VOV.VN - “Chúng tôi sẽ phối hợp cơ quan điều tra làm đến cùng để rõ “tình ngay lý gian”, anh Quang có vi phạm gì không hay bên cạnh đó còn vấn đề gì”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này khi trả lời báo chí chiều 3/10, liên quan việc ông Nguyễn Xuân Quang - Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường mất trộm 385 triệu đồng khi đi thanh tra tại tỉnh Long An.
Ông Trần Hồng Hà chia sẻ, ngành phụ trách 8 lĩnh vực rất gần cuộc sống và được người dân, DN rất quan tâm. Do vậy, nếu không có quy định pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, công khai, minh bạch cũng như giáo dục cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công tác quản lý thì rất dễ nhiều cán bộ sa ngã, có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu...
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 3/10
Trong thời gian qua, tất cả lĩnh vực nói chung, trong đó có lĩnh vực tài nguyên – môi trường thì Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm để có quy định những điều đảng viên không được làm, rồi quy định pháp luật... tạo môi trường công khai minh bạch, làm rõ trách nhiệm công chức, viên chức và phòng ngừa xảy ra tình trạng nhũng nhiễu.
Những vụ việc như ở Yên Bái, rồi Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị mất tiền thì cơ quan chức năng đang làm rõ và chờ kết luận cuối cùng mới có thể đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, về quan điểm, nếu có đủ chứng cứ cho thấy cán bộ có hành vi sách nhiễu, vi phạm, trục lợi thì xử lý nghiêm theo pháp luật, không trừ một ai.
“Trường hợp anh Quang, tôi được báo cáo, khi cơ quan điều tra đến kiểm tra hiện trường và theo văn bản thì chỉ thể hiện mất bao nhiêu, còn lại cái gì chứ không có thông tin nào nói là phong bì bóc dở...”- ông Trần Hồng Hà cho biết, đồng thời nhấn mạnh sẽ xử lý không trừ một ai nếu có vi phạm, kể cả người lợi dụng đưa thông tin thất thiệt.
“Có một số thông tin nói anh Quang nhũng nhiễu, gây ra việc này khác, về góc độ cơ quan nhà nước, tôi chưa nhận được phản ứng nào của doanh nghiệp mà anh Quang thanh tra, kiểm tra rồi sau đó kết luận. Tôi nói với anh em, nếu có bằng chứng hãy gửi cho tôi, tôi sẽ xem xét và cử đoàn đến kiểm tra lại để trên cơ sở đó đánh giá” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường cũng lưu ý, mọi đánh giá phải công khai, công bằng, khách quan, tránh suy diễn, suy đoán vì không chỉ ảnh hưởng uy tín của cán bộ mà còn ảnh hưởng uy tín của cơ quan Nhà nước.
“Chúng tôi sẽ phối hợp cơ quan điều tra làm đến cùng để xem tình ngay lý gian thế nào, anh Quang có vi phạm gì không hay bên cạnh đó còn có vấn đề gì nữa và không trừ một ai, ai vi phạm đều phải xử lý” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này khi trả lời báo chí chiều 3/10, liên quan việc ông Nguyễn Xuân Quang - Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường mất trộm 385 triệu đồng khi đi thanh tra tại tỉnh Long An.
Ông Trần Hồng Hà chia sẻ, ngành phụ trách 8 lĩnh vực rất gần cuộc sống và được người dân, DN rất quan tâm. Do vậy, nếu không có quy định pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, công khai, minh bạch cũng như giáo dục cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công tác quản lý thì rất dễ nhiều cán bộ sa ngã, có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu...
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 3/10 |
Trong thời gian qua, tất cả lĩnh vực nói chung, trong đó có lĩnh vực tài nguyên – môi trường thì Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm để có quy định những điều đảng viên không được làm, rồi quy định pháp luật... tạo môi trường công khai minh bạch, làm rõ trách nhiệm công chức, viên chức và phòng ngừa xảy ra tình trạng nhũng nhiễu.
Những vụ việc như ở Yên Bái, rồi Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị mất tiền thì cơ quan chức năng đang làm rõ và chờ kết luận cuối cùng mới có thể đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, về quan điểm, nếu có đủ chứng cứ cho thấy cán bộ có hành vi sách nhiễu, vi phạm, trục lợi thì xử lý nghiêm theo pháp luật, không trừ một ai.
