Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

BẠN QUAN

BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.

Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...

Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.

Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016

ĐẶNG XUÂN XUYẾN



LỜI BÌNH:

Tôi quen Đặng Xuân Xuyến đã lâu, từ thuở anh mới dựng nghiệp, mở cửa hàng “phát hành sách”. Là một nhà thơ, làm bạn hàng gửi sách nhờ anh bán hộ thường xuyên. So với những nơi khác bao giờ cửa hàng của Xuyến cũng giúp tôi bán được số bản cao gấp bội. Nhìn dáng vẻ bên ngoài tươi tắn, đẹp trai, hoạt bát và cái phong thái “dứt khoát” mỗi khi bàn việc…, ở Xuyến tôi thầm nghĩ con đường lập nghiệp gắn với sách vở văn chương sẽ tiến xa hơn! Bẵng đi một thời gian nền văn chương với những ước vọng thanh cao bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế thị trường không còn phân biệt được đục trong lẫn lộn. Thơ thành sản phẩm của xã hội hóa cấp thấp, không còn biết viết để làm gì, viết để vì ai. Tôi cũng nản, ngồi nhìn bút giấy và cũng đã lâu không gặp Xuyến. Một hôm, bất ngờ tôi nhận được tin nhắn của Đặng Xuân Xuyến mời cộng tác với trang mạng của anh… và tôi được đọc bài thơ rất tâm sự “Bạn quan” anh in trên trang mạng. Tôi thật ngưỡng mộ vì nội dung, giọng điệu, câu chữ già dặn, từng trải, vừa tiếp thu cách nhìn đời, nhìn người của các lớp nhà thơ cha anh mỗi khi bĩ cực, nhưng hơn hẳn lớp nhà thơ ăn theo xã hội bây giờ, khi vui thì vỗ tay vào, hết lộc thì thở ra những lời ai oán vụn vặt làm người đời chán đọc thơ vì vậy. Thơ Xuyến cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” như để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách, làm người dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của hai người bạn lâu ngày gặp lại, có nhu cầu phơi trải lòng mình thật đến nỗi chỉ thiếu cái tát bằng những ngón tay in lên mặt nhau, dù làm quan có chức tước giàu sang hay là dân ngu ngơ, nghèo túng, khi nhìn lại đời mình đều nhục, chưa thấy xứng kiếp người, tự mình thấy mình như súc vật, kiếp ngan, kiếp chó....

Bài thơ như một bầu tâm sự dốc thẳng sang nhau không cần niêm luật, kỹ thuật câu chữ. Đoạn đầu còn tỉnh, lời lẽ thăm dò giao đãi:

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền?

Tình bạn xa lâu gặp lại nhau, người ta thường ôn lại kỷ niệm trong lành một thuở, rồi mới có nhu cầu hỏi han công việc hiện tại gia cảnh của nhau. Đằng này có tình bạn ngày xưa của họ chỉ phụ họa thêm cho nỗi ấm ức về những rối ren, bất công xã hội. Thằng học giỏi không sống thủ đoạn thì làm dân quèn, thiếu cơm rách áo. Thằng học ngu, biết nịnh nọt cúi luồn vẫn có thể mua được chức tước lên quan để kiếm bổng lộc bạc vàng, thành ra cuộc gặp gỡ nơi chôn nhau cắt rốn lại là cái cớ để nổ ra cuộc vạch mặt chỉ tên những bất công xã hội đang ấm ức nơi lòng mỗi kẻ. Những tưởng chỉ kẻ thua thiệt mới buồn, mới đau, mượn rượu để nói ra lòng mình cho thỏa:

Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn!

Nào ngờ kẻ được mũ cao áo dài cũng thở than phận kiếp:

“Làm người khó
Làm quan càng khó
Chỗ quan trường chó, vịt giống nhau…”
“Quan càng lớn, chữ nhân càng nhỏ…”
“La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ!”

