Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Cần khởi tố, điều tra dấu hiệu đưa - nhận hối lộ trong vụ Nguyễn Xuân Anh


Xem thêm bài của Phạm Viết Đào.

>



THIÊM MINH


(GDVN) - "Một cán bộ suy thoái đến mức như vậy không nên để họ tham gia vào công tác quản lý. Thậm chí nếu làm quyết liệt hơn nữa, người ta có thể bị khai trừ Đảng".

Kỷ luật cán bộ thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng 
Bộ Chính trị vừa quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
Vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và Quy chế làm việc; Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; Vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị.
Trung ương quyết định cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Cá nhân ông Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm;
Vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp uỷ viên.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ông Nguyễn Xuân Anh. (Ảnh: Vov.vn).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước,nguyên Tư lệnh Quân khu IV cho rằng, việc kỷ luật cán bộ cấp cao, có vi phạm thể hiện rõ tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Ông Xuân Anh là bài học răn đe, cảnh tỉnh cho những cán bộ đương nhiệm

Tướng Thước nhấn mạnh, việc kỷ luật người đứng đầu Thành ủy thành phố Đà Nẵng cũng cho thấy công tác phòng chống tham nhũng của chúng ta đi vào giai đoạn quyết liệt.
"Kỷ luật ông Xuân Anh thể hiện việc xử lý cán bộ không có vùng cấm trong chống tham nhũng và xử lý vi phạm của cán bộ, không loại trừ một ai. Càng cán bộ cấp càng cao thì kỷ luật nghiêm khắc để nêu gương. 
Trước đây, người ta nghi ngờ việc chống tham nhũng chỉ tắm từ vai xuống. Nhưng bây giờ có thể thấy rằng, chúng ta đã làm từ đầu rồi xuống chân. Tôi nhất trí cao với những quyết định của Ban Chấp hành Trung ương", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.
Cần làm rõ dấu hiệu đưa, nhận hối lộ
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh vì có vi phạm nghiêm trọng, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc kiên quyết loại bỏ cán bộ suy thoái hóa ra khỏi vị trí lãnh đạo. 
"Việc cách chức đối với một số cán bộ có sai phạm tày đình như vậy là hoàn toàn đúng đắn.
Một cán bộ suy thoái đến mức như vậy thì không nên để họ tham gia vào công tác quản lý. Tôi hoan nghênh quyết định sáng suốt và đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thậm chí nếu làm quyết liệt hơn nữa, có thể xem xét khai trừ Đảng đối với ông Xuân Anh", Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm.
Luật sư Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hai vấn đề có liên quan tới những vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh - nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng.
"Ông Nguyễn Xuân Anh được cho là thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.

Cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi Uỷ viên Trung ương với ông Nguyễn Xuân Anh

Vấn đề đặt ra là, cần điều tra làm rõ động cơ, lý do vì sao doanh nghiệp tặng xe, tặng nhà, và việc ông Xuân sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong vụ việc nói trên.
Tôi cho rằng hành vi đó thể hiện rõ dấu hiệu tiêu cực.
Chắc chắn khi người ta tặng nhà, xe cho cán bộ thì họ (doanh nghiệp) phải thu lại cái lợi lớn hơn rất nhiều.
Đặt câu hỏi ngược lại, nếu doanh nghiệp có lòng tốt thì sao họ không tặng tài sản đó cho người nghèo, cán bộ lão thành cách mạng... mà lại đi tặng cho cán bộ?
Theo tôi nếu làm tới nơi, tới trốn, đáng ra phải khởi tố vụ án để điều tra, bởi vụ việc có dấu hiệu của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Kẻ trộm ăn cắp một chiếc xe đạp có thể bị ở tù, nhưng cán bộ có những dấu hiệu vi phạm như vậy, chỉ kỷ luật về mặt Đảng thì vẫn còn hơi nhẹ.
Tiếp đó cần tiếp tục làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân từ cấp cơ sở tới cấp Trung ương liên quan tới việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Anh.
Xử lý người có trách nhiệm ở vị trí cao hơn trong vụ việc này", Luật sư Trần Quốc Thuận đề nghị.
Ông Thuận cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có thêm cán bộ đặc biệt là cấp Trung ương bị đưa ra xử lý khi phát hiện những vi phạm.
"Tuy trước khi bị kỷ luật, ông Xuân Anh là Ủy viên Trung ương Đảng, nhưng việc kỷ luật cán bộ này mới chỉ ở phạm vi địa phương. 
Nghị quyết Trung ương Đảng chỉ rõ, chống tham nhũng làm từ trong Đảng ra ngoài, từ trên xuống​, nhưng tôi chưa thấy cán bộ cao cấp nào hiện đương chức ở Trung ương bị kỷ luật cả", ông Thuận nói.
Vị Luật sư cũng đề nghị cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa, đa dạng hơn nữa để tạo thuận lợi cho người dân tham gia vào việc phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ.
THIÊM MINH