“Trường hợp anh Quang, tôi được báo cáo, khi cơ quan điều tra đến kiểm tra hiện trường và theo văn bản thì chỉ thể hiện mất bao nhiêu, còn lại cái gì chứ không có thông tin nào nói là phong bì bóc dở...”- ông Trần Hồng Hà cho biết, đồng thời nhấn mạnh sẽ xử lý không trừ một ai nếu có vi phạm, kể cả người lợi dụng đưa thông tin thất thiệt.
“Có một số thông tin nói anh Quang nhũng nhiễu, gây ra việc này khác, về góc độ cơ quan nhà nước, tôi chưa nhận được phản ứng nào của doanh nghiệp mà anh Quang thanh tra, kiểm tra rồi sau đó kết luận. Tôi nói với anh em, nếu có bằng chứng hãy gửi cho tôi, tôi sẽ xem xét và cử đoàn đến kiểm tra lại để trên cơ sở đó đánh giá” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường cũng lưu ý, mọi đánh giá phải công khai, công bằng, khách quan, tránh suy diễn, suy đoán vì không chỉ ảnh hưởng uy tín của cán bộ mà còn ảnh hưởng uy tín của cơ quan Nhà nước.
“Chúng tôi sẽ phối hợp cơ quan điều tra làm đến cùng để xem tình ngay lý gian thế nào, anh Quang có vi phạm gì không hay bên cạnh đó còn có vấn đề gì nữa và không trừ một ai, ai vi phạm đều phải xử lý” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định./.
Bộ trưởng Tài nguyên: 'Ai có bằng chứng Cục phó nhũng nhiễu hãy báo cho tôi'
Ông Trần Hồng Hà nói sự việc liên quan đến việc Cục phó mất tiền "cần công khai nhưng phải công bằng, không nên suy đoán".
Chiều 3/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và lãnh đạo một số bộ ngành đã trả lời các vấn đề báo chí quan tâm tại cuộc thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.
Về việc ông Nguyễn Xuân Quang - Cục phó Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, mất gần 400 triệu đồng tại một khách sạn ở Long An, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan chức năng của Bộ đã tiến hành các công việc cần thiết, thông tin cụ thể về sự việc tới báo chí.
"Quan điểm của Bộ là bất kỳ cán bộ nào sách nhiễu, lợi dụng trục lợi thì xử lý nghiêm theo pháp luật. Trường hợp ông Quang, sau khi công an làm việc, biên bản của công an chỉ xác minh mất bao nhiêu, còn lại thế nào, không có ý nào về việc có phong bì bóc dở. Nhưng nếu sau điều tra mà thấy vi phạm, ông Quang cũng sẽ bị xử lý nghiêm", ông Hà nói.
Bộ trưởng Tài nguyên cũng khẳng định chưa nhận được phản ứng hay thông tin nào về việc ông Quang nhũng nhiễu khi đi công tác, "nếu ai có bằng chứng thì cung cấp cho Bộ trưởng".
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Ai có bằng chứng cán bộ nhũng nhiễu hãy gửi cho tôi. Ảnh: Võ Hải
Theo ông, mọi việc công khai nhưng phải công bằng, khách quan, không nên suy đoán khi chưa có kết luận, vì không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ông Quang mà còn tổ chức. "Bộ sẽ đi đến cùng xem có tình ngay lý gian, có vấn đề nào khác không", ông Hà nói.
Cục phó Nguyễn Xuân Quang khẳng định mang tiền vào Long An để mua đất. Ảnh: Võ Hải
Trước đó ngày 27/9, Cục phó Nguyễn Xuân Quang báo bị mất gần 400 triệu đồng tại khách sạn ở Long An. Thời điểm này, ông đang làm trưởng đoàn thanh tra môi trường với 30 doanh nghiệp trên địa bàn, dự kiến kéo dài từ 21/9 đến 11/10.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đã yêu cầu Tổng cục trưởng Môi trường báo cáo vụ việc.
