Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộc

Thứ năm, 05/10/2017 | 01:10 GMT + 710,001 lượt xem

Vụ án Lệ Chi Viên được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, khiến cho vua Lê Thái Tông chết đột ngột ở tuổi 20, thậm chí người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng bị mang án tru di tam tộc vô cùng thảm khốc.
Đằng sau vụ án đó không chỉ là những uẩn khúc mà chúng ta đã có dịp bàn tới trong bài Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?, mà còn là những câu chuyện huyền bí về sự tinh thông số mệnh của người xưa.
Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộcNguyễn Trãi. (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Bậc thầy phong thủy thấy trước đại nạn của Nguyễn Trãi

Trước đây ông cố của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Loan có nhờ thầy địa lý tìm được miếng đất tốt ở làng Nhị Khê (nay thuộc Thường Tín, Hà Đông) rồi lấy hài cốt của cha mình táng vào đấy. Theo sách “Lai thị phong thủy chí” thì huyệt ở Nhị Khê có long mạch đi rất xa, nhiều ngăn giữ chân khí, lại có nhiều gò đống như là kiếm, ấn, mũ, bút, nên là huyệt rất quý.
Khi quân Minh chiếm đóng Giao Chỉ, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Vua Minh muốn trấn yểm các vùng đất phong thủy tốt ở Giao Chỉ để tận diệt nguyên khí nhằm dễ bề cai trị. Vậy nên vua Minh giao cho Hoàng Phúc, vốn là một nhà phong thủy có tài mang theo hai cuốn sách của Cao Biền với các bản vẽ chi tiết nhằm trấn yểm các vùng đất tốt.
Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộcVua Minh lo sợ khởi nghĩa của người Giao Chỉ, tìm mọi cách trấn áp, sử dụng cả phong thủy, nhưng cuối cùng quân Minh vẫn đại bại… (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Cao Biền vốn là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc, từng trấn yểm nhiều nơi ở nước ta, truyền thuyết về cuộc đấu trí của ông ta với các thiền sư Việt cũng được ghi lại trong cuốn “Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” (Xem bài: Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền). Vậy nên, Hoàng Phúc dựa vào sách của Cao Biền thì như hổ thêm cánh.
Đến vùng Nhị Khê, là nơi ông cố Nguyễn Trãi cải táng cha, Hoàng Phúc có quan sát và nói rằng:
Nhị Khê mạch đoản,
Họa thảm tru di.
Nghĩa là:
Đất Nhị Khê mạch ngắn,
Sẽ dẫn tới họa tru di thảm khốc.
Sau này quân Minh thua trận, Hoàng Phúc bị bắt làm tù binh, quân Lam Sơn đã thu lại hai quyển sách này của Cao Biền.
Nguyễn TrãiNghĩa quân Lam Sơn. (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Hoàng Phúc bị giải về dinh trại Bồ Đề ở viên môn của Nguyễn Trãi. Là người nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đối đãi với các hàng binh rất tốt, trong đó có cả Hoàng Phúc. Cảm mến tấm lòng của ông, một lần Hoàng Phúc bộc bạch với Nguyễn Trãi rằng:“Nay tôi mắc nạn, được giam dưới cửa ông cũng là may. Song chắc không bao lâu đâu”.
Hoàng Phúc giải thích rằng: “Vì tổ mộ tôi có xá văn tỉnh là gò đống ở phương Bính thì tôi mắc tội vạ tất không lâu! Chừng 100 ngày sẽ khỏi.”
Nhưng Hoàng Phúc nói thêm: “Còn tổ mộ của ông, tôi đã biết con cháu sẽ bị nạn tru diệt vậy ông không nên xem thường, hãy tính việc cải táng đi”.
Hoàng Phúc biết ơn Nguyễn Trãi không hại mình, qua tiếp xúc cũng biết Nguyễn Trãi là bậc hiền lương, có tài đức, vì vậy mà nói thật cho ông biết, hy vọng có thể giúp ông vượt qua đại nạn sắp tới. Tuy nhiên Nguyễn Trãi nghe nói thì chỉ cười cho vui mà không đoái hoài.
Nguyễn Trãi năm lần một mình vào Đông Quan. (Tranh của họa sĩ Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộcĐức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Và mọi việc quả nhiên đúng như Hoàng Phúc dự đoán. Nguyễn Trãi kiên trì viết thư, năm lần một thân một mình vào thành Đông Quan khuyên quân Minh đầu hàng, rồi dùng đại nghĩa tha chết cho cả 10 vạn quân Minh về nước, trong đó có Hoàng Phúc (Xem bài: Tha chết cho 10 vạn giặc Minh – Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”).
Còn số phận của Nguyễn Trãi cũng không vượt khỏi lời tiên tri của Hoàng Phúc. 15 năm sau, vào năm 1442, Nguyễn Trãi bị vu oan trong án giết vua ở Lệ Chi Viên, khiến ông bị tru di tam tộc.