VÒNG ĐỊNH MỆNH CỦA XỨ QUẢNG NAM-ĐÃ NẴNG SAU 30 NĂM LẶP LẠI

Quoc Phong
1 giờ
Một sự tình cờ đến kỳ lạ :

Cách đây đúng tròn 30 năm BCHTW khoá 7 đã QĐ thay cả ( cặp đôi) năm 1987 khi đang giữa nhiệm kỳ , thay cả Bí thư và CHủ tịch tỉnh QN-ĐN !
Cặp đôi đó là BT NVC ( Nguyễn Văn Chi) , CT Trần Đình Đạm ( bằng) cặp đôi BT Mai thúc Lân và CT Trương Quang Được ! Dân xứ Quảng có thơ rằng : 
                                               Thêm Lân, bớt Đạm, giảm Chi 
QN-ĐN có khi Được mùa !!! 
Người nghe vô tình tưởng câu thơ này đang nói về chủ đề Nông nghiệp , Nông thôn , Nông dân . Về cơ cấu lại Nông nghiệp của xứ Quảng hay chăng ?
Và hôm qua , em trai ông Trương Quang Được là ông Trương Quang Nghĩa, sau nhiều năm đi thử thách ở nhiều cương vị khác nhau đã trở về mảnh đất mà ông đã mang ơn và trưởng thành .


Tô Đức Văn Văn
 

Đã từng bớt Đạm! Giảm Chi?...
Ba mươi năm chẵn đến kỳ đuổi Anh (!)...
Bởi Chi ép ổi chín nhanh...
Hoa kia rụng cánh lìa cành từ nay...
Cái nguồn bè đảng dễ say?...

Giảm Chi, Anh có nhớ ngày... có Chi?...