Cùng thời điểm, ông Quang đã tạm dừng thanh tra tại Long An, về Hà Nội “giải quyết công việc". Báo cáo giải trình, ông Quang khẳng định số tiền trên là của gia đình, ông mang theo với mục đích góp tiền mua đất.
Ngày 2/10, Tổng cục Môi trường phát đi thông cáo cử người khác làm Trưởng đoàn thay ông Quang và tiếp tục thanh tra tại một số tỉnh Tây Nam Bộ như kế hoạch. Cùng ngày, cơ quan công an cho hay, đã khởi tố vụ án Trộm cắp tài sản, sau khi ông Nguyễn Xuân Quang báo mất gần 400 triệu đồng.
"Không có vùng cấm trong kiểm tra cán bộ lãnh đạo"
Trước câu hỏi của báo chí liên quan tới việc nhiều cán bộ cấp cao dính sai phạm trong các vụ án kinh tế lớn như Phạm Công Danh, OceanBank..., Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định quan điểm của Đảng, Chính phủ là "quyết tâm chống tham nhũng và tiêu cực".
"Tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư, của Chính phủ là xem xét thanh tra, kiểm tra, xử lý đúng người, đúng tội, không có vùng cấm", ông nói.
Người phát ngôn của Chính phủ thông tin thêm, việc phát hiện sai phạm của cán bộ cấp cao trong các vụ án kinh tế là bài học đắt giá về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, do trong thời điểm nào đó chưa quản lý hết, chưa đánh giá kỹ lưỡng.
"Trong điều hành ở chỗ này, chỗ khác khi phát hiện các vụ việc tiêu cực thì phải xác minh, kết luận trách nhiệm cá nhân sai phạm, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu. Tất cả nội dung này được công khai", Bộ trưởng Dũng chia sẻ.
Kỷ luật Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng không ảnh hưởng đến tổ chức APEC
Báo chí nêu câu hỏi về việc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa bị đề nghị kỷ luật, Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ thì đã bị cảnh cáo, liệu có ảnh hưởng đến việc tổ chức APEC tại địa phương này hay không? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: "Việc này không ảnh hưởng đến tổ chức APEC vào tháng 11 tới".
Theo ông Dũng, Hội nghị APEC sẽ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ và nhiều lãnh đạo các nền kinh tế khác, do vậy Việt Nam phải tổ chức tốt, đúng vai trò là nước đăng cai.
Ông Dũng nhấn mạnh câu hỏi của báo chí đề cập đến hai việc khác nhau. Trong đó, xem xét và công bố kỷ luật cán bộ được cơ quan chức năng thực hiện theo quy định; còn tổ chức APEC đã được các cơ quan chức năng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tính toán đảm bảo mọi việc.
Quy hoạch Ga Hà Nội sẽ được xem xét cẩn thận
Về đề xuất quy hoạch Ga Hà Nội, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết chính quyền Thủ đô đang lấy ý kiến các Bộ ngành, trong đó có Bộ Giao thông.
Quan điểm của Bộ là việc quy hoạch phân khu chức năng trong quy hoạch đô thị là cần thiết. Riêng đối với Hà Nội và TP HCM thì các hạ tầng đang quá tải. Vì vậy, trong giao thông phải xem xét mật độ người sống khu vực đó, đất dành cho giao thông thế nào, mật độ đường... Cụ thể, Bộ kiến nghị đất dành cho giao thông Hà Nội, TP HCM phải là trên 20% (theo quy định là 17%, hiện tại TP HCM chỉ có 7-8%).
Theo ông Đông, ga Hà Nội là ga trung tâm liên vận quốc tế và đầu mối giao thông kết nối nên phải xem xét mật độ hành khách tham gia. "Thủ tướng đã yêu cầu là phải quy hoạch ga Hà Nội và vùng lân cận một cách thận trọng để đảm bảo phát triển bền vững", ông Đông nói.
Chính quyền Thủ đô đang lấy ý kiến các bộ ngành về quy hoạch ga Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Giữa tháng 9, Hà Nội xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200 m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng. Hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số mỗi năm nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người.
Hoàng Thuỳ - Anh Min
h
Chiều 3/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và lãnh đạo một số bộ ngành đã trả lời các vấn đề báo chí quan tâm tại cuộc thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.