Lời dặn dò của ông ngoại Trần Nguyên Đán tinh thông mệnh lý

Dù Nguyễn Trãi là dòng dõi họ Nguyễn, nhưng người ảnh hưởng đến ông nhất lại chính là ông ngoại Trần Nguyên Đán. Là quan Tư đồ cuối triều đại nhà Trần, lại tinh thông tử vi tướng số, nên Trần Nguyên Đán biết trước việc Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần.
Khi Thượng Hoàng Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ Quý Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm” (Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc” (chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:
Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầu
Tạm dịch là:
Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Cảnh tỉnh Thượng Hoàng không được, Trần Nguyên Đán biết vận mệnh nhà Trần đã hết, nên quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học. Trước khi đi, ông cực chẳng đã, đành kết thân với Hồ Quý Ly nhằm bảo vệ gia tộc của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cho đến tận ngày nay, nhiều người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem hành động này của ông là phản bội là nhà Trần. Dẫu sao đó cũng là cái khó của người tinh thông mệnh lý…
Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộcTrần Nguyên Đán dù biết trước số mệnh nhưng cũng không thể làm được gì… (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Trần Nguyên Đán từ quan về quê dạy học, trong số các học trò của ông có Nguyễn Phi Khanh, sau này lấy con gái của ông và sinh ra Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã được ông ngoại dạy dỗ. Trong cuốn sách “Đông A di sự” có ghi chép rõ rằng Trần Nguyên Đán xem lá số tử vi thì biết Nguyễn Trãi sau này sẽ là anh hùng dân tộc, nhân cách còn được lưu danh muôn thuở, nhưng ông cũng không khỏi lo lắng khi biết rằng sẽ bị di họa chết cả ba họ. Vì thế Trần Nguyên Đán dặn kỹ Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi cũng ghi nhớ lời dặn dò của ông ngoại.
Nguyễn TrãiNguyễn Trãi dâng kế. (Tranh minh họa – Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, Nguyễn Trãi đã dâng lên cuốn sách “Bình Ngô” với chiến lược rõ ràng, quân Lam Sơn dựa vào đó mà đi hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, giành lại được giang sơn xã tắc.
Nguyễn TrãiCôn Sơn. (Ảnh từ kenhvan.com)
Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, sau gần 10 năm làm quan, nhớ lời dạy của ông ngoại “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi liền từ quan về Côn Sơn ở ẩn, vui thú điền viên với cảnh sông núi.
Thế nhưng số mệnh khó tránh, Lê Thái Tông vẫn rất muốn trọng dụng Nguyễn Trãi và năm 1439 mời bằng được Nguyễn Trãi ra làm quan. Việc Nguyễn Trãi chấp nhận tấm lòng của vua vô hình chung đã đi ngược lại với lời dặn dò của ông ngoại.
Nguyễn Trãi vốn là người thẳng thắn, làm gì cũng chỉ lo cho dân, vì thế những kẻ nịnh thần trong triều rất ghét ông. Ông bị liên lụy vào cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình, ông và vợ lẽ là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan trong thảm án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc. (Xem bài: Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?)
Hai lần nhận được lời tiên tri, Nguyễn Trãi vẫn không thoát nổi số mệnh bị tru di tam tộcĐền thờ Nguyễn Trãi. (Ảnh từ Cinet.vn)
Là bậc hiền nhân đại nghĩa, Nguyễn Trãi được trời xanh ban cho hai cơ hội cải mệnh: một là lời dặn dò của Hoàng Phúc ngay khi triều đình còn chưa thành lập; hai là lời dặn dò của Trần Nguyên Đán khi cáo quan về Côn Sơn. Nhưng cuối cùng ý trời khó dò, số mệnh khó đổi…
Trần Hưng
Xem thêm:

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng; Cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi Uỷ viên T.Ư với ông Nguyễn Xuân Anh; Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì?

Cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi Uỷ viên T.Ư với ông Nguyễn Xuân Anh

VOV.VN - Trung ương quyết định cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đối với ông Nguyễn Xuân Anh
Hôm nay (6/10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Buổi sáng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thành viên Thường trực Ban Bí thư đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy, trên cương vị người đứng đầu cấp uỷ thành phố, đồng chí Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ; cá nhân đồng chí đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp uỷ viên.
cach chuc bi thu da nang, cho thoi uy vien t.u voi ong nguyen xuan anh hinh 1
Ông Nguyễn Xuân Anh
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Trước đó, tại kỳ 18, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét việc thi hành kỷ luật đối với Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ đã được kết luận tại kỳ họp 17 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng bộ, chính quyền TP, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền; Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm; Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, quê xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), từng giữ các vị trí quan trọng của Đà Nẵng.
Ngày 20/06/2011, ông được HĐND thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Ngày 2/4/2014, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Đến ngày 16/10/2015, cuộc họp phiên thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XI đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 26/1/2016, ông Nguyễn Xuân Anh là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII (2016 – 2021).
Ngày 16/6/2016, kỳ họp thứ nhất, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức vụ Chủ tịch HĐND thành phố./.








Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng

Dân trí Ngày 2/10/2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau khi xem xét đề nghị của UB Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị quyết định hình thức thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Cụ thể, theo tờ trình số 75-TTr/UBKTTW, ngày 30/9/2017 của UB Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị xác định, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có nhiều vi phạm, khuyết điểm.
Trước hết, Ban thường vụ Thành ủy thành phố vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và Quy chế làm việc. Ban Thường vụ Thành ủy chấp hành không nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình thiếu nghiêm túc. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; Quy định của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ; Quy chế làm việc của Thành uỷ trong việc cho chủ trương về một số trường hợp cán bộ và một số dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Tập thể Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
Tập thể Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử trong một số trường hợp chưa gắn với quy hoạch được phê duyệt; chưa thực hiện nghiêm quy định thời gian luân chuyển đối với một số cán bộ. Cho chủ trương bổ nhiệm cán bộ cấp phó ở một số sở của thành phố vượt số lượng theo quy định của Chính phủ. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ trong việc cho chủ trương một số trường hợp; có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của Bí thư Thành uỷ.
UB Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị cũng xác định, Thường vụ Thành ủy thành phố vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị.
Cụ thể, cơ quan này không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW, ngày 14/3/2014 của Bộ Chính trị khoá XI về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND thành phố và một số lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng và Thông báo số 558-TB/UBKTTW, ngày 18/02/2014 của UB Kiểm tra Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai của nhiệm kỳ trước. Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật.
Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số trụ sở cơ quan đảng, Hội trường Hội đồng nhân dân thành phố, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2013.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 được xác định là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành uỷ, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Xét nội dung, tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW của Bộ Chính trị và kết quả kiểm điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020.
P.T

Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì?

