Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên viện trưởng Lịch sử Đảng: 'Các cơ quan Đảng phải là nơi đầu tiên tinh giản bộ máy'; BBC: Đảng 'mâu thuẫn' trong tiêu chí nhân sự?;

Đảng 'mâu thuẫn' trong tiêu chí nhân sự?


Bản quyền hình ảnhINTERNET
Image captionHội nghị Trung ương 11 có trọng tâm bàn bạc, thống nhất tiêu chí bầu chọn nhân sự lãnh đạo Đảng cho Đại hội lần thứ 12.

Tuần này, dư luận rộng rãi hết sức chú ý theo dõi Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban chấp hành TƯ), khoá XI, nhóm họp từ ngày 4-7/4/2015.
Đây là hội nghị bàn phương hướng công tác nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội XII của Đảng.
Đồng thời, nó cho ý kiến về một số vấn đề “quan trọng khác” mà qua ý kiến phát biểu bế mạc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề đáng lưu ý sau đây.

Chốt lứa tuổi



Đảng đã định hướng việc giới thiệu ứng viên và “chốt” lứa tuổi của các uỷ viên TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ được bầu trong nhiệm kỳ thứ XII mà cụ thể như sau.
Trước hết, ‘định hướng giới thiệu’ người ra ứng cử các chức danh Uỷ viên Ban chấp hành TƯ, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên Bộ chính trị mà ngoài một số tiêu chuẩn mang tính chất định tính, có hai tiêu chuẩn định lượng được Đảng đưa ra.
Đầu tiên, đó là tuổi tác của các ứng viên như báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nêu: “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban chấp hành TƯ còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ…”; và
“Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo…”
Như thế, sự quy hoạch này đã mặc định thêm các tiêu chí để trên cơ sở ‘bảo đảm tiêu chuẩn’, với việc nhấn mạnh Ban Chấp hành TƯ ‘cần có số lượng và cơ cấu hợp lý’ bảo đảm sự lãnh đạo ‘toàn diện, có tính kế thừa và phát triển’ như Đảng nói và Đảng muốn.
Tiếp theo là tăng số lượng Ủy viên Trung ương mà theo Đảng nói là ở ‘các vị trí, địa bàn chiến lược’, các ‘lĩnh vực công tác quan trọng’ với chú ý ‘tăng thêm tỉ lệ’ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Mà như Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của Đảng được đề nghị cần có ba độ tuổi là dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên.

Mốc 61 tuổi


Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionMốc 61 tuổi là một đề tài có thể gây tranh cãi, bàn luận nhiều khi Trung ương Đảng ra tiêu chí để 'chốt tuổi' nhân sự được bầu chọn sắp tới.

Ở đây đã lộ rõ một định hướng mở mà theo đó đại biểu từ 61 tuổi trở lên không được quy định rõ “lên” tới tuổi bao nhiêu thì dừng.
Cái “mốc giới tuổi” trên 61 ấy đối với vị nào sẽ được đề cử và sẽ được bầu sẽ vào diện “đặc biệt” này.
Báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nói:
“Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng”…
Như thế, báo cáo không chốt ở mốc tuổi 61 sẽ là độ tuổi cao nhất được giới thiệu ra ứng cử các chức danh lãnh đạo Ban chấp hành TƯ.


Nhưng qua cách trình bày, công luận có thể hiểu được số vị đại biểu trên 61 tuổi, muốn được giới thiệu ra ứng cử tiếp vào các chức danh quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng nhiệm kỳ XII sẽ phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ khoá XI ‘cân nhắc, sắp xếp, quy hoạch’ thì mới được ra giới thiệu ra ứng cử.
Hiện nay số uỷ viên Bộ Chính trị có độ tuổi 61 tuổi trở lên nếu lấy mốc đại hội năm 2016 thì đó là những vị sinh trước năm 1955.
Số này chiếm số đông trong các uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư của nhiệm kỳ khoá XI.
Riêng trong Bộ Chính trị khóa XI, số uỷ viên nằm trong diện phải được quy hoạch mới được giới thiệu ứng cử tiếp là số đông, chỉ có một vài vị sinh sau năm 1955, ở tuổi 61.
Và qua thông tin này có thể thấy cho tới khi khai mạc đại hội Đảng lần thứ XII vào đầu năm 2016, mà thời gian còn hơn 7 tháng, trong nội bộ bộ máy lãnh đạo cao cấp của Đảng có thể sẽ xảy ra “cuộc chiến” quy hoạch "ai ở - ai về" được căn cứ vào mốc giới “tuổi 61” đã được công bố, tức là người sinh sau năm 1955.

Mở màn số lượng?

Vấn đề thứ hai, như trên đã sơ bộ đề cập, là Đảng muốn tăng số lượng Ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn ‘chiến lược’, lĩnh vực công tác ‘quan trọng’.

Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionCác tiêu chí về độ tuổi có thể gây ra những thay đổi quan trọng giữa các thế hệ lãnh đạo của Đảng tới đây.

Điều này, theo một số nguồn tin là một màn “mở” cho việc sẽ bầu tăng số lượng uỷ viên Bộ chính trị và uỷ viên Trung ương cho nhiệm kỳ khoá XII so với khoá XI. Xin lưu ý, đây là việc mà ông Nguyễn Phú Trọng được cho là cần nên cân nhắc kỹ.
Bởi mới cách đây chưa đầy tháng, Báo Điện tử Chính phủ đưa tin rằng hôm 22/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và tái cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, người ta đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp thế này: “Về tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị chỉ đạo, trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
“Về tinh giản biên chế, Bộ Chính trị chỉ đạo kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị.


“Bộ Chính trị yêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện,” vẫn theo nguồn của Báo điện tử Chính phủ.

Mâu thuẫn chính sách

Như thế, hiểu theo tinh thần của Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ký chưa ráo mực thì các cơ quan, đầu mối của đảng sẽ phải tinh giảm, kể cả cơ quan đầu não là Bộ chính trị và Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Thế nhưng theo phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong phiên bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 vừa kết thúc chiều hôm 7/5 thì bộ máy của Ban chấp hành Trung ương khoá XII có khả năng sẽ “tăng biên chế “ chứ không giảm.
Mà như thế sẽ là trái với nghị quyết số 39 vừa ban hành cuối tháng 4/2015.
Điều ấy dẫn đến sự bất lợi là nếu không được giải thích làm sáng tỏ, thì sẽ dễ làm cho người dân, quần chúng hiểu nhầm rằng Trung ương Đảng đã ban hành một thứ “luật trừ tôi”.
Và rằng người ta cũng có thể hiểu nhầm rằng các nghị quyết của Bộ chính trị chỉ để áp dụng cho cấp cơ sở và cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp dưới, mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, blogger, nhà báo tự do đang sinh sống ở Hà Nội.