Về việc ông Nguyễn Xuân Quang - Cục phó Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, mất gần 400 triệu đồng tại một khách sạn ở Long An, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan chức năng của Bộ đã tiến hành các công việc cần thiết, thông tin cụ thể về sự việc tới báo chí.
"Quan điểm của Bộ là bất kỳ cán bộ nào sách nhiễu, lợi dụng trục lợi thì xử lý nghiêm theo pháp luật. Trường hợp ông Quang, sau khi công an làm việc, biên bản của công an chỉ xác minh mất bao nhiêu, còn lại thế nào, không có ý nào về việc có phong bì bóc dở. Nhưng nếu sau điều tra mà thấy vi phạm, ông Quang cũng sẽ bị xử lý nghiêm", ông Hà nói.
Bộ trưởng Tài nguyên cũng khẳng định chưa nhận được phản ứng hay thông tin nào về việc ông Quang nhũng nhiễu khi đi công tác, "nếu ai có bằng chứng thì cung cấp cho Bộ trưởng".
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Ai có bằng chứng cán bộ nhũng nhiễu hãy gửi cho tôi. Ảnh: Võ Hải
|
Theo ông, mọi việc công khai nhưng phải công bằng, khách quan, không nên suy đoán khi chưa có kết luận, vì không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ông Quang mà còn tổ chức. "Bộ sẽ đi đến cùng xem có tình ngay lý gian, có vấn đề nào khác không", ông Hà nói.
Cục phó Nguyễn Xuân Quang khẳng định mang tiền vào Long An để mua đất. Ảnh: Võ Hải
|
Trước đó ngày 27/9, Cục phó Nguyễn Xuân Quang báo bị mất gần 400 triệu đồng tại khách sạn ở Long An. Thời điểm này, ông đang làm trưởng đoàn thanh tra môi trường với 30 doanh nghiệp trên địa bàn, dự kiến kéo dài từ 21/9 đến 11/10.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đã yêu cầu Tổng cục trưởng Môi trường báo cáo vụ việc.
Cùng thời điểm, ông Quang đã tạm dừng thanh tra tại Long An, về Hà Nội “giải quyết công việc". Báo cáo giải trình, ông Quang khẳng định số tiền trên là của gia đình, ông mang theo với mục đích góp tiền mua đất.
Ngày 2/10, Tổng cục Môi trường phát đi thông cáo cử người khác làm Trưởng đoàn thay ông Quang và tiếp tục thanh tra tại một số tỉnh Tây Nam Bộ như kế hoạch. Cùng ngày, cơ quan công an cho hay, đã khởi tố vụ án Trộm cắp tài sản, sau khi ông Nguyễn Xuân Quang báo mất gần 400 triệu đồng.
"Không có vùng cấm trong kiểm tra cán bộ lãnh đạo"
Trước câu hỏi của báo chí liên quan tới việc nhiều cán bộ cấp cao dính sai phạm trong các vụ án kinh tế lớn như Phạm Công Danh, OceanBank..., Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định quan điểm của Đảng, Chính phủ là "quyết tâm chống tham nhũng và tiêu cực".
"Tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư, của Chính phủ là xem xét thanh tra, kiểm tra, xử lý đúng người, đúng tội, không có vùng cấm", ông nói.
Người phát ngôn của Chính phủ thông tin thêm, việc phát hiện sai phạm của cán bộ cấp cao trong các vụ án kinh tế là bài học đắt giá về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, do trong thời điểm nào đó chưa quản lý hết, chưa đánh giá kỹ lưỡng.
"Trong điều hành ở chỗ này, chỗ khác khi phát hiện các vụ việc tiêu cực thì phải xác minh, kết luận trách nhiệm cá nhân sai phạm, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu. Tất cả nội dung này được công khai", Bộ trưởng Dũng chia sẻ.
Kỷ luật Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng không ảnh hưởng đến tổ chức APEC
Báo chí nêu câu hỏi về việc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa bị đề nghị kỷ luật, Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ thì đã bị cảnh cáo, liệu có ảnh hưởng đến việc tổ chức APEC tại địa phương này hay không? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: "Việc này không ảnh hưởng đến tổ chức APEC vào tháng 11 tới".