Hai ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất nói gì? - Ảnh 3.
Ông Nguyễn Xuân Anh
* Thưa ông Nguyễn Xuân Anh, ông cảm thấy thế nào lúc nghe công bố trúng cử?
- Tôi hạnh phúc, bất ngờ vì ủy viên Trung ương dự khuyết chỉ bầu lấy 25 người mà có tới 61 ứng cử viên. 
Số dư rất cao (144%) nên rõ ràng việc trúng cử không phải dễ dàng, dù bản thân tôi nằm trong danh sách được Ban Chấp hành Trung ương khóa X giới thiệu. Xu hướng của Đại hội Đảng toàn quốc muốn trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
* Ông chuẩn bị gì để đảm đương công việc sau khi đứng vào hàng lãnh đạo cao cấp của Đảng?
- Tôi đã kinh qua nhiều vị trí công tác, từ phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố, về làm phó chủ tịch quận, phó bí thư quận ủy rồi bí thư quận ủy. Dù có vào Trung ương hay không với tư cách người đứng đầu Đảng bộ quận, tôi phải làm việc hết sức mình phục vụ sự nghiệp chung.
* Ông có nghĩ mình sẽ chịu thử thách lớn hơn ở vai trò mới?
- Rõ ràng được bầu vào Trung ương là vinh dự nhưng trách nhiệm cũng nặng nề hơn, nhiều áp lực hơn. Mình phải làm sao xứng đáng chứ không phải vào Trung ương rồi tự mãn. 
Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm
Nguyễn Xuân Anh
* Ông từng làm báo, vì sao ông chuyển sang làm chính trị?
- Thứ nhất đó là truyền thống gia đình. Thứ hai, bản thân tôi nghĩ chính trị là lĩnh vực mà mình yêu thích. Ba tôi hồi 41 tuổi đã là ủy viên Trung ương chính thức, bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi du học ở Canada về, tôi làm báo tại TP.HCM gần tám năm. Tôi là con trai cả nên ba mẹ muốn tôi quay về làm việc ở quê hương Đà Nẵng.
* Cha ông có truyền bí quyết cho ông?
- Ba tôi chỉ khuyên làm lãnh đạo phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết và vị trí càng cao càng phải gương mẫu.
* Là một lãnh đạo trẻ, ông nghĩ cần phải trang bị thêm những gì để có thể đảm đương công việc?
- Tôi nghĩ mình cần phải hoàn thiện chứ không hài lòng với thực tại. Tôi được đào tạo bài bản hơn so với thế hệ trước vì thời bình có điều kiện thuận lợi hơn. Nhưng kiến thức là vô cùng nên phải tiếp tục nghiên cứu học tập và tích lũy kinh nghiệm.
* Ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho bản thân trong tương lai?
- Bây giờ người ta trông vào mình khác ngày xưa. Họ nhìn xem ông này thể hiện như thế nào nên phải ráng làm tốt hơn, chứ bằng trước họ sẽ không chấp nhận. Tôi chưa nghĩ 10 năm sau sẽ làm gì, chỉ tâm niệm rằng mỗi ngày qua đi phải cố gắng đóng góp nhiều hơn. Tất nhiên, đã là ủy viên dự khuyết thì mình phải nỗ lực để trở thành ủy viên chính thức. 
Nhưng đấy là cố gắng theo hướng tích cực chứ không phải chạy chọt. Còn nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đủ “chín” thì tiếp tục dự khuyết hoặc thậm chí không được tín nhiệm tham gia Trung ương nữa.
* Tại Đại hội Đảng vừa qua, ông quan tâm đến những vấn đề gì?
- Ai tham dự đại hội cũng quan tâm đến định hướng phát triển đất nước và công tác nhân sự. Hai vấn đề này không chỉ đại biểu mà người dân cũng quan tâm. Tôi nghĩ định hướng phát triển kinh tế năm 2011-2020 cũng có nhiều ý kiến khác nhau. 
Ví dụ nói đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nhiều người cho rằng không dễ. Mức thu nhập 3.000 USD/người thì chưa bằng Thái Lan bây giờ, mà Thái Lan vẫn chưa phải là nước công nghiệp thật sự. Về nhân sự, tôi cho rằng đại hội đã thể hiện rõ ý chí trẻ hóa vì có những ứng cử viên dự khuyết tuổi hơi lớn đã không được bầu.
* Bây giờ có thể nói ông đã thành công bước đầu, trong đó có bao nhiêu phần trăm nỗ lực bản thân, bao nhiêu do truyền thống gia đình?
- Tôi không phủ nhận truyền thống gia đình góp một phần hết sức quan trọng vào thành công của tôi. Nhưng bên cạnh đó là nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm. Do đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình nặng nề hơn người khác.
* Là cán bộ trẻ làm công tác Đảng, ông có cảm thấy khô khan?
- Ở nước ta, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện. Công tác Đảng là đề ra đường lối, chủ trương đòi hỏi mình phải suy nghĩ nên cũng có cái lý thú của nó. Thật ra công tác Đảng không khô khan như nhiều người tưởng và đừng nghĩ tới lợi ích kinh tế mới làm tốt được.
* Ngoài công việc, chắc ông vẫn có thời gian vui chơi giải trí?
- Tôi dành nhiều thời gian đọc sách về công tác xây dựng Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế và những gì liên quan tới tình hình thế giới. Tôi không thuốc lá, bia rượu, cà phê, chỉ có chơi một môn thể thao là quần vợt. Thời gian rảnh rỗi còn dành cho vợ con.
T.T