BÀI VIẾT TRƯỚC KHI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC; VÌ BÀI NÀY PVĐ BỊ ĐẢNG BỘ TTBVH PHÊ BÌNH VÀ BUỘC HẠ BÀI

Cảm ơn trang Đối thoại đã giữ hộ bài này !

VẪN DUY Ý CHÍ VÀ DUY TÂM CHỦ QUAN TRONG CÁC GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ?

Phạm Viết Đào – Blog Phamvietdao
Phần 1:
Đảng muốn chỉnh đốn nhưng lại phớt lờ vai trò, nguồn sinh lực từ nhân dân ?
Nghiên cứu những ý kiến phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) thấy ông quán triệt 4 nội dung, trong đó có 2 nội dung quan trọng của hội nghị lần này:
 “Thứ nhất, công tác xây dựng Đảng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc, đúc rút qua quá trình hơn 80 năm hoạt động của Đảng. Càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, càng cần phải coi trọng công tác xây dựng Đảng; đây là nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Thứ tư, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá điên cuồng sự nghiệp đổi mới của đất nước ta nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình trên, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.”
Như vậy là: TBT vẫn coi nhiệm vụ chống các thế lực thù địch là “then chốt “, là một trong 4 nội dung quan trọng trong Nghị quyết chính đốn Đảng lần này; các thế lực thù địch siêu hình vẫn tiếp tục được coi là đang thách thức sự tồn tại cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng ?
Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách: Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.”
Và nhóm 4 giải pháp: (1)Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong và gương mẫu của cấp trên; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tinh thần toát lên trong các nhóm giải pháp đó là: Xác định những việc cần làm, có thể làm ngay và những việc cần có thời gian chuẩn bị, nhất là về vấn đề xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả.”
Trong các nội dung trên không có dòng nào, câu nào đề cập tới vai trò của nhân dân trong việc góp phần chỉnh đốn Đảng; Đáng lý ra: Muốn chỉnh đốn được Đảng phải dựa vào dân, tin dân, phải nghe dân; Có nghe dân, Đảng gần dân, hiểu được dân vì “ chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” thì Đảng mới củng cố, mới đẩy lùi được suy thoái để mà tồn tại và phát triển ? Câu châm ngôn thời chống Mỹ: Khó vạn lần dân liệu cũng xong…trở thành câu nằm lòng của cả một dân tộc trong một giai đoạn cam go nhưng trong Hội nghị trung ương chỉnh đốn Đảng lại phớt lờ nguồn sức mạnh vĩ đại này ? Đảng có được ngày hôm nay là do trước đây từng dựa vào nhân dân, xương máu của nhân dân bao thế hệ thế mà giờ đây Hội nghị này, trong 4 nội dung và lại phớt lờ vai trò của nhân dân thì làm sao Đảng vững mạnh được, chỉnh đốn được. Khi một Ban chấp hành Trung ương coi thường dân như vậy, phớt lờ dân như vậy và mọi sai trái, suy thoái lại đổ cho thế lực thù địch thì nghe có thấu tình đạt lý không ?
Khi ra đời, Đảng hoàn toàn dựa vào nhân dân: nhân dân nuôi dưỡng, chở che; Để giành chính quyền về tay mình, Đảng cũng phải sử dụng sức mạnh bạo lực của toàn dân: Cuộc cách mạng tháng 8 giành được chính  quyền là do sức mạnh bạo lực của toàn dân vì năm 1945, cả nước chỉ có 5000 đảng viên ?! Rồi 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nếu không có xương máu của nhân dân, tiền của của nhân dân liệu một mình tổ chức Đảng cùng với các vị đảng viên có gánh vác nổi không ?
Những việc làm làm tai ngược, tai hại mất uy tín của Đảng như Tham ô, cửa quyền, áp bức dân chúng quá đáng như vụ Vinashin, như PMU 18, như Tiên Lãng đều do cán bộ Đảng gây ra chứ không do một thế lực thù địch nào gây ra cả…Người dân mất lòng tin vào Đảng do bởi các hành vi suy đồi cụ thể đó chứ họ đâu có thời gian để đọc những luận thuyết trên trời dưới biển, họ đâu bị các thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chủ trương hay, việc làm ích nước lợi dân của các tổ chức Đảng, của các ông đảng viên…
Về phương diện tuyên truyền: Rất mong các cơ quan tuyên giáo của Đảng chỉ ra các thế lực thù địch nào, đã có các hành vi cụ thể gì tác động vào cái gì cụ thể để chống lại Đảng, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Đảng ? Vậy xin hỏi Đảng một bộ phận đảng viên suy thoái nghiêm trọng như ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng là do thế lực thù địch chống phá điên cuồng cài vào, mua chuộc, dụ dỗ làm cho họ suy thoái; hay do nhân dân bị thế lực thù địch kích động, xuyên tạc nên đã “trông gà hóa cuốc”, nhìn nhận một bộ phận đảng viên cốt cán của Đảng giống như những phường trộm cướp ?
Đảng ra đời, thoát thai từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng chở che, những điều này đã được văn kiện Đảng đề cập nhiều trong những năm 60 của thế kỷ trước, thế mà giời đây ??? Thế mà giờ đây đứng trước nguy cơ suy thoái, sụp đổ Đảng lại không nhận ra bài học vỡ lòng: Muốn củng cố Đảng, muốn xây dựng Đảng phải dựa vào dân, phải nghiên cứu xem tại sao nhân dân mất lòng tin; Đảng không những không hiểu vì sao nhân dân lại suy nghĩ về Đảng như hiện nay mà lại quay sang đổ cho thế lực thù địch, đổ cho các tác nhân khách quan làm hỏng Đảng ? Trong khi đó thì qua các chuyến thăm ngoại giao thấy Việt Nam có quan hệ hữu nghị với hầu hết các nước lớn trên thế giới ? Vậy xin hỏi các thể lực thù địch này nảy nòi từ đâu ra ?!
Đúng một con bệnh bị đổ bệnh rất nhiều trường hợp do tác nhân khách quan: bị phơi nhiễm do bị dịch lan truyền, thời tiết, khí hậu, môi trường…Nhưng xin hỏi tại sao cùng môi trường đó, hoàn cảnh đó số người bị mắc nhiễm bệnh chỉ chiếm phần nghìn, phần triệu; nếu là do khách quan chi phối thì tất cả bị nhiễm hết chứ ? Một điều sơ đẳng như vậy mà tại sao các bộ óc tinh túy nhất của Đảng cũng không nhận ra?
Xin thưa với Đảng rằng: nhân dân không chỉ là cái ngai bệ thờ để Đảng đặt lên đó những bức hoành phi sơn son thếp vàng vinh danh Đảng mà “ nhân dân “ còn là thị trường tiêu hóa các chủ trương chính sách của Đảng, è lưng ra để gánh, đóng thuế nuôi các ông Đảng viên ngồi lên đầu lên cổ mình ? Thế mà một hội nghị bàn về một việc đại sự; xem lại cách làm việc của Đảng lại không xem xét đến vai trò của nhân dân, có sái với cương lĩnh: Của dân, do dân và vì dân mà Đảng đã đề ra không ? Hay Đảng cho rằng khi mình đã trở thành Đảng cầm quyền thì không cần nhân dân nữa; “nhân dân là tờ giấy trắng”... như Mao Trạch Đông từng nói ?
Marx đã viết ( đại ý ): Quan hệ sản xuất không chỉ sản sinh ra vật phẩm tiêu dùng mà còn sản sinh ra người tiêu dùng; Bởi người tiêu dùng rất nhiều khi nó không phải là sản phẩm thụ động của quan hệ sản xuất mà nó còn tác động trở lại làm thay đổi quan hệ sản xuất…Điều này dễ hiểu vì đã quan hệ thì trường là “Cung-Cầu”; đây là một cặp phạm trù biện chứng, tác động qua lại hữu cơ chứ làm gì có chuyện áp đặt chủ quan một chiều ? Thế mà Đảng chỉ biết mình, chỉ biết trách nhiệm, vai trò của phía Cung mà bất cần biết hiện nay Cầu có còn như điều mình lập trình ? Khi thấy Cầu không như những điều đã lập trình trong “ bộ nhớ “ già nua, cổ lỗ, lỗi môd, quá đát do quan liêu, xa rời thức tế và không chịu học hỏi để nâng tầm mình lên…
Đọc các văn kiện của Đảng những năm gần đây thấy các tổ chức Đảng, các cơ quan Đảng và các ông đảng viên bảo thủ rất dị ứng, hoảng hốt với phạm trù “ tự diễn biến hòa bình “…Báo Quân đội nhân dân đã dành hẳn chuyên mục thường xuyên viết các bài chống lại Tự diễn biến hòa bình ? Tại sao lại chống lại quy luật phát triển, sinh tồn tự nhiên như vậy ? Một cơ thể con người bình thường muốn duy trì sự sống hàng ngày phải ăn, ngủ, hít thở khí trời, phải thực thi một quá trình trao đổi chất thường trực, nghiêm minh thì mới duy trì được sự sống sinh vật; Một Đảng nhận là marxit, tồn tại và phát triển dựa vào 2 nguyên lý: Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử mà lại sợ sự tự diễn biến; về sinh học thực chất đó là quá trình trao đổi chất thuần túy sinh học… Trái tim nhỏ bé của cơ thể người hàng ngày phải bơm hàng trăm lít máu chở hồng cầu tới các bộ phận trong cơ thể và hút về các máu thải, máu đen để tinh luyện trở lại, để tái duy trì sự sống là điều mà một học sinh phổ thông cũng đã được dạy trên ghế nhà trường.
trên ghế nhà trường.
Đoan Trang ” lộ hàng “