Những lời bộc trực, thật lòng này nghe thật tội, thì ra kẻ làm quan đứng trước bàn dân thiên hạ, qua những cầu truyền hình đi khắp thế gian, nhìn oai phong lẫm liệt, có ai ngờ nơi tận sâu con tim, khối óc họ cũng bị dày vò, có khi lại gấp bội những buồn đau túng nghèo cơm áo, cũng thấy được nhục vinh cuộc thế:

Đời đã chó
Quan trường càng chó

Thì ra đã là con người dù giả trá gian manh đến đâu, dù có ngập sâu vào đống bùn nhơ tội lỗi thì thẳm sâu nơi nào đấy trong linh hồn của họ vẫn nhận ra vị bùn nhơ nơi đầu lưỡi họ đã ngậm phải. Khác nhau chăng kẻ ngày tháng quen dần với những gì nhơ bẩn, còn có kẻ còn biết cố trườn ra khỏi những đám bùn nhơ để thở chút khí trời trong lành trước khi xuôi tay, nhắm mắt. Bởi quyền tước bạc vàng có thể xây được nấm mộ cao chứ không để lại trong không gian, thời gian được chút tiếng thơm. Huống chi lúc sống đã bị người đời nguyền rủa.

Cái đau của thân phận dân đen cũng là đau nhưng có thể mượn phút giây gặp gỡ, nói vung mạng, tung tán tàn cho hả. Còn kẻ chức tước, giàu có gian manh phải đợi lúc:

Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ

Bởi đã khoác vào tấm áo quan trường phải biết học phép mưu ma chước quỷ. Nhiều việc giả danh gian trá phải giấu kín cả cha mẹ vợ con, đem xuống dưới mồ mới mong hoạn lộ, an toàn… chỉ giây phút ngồi trước người bạn thuở trong sáng ngây thơ, sau biền biệt mỗi đứa một phương, thắng thua nếm đủ quay về, men rượu ngấm vào ấm ức, nói ra cùng nhau cũng chẳng phương hại nữa rồi mới dám “ghé tai”, “nói nhỏ”…

Bài thơ thành bữa tiệc giữa hai người bạn thết nhau vị ngọt bùi, cay đắng tình thân, vừa là của riêng, lại vừa dọn mời người đọc nhâm nhi, cụng chén ở những năm tháng đời người thật ít điều vui, ít tình thân thiện và gần như không còn thứ tình cảm tri kỉ mà ông cha ta đã ngìn năm trồng cây cho gỗ nên trầm. Giờ rừng bỗng dưng bị đốn trụi. Tình người rồi sẽ sao đây! Đặng Xuân Xuyến đã gửi tâm sự lòng mình vào thơ cho vơi ấm ức! Có lẽ chỉ còn thơ có thể an ủi anh chăng!

Bài thơ “BẠN QUAN” đã ghi lại sống động cuộc sống hôm nay, của người Việt Nam mình./.


Hà Nội, ngày 22 tháng 05.2016
Nhà thơ CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội. 
Điện thoại: 01658818263
Email: haicv08@gmail.com

* Bài do Tác giả Đặng Xuân Xuyến gửi tới VANEWS

Tòa không cho khai tiền 'chạy' đại biểu Quốc hội là sai luật

06/10/2017 17:17 GMT+7

TTO - Khai báo là quyền và cũng là nghĩa vụ của bị cáo, nên nếu khai, bị cáo Châu Thị Thu Nga phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Nhiều vụ án được mở rộng điều tra từ lời khai tại phiên tòa.