Cả thế giới cười vì Việt Nam giờ mới coi kinh tế tư nhân là động lực?

Dân trí Tại Hội thảo bàn về vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển tại Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội sáng nay (4/10), rất nhiều chuyên gia kinh tế tỏ vẻ sốt sắng về sức khoẻ của khu vực kinh tế tư nhân trước ngưỡng cửa hội nhập và những chuyển biến rất chậm từ lời nói, đến hành động của bộ máy quản lý kinh tế.
 >> Chủ tịch WB: Kinh tế tư nhân đang đòi hỏi Việt Nam cải cách nhanh hơn

Vẫn vật lộn với tư duy và hành động
Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đất nước mình có lẽ là, khi thấy cái gì yếu hẳn đi sẽ rất quan trọng, khu vực tư nhân khi thấy nó yếu được phong ngay danh hiệu quan trọng. Đây là điểm để nói rằng cách nhận thức vai trò kinh tế tư nhân thực dụng đến mức nào.
“Kinh tế tư nhân loài người đã nói mãi nhưng chúng ta đến giờ ta mới coi tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, nói nhiều quá thế giới thậm chí cười cho”, ông Trần Đình Thiên.
Theo TS Trần Đình Thiên, thể chế kinh tế như thế nào thì doanh nghiệp ấy. Chúng ta vẫn yêu chiều, dồn nguồn lực vào DN Nhà nước, mãi vẫn vật lộn với cơ cấu nguồn lực tăng trưởng ở khu vực này thì sao khu vực DN tư nhân chẳng bé đi.
“Ta phải nói là trong 30 năm rồi, các cơ chế cho kinh tế tư nhân vẫn chưa được hoàn thiện. Câu hỏi được đặt ra là nó chậm hoàn thiện hay có chỗ nào đặt rào cản để chậm hoàn thiện. Trong khi đó, trên thương trường, các DN Nhà nước chiếm lĩnh hết nguồn lực, DN tư nhân bao năm qua bị o ép, còi cọc không lớn được và không dám lớn”, TS Thiên nhấn mạnh.
Một vấn đề cản trở kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế thị trường tại Việt Nam là cơ chế thông tin hoá, tiếp cận thông tin của DN. Ông Thiên bình luận: "Hiện vấn đề tiếp cận thông tin của DN đã được cải thiện chưa, tôi nói là chưa và có thì quá chậm thì làm sao kinh tế tư nhân đi lên được".
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh: "Khoảng cách phát triển tại Việt Nam hiện nay không phải từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà là khoảng cách giữa lời nói và hành động. Chúng ta đổi mới chưa thực sự hoàn chỉnh, kinh tế Nhà nước vẫn chưa đến 1% số DN nhưng được hưởng 50% nguồn lực, trong đó có những nguồn lực tốt nhất".