Những vụ án kinh tế lớn như PMU 16, Vinashin, vụ cướp đất tại Tiên Lãng đã làm “ lộ hàng “, đã phơi bày cái mặt trái của cái cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” ? Đảng lãnh đạo kiểu gì, nhà nước quản lý kiểu gì mà: Bùi Tiến Dũng Tổng Giám đốc PMU 18 mang hàng trăm ngàn đôla tiền tham ô đi đánh bạc mà không biết, ( Bùi Tiến Dũng bị bắt không do cơ quan điều tra, quản lý phát hiện mà do vỡ lở từ một trùm tổ chức đánh bạc bị bắt ); người ta rút ruột hàng tỷ USD tiền nhà nước ( trong vụ VINASHIN ) trong một thời gian ngắn, rút cho tới khi cạn kiệt rồi mới biết; một chủ tịch huyện ngang nhiên huy động trăm bộ đội, công an, dân phòng vào cướp phá tài sản của một nông dân làm ra bằng mồ hôi xương máu của mình giữa ban ngày nhưng lại có nguy cơ bị chìm xuồng nếu không có cư dân mạng, những nghĩa binh trong lĩnh vực thông tin nhảy vào cứu ? Nếu không có lực lượng này thì Đoàn Văn Vươn đã rũ tù chứ đâu phải nhờ vào sự sáng suốt của chính quyền và cấp ủy Hải Phòng ???