Tòa không cho khai tiền chạy đại biểu Quốc hội là sai luật - Ảnh 1.
Bi cáo Châu Thị Thu Nga trong phiên tòa ngày 5-10 - Ảnh: GIANG LONG
Tình tiết bị cáo Châu Thị Thu Nga - nguyên đại biểu Quốc hội, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group - hai lần xin khai về khoản 1,5 triệu USD "chạy" đại biểu Quốc hội nhưng đều bị chủ tọa nhắc nhở "không nằm trong phạm vi xét xử của vụ án" đặt ra vấn đề tòa có quyền không cho bị cáo khai báo tại phiên tòa hay không?
“Khai báo là quyền và nghĩa vụ của bị cáo”
Đó là ý kiến của thạc sĩ Trần Thanh Thảo, giảng viên khoa Luật hình sự Trường đại học Luật TP.HCM. 
Theo ông Thảo, số tiền 1,5 triệu USD được xác định là tiền do bị cáo chiếm đoạt mà có. Việc làm rõ bị cáo đã sử dụng số tiền chiếm đoạt của các khách hàng mua dự án vào việc gì là rất cần thiết. 
Bởi làm rõ được đường đi của số tiền này thì mới xác định được số tiền đi đâu và có cơ hội thu hồi lại số tiền này để khắc phục hậu quả vụ án. 
Luật không cấm các bị cáo khai, nếu lời khai đó không làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia. Do đó, việc hội đồng xét xử (HĐXX) ngắt lời không để bị cáo khai là không đúng quy định của pháp luật.
Bởi lời khai này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của bị cáo, nó giúp cho việc làm rõ bản chất của vụ án cũng như những tình tiết liên quan.
"Đặt tình huống những lời khai này có thể phục vụ cho việc mở rộng vụ án thì càng cần thiết phải để bị cáo thực hiện quyền của mình", thạc sĩ Thảo cho biết.
Trong khi đó, một đại biểu Quốc hội cho rằng lời khai của bị cáo tại phiên tòa nếu liên quan đến vụ án thì cần phải để bị cáo nói hết. Hàng trăm vụ án đã đưa ra xét xử nhưng tòa phải hoàn trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung đều do lời khai của bị cáo xuất hiện thêm tình tiết mới phải được làm rõ.
Dẫn chứng mới nhất là trong phiên xét xử vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung (lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Cao Toàn Mỹ) thì HĐXX đã tạo điều kiện để các bị cáo được khai hết, kể cả chi tiết về hợp đồng tình dục. 
HĐXX cũng cho thẩm tra các lời khai này ngay tại phiên tòa đối với người bị hại, tòa cũng triệu tập người liên quan đến để làm rõ các tình tiết mới, các lời khai mới này.
Khi phiên tòa xét xử Trương Hồ Phương Nga kết thúc, phó chánh án TAND tối cao đã trả lời trên truyền thông rằng đó là một phiên tòa theo hướng cải cách tư pháp. 
Các bị cáo được quyền khai báo, còn việc xem xét đối chiếu các lời khai, làm rõ các tình tiết này là của những người tiến hành tố tụng.
"Việc không cho bị cáo Châu Thị Thu Nga khai về khoản tiền 1,5 triệu USD là không đúng quy định pháp luật", vị này cho biết.
Rất nhiều vụ án được mở rộng từ lời khai tại tòa!
Đó là khẳng định của ông Vũ Phi Long, nguyên phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM, về việc sử dụng lời khai của các bị cáo tại phiên tòa để mở rộng vụ án. 
"Trong quá trình xét xử, TAND TP.HCM cũng đã hoàn trả hồ sơ nhiều vụ án để điều tra bổ sung  vì cần làm rõ những tình tiết trong lời khai của bị cáo. Thẩm phán cần phải để cho bị cáo khai hết ý của mình và theo quy định thì bị cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai đó", ông Long nói.
Đồng thời, ông Long nói thêm trong bối cảnh chống tham nhũng như hiện nay thì lời khai của các bị cáo là đáng quý, nó có thể dẫn dắt đến những vấn đề lớn hơn ngoài phạm vi của vụ án. 
Việc xác minh lời khai không quá khó đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. 
Về việc TAND TP Hà Nội cho rằng bởi các lời khai về việc chạy đại biểu Quốc hội đã được đối chiếu nên lời khai tại phiên tòa này là không cần thiết cũng nhận được ý kiến của các vị chuyên gia. 
Theo một đại biểu Quốc hội thì lời khai "chạy" vào Quốc hội là khó tồn tại. Bởi người trực tiếp bỏ lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội là các cử tri, do đó nếu đại biểu Quốc hội "chạy" cử tri là khó thuyết phục. Còn nếu có một lời khai nào khác về cách thức để lọt qua các vòng hiệp thương thì cũng nên xem xét kỹ.
HOÀNG ĐIỆP

ANH -THƠ ĐÃ VI PHẠM NHỮNG ĐIỀU NÀO CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 ?; Bà Trần Thị Thủy, mẹ ông Xuân Anh mới thực sự là cựu Bí thư Đà Nẵng

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Xuân Anh-Huỳnh Đức Thơ
Căn cứ vào Kết luận Kỳ họp 17 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy.
- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.
- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKT Trung ương trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…
- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.
- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.
Người Đà Nẵng phản ứng như thế nào khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư? - Ảnh 1.
2.Ông Nguyễn Xuân Anh  với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020:
a- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.
b- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
c- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô-tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.