Trong thời gian suy giảm kinh tế vừa qua, có DN Nhà nước nào phá sản đâu, nếu họ kinh doanh thua lỗ lại đổ có cái nọ cái kia. “Doanh nghiệp Nhà nước nếu có vấn đề ngay lập tức được Nhà nước cứu. Thời gian qua, hàng vạn DN tư nhân phá sản, trong khi chúng ta vẫn bàn về tìm đâu ra nút thắt để tháo gỡ khó khăn cho khu vực này mà nút thắt quan trọng nhất là thể chế kinh tế, bộ máy, con người và đặc biệt là chuyển biến từ tư duy, suy nghĩ đến hành động còn quá khác xa nhau, chưa chuyển biến được. Chúng ta đang mắc nợ vì qua 30 năm đổi mới, mà khu vực kinh tế tư nhân vẫn còi cọc, bị giảm đi và không lớn được”, bà Lan nhấn mạnh.
Phát triển Kinh tế tư nhân: Văn bản có hàng mét, thực hiện thì…
Theo TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): “30 năm nay chúng ta đã nói đến chuyện làm thế nào để phát triển kinh tế tư nhân, có những cái đã có văn bản dài hàng mét nhưng thực hiện vẫn như cũ. Phải tìm ra cái mới, làm cái mới chứ đừng nhắc đi nhắc lại mãi những vấn đề của Nghị quyết, của khó khăn mà hàng chục năm không giải quyết được. Đã đến lúc cần nghiêm túc trong hành động và suy ghĩ để giúp DN phát triển, đừng mãi trông chờ vào nước ngoài, vào DN Nhà nước”, ông Bá nói.
Theo TS Lê Xuân Bá, thời gian qua có nhiều trở lực không muốn, không cho khu vực tư nhân phát triển. Nguyên nhân là các cơ quan công quyền lo giữ ghế, bảo vệ lợi ích của bộ, ngành mình để đề ra chính sách có lợi cho mình.
“Thực tế, nếu DN tư nhân đã lớn lên, họ sẽ “bật” lại các chính sách duy ý chí, chính sách chỉ phục vụ lợi ích cục bộ. Đây chính là điều chúng ta đang thấy xảy ra ở một số ngành công nghiệp và loại hình dịch vụ”, ông Bá đặt nghi vấn.
Theo GS.TS Võ Đại Lược: Trên thế giới, không một nền kinh tế nào không phát triển kinh tế tư nhân, vai trò của doanh nghiệp tư nhân đang quan trọng nhất. Mỹ có Apple, Facebook, Trung Quốc có Alibaba… còn chúng ta đang có khu vực kinh tế tư nhân phát triển quá còi cọc.
“Chúng ta có một số DN tư nhân có thể gọi là lớn nhất so với đại đa số các DN khác còn lại. Tuy nhiên, chủ yếu là các đại gia bất động sản, hầu như không có đại gia về công nghiệp. Nếu cạnh tranh công nghiệp với nước ngoài chúng ta thua ngay. Về công nghiệp cơ bản và nền tảng cạnh tranh động, chúng ta đang rất kém, ký hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, ta mở cửa nhiều ngành nghề lĩnh vực thì sắp tới, không có công nghiệp, cơ khí xương sống ai sẽ đứng ra cạnh tranh đây, doanh nghiệp tư nhân ốm yếu, què quặt thì cạnh tranh sao nổi”, GS Lược nhấn mạnh.
Nguyễn Tuyền