“CHỈNH ĐỐN ĐẢNG” HAY LIÊN HOAN “NGHỆ THUẬT CHỈNH ĐỐN ĐẢNG”? ( Phần 2 )
Chuyện Tiếu lâm: Tại một cơ quan nọ, chi bộ quyết định kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng một đảng viên thoái hóa biến chất; khi quyết định được ban ra lập tức bị quần chúng tại cơ quan này phản ứng, họ làm đơn kiến nghị không thải ông này ra quần chúng vì quần chúng không có ai xấu như ông đảng viên kia. Quần chúng đề nghị giữ ông này trong Đảng để giáo dục còn hơn là đưa ra quần chúng làm hỏng quần chúng…
Câu chuyện vui này cho thấy sự nghiêm trọng của sự thoái hóa biến chất của một bộ phận đảng viên; vậy thì làm cách nào để trị được đảng viên hư để chỉnh đốn Đảng ? Khi báo chí đưa tin rầm rộ về Nghị quyết 4 cùng với các nhóm giải pháp, nhiều quần chúng đã cho rằng: Nếu Bộ Chính trị thật lòng muốn chỉnh đốn Đảng thì phải nêu gương chỉnh từ trên xuống như lời ông Lê Khả Phiêu; tức là trong số các ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW kỳ này dứt khoát phải có ông đứng ra nhận lỗi là mình có sai sót và nhận kỷ luật ? Chả nhẽ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương không ai có khuyết điểm gì, tốt đẹp cả thế thì tại sao đẩy Đảng vào tình thế nghiêm trọng, bê bết như hiện nay nên phải hè nhau chỉnh đốn ?
Chả nhẽ Hải Phòng bê bết như vậy, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, một Bí thư thành ủy như ông Nguyễn Văn Thành công khai bày tỏ ý kiến ngược với ý kiến kết luận của Thủ tướng mà không bị làm sao; trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Bộ Chính trị giao giải quyết việc này ? Các cơ quan chức năng dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hải Phòng vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy mà không một lãnh đạo chủ chốt nào của thành ủy Hải Phóng bị kỷ luật về Đảng; Tại  Mục 4, Điều 9 của Điều lệ Đảng quy định về Nguyên tắc tổ chức Đảng:” Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.” Như vậy trong ý kiến phát biểu của BT Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã vi phạm mục 4, Điều 9 của Điều lệ Đảng; Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ý kiến đại diện cho 2 cơ quan: Người đứng đầu bộ máy hành pháp, tức Chính phủ và là người đại diện cho Bộ Chính trị đứng ra kết luận…
Thực ra truy quét và nghiêm trị đảng viên hư theo kiểu bắt tận tay day tận trán kiểu này vẫn là cách làm cò con; Để giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ của một tổ chức, hơn nữa đây lại là tổ chức của một đảng cầm quyền thì phải làm bài bản hơn, khoa học hơn; tức là làm một cách có tổ chức chứ không phải tùy hứng hoặc duy ý chí mà phải lần tới từ gốc của vấn đề vì sao dẫn tới việc đảng viên suy thoái về đạo đức, lôi sống dẫn tới vi phạm kỷ luật, pháp luật nhà nước…
Nếu không làm một cách bài bản, đến nơi đến chốn thì cuộc chỉnh Đảng lần này sẽ rơi vào tình cảnh giống như các cuộc Liên hoan nghệ thuật – Liên hoan “nghệ thuật chính đốn Đảng”…Tại các Liên hoan mọi người đến tham gia và ra về đều vui vẻ cả, người bất tài thì sẽ được cấp chứng chỉ có mặt tại Liên hoan; người có các hoạt động nổi trội hơn một chút thì sẽ được cấp Huy chương vàng, bạc, bằng khen của hội đoàn này nọ; như vậy cái hoạt động chính trị nghiêm túc này sẽ biến thành hoạt động của cái đám phường tuồng, phường chèo…
Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách: “Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.” Và nhóm 4 giải pháp: (1)Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong và gương mẫu của cấp trên; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tinh thần toát lên trong các nhóm giải pháp đó là: Xác định những việc cần làm, có thể làm ngay và những việc cần có thời gian chuẩn bị, nhất là về vấn đề xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả…”
Xin bắt đầu vào 3 nhiệm vụ cấp bách mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nêu;
1/“Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Đây là một cách đặt vấn đề mang nặng lối duy tâm chủ quan hay nói cách khác là “đặt cái cày trước con trâu”; triết học duy vật biện chứng mà Đảng Cộng sản vẫn lấy làm phương pháp luận từng đặt ra mệnh đề: Phạm trù tồn tại quyết định phạm trù ý thức; muốn “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”…là những lĩnh vực thuộc phạm trù ý thức, thượng tầng kiến trúc, muốn cải biến nó thì phải bắt tay giải quyết hiện thực tồn tại khách quan vì cái tồn tại có trước ý thức… Một người đang đói thay việc động viên, khích lệ tinh thần suông thì phải thay bằng việc tìm hiểu xem anh ta là người có khả năng gì, sống trong môi trường nào và tìm cách chỉ cho anh ta cách kiếm tiền hoặc  gieo trồng cây trái để cứu đói; đó mới là duy vật biện chứng…