3.Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:
a- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
-b. Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
2- Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật…”

ANH-THƠ đã vi phạm các điều luật sau đây của Bộ Luật Hình sự 2015

Về các vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh:
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây và ngoài trời
Ra đường rồi con ơi; Chuẩn bị ra tóp nhé

-Hành vi a: Vi phạm Điều 165: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế 

-Hành vi b: Vi phạm “Khoản 2, Điều 8 Luật Giáo dục: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”

Hành vi này còn vi phạm “Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

 

Hành vi c: Đã vi phạm Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.’’

Hành vi c còn vi phạm “Điều 364. Tội đưa hối lộ

 

Ngoài 3 hành vi a,b,c đã nêu, ông Nguyễn Xuân Anh còn phải chịu trách nhiệm với tư cách của người đứng đầu của tổ chức Thành ủy Đà Nẵng về một số hành vi vi phạm nghiêm trọng các điều luật sau đây của Bộ Luật Hình sự 2015:

 

“Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nướccơ quantổ chứcdoanh nghiệp

Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Ma đưa lối, quỷ đưa đường; Kiếp sau rặt những ...đoạn trường...thế thôi

 

Về các vi phạm của ông Huỳnh Đức Thơ:

“Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị. Những hành vi này đã vi phạm các điều sau đây của Bộ Luật Hình sự

“Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nướccơ quantổ chứcdoanh nghiệp

Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

 

Để xem các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ xử lý các vi phạm hình sự của 2 ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ tới mức nào ?

Có ưu đãi miễn trừ cho 2 quan chức của Đảng thuộc hàm “ đại phu” này không ?

Kết quả hình ảnh cho ôtô xuất xưởng ở Vĩnh Phúc
Tái bút: 

Chủ blog nhận được 1 nguồn tin cho biết: tại 1 tỉnh ở phía bắc, các quan chức của tỉnh này từ Phó phòng trở lên được 1 doanh nghiệp lắp ráp ôtô đóng trên địa bàn ưu tiên bán cho 1 chiếc ôtô với giá xuất xưởng ?
Hành vi này có vi phạm Luật Hình sự 2015 không? 
Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ vì thông tin này được phổ biến khá rộng, nhiều người biết, cả tỉnh biết ?!

 