Cựu phó chánh tòa tối cao: Nên để bà Nga khai 30 tỷ 'chạy' ĐBQH

Zing  1 đăng lại 2 liên quan

Trao đổi với Zing.vn, cựu Phó chánh án TAND Tối cao cho rằng luật sư bào chữa cho Châu Thị Thu Nga có thể dẫn chứng phiên xét xử vụ án Hà Văn Thắm ra như một án lệ.
VIDEO: Luật sư hỏi bị cáo Nga có hay không việc 'chạy' đại biểu Quốc hội
Bị cáo Nga vừa nói muốn trả lời ngắn gọn câu hỏi của luật sư Hoàng Văn Hướng nhưng chủ tọa không chấp nhận điều này.
Chiều 5/10, phiên tòa xét xử vụ án cựu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Châu Thị Thu Nga và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 348 tỷ đồng diễn ra phần luật sư xét hỏi các bị cáo.
Tham gia thẩm vấn các bị cáo, luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho Nga) đặt câu hỏi cho thân chủ của mình về khoản tiền 1,5 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng) mà Nga khai đã dùng để “chạy” ĐBQH. Luật sư yêu cầu Nga “trình bày lại cho HĐXX và mọi người cùng nghe”.
Khi vị luật sư vừa dứt lời thì chủ tọa lập tức lưu ý vì phần này “không nằm trong phạm vi vụ án”. Sau khi tòa nhắc nhở luật sư, bà Nga xin HĐXX: "Nói một câu thôi ạ”. Đúng lúc đó, âm thanh phòng riêng cho phóng viên bị gián đoạn khoảng nửa phút.
Tòa là nơi để tranh tụng công khai
Đề cập đến việc chủ tọa phiên tòa xét xử Châu Thị Thu Nga chưa cho bị cáo này khai về khoản tiền 1,5 triệu USD "chạy" ĐBQH, ông Đặng Quang Phương, cựu Phó chánh án TAND Tối cao, mở đầu bằng câu hỏi:" Trường hợp bị cáo khai về nguyên nhân, điều kiện phạm tội để phát hiện tội phạm mới thì tại sao không cho khai?"
Cuu pho chanh toa toi cao: Nen de ba Nga khai 30 ty 'chay' DBQH - Anh 1
Ông Đặng Quang Phương, nguyên Phó chánh án TAND Tối cao. Ảnh: Tạp chí Pháp Lý.
Nguyên phó chánh án nói ở tình huống này HĐXX cần xem xét lời khai một chiều của Nga tại tòa có hợp lý, logic hay không. Ông nói đặc biệt nhất HĐXX nên lắng nghe lời khai bị cáo này về đầu ra của dòng tiền, xem nó lọt vào túi ai, như thế nào. Từ lời khai bà Nga có thể giúp HĐXX truy ra tài sản lừa đảo để thu lại trả cho bị hại. “Về nguyên tắc phải để cho người ta khai”, ông Phương nêu quan điểm.
Khi luật sư Hướng vừa hỏi bị cáo Nga về khoản tiền bà này khai "chạy" vào đại biểu Quốc hội, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu nói: "Đối với khoản tiền mà luật sư vừa nói nó nằm trong khoản 157 tỷ đồng công an điều tra tách ra khỏi vụ án này".
Giả sử sau khi Nga khai ra ai đó cầm tiền, HĐXX xét thấy cần thiết thì gọi những người này lên đối chất tại tòa, tranh tụng công khai. “Việc này không những phòng chống tội phạm, không bỏ lọt tội phạm mà quan trọng là tìm được đầu ra của tài sản, để bù đắp và trả lại cho bị hại”, ông Phương nhấn mạnh.
Trước tình huống HĐXX không đồng ý để bị cáo nói, nguyên Phó chánh án TAND Tối cao cho rằng luật sư bào chữa cho Châu Thị Thu Nga có thể dẫn chứng phiên xét xử vụ án Hà Văn Thắm ra như một án lệ. Trong vụ án đó, cũng từ lời khai một chiều của các bị cáo về việc đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh, buộc ông này phải thừa nhận hành vi của mình.
Cũng nhờ lời khai của Nguyễn Xuân Sơn tại tòa, các cơ quan chức năng đã phát hiện được thêm tội phạm, thu hồi một phần tài sản của Ninh Văn Quỳnh và khởi tố thêm các vụ án khác.
Cựu phó chánh án nói nếu vì lý do nào đó HĐXX chưa cho bị cáo khai thì chủ tọa cần nói để luật sư biết, đồng thời thông báo rõ việc này HĐXX đã kiến nghị cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ.
“Lừa đảo thì đã lừa đảo rồi. Đầu ra số tiền bị cáo có khai và cơ quan điều tra cũng đang làm rõ. Điều này không ảnh hưởng đến việc định tội cho bà Nga”, ông Phương khẳng định.
Cuu pho chanh toa toi cao: Nen de ba Nga khai 30 ty 'chay' DBQH - Anh 2
Bị cáo Châu Thị Thu Nga tại sân tòa sáng 6/10. Ảnh: Việt Hùng.
Bà Châu Thị Thu Nga sẽ thay đổi lời khai?
Luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bị cáo Châu Thị Thu Nga, cho rằng việc thẩm phán không cho bà Nga nói về lời khai 30 tỷ để “chạy” đại biểu Quốc hội sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.
Theo luật sư, cáo trạng nêu số tiền trên nằm trong 348 tỷ đồng Chủ tịch HĐQT Housing Group chiếm đoạt (đã trừ số tiền hoàn trả khách hàng), nếu không được đánh giá sẽ không đảm bảo khách quan.
Cuu pho chanh toa toi cao: Nen de ba Nga khai 30 ty 'chay' DBQH - Anh 3
Luật sư Hoàng Văn Hướng. Ảnh: B.C.
“Việc chạy đại biểu Quốc hội là một câu chuyện trò đùa mà xã hội quan tâm”, ông Hướng nói và nhận định việc bà Nga được có ứng cử hay không phụ thuộc vào lá phiếu của nhiều cử tri, không thể do một cá nhân quyết định.
Làm việc với bà Nga sau suốt quá trình điều tra không được tiếp xúc, luật sư nhận định thân chủ của mình “sẽ thay đổi lời khai”.
“Lời khai khai tại tòa và lời khai tại cơ quan điều tra có giá trị ngang nhau nếu đều phù hợp với các chứng cứ khác”, ông Hướng khẳng định việc không được hỏi về số tiền 30 tỷ đã vi phạm nguyên tắc đánh giá chứng cứ khách quan, cũng như quyền của luật sư và bị cáo.
Trả lời câu hỏi chủ tọa có được ngăn cản luật sư và bị cáo trình bày vấn đề liên quan quyền lợi, ông Hướng nói: "Luật sư phải chấp hành tuyệt đối điều hành của chủ tọa. Tuy nhiên, luật sư có quyền khác là khiếu nại".
Luật sư phải chấp hành điều khiển của chủ tọa
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Hà Nội), Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về “Nội quy phiên tòa” quy định tại phiên tòa mọi người đều phải có thái độ tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
Như vậy, tại phần xét hỏi các bị cáo, nếu chủ tọa phiên tòa xét thấy việc đặt câu hỏi của kiểm sát viên, luật sư nếu không cần thiết hoặc đã được HĐXX xét hỏi thì có quyền yêu cầu đặt câu hỏi khác.
Trong vụ án này, hành vi phạm tội của Châu Thị Thu Nga bị VKSND Hà Nội quy kết dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt với số tiền 377 tỷ đồng của khách hàng. Do vậy, việc bị cáo khai dùng số tiền chiếm đoạt đó sử dụng vào mục đích gì là quyền của bị cáo. Bị cáo sử dụng tiền chiếm đoạt đó vào các việc làm trái pháp luật khác cũng không làm thay đổi bản chất hành vi phạm tội.
Bị cáo khai dùng tiền đó vào việc đưa hối lộ, hay hành vi vi phạm pháp luật khác đã được cơ quan điều tra tách ra để điều tra làm rõ, xử lý sau khi có đủ căn cứ. Quan trọng đến thời điểm xét xử, bị cáo đã khắc phục được phần nào hậu quả chiếm đoạt đối với các bị hại hay chưa.
Theo luật sư Thơm, qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến các tội xâm phạm quyền sở hữu, rất nhiều các bị can, bị cáo sau khi chiếm đoạt được số tiền lớn của bị hại đã không thu hồi được với lý do dùng tiền chiếm đoạt thực hiện các hành vi trái pháp luật như đưa hối lộ, đánh bạc, bị lừa do đưa tiền cho người khác…
Tuy nhiên các bị can, bị cáo đều không đưa ra các chứng cứ vật chất chứng minh ngoài lời khai của mình, do vậy cơ quan điều tra thường tách hành vi này để điều tra làm rõ sau.
"Việc tách hành vi này không ảnh hưởng đến việc điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản đối với các bị hại", ông Thơm nêu quan điểm.
Quang Anh - Bá Chiêm