Nhóm giải pháp này đã không đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá từ nguyên nhân, quan hệ thực tiễn nào dẫn tới, xô đẩy đảng viên vào những suy thoái trên? Điều này rất đơn giản: bởi các đảng viên được trao độc quyền, độc đoán, quyền lực được trao là quyền lực nhà nước, quyền lực đẻ ra tiền nhưng lại không có lực lượng đối trọng, lực lượng kiểm tra, giám sát, khống chế thì sự suy thoái, suy đồi là điều dễ hiểu vì nó bị sức mạnh, sức hút của vật chất cảm dỗ…
Muốn chỉnh đốn sự suy thoái này thì phải cải tạo cái quan hệ dẫn tới sự thoái chứ không thể dùng tư tưởng để chế ngự, cải tạo tư tưởng; làm cho tư tưởng tốt lên để quay sang cải biến thực tại…Từ cái tư tưởng đã được chấn chỉnh ấy để giúp cho các chủ thế của nó sẽ chuyển biến trong việc giải quyết các vấn đề thực tại là việc làm mang tính chất áp đặt, duy tâm chủ quan, đặt cày trước trâu…Tại sao một công thức sơ đẳng như vậy của phép biện chứng mà báo cáo của TBT Nguyễn Phú Trọng chắc đã qua nhiều bộ máy tham mưu để mắt mà vẫn không sạch nước cản…Với cái cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ như hiện nay thì có chấn chỉnh giời, cán bộ Đảng tiếp tục vẫn sa vào suy thoái, làm bậy vì độc quyền quá đáng…
Về nhiệm vụ thứ 2: “Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế…” Đây là một thứ khẩu hiệu trống rỗng mang yếu tố hô hào mà không chứa đựng những ràng buộc về pháp lý và nguyên tắc Đảng…Bao nhiêu xã luận, bao nhiêu nghị quyết đã đưa khẩu hiệu này ra rồi Đảng vẫn cứ suy thoái, tụt hậu thì có tiếp tục hô phỏng có ích gì ?
Còn nhiệm vụ “Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị…” điều này trong Điều lệ đã quy định rồi, có gì mới đâu…Có thể coi nhiệm vụ thứ 3 là một tối kiến; trách nhiệm người đứng đầu ư, người đứng đầu không phân địn rõ rõ trách nhiệm thì điều hành cái gì, quản lý ai?
Còn đối với nhóm 4 giải pháp: (1)Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong và gương mẫu của cấp trên; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tinh thần toát lên trong các nhóm giải pháp đó là: Xác định những việc cần làm, có thể làm ngay và những việc cần có thời gian chuẩn bị, nhất là về vấn đề xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả…”
Đây vẫn là những giải pháp duy ý chí, nếu không muốn nói là ảo tưởng khi Đảng muốn tự túm tóc nâng mình lên.Trong tác phẩm Làm gì, V.I Lênin nói rằng: “Hãy cho tôi một tổ chức của những người cách mạng, tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga, rằng vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân không có gì khác hơn là tổ chức…”
Lê Nin nói điều này trong hoàn cảnh Đảng Bolsevich Nga chưa nắm được chính quyền, còn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được quyền lãnh đạo nhà nước thì công tác tổ chức nằm trong tay Đảng. Công thức mà Lênin từng đưa ra: Nếu không có một tổ chức của những người cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng vững chắc được. Tổ chức của những người cách mạng có tính chất quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng…Chúng ta có thể hiểu muốn cải tạo một vấn đề nào đó thì phải dùng sức mạnh của một tổ chức thì mới làm được. Trong hoàn cảnh Đảng đang bét nhè như hiện nay, muốn chấn chỉnh phải có 2 cách: Tập hợp một bộ phận ưu tú trong Đảng, lập thành bộ tham mưu để chấn chỉnh cải tạo lại Đảng; Hai là sử dụng sức mạnh của nhân dân… Vậy Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã phải là bộ phận ưu tú, trung thành với quyền lợi dân tộc không; Nếu Đảng coi sự nghiệp mưu cầu hạnh phúc nhân dân là mục tiêu phấn đấu thì phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết…Nếu lấy tiêu chí này thì có không ít những vị là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành trung ương có những hành tung đáng ngờ, khó tin…Vậy thì các ông hãy phê và tự phê trước xem có thành khẩn, có thành tâm không nào ? Khi các ông trong Bộ Chính trị cũng né nhau thì dại gì bên dưới lại đụng nhau ???
Mao Trạch Đông đã có lúc sử dụng sức mạnh hồng vệ binh để giải tán Đảng Cộng sản Trung Quốc; lịch sử Trung Quốc coi hành động của Mao là tội ác vì nó nhằm mục đích duy trì quyền lực cho cá nhân ông ta; song về phương pháp luận nhằm đạt một mục đích, mục tiêu chính trị nào đó không thể không ghi nhận cách làm của Mao Trách Đông là có hiệu quả nếu nhà chính trị thật sự muốn thay đổi tình thế ? Đối vởi Đảng cộng sản Việt Nam, nếu thật sự muốn chỉnh đốn để không bị sụp đổ thì có 2 cách: thay đổi từ từ hay là liệu pháp sốc ? Thay đổi từ từ thì rất dễ rơi vào tình cảnh đánh bùn sang ao ? Còn liệu pháp sốc thì trông vào dàn lãnh tụ cộng sản Việt Nam hiện nay khó tin có vị nào dám đứng mũi chịu sào như Gorbachiop, như Boris Elsin, chấp nhận những đổ vỡ đau đớn để làm lại…
Tóm lại cuộc chỉnh đốn Đảng lần này đang có nguy cơ rơi vào tình cảnh: Trên hô khẩu hiệu, dưới lại hô khẩu hiệu to hơn; khí thế thì nghe ngất trời nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy; và nếu như vậy thì cuộc chỉnh đốn Đảng được phát động rầm rộ này rất dễ bị biến tướng thành một dạng Liên hoan “nghệ thuật chỉnh đốn Đảng”…
P.V.Đ.


