” nên không có cái gì của nó mà ông không biết.
Cũng vào những năm cuối của chiến tranh, trong những tài liệu ông Ẩn gửi về Tổng hành dịnh có bản “Kế hoạch bảo vệ Sài Gòn”, một kế hoạch được ông Thiệu giao cho Tổng Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo Nguyễn Khắc Bình cùng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Sài gòn Gia định Nguyễn Văn Minh và một số tướng lĩnh thân tín ở Bộ Tổng Tham mưu phối hợp thực hiện. Kèm theo tài liệu là nhận định của ông Ẩn : “Thời gian này Nguyễn Văn Thiệu không muốn các đơn vị quân đội tập trung nhiều ở Sài Gòn vì sợ đảo chính, nên đây thực chất là kế hoạch chống đảo chính nhiều hơn là đối phó với sự tấn công của quân giải phóng”.
Xin nói thêm, trong loạt ký sự về Phạm Ngọc Thảo đã đăng trên Thanh Niên, tôi có phân tích về nguyên nhân cái chết của Phạm Ngọc Thảo. Ông Thảo chết là do Nguyễn Văn Thiệu cho người sát hại, nhưng vì sao rất nhiều cán bộ cao cấp của “Việt Cộng” bị bắt bị đày ra Côn Đảo nhưng Nguyễn Văn Thiệu không giết mà lại giết Phạm Ngọc Thảo ? Câu trả lời là : Phạm Ngọc Thảo bị giết là bởi Nguyễn Văn Thiệu không tin Phạm Ngọc Thảo là cộng sản, nếu tin Phạm Ngọc Thảo là cộng sản thì Nguyễn Văn Thiệu đã không giết Phạm Ngọc Thảo. Lại thêm một câu hỏi nữa, vì sao như vậy ? Câu trả lời là : Nguyễn Văn Thiệu không sợ cộng sản mà chỉ sợ một đối thủ không cộng sản được người Mỹ và Giáo hội Công giáo hậu thuẫn.
Nguyễn Văn Thiệu là người như thế đó. Thắng một người có tầm cỡ như thế mới thật sự là thắng lợi vinh quang vĩ đại chứ. Ngày xưa Tào Tháo công khai ca ngợi Tôn Quyền trước mặt các tướng sĩ của mình, Tư Mã Ý nhiều lần ngửa mặt than trước ba quân “Ta không bằng Gia Cát Lượng”, lịch sử cũng chẳng vì vậy mà đặt Tào Tháo và Tư Mã Ý xuống dưới Trọng Mưu và Khổng Minh.

Phát hiện bất ngờ về hệ thống thương mại cách đây 4.500 năm ở Việt Nam

Gần đây, các nhà khảo cổ Australia đã phát hiện một mạng lưới tuyến đường thương mại rộng lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có niên đại từ 3.000-4.500 năm trước.

Việt Nam, thuong mai, co xua,
Các nhà khảo cổ tại địa điểm khai quật Rạch Núi. (Ảnh: ANU)
Một nghiên cứu mới cho thấy một số khu định cư dọc theo vùng hạ lưu sông Mê Kong thuộc miền Nam Việt Nam từng là một phần của hệ thống thương mại phức tạp, nơi các mặt hàng được sản xuất với khối lượng lớn và được giao thương trên hàng trăm cây số.
Nhà nghiên cứu hàng đầu TS. Catherine Frieman thuộc Trường nghiên cứu Khảo cổ và Nhân chủng học ANU cho biết, khám phá này đã làm thay đổi đáng kể những gì đã biết về nền văn hoá cổ xưa ở Việt Nam.
TS. Frieman nói: “Chúng tôi đã từng biết về một số đồ tạo tác được vận chuyển đến nhiều nơi, nhưng khám phá này chứng minh cho một mạng lưới thương mại lớn, bao gồm cả công cụ sản xuất và những kiến thức về công nghệ. Đó là một chuyện hoàn toàn khác”.
“Đây không phải trường hợp con người sản xuất một vài thứ để phục vụ nhu cầu của họ. Mà đó là một hoạt động chính trong cuộc sống hàng ngày”.
Việt Nam, thuong mai, co xua,
Đầu rìu bằng đá ở khu Rạch Núi, khoảng 3.000 năm tuổi. (Ảnh: commons.wikimedia.org)
Khám phá này đã được thực hiện sau khi TS. Frieman, một chuyên gia về công cụ bằng đá cổ, được giới thiệu về một bộ sưu tập các vật dụng bằng đá do các nhà nghiên cứu phát hiện tại một địa điểm có tên là Rạch Núi ở miền Nam Việt Nam.
TS. Frieman đã tìm thấy một viên sa thạch dùng để làm các công cụ như rìu đá được cho là sản xuất từ mỏ đá nằm cách đó hơn 80 km ở thượng lưu thung lũng sông Đồng Nai.
Bà nói: “Khu vực Rạch Núi không có tài nguyên đá, vì vậy người dân phải nhập khẩu đá và tự sản xuất ra các công cụ. Những người này đã trở thành những chuyên gia về công cụ bằng đá mặc dù họ không sống gần mỏ đá”.
Phillip Piper thuộc Trường Khảo cổ và Nhân chủng học ANU, một chuyên gia về khảo cổ học, người đang sắp xếp quá trình chuyển đổi từ cộng đồng săn bắn hái lượm sang khu định cư nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, nói: “Việt Nam có nhiều khu khảo cổ đặc biệt có giá trị, cung cấp thông tin quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới giao thương trong khu vực Đông Nam Á”.
Các tuyến đường thương mại mới được phát hiện giúp con người ngày nắm rõ hơn về quá trình chuyển đổi từ cộng đồng săn bắn hái lượm sang khu định cư nông nghiệp tại khu vực miền Nam Việt Nam.
“Ở miền Nam Việt Nam, có rất nhiều di tích khảo cổ thời kỳ đồ đá mới tương đối gần nhau, chúng biểu hiện sự khác biệt đáng kể trong văn hoá vật thể, phương pháp xây dựng khu định cư và lối sinh hoạt”.
Việt Nam, thuong mai, co xua,
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long cách đây 4.500 năm đã hình thành mạng lưới buôn bán phức tạp. (Ảnh minh họa: kenhtructiep.net)
Điều này cho thấy các cộng đồng đã lập nên các khu định cư ven bờ dọc theo các nhánh sông khác nhau, sau đó nhanh chóng phát triển thành một hệ thống xã hội, văn hóa và thương mại mang tính cộng đồng.
“Có nhiều mạng lưới buôn bán phức tạp xuất hiện giữa các cộng đồng dân cư ở Việt Nam. Một vài mạng lưới là kết quả của việc vận chuyển nguyên liệu và sản xuất trên một quãng đường dài”, TS. Frieman nói.
Hoàng An biên dịch