Theo ông Dũng, Hội nghị APEC sẽ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ và nhiều lãnh đạo các nền kinh tế khác, do vậy Việt Nam phải tổ chức tốt, đúng vai trò là nước đăng cai.
Ông Dũng nhấn mạnh câu hỏi của báo chí đề cập đến hai việc khác nhau. Trong đó, xem xét và công bố kỷ luật cán bộ được cơ quan chức năng thực hiện theo quy định; còn tổ chức APEC đã được các cơ quan chức năng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tính toán đảm bảo mọi việc.
Quy hoạch Ga Hà Nội sẽ được xem xét cẩn thận
Về đề xuất quy hoạch Ga Hà Nội, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết chính quyền Thủ đô đang lấy ý kiến các Bộ ngành, trong đó có Bộ Giao thông.
Quan điểm của Bộ là việc quy hoạch phân khu chức năng trong quy hoạch đô thị là cần thiết. Riêng đối với Hà Nội và TP HCM thì các hạ tầng đang quá tải. Vì vậy, trong giao thông phải xem xét mật độ người sống khu vực đó, đất dành cho giao thông thế nào, mật độ đường... Cụ thể, Bộ kiến nghị đất dành cho giao thông Hà Nội, TP HCM phải là trên 20% (theo quy định là 17%, hiện tại TP HCM chỉ có 7-8%).
Theo ông Đông, ga Hà Nội là ga trung tâm liên vận quốc tế và đầu mối giao thông kết nối nên phải xem xét mật độ hành khách tham gia. "Thủ tướng đã yêu cầu là phải quy hoạch ga Hà Nội và vùng lân cận một cách thận trọng để đảm bảo phát triển bền vững", ông Đông nói.
Chính quyền Thủ đô đang lấy ý kiến các bộ ngành về quy hoạch ga Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
|
Giữa tháng 9, Hà Nội xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150 m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều cao kiến trúc...
Tuy nhiên, theo đề xuất của Hà Nội, trong 9 phân khu thì các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200 m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng. Hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số mỗi năm nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người.
Hoàng Thuỳ - Anh Min
h
h
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần xử lý người đưa tin thất thiệt vụ ông Nguyễn Xuân Quang
Hoàng Đan |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
"Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì", Bộ trưởng Hà nói.
Vụ trưởng Tổ chức cán bộ khẳng định bổ nhiệm Cục phó Nguyễn Xuân Quang là đúng quy trình Cục phó Nguyễn Xuân Quang cảm thấy "buồn phiền" sau sự cố mất trộm gần 400 triệu Vụ Cục phó mất gần 400 triệu: Vợ chủ nhà nghỉ nhớ số tiền 2.300 USD của ông Quang vẫn còn
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/10, phóng viên đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà nêu ý kiến đánh giá khi vụ việc mất trộm gần 400 triệu của Cục phó Nguyễn Xuân Quang có gây "dư luận" thắc mắc về việc khuất tất trong quá trình thanh tra không?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, đến thời điểm này, những thông tin ông biết được thì nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải và ông có trả lời gì cũng không thể cụ thể hơn được nữa.
Theo Bộ trưởng Hà, hiện nay Bộ quản lý 8 lĩnh vực, như đất đai, khoáng sản... và đều gần với người dân, doanh nghiệp.
"Nếu không có sự công khai minh bạch, giáo dục công chức… khi thực hiện công tác quản lý này thì nhiều cán bộ sa ngã khi thực hiện hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu.
Không chỉ với chúng tôi mà các lĩnh vực khác nói chung, Đảng và Nhà nước đã có những quy định về những điều Đảng viên, công chức không được làm, có những luật quy định cụ thể để phòng ngừa nhũng nhiễu", ông Hà nêu rõ.
Về vụ việc Cục phó Nguyễn Xuân Quang mất trộm tiền, Bộ trưởng cho biết khi có kết luận sẽ có ý kiến đánh giá cụ thể, còn hiện nay, đang chờ ý kiến của các cơ quan chức năng.
Bộ trưởng cũng cho rằng, tất cả cán bộ có hành vi sách nhiễu, lợi dụng chức vụ trục lợi… thì đều sẽ xử lý theo pháp luật, không ngoại trừ ai.
"Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì.
Vậy, không trừ một ai, kể cả những người đưa thông tin thất thiệt cũng cần bị xử lý. Ông Quang cũng vậy, nếu vi phạm sẽ xử lý", Bộ trưởng nói thêm.
Bộ trưởng cho biết thêm, hiện nay có hệ thống thanh tra, có quy trình kế hoạch thực hiện. Theo quy định, sau khi thanh tra phải thông báo với các bên về kết quả thanh tra.
Cùng với đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định đến nay, ông chưa nhận được phản ánh về việc cán bộ này có hành vi nhũng nhiễu.
"Nếu ai có bằng chứng hãy mang đến cho tôi, chúng tôi sẽ cho điều tra ngay. Chúng ta không nên suy diễn, cần có bằng chứng rõ ràng. Việc tung tin thất thiệt có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và cả cơ quan nhà nước.
Chúng tôi sẽ làm đến cùng vụ anh Quang xem có "tình ngay lý gian" không, hay có vấn đề gì không", ông Hà nói.
theo Trí Thức Trẻ - Võ Hải
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/10, phóng viên đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà nêu ý kiến đánh giá khi vụ việc mất trộm gần 400 triệu của Cục phó Nguyễn Xuân Quang có gây "dư luận" thắc mắc về việc khuất tất trong quá trình thanh tra không?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, đến thời điểm này, những thông tin ông biết được thì nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải và ông có trả lời gì cũng không thể cụ thể hơn được nữa.
Theo Bộ trưởng Hà, hiện nay Bộ quản lý 8 lĩnh vực, như đất đai, khoáng sản... và đều gần với người dân, doanh nghiệp.
"Nếu không có sự công khai minh bạch, giáo dục công chức… khi thực hiện công tác quản lý này thì nhiều cán bộ sa ngã khi thực hiện hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu.
Không chỉ với chúng tôi mà các lĩnh vực khác nói chung, Đảng và Nhà nước đã có những quy định về những điều Đảng viên, công chức không được làm, có những luật quy định cụ thể để phòng ngừa nhũng nhiễu", ông Hà nêu rõ.
Về vụ việc Cục phó Nguyễn Xuân Quang mất trộm tiền, Bộ trưởng cho biết khi có kết luận sẽ có ý kiến đánh giá cụ thể, còn hiện nay, đang chờ ý kiến của các cơ quan chức năng.
Bộ trưởng cũng cho rằng, tất cả cán bộ có hành vi sách nhiễu, lợi dụng chức vụ trục lợi… thì đều sẽ xử lý theo pháp luật, không ngoại trừ ai.
"Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì.
Vậy, không trừ một ai, kể cả những người đưa thông tin thất thiệt cũng cần bị xử lý. Ông Quang cũng vậy, nếu vi phạm sẽ xử lý", Bộ trưởng nói thêm.
Bộ trưởng cho biết thêm, hiện nay có hệ thống thanh tra, có quy trình kế hoạch thực hiện. Theo quy định, sau khi thanh tra phải thông báo với các bên về kết quả thanh tra.
Cùng với đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định đến nay, ông chưa nhận được phản ánh về việc cán bộ này có hành vi nhũng nhiễu.
"Nếu ai có bằng chứng hãy mang đến cho tôi, chúng tôi sẽ cho điều tra ngay. Chúng ta không nên suy diễn, cần có bằng chứng rõ ràng. Việc tung tin thất thiệt có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và cả cơ quan nhà nước.
Chúng tôi sẽ làm đến cùng vụ anh Quang xem có "tình ngay lý gian" không, hay có vấn đề gì không", ông Hà nói.
theo Trí Thức Trẻ - Võ Hải
Tổng cục Môi trường: Ông Quang bị mất trộm là việc cá nhân
TP - Trao đổi tại buổi họp báo liên quan vụ việc ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) mất trộm gần 400 triệu đồng, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng Cục Môi trường, Bộ TN&MT cho biết, vụ mất trộm của ông Nguyễn Xuân Quang là vụ việc của cá nhân.