P.V.Đ


Nguyễn Xuân Anh từ góc nhìn khác

Mai Dương
20-09-2017
Phàm làm người, ai cũng có điểm yếu. Yêu thương thì củ ấu cũng tròn, điểm yếu được che khuất. Ghét bỏ thì mụn cơm cũng thành đại họa. Ngẫm chuyện này, thấy nhiều điều hay.Câu chuyện bí thư Xuân Anh – một tuổi Thìn trẻ trung ngồi ghế tổng trấn, ngã ngựa, chắc chắn không thể nhìn ở góc độ căn nhà và cái xe như thiên hạ bỉm sữa được.
***
Một là, khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già. Tuổi trẻ, khôn mấy thì khôn, vẫn là cái khôn của tuổi trẻ. Không chịu lắng nghe, không nhìn thiên hạ, cứ tự mình độc đoán, sớm muộn cũng lộ.
Xuân Anh can thiệp vào công tác nhân sự lẫn điều hành của chính quyền quá nhiều, và theo một phong cách rất áp đặt. Lâu dần tích tụ ức chế.
Xuân Anh lười biếng tham vấn ý kiến lãnh đạo tiền nhiệm, hưu trí, đây là điểm yếu chết người. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, hưu trí điều hành, ấy là thực tế cơ bản nhất mà người làm chính trị phải rõ. Hỏi đôi khi chỉ để hỏi, nhưng không hỏi sẽ chết.
Hai là, không khiêm tốn. Xuân Anh bị cả dàn thường vụ Đà Nẵng nện, vì cái thái độ. Cu này từng tuyên bố khi có người góp ý, rằng Trẻ có cái hay của Trẻ, và Già có cái dở của Già.
Nghĩa là, trong mắt Xuân Anh, bọn lớn tuổi chả biết cái con cạc gì cả. Không chết mới lạ.
Ba là, lạm dụng truyền thông quá đà. Xuân Anh thuộc mẫu trẻ trâu điển hình, tức là trẻ nhưng thích nói về triết lý, và khoe triết lý. Báo chí tràn ngập triết lý của Xuân Anh.
Xuân Anh xuất thân báo chí, trong người vẫn có sự huyễn hoặc quyền lực của một kền kền. Xuân Anh từng gọi một phụ nữ lớn tuổi là cán bộ ở Đà Nẵng đến mắng, thậm chí tuyên bố nếu “tôi cho một thằng nhà báo vào, thì chị nát váy”.
Lịch sử chứng minh, chưa ai lạm dụng truyền thông quá đà mà chẳng sập mặt, ở xứ này.
Bốn là, chính thức chấm dứt sự ảnh hưởng của Nguyễn Văn Chi, cha đẻ của Xuân Anh. Chắc ông Chi không thể ngờ rằng, đến một ngày, cơ quan mà ông từng làm thủ lĩnh, lại kề dao vào cổ con mình và cứa ngọt. Những người mà từ 3-5-10 năm trước từng nằm dưới lưỡi đao của ông, nay đã củng cố vị thế cực mạnh. Và giờ là lúc đổ vào điểm yếu nhất của ông – con trai.
Và ông bất lực.
Thậm chí không chỉ là Xuân Anh, người con thứ 2 là Xuân Ảnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ, cựu thư kí ông Đinh La Thăng, cũng đang đối diện với nhiều vấn đề.
Năm là, dù rất lười biếng tham vấn ý kiến người ngoài, nhưng lại đặc biệt nghe mẹ, ấy là dở. Người am hiểu ở Đà Nẵng đều nói rằng, bà Trần Thị Thủy (mẹ Xuân Anh), mới thực sự là bí thư thành phố chứ không phải ông con trai. Giang hồ đồn thổi, bà mẹ này gần như can thiệp vào tất cả sự vụ ở Đà Nẵng, xứng đáng mẹ Việt Nam anh hùng.
Bà Thuỷ nhiều năm đứng ở vị trí vợ của một trong những người quyền lực nhất Việt Nam, sẽ rất khó để hiểu được thời thế đã thay đổi, coi lớp hậu sinh như ông Thơ, thậm chí ông gì nghẹo nghẹo bạn cậu chả ra cái đxx gì cả, không chết mới lạ!
***
Con ông cháu cha thì không vấn đề gì, càng tốt, nhưng phàm đã làm chính trị, cần tỉnh táo nhìn nhận giá trị của bản thân mình lẫn người thân mình. Trong chính trị, không có bất cứ sự ảnh hưởng nào là vĩnh viễn.
Bình Luận từ Facebook