TỰ DO THÔNG TIN CÓ THỂ GIÚP CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, VẠCH MẶT ĐẢNG VIÊN THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT ( Phần cuối )
Bài  liên quan:
Có một cách có thể giúp Đảng chỉnh đốn được mà không gây nên sự xáo trộn, đổ vỡ lớn: Sử dụng tự do thông tin để làm chuyển biến xã hội và chuyển hóa Đảng; tự do thông tin có khả năng loại bỏ những phần tử cặn bã trong Đảng giống như ôxy khử loại CO2 ra khỏi máu. Qua vụ Tiên Lãng vừa qua thấy hiệu quả của thông tin có tác dụng tích cực trong việc lành mạnh xã hội như thế nào…
Đối với dịch cúm H5N1 xảy ra năm 2008 Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ngăn chặn có hiệu quả; bí quyết của Việt Nam là không sử dụng hệ thống điều hòa tổng tại các bệnh viện chữa trị căn bệnh này; sử dụng sự thông thoáng tự nhiên, mở thông cửa sổ và quạt máy bình thường; kết quả sử dụng ánh sáng và không khí tự nhiên đã có tác dụng cô lập và hủy diệt được virus cúm H5 N1…
Kinh nghiệm dập dịch cúm H5N1 năm 2008 theo tôi có thể áp dụng cho đời sống thông tin báo chí hiện nay nhằm tạo điều kiện cho báo chí tham gia đấu tranh với các tiêu cực xã hội, chỉnh đốn Đảng.
Theo thiển ý của chúng tôi, việc điều chỉnh, lành mạnh xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực xã hội được phát triển, tiền đề để “nguyên khí” được sinh, tụ đẩy lùi “tà khí”, “hung khí” và “thải khí” bằng phương cách sử dụng phương tiện thông tin, dư luận xã hội là giải pháp cấp thiết, ưu việt; còn như giải pháp điều chỉnh xã hội bằng việc sử dụng dùi cui, bộ máy cảnh sát và nhà tù là cách mà thế giới đương đại đang áp dụng phổ biến tại một số quốc gia kém văn minh là giải pháp hạ sách, cực chẳng đã, giải pháp cuối cùng…Dư luận lành mạnh xã hội giống như nguồn sáng của trời đất, nó giúp điều chỉnh sinh khí, tăng ôxy, tăng hồng cầu trong máu để tiếp dưỡng chất cho cơ thể sống; Đây là cách ít gây tổn thương nhất, đỡ tốn kém nhất cho xã hội…
Một thể chế chính trị xã hội không để đời sống thông tin được phát triển tự do, người dân không được công khai bày tỏ chính kiến thì khác gì một ngôi nhà thiếu hệ thống cửa sổ cung cấp ánh sáng và hệ thống thông gió lưu thông không khí…
Sử dụng phương tiện thông tin để điều chỉnh xã hội cũng giống như phương cách trị bệnh bằng day bấm huyệt, bằng thể dục dưỡng sinh, bằng chiếu các tia để diệt các tế bào phát sinh bệnh mà ngành y đang sử dụng là một giải pháp có nhiều ưu thế hơn phẫu thuật, hoặc chích uống thuốc !
Không một mô hình quản trị kinh tế-chính trị-xã hội nào muốn phát triển lành mạnh, đúng thực chất, được đa số người dân tự giác chấp nhận, ủng hộ và tuân theo mà không trải qua thể chế dân chủ, thể chế dân chủ; thể chế dân chủ là thể chế cho phép minh bạch hóa các mối quan hệ; một bộ máy nhà nước chỉ được dân chúng ủng hộ khi minh bạch được sự phân chia quyền lợi, nghĩa vụ một cách công bằng công khai với đa số nhân dân…
Cách đây hơn 2000 năm khi được vua Tần hỏi về chính sự, Vệ Ưởng đã trả lời: Luật pháp không nghiêm là do lỗi của kẻ cầm đầu; Người Việt có câu; Thượng bất chính thì hạ tắc loạn; Để giám sát quản, trị được kẻ cầm đầu thì nhà nước nhất thiết phải  thiết kế cho được cơ chế, bộ máy giám sát, kiểm soát những kẻ cầm đầu để kịp thời nghiêm trị, thải loại những kẻ tha hóa biến chất; Bộ máy giám sát này phải độc lập với bộ máy công quyền thì mới giám sát được; Còn như: Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên… thì còn giám sát nhau cái nỗi gì…
Có 2 phương thức giám sát: thể chế hoạt động giám sát, kiểm soát thông qua quyền lực hành chính và thông qua dư luận xã hội…Muốn giám sát chuẩn thì nguồn thông tin là một dữ liệu không thể thiếu.
Trước khi thiết kế ra được một thiết chế giám sát độc lập những kẻ đứng đầu hữu hiệu, phải tạo điều kiện cho báo chí được tác nghiệp theo các quy định về sự minh bạch thông tin, được chịu trách nhiệm về nguồn tin khi đưa tin về các vấn đề chính trị-kinh – xã hội… Chúng tôi xin có 3 kiến nghị nhằm đảm bảo cho đời sống thông tin phát triển đúng thiên chức:
1/Xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho thông tin đa chiều được phát huy nhằm phá thế độc quyền, bóp nghẹt thông tin như hiện nay ( điều hòa tổng ); để tiến tới cấp phép cho báo tư nhân ra đời, trước mắt nhà nước cần khuyến khích việc thành lập các hiệp hội blogger và trang tin điện tử cá nhân; khuyến khích sự bảo trợ về phương diện kỹ thuật từ phía nhà nước và tư nhân cho các hoạt động thông tin mạng;
2/Xóa Điều 88 Bộ Luật Hình sự 2005: Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam…Đây là một chiếc vòng kim cô, một “ cửa tử “ đối với hoạt động thông tin báo chí…
Để tạo điều kiện cho hoạt động thông tin đa chiều, tạo điều kiện cho công dân được công khai bày tỏ chính kiến, phản biện và tranh luận với các cơ quan công quyền, các hiện tượng chính trị-kinh tế-xã hội đang xảy ra; Loại Điều 88 này để tránh hiện tượng: ” Hòn bấc ném đi, bom tấn ném lại “;
Đây là điều luật đã lạc hậu và trái với thông lệ của thế giới văn minh; quyền bày tỏ chính kiến kể cả chính kiến trái với chính quyền là một quyền tự do tối thiểu của công dân trong thế giới văn minh đương đại- “quyền ăn, quyền nói” là 2 quyền cơ bản làm người của một con người; nếu vận dụng cứng nhắc điều luật này thì 90 % các blogger Việt Nam đang tồn tại hiện nay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việt Nam đang đưa ra cương lĩnh: Xây dựng một nước Việt Nam “công bằng, dân chủ và văn minh” nhưng lại chưa tạo điều kiện cho người dân được công khai bày tỏ chính kiến là việc làm đi ngược với tiêu chí do mình đã đề ra;
3/Soạn lại Luật Báo chí để cho phép báo chí tư nhân ( thực chất là đã xuất hiện ) được bình đẳng như các báo của các cơ quan công quyền, các hiệp hội, đoàn thể chính trị ; Hoạt động báo chí-xuất bản phải được nhà nước nhìn nhận, quản lý giống như các hoạt động kinh tế-xã hội khác để các quan hệ kinh tế-xã hội-chính trị Việt Nam đích thực là một xã hội dân sự chứ không phải là chế độ đặc thù, dị biệt, đảng trị khác với thế giới văn minh đương đại…Mới đây chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: Hội nhập thế giới không có nghĩa là chỉ có hội nhập về kinh tế…
Cách điều hành, quản lý hoạt động báo chí-xuất bản của Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin-Truyền thông hiện nay đã chính trị hóa thái quá, cực đoan, duy ý chí hoạt động tác nghiệp quản lý báo chí; Ban Tuyên gióa đã tự biến mình thành một thứ giống như hệ thống “điều hòa tổng”; Cái ddieuf hòa tổng này đang vận hành với cơ chế và thiết bị vận hành vừa cổ lỗ, xơ cứng làm hạn chế, chèn bóp sự tiến hóa tự nhiên, vừa tốn điện đang được trang bị tại các khu chung cư, bệnh viện với hệ thống thông tin báo chí của Việt Nam…Đây là một mô hình nguy hiểm khi gặp đại dịch như dịch cúm H5N1 ???
Với cung cách quản lý báo chí xuất bản như hiện nay có vẻ đang đẩy đời sống thông tin tại Việt Nam vào thời kỳ ” đồ đá “, thời kỳ thông tin được rò rỉ theo cơ chế “hang động” vì thiếu ánh sáng của thông tin, mặc dù Việt Nam có gần ngàn đầu báo; Điều này có thể kiểm chứng qua đại dịch tham nhũng đang hoành hành tại Việt Nam, báo chí gặp quá nhiều trở ngại khi xáp vô để chống đại dịch này…
P.V.Đ.