Chiều 3/10, tại trụ sở Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường họp báo về vụ Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động môi trường Nguyễn Xuân Quang bị mất trộm gần 400 triệu đồng khi đi kiểm tra doanh nghiệp ở Long An. Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), về lý thuyết, vụ mất trộm của ông Nguyễn Xuân Quang là vụ việc của cá nhân.
Tuy nhiên, do sự việc diễn ra khi ông Quang đang thực hiện công tác tại địa phương theo kế hoạch thanh tra của Bộ TN&MT, hơn nữa, báo chí nêu thông tin một số “phong bì đã bóc và chưa bóc tại hiện trường” nên dư luận nghi ngờ về nguồn gốc số tài sản bị mất của cá nhân ông Quang, và tính minh bạch trong quá trình thanh tra của Đoàn thanh tra liên ngành. Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp với cơ quan điều tra công an tỉnh Long An và một số cơ quan có liên quan để làm rõ thông tin.
Ông Thức cho biết, qua lời khai, ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng đoàn thanh tra thông báo bị mất một cặp da, trong đó có chứa 1 laptop cá nhân và số tiền 385 triệu đồng. Ông Quang khẳng định số tiền mất là tiền cá nhân của ông mang theo đi công tác để giải quyết việc gia đình.
“Qua kiểm tra, khám nghiệm hiện trường tại phòng nghỉ của ông Quang, công an ghi nhận chỉ còn lại một số tài sản cá nhân gồm: ví (trong đó có 13 triệu tiền VND và 2.300 USD), 2 điện thoại di động và 1 đồng hồ đeo tay. Không có phong bì trong phòng (chưa bóc và đã bóc) như thông tin một số báo nêu”, ông Thức nêu. Ông Thức cũng cho biết, đại diện Tổng cục Môi trường cũng đã tiến hành làm việc, trao đổi với các đơn vị đã được thanh tra trên địa bàn tỉnh Long An, Sở TN&MT Long An.
“Không có kênh thẩm định”
Nhiều vấn đề được báo chí đặt ra trong buổi họp báo, như việc ông Quang mang tiền cá nhân đi làm việc riêng khi đang thực hiện công vụ có đúng quy định? Trả lời vấn đề này, ông Hoàng Văn Thức cho biết, theo báo cáo giải trình và khám nghiệm hiện trường của cơ quan cảnh sát điều tra, tài sản ông Quang mất là một laptop và 385 triệu tiền mặt.
“Chúng tôi đã rà soát lại các quy định của nhà nước hiện nay, chỉ có quy định đối với cán bộ công chức, người dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài không được mang quá 7 nghìn USD. Đi công tác trong nước, đi làm, du lịch hay công việc gia đình thì không có quy định nào”, ông Thức nói, đồng thời cho biết, có thể sau một vài vụ việc nóng, Tổng cục Môi trường và Bộ TN&MT sẽ phối hợp với các ban, ngành chức năng báo cáo Chính phủ, nếu thấy cần thiết sẽ ra những quy định cụ thể đối với các vấn đề nhạy cảm.
Dẫn theo giải trình của ông Quang, ông Thức cho biết, việc mang số tiền này để sử dụng vào mục đích cá nhân, cụ thể là mua đất. “Báo chí hỏi có thẩm định được đúng theo biên bản giải trình không thì thực ra Tổng cục Môi trường không có kênh nào thẩm định được. Hiện nay, chỉ căn cứ trên hồ sơ tường trình của cá nhân ông Quang và vụ án cũng đã được khởi tố điều tra. Tổng cục cũng phải chờ kết luận của cơ quan điều tra. Chúng tôi không có nghiệp vụ, không có chức năng và cũng không đủ thẩm quyền để làm việc này”, ông Thức lý giải.
Về thông tin Bộ TN&MT đề nghị hải quan sân bay Nội Bài cung cấp video soi chiếu hành lý của ông Nguyễn Xuân Quang khi đi công tác xem có mang tiền mặt từ nhà đi hay không, ông Thức cho biết, đây là một trong những biện pháp khi cần thiết cơ quan cảnh sát điều tra sẽ làm rõ. “Lãnh đạo Tổng cục Môi trường và Bộ TN&MT cũng mong muốn mọi thông tin về cá nhân ông Quang được xác thực, minh bạch. Chúng tôi đang trông chờ vào cơ quan điều tra”, ông Thức nói thêm.