Trong khi tuyên bố “không ai có khả năng chi phối lãnh đạo TP cả”, thì lại sử dụng xe do DN tặng. Trong khi khẳng định “Nếu ai phát hiện hoặc tìm hiểu ra tôi có một lô đất nào khác ngoài căn nhà 43 Nguyễn Thái Học, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”, thì căn 43 ghép chung 45. Và căn 47 mang tên Bùi Thị Diễm.
Quá nóng thì nhanh nguội
Giờ G ngày N, tân Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, nón cối, áo sơ mi xanh, trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết đi thị sát bãi rác Khánh Sơn. Mở ngoặc nói thêm: Khánh Sơn là địa danh lừng lẫy về chuyện hôi thối, bốc mùi theo đúng nghĩa đen. Dân quá khổ! Kêu gào từ năm mão sang năm dần nhưng rồi “cuộc sống vẫn như thể chuồng heo”.
Dưới cái nắng oi ả và nặng mùi, tân Bí thư của TP đáng sống nói đại ý: Tôi chọn bãi rác là điểm đi thực tế đầu tiên trên cương vị bí thư để khẳng định sẽ không ngồi phòng máy lạnh thơm tho nghe báo cáo.
Khi ấy, mạng xã hội “đổi gió”. Từ câu hỏi mai mỉa “Đồng chí này là con đồng chí nào”, người ta bắt đầu nói về những kỳ vọng; về một “Nguyễn Bá Thanh thế hệ 2” dám nói dám làm và làm được.
Nghe những gì Bí thư Xuân Anh nói, phải nói, đó là những phát ngôn thẳng băng rất được lòng dân.
Hồi cuối 2015, khi câu chuyện ông Lý Phước Cang (từng lái xe cho gia đình Bí thư Nguyễn Xuân Anh) bị đồn là đứng tên mua hộ gia đình Bí thư 12 lô đất ven biển giá hàng chục tỷ đồng, ông Xuân Anh nói chắc như đinh đóng cột "tôi và gia đình không có nhu cầu đất ven biển. Cá nhân tôi hoàn toàn không có bất cứ lô đất nào. Nếu ai phát hiện hoặc tìm hiểu ra tôi có một lô đất nào khác ngoài căn nhà 43 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ chức”.
Tháng 1.2011, khi được bầu ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, ông Nguyễn Xuân Anh, năm đó 35 tuổi, tâm sự trên Tuổi trẻ về những sở thích cá nhân:
Tôi dành nhiều thời gian đọc sách về công tác xây dựng Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế và những gì liên quan tới tình hình thế giới. Tôi không thuốc lá, bia rượu, cà phê, chỉ có chơi một môn thể thao là quần vợt. Thời gian rảnh rỗi còn dành cho vợ con.
Hay như câu chuyện chiếc xe bốn số 9 (43A-299.99), Bí thư cũng cam kết trước những ồn ào thị phi, rằng khi được bầu làm Bí thư, ông “vẫn chạy xe cũ đã mua hơn 21 năm”. Tới đầu 2016, văn phòng mới bố trí chiếc 43A- 299.99.
Đấy, 20 năm qua, TP đã dùng 8 xe DN tặng chứ đây đâu phải lần đầu.
“Chuyện xe cộ của chúng tôi rất rạch ròi. Doanh nghiệp tặng xe cũng vì mục đích chung, không có tiêu cực. Văn phòng Thành ủy mà làm biển số giả cho tôi đi thì Văn phòng là những người phải chịu kỷ luật nặng nhất. Còn nếu tôi biết xe đó mang biển số giả mà vẫn sử dụng thì tôi cũng không có tư cách ngồi ghế Bí thư. Cả Thành ủy này mà để cho Bí thư đi xe biển số giả thì còn gì là thương hiệu Đà Nẵng với cả nước nữa”, Bí thư Đà Nẵng khẳng định.
Không nhiều người dám đem cái ghế ra mà hứa đâu. Và vì thế, dư luận xấu bị dập ngay tắp lự với những khẳng định như đinh đóng cột.
Trở lại với bãi rác, Bí thư Đà Nẵng còn quay lại Khánh Sơn thêm một lần mấy tháng sau đó. Nhưng trong khi chưa giải quyết xong chuyện bãi rác thì TP nơi ông đứng đầu đã trở nên rối và phức tạp hơn, trong đó có cả chuyện chiếc xe, ngôi nhà.
Thi sĩ Lương Ngọc An là phóng viên tờ Văn nghệ, tác giả bài báo “Lại thêm một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển giả”. Hồi tháng 2, bài báo lên mạng, kèm chình ình bức ảnh chiếc xe Toyota Avalon Limited BKS 43A-299.99, và một câu nguyên văn: Chiếc xe biển xanh 43A-299.99 mà ông Xuân Anh đang sử dụng trùng với biển số một chiếc Land Rover siêu sang, chỉ khác là biển số của chiếc Land Rover mang màu trắng.
Khi ấy, trao đổi với Tuổi trẻ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh tỏ ra vô cùng bất ngờ trước thông tin được đăng tải trên trang web của báo Văn Nghệ Trẻ.