(https://doithoaionline.wordpress.com/2012/03/01/v%E1%BA%ABn-duy-y-chi-va-duy-tam-ch%E1%BB%A7-quan-trong-cac-gi%E1%BA%A3i-phap-ch%E1%BB%89nh-d%E1%BB%91n-d%E1%BA%A3ng/)

PHẠM VIẾT ĐÀO TỪNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BBC 29/2/2012 TRƯỚC KHI NGHỈ HƯU 3 THÁNG ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỔI TÊN ĐẢNG

Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'

BBC cập nhật: 05:20 GMT - thứ tư, 29 tháng 2, 2012
Ông Phạm Viết Đào cho rằng dân chủ hóa về thông tin là bước đi khả dĩ hiện nay
Một nhà văn đảng viên cộng sản đề nghị đảng trở lại tên Lao Động như một cách thuyết phục người dân về cố gắng chỉnh đốn nội bộ.
Ông Phạm Viết Đào, được biết đến qua Bấmmột trang blog cá nhân, nói chuyện với BBC trong khi đang diễn ra hội nghị chỉnh đốn Đảng ở Hà Nội.
Ông cũng cho rằng bước đi "thiết thực" hiện nay là dân chủ hóa về thông tin, cho phép sự tồn tại chính thức của báo chí tư nhân.
Phạm Viết Đào: Chỉnh đốn Đảng rất cần thiết hiện nay. Nhưng trong dư luận nhân dân, người ta cảm thấy việc đó khó lòng đạt được hiệu quả mong muốn.


Nếu đã chỉnh đốn, phải có biện pháp mạnh hơn, phải dùng luật pháp, chứ nếu chỉ động viên nhau thì...
Trong lịch sử, có thời Cụ Hồ mỗi sáng mời các ông "có vấn đề" đến cùng ăn phở để cụ khuyên răn. Ông Tố Hữu kể tôi nghe chuyện này. Cụ Hồ uy tín rất lớn và tốn rất nhiều phở để mời các ông "có vấn đề". Thời ấy kỷ cương còn nghiêm mà xem chừng cũng không có hiệu quả cao. Bây giờ phát động tự phê, thì cũng ủng hộ thôi. Nhưng nếu không tiến thêm bước mạnh hơn nữa, chắc khó đạt hiệu quả mong muốn.
BBC:Báo trong nước vừa qua đăng nhiều bài nói về việc lấy lại lòng tin của dân. Phải chăng lòng tin của người dân đã có phần lung lay?
Lòng tin của nhân dân lung lay nhiều rồi. Báo chí công khai đã nói, các ông trên cũng nhận thấy. Nhưng nếu chỉ kêu gọi thì đó là duy ý chí.
Đảng lại trở thành Nhà thờ, Nhà chùa, cứ đến đấy tu niệm rồi cải tà quy chính? Bây giờ đảng viên liên quan quyền lực, quyền lợi. Lại muốn dùng Kinh thánh thức tỉnh họ, thật khó.
BBC:Vậy hội nghị lần này có như nhiều người nói là chỉ hình thức và không hiệu quả, thưa ông?
Tôi không nghĩ là hình thức. Thực tâm các vị lãnh đạo cũng sốt ruột. Nhưng họ làm thế nào, đấy là vấn đề.
Trong nội bộ cấp cao, tôi nghĩ cũng nhiều vị có tấm lòng, tâm huyết. Nhưng họ có vượt qua được sức ỳ không? Nội bộ Đảng bây giờ cũng nhiều khuynh hướng. Vậy khuynh hướng tiến bộ có trở thành tiếng nói áp đảo không?
BBC:Có ý kiến cho rằng thay vì tự chỉnh đốn, Đảng nên chấp nhận dân chủ hóa. Ông nghĩ thế nào?
Khó trăm lần, dân liệu cũng xong, vậy phải dựa vào dân. Chừng mực nào đó phải để dân phát biểu và nghe dân. Không nên xem phản ứng của dân là của thế lực thù địch và dùng biện pháp cảnh sát quá mạnh.
Trong một hội thảo gần đây, tôi nói cần nới rộng biên độ thông tin. Hiện nay gần như thông tin một chiều. Dân chủ hóa trước hết phải là dân chủ hóa thông tin, thiết thực nhất trong bối cảnh hiện nay.
"Dùng công luận, dùng thông tin để điều chỉnh Đảng cũng là cách văn minh và đỡ xương máu nhất. Hiện nay luật pháp chưa cho phép. Các trang tin, blog vẫn nấp dưới danh nghĩa cá nhân. "
Rất cần những trang mạng tư nhân. Các trang web tư nhân hiện nay đều nấp dưới danh hiệu các blog. Mà blog đều như các tờ báo chiến đấu cho tiến bộ xã hội. Vụ Hải Phòng vừa rồi, nếu không có thế giới mạng, thì sẽ còn tồi tệ đến mức nào?
Dùng công luận, dùng thông tin để điều chỉnh Đảng cũng là cách văn minh và đỡ xương máu nhất. Hiện nay luật pháp chưa cho phép. Các trang tin, blog vẫn nấp dưới danh nghĩa cá nhân. Nhưng thực ra mục tiêu của họ giống tôn chỉ các báo chính trị, chứ không còn là blog cá nhân nữa. Nhưng nó không được công khai, nên rất khó phát triển. Làm thì đến lúc cũng mỏi mòn vì không có động viên nào về mặt vật chất cả. Kỹ thuật thì rất nhom nhem.
Nếu Đảng thật sự muốn dân tham gia, thì phải cho dân tham gia trước tiên là lĩnh vực thông tin. Hiện nay xuất bản đã là tư nhân rồi, thì các trang báo tư nhân phải được công khai đi để họ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
BBC:Ông có nghĩ Đảng đã suy thoái đến mức Đảng không chấp nhận nhân dân và dân cũng không chấp nhận Đảng?
Chưa đến nỗi như thế. Nước nào cũng cần một lực lượng lãnh đạo, tức là một đảng chính trị. Chứ bây giờ sụp đổ hoàn toàn, trí thức cũng không muốn dẫn đến ba bè bảy mối, nội chiến. Người dân chịu khổ chứ người có chức có tiền họ chạy ra nước ngoài, con cháu họ có chết đâu.
"Đổi tên khác thì khó, chứ trở lại tên Lao Động chả có gì sai. Chứ để tên Cộng sản, bản thân tôi là đảng viên cũng thấy không hợp giữa khẩu khí của thế giới hiện nay."
Những người có trách nhiệm cũng thấy Đảng cần phải thay đổi. Phải làm gì để có thay đổi, chứ đánh sập nó đi để có mô hình mới lại chưa biết thế nào.
Dân hiện nay thấy Đảng nhiều cái quá trớn. Nhưng cũng có những người có trách nhiệm thấy cần phải thay đổi.
Tôi cho rằng Đảng trước nhất cần thay đổi tên. Chứ bây giờ nói Đảng Cộng sản thì khó vào lòng dân chúng. Trong quá khứ Đảng rất nhiều công lao, nhưng khi ấy Đảng đứng tên đảng Lao Động đấy chứ.
Bây giờ có thể trở lại tên đảng Lao Động cũng được. Đổi tên khác thì khó, chứ trở lại tên Lao Động chả có gì sai. Chứ để tên Cộng sản, bản thân tôi là đảng viên cũng thấy không hợp giữa khẩu khí của thế giới hiện nay. Bước thứ hai là trở lại Hiến pháp 1946.
Đòi hỏi tách quân đội, công an ra khỏi Đảng, rất khó. Nhưng thiết thực nhất bây giờ là trở lại mô hình đảng Lao Động. Nếu góp ý cho Đảng, tôi sẽ góp ý như thế.