Trường hợp bổ nhiệm đặc biệt
Trả lời câu hỏi của báo chí quanh thông tin ông Nguyễn Xuân Quang chưa đủ điều kiện vẫn được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Kim Tuyển, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán Bộ (Tổng Cục Môi trường) cho biết, theo quy định tại Quyết định 550 ngày 10/4/2013 của Bộ trưởng Bộ TN&MT, tiêu chuẩn đối với chức danh cấp Phó Cục trưởng trực thuộc Tổng cục được quy định có nhiều tiêu chuẩn cụ thể.
Đối chiếu với tiêu chuẩn, tại thời điểm được bổ nhiệm vào ngày 15/4/2016, ông Nguyễn Xuân Quang đã đạt được các tiêu chuẩn như: Đã hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, có 11 năm 4 tháng giữ ngạch chuyên viên và tương đương. Đã tốt nghiệp ĐH Khoa học Tự nhiên, cử nhân khoa học địa lý ngành sinh thái cảnh quan môi trường. Đã hoàn thành chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, đã có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 và đối tượng 2. Có chứng chỉ trình độ C tiếng Anh, chứng chỉ tin học văn phòng trình độ C. Đã kinh qua điều hành ở chức danh trưởng phòng trong 7 năm 7 tháng và đã được phê duyệt quy hoạch chức danh Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2021.
Cục phó mất tiền, nếu vi phạm sẽ xử nghiêm
Trả lời báo chí về vụ Cục phó Nguyễn Xuân Quang (Bộ Tài nguyên - Môi trường) mất trộm gần 400 triệu đồng khi đi thanh tra, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay đang chờ kết luận của các cơ quan chức năng về vụ việc trên. “Nếu có đủ bằng chứng là cán bộ sách nhiễu, trục lợi thì xử nghiêm theo pháp luật, không trừ một ai. Chiều nay, có một số thông tin và biên bản trao cho chúng tôi, trong biên bản chỉ nói mất tiền chứ không hề có phong bao, phong bì gì. Nếu kết luận của cơ quan chức năng có sai phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, việc thanh tra là có quy trình, khi kết luận thanh tra sẽ công khai minh bạch. Nếu thanh tra không đúng thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại. “Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được phản ứng nào của doanh nghiệp - những nơi mà anh Quang đã tiến hành thanh tra. Chúng ta không nên đưa ra những suy đoán khi chưa có kết luận, bằng chứng làm ảnh hưởng đến tổ chức. Chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng làm đến cùng, làm rõ có yếu tố gì khuất tất trong vụ việc trên không”, ông Hà nói.
“Chưa kịp mua đất thì bị mất tiền”Trả lời báo chí liên quan đến việc mất trộm của mình, ông Nguyễn Xuân Quang nói: “Dự định ban đầu của tôi là vào ngày cuối tuần đầu tiên của lịch công tác sẽ cùng với em gái vợ về Long Thành (Đồng Nai) để xem đất, nếu được thì sẽ hợp tác mua đất ở đây. Tuy nhiên, cuối tuần chúng tôi không lên TP HCM được do công việc, cho nên giao dịch chưa thực hiện được. Mà khi chưa thực hiện được giao dịch thì tôi bị mất tài sản như báo chí đã đăng. Đến thời điểm này, tôi rất buồn phiền bởi việc cá nhân của mình, từ tai nạn của mình gây ra những thông tin chưa chính xác và ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức. Thật ra, tôi rất buồn về vấn đề này. Còn về vấn đề bổ nhiệm đã có trả lời của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Môi trường, tôi xin phép không trả lời thêm”.
Liên quan đến vụ cục phó mất trộm, thiếu tướng Phan Chí Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Long An khẳng định sẽ có thông tin chính thức với báo chí về vụ việc này trong ngày gần nhất.Trong khi đó, đại tá Trương Văn Chấm, Trưởng Công an TP Tân An (Long An) cho biết, nhận thấy có dấu hiệu tội phạm nên ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Tân An đã ra quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản. Công an tiếp tục điều tra làm rõ và truy xét nghi phạm.Văn Minh