Ông khẳng định từ lúc nhận nhiệm vụ phó Bí thư Thành ủy đến cuối năm 2015, bản thân ông vẫn được Văn phòng Thành ủy bố trí một chiếc xe Toyota Crown sản xuất năm 1996 để đi lại. 
Đến giữa năm 2016, Văn phòng Thành ủy đã bố trí cho ông một chiếc xe khác có biển số 43A - 299.99. “Từ ngày tôi nhậm chức Bí thư đến nay (16-10-2015), ngân sách TP chưa bỏ ra một đồng nào để sắm xe cho Bí thư Thành ủy. Chiếc xe tôi đang đi là do một doanh nghiệp tặng trước đó”.
Chánh văn phòng Thành ủy Đào Tấn Bằng cho biết: “Hiện Thành ủy Đà Nẵng đang quản lý 4 ôtô, trong đó chiếc xe 43A - 299.99 có giá trị thấp nhất”.
Rất trớ trêu vào ngày 18.9, trong khi báo Văn nghệ tổ chức họp kỷ luật Lương Ngọc An, cũng là lúc kết luận của Ủy ban kiểm tra TƯ về những sai phạm của ông Xuân Anh được công bố. Trong đó, có việc “sử dụng ô tô do DN biếu tặng”.
1.2016, ông LÊ QUANG NAM - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP chuyển sang giữ chức Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ.
Ông HỒ KỲ MINH, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ về giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP.
3.2016, ông VÕ NGỌC ĐỒNG từ Chánh Văn phòng Thành ủy sang làm Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa.
Ông ĐÀO TẤN BẰNG từ Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn sang Chánh Văn phòng Thành ủy.
Ông LƯƠNG NGUYỄN MINH TRIẾT từ Bí thư Quận ủy Liên Chiểu về Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng.
Ông NGUYỄN ĐÌNH VĨNH từ Tổng biên tập Báo Đà Nẵng sang làm Giám đốc Sở GD&ĐT.
Giám đốc Sở GDĐT là ông LÊ TRUNG CHINH được bổ nhiệm Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.
Ông VŨ HÙNG, Trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND TP Đà Nẵng sang giữ chức Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Ông PHẠM TẤN XỬ - Phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, về công tác tại Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.
Ông TẠ TỰ BÌNH, Phó Ban Pháp chế HĐND TP Đà Nẵng sang giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp.
Ông ĐOÀN XUÂN HIẾU, Phó Bí thư Thành đoàn, được bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP
7.2016, ông LÊ QUANG NAM, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ được đảm nhận chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
Bà HUỲNH THỊ TAM THANH từ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy về giữ chức Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ.
2.2017, ông NGUYỄN THANH QUANG thôi giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy để nhậm chức Bí thư Quận ủy Thanh Khê. 
Ông LÊ MINH TRUNG Bí thư Quận ủy Thanh Khê về làm Hiệu trưởng Trường Chính trị TP Đà Nẵng.
6.3.2017, ông ĐẶNG VIỆT DŨNG, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng sang giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy. 
NHỮNG PHÁT NGÔN DẬY SÓNG DƯ LUẬN
 "Tôi đánh giá tôi trong sáng. Trong sạch hay không thì để mọi người đánh giá, nhưng tôi nghĩ tôi không dính vào bất cứ vấn đề gì tiêu cực, không bè phái, không phe cánh. Thẳng thắn, không ngại nói thẳng…".
Tháng 12.2016, Bí thư Đà Nẵng ra thông điệp: "Thành phố chính thức tuyên chiến với các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy". Tình hình tội phạm ở Đà Nẵng đáng báo động vì thế "cuộc chiến" này sẽ rất khó khăn. Nhưng ông tin tội phạm sẽ bị khuất phục và Đà Nẵng sẽ trở thành "mảnh đất đau khổ" đối với chúng.
Cuối năm 2015, khi Đà Nẵng rộ tin ông Lý Phước Cang (từng lái xe cho gia đình Bí thư Nguyễn Xuân Anh) bị cho là đứng tên mua hộ gia đình Bí thư 12 lô đất ven biển giá hàng chục tỷ đồng.
Họp báo thời điểm đó, ông Xuân Anh khẳng định "tôi và gia đình không có nhu cầu đất ven biển. Cá nhân tôi hoàn toàn không có bất cứ lô đất nào. Nếu ai phát hiện hoặc tìm hiểu ra tôi có một lô đất nào khác ngoài căn nhà 43 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thậm chí từ chức bí thư.