(BBC Vietnamese - Việt Nam - 'Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'


www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/.../120229_phamvietdao_iv.shtml )

Quách Bá Hùng đập đầu vào cột đèn vỡ sọ não để tự tử ( cha này khá )

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng từ thời điểm bị điều tra tháng 4/2015 đến nay, không ít lần tìm cách tự tử, hiện đã bị liệt vào đối tượng cần theo sát đặc biệt. 

Ông Quách Bá Hùng – cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc bị kết án tù chung thân.
Theo bài viết trên tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông), vào cuối tháng Ba năm nay, sau khi được đặc chuẩn đến nhà tù Tần Thành vốn dành cho các cựu quan chức cao cấp của ĐCSTQ ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, ông Quách Bá Hùng sau một lần dạo bộ, vừa mới ở trên xe đã bất ngờ lao xuống đâm thẳng đầu vào một cột đèn, nhân viên giám sát đi theo trở tay không kịp, ông Quách bị chấn thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu, cho mãi đến tận giữa tháng Sáu mới quay trở lại nhà tù Tần Thành.

Theo bài báo, ông Quách Bá Hùng bị vỡ hộp sọ phía trước, bị hôn mê sâu trong suốt 2 tuần. Việc va chạm mạnh như vậy có thể thấy ông này kiên quyết muốn chết.

Trước đó, theo tờ Tranh Minh tiết lộ, ngày 9/4/2015, ông Quách Bá Hùng đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng như Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chính thức điều tra, ông ta lúc đó còn ký văn bản cam kết một số điều khoảng như sẽ không tự sát hay tự gây thương tích…

Thế nhưng kể từ thời điểm bị bắt giữ đến nay, ông Quách đã 3 lần tự sát. Bài báo nhắc lại, ngày 12/8/2015, trong phòng nghỉ đợt hỏi cung lần thứ 3, ông Quách thừa cơ nhảy lầu qua đường cửa sổ, cuối cùng bị vỡ đầu phải đưa vào viện cấp cứu, khâu 20 mũi ở trán. Sau khi ở bệnh viện nửa tháng, ông Quách lại được chuyển vào trại giam của Viện Kiểm sát Quân sự.

Chạng vạng tối một ngày tháng 10/2015, ông Quách kêu toàn thân đau nhức và đòi thuốc giảm đau. Nhân lúc cảnh vệ đi mời bác sĩ, ông ta đã dùng khăn lau mặt và khăn lau chân nối lại thành sợi dài rồi tự thắt cổ, nhưng chỉ bị hôn mê bất tỉnh, sau đó bác sĩ đã đến cấp cứu kịp và chuyển vào bệnh viện quân đội.

Một lần nữa là vào giữa tháng 11/2015, sau khi ông Quách ăn sáng xong thì cắn lưỡi muốn tự sát, nhưng bị cảnh vệ phát hiện ngăn cản rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu, cho đến cuối tháng 12/2015 mới phục hồi khả năng nói chuyện. Vì ông Quách nhiều lần tự sát nên phòng giam được tăng cường canh gác nghiêm mật suốt 24 tiếng một ngày, chia thành 3 ca, mỗi ca 2 người.

Tháng 7/2016, ông Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã bị kết án tù chung thân vì  tội nhận hối lộ. Ngày 10/2 năm nay, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV trong khi phát sóng chương trình “Quân đội hùng mạnh” đã đưa tin tình hình thẩm tra Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn, trong đó có hình ảnh của Quách Bá Hùng và Cốc Tuấn Sơn lúc bị xét xử tại tòa án quân sự.

Tối hôm 18/8, CCTV lại phát sóng bộ phim tài liệu “Trung Quốc pháp trị” và hình ảnh hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thời điểm bị cơ quan chức năng bắt giữ điều tra đã xuất hiện trong bộ phim này.

Ông Quách Bá Hùng được cho là tâm phúc của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, nhân xưng là “sói Tây Bắc”, còn được biết đến cùng với “hổ Đông Bắc” Từ Tài Hậu xưng hùng xưng bá một phương trong quân đội, suốt thời gian dài đã lũng đoạn toàn bộ giới quan chức cao cấp của ĐCSTQ.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, tiến hành chiến dịch chống tham nhũng, đã lần lượt chặt đứt vây cánh của phe Giang Trạch Dân. Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu cùng hàng loạt “hổ lớn” khác đã lần lượt ngã ngựa trong vòng vài năm trở lại đây.

Minh Ngọc

(Trí Thức)