Ngày 18.9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Bí thư Thành ủy Đà Nẵng "sử dụng hai nhà ở của doanh nghiệp"
DƯ LUẬN:
Tháng 6.2016, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khi đó 58 tuổi, được điều sang làm Phó Ban Tổ chức Thành ủy, Phó Ban Công nghệ cao. Vị giám đốc còn 2 năm nữa là về hưu đã phản ứng kịch liệt, nhất quyết không đồng ý. Tháng 7-2016, ông Điểu xin nghỉ việc. Dư luận cho rằng ông Điều bị ép đến mức phải nghỉ việc
Khi đó, ông Lê Quang Nam vừa được điều động giữ chức Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ chưa được 7 tháng tiếp tục được điều sang giữ chức giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Vụ việc gây xôn xao dư luận nhất là việc ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng được/bị điều sang giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
Ông Đặng Việt Dũng có trình độ chuyên môn là tiến sĩ Kỹ thuật, thạc sĩ ngành Thủy lợi, kỹ sư ngành Đường ô tô và đã từng đảm nhiệm Giám đốc Sở GTVT được cho là không đúng chuyên môn khi sang Ban Tuyên giáo. Tuy nhiên, tháng 7.2017, HĐND TP Đà Nẵng đã miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực UBND TP đối với ông Dũng để ông chính thức chuyển hẳn sang nhiệm vụ mới.
Con gái bí thư bị tố đổi đất
Tháng 7/2015, khi Bí thư Đà Nẵng là ông Trần Thọ, TP đã quyết định tạm dừng dự án bến du thuyền ven sông Hàn của công ty của ông Phan Văn Anh Vũ đầu tư.
Ngay lập tức, mạng xã hội tràn ngập thông tin con gái ông Trần Thọ là chị Trần Thị Yến Minh (giáo viên) được bố trí 400 m2 đất tái định cư ở quận Cẩm Lệ, nhưng xin chuyển về trung tâm TP, đổi lại diện tích 180 m2 tại ngã tư Trần Quý Cáp - Phan Bội Châu. Báo chí sau đó cũng tung ra các bài điều tra với hàng tít: “Con gái Bí thư Thành uỷ được bố trí đất vàng".
Trong phiên họp bất thường của Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ngay sau đó, việc con gái ông Bí thư xin đổi đất được giải thích không phải lần đầu tiên diễn ra ở Đà Nẵng. Khi người dân được bố trí đất tái định cư có mong muốn đổi sang khu vực khác, sẽ được chính quyền xem xét, bố trí trên cơ sở nơi chuyển đến, kèm điều kiện nộp tiền đất tái định cư theo khung giá ở khu vực mới.
Phó Bí thư Nguyễn Xuân Anh khi đó cho rằng "Đây là bài học cho lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Nó ảnh hưởng xã hội ghê gớm lắm. Nếu chuyện xảy ra với người đạp xích lô, xe thồ, dân bình thường là chuyện khác, nhưng đây là con của lãnh đạo thành phố, anh Thọ lại là Bí thư".
Chủ tịch thành phố bị dọa giết
Tháng 3.2017, thông tin bản kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tràn ngập mạng xã hội.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ sau đó liên tục nhận tin nhắn dọa giết.
Ngày 19.8, Cục cảnh sát hình sự C45, Bộ Công an bắt ông Đào Tấn Cường - Phó giám đốc Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng, anh trai Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng, vì hành vi đe dọa giết người.
Theo nhà chức trách, do khu biệt thự của mình trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thời gian qua bị chính quyền thành phố thu hồi để xem xét điều chỉnh quy hoạch, ông Cường đã nhắn tin dọa giết ông Thơ và người thân.
Sơn Trà thành điểm nóng
Tháng 3.2017, một người câu cá chia sẻ bức ảnh chụp bán đảo Sơn Trà này bị Công ty Biển Tiên Sa đào xới xây công trình. Quá trình kiểm tra sau đó, Đà Nẵng “phát hiện” 40 móng biệt thự xây không phép.
Từ 40 cái móng không phép, Đà Nẵng tiếp tục phát hiện chính mình cấp phép cho 18 dự án với khoảng 5.000 phòng khách sạn.
Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gửi kiến nghị đến Thủ tướng, bày tỏ lo ngại Sơn Trà sẽ bị bê tông hóa bởi các dự án du lịch; kiến nghị xem xét lại bản quy hoạch theo hướng giữ nguyên hiện trạng.