ĐÊM NHẠC NGUYỄN TRỌNG TẠO-KHÚC HÁT SÔNG QUÊ

Ô. PHẠM MINH CHÍNH "MONG MỌI NGƯỜI GIÚP XUÂN ANH THÀNH ĐẢNG VIÊN TỐT"; ( KHÔNG TRUY TỘI NHẬN HỐI LỘ VÀ CỐ Ý LÀM TRÁI?)

'Mong mọi người giúp 

đỡ ông Xuân Anh trở 

thành đảng viên tốt'

Zing  5 liên quan
'Mong moi nguoi giup do ong Xuan Anh tro thanh dang vien tot' - Anh 2
"Tôi mong mọi người trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ và người dân Đà Nẵng tiếp tục giúp đỡ ông Xuân Anh trở thành đảng viên tốt", Trưởng ban Tổ chức Trung ương nói.
VIDEO: Trưởng ban Tổ chức nói về ông Trương Quang Nghĩa, Nguyễn Xuân Anh
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã có những chia sẻ về ông Trương Quang Nghĩa và Nguyễn Xuân Anh trong hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị sáng 7/10.
Ngày 7/10, phát biểu tại buổi trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết những thành tựu mà địa phương này đạt được thời gian qua là sự cố gắng của chính quyền và sự ủng hộ của người dân địa phương.
'Mong moi nguoi giup do ong Xuan Anh tro thanh dang vien tot' - Anh 1
Ông Phạm Minh Chính động viên ông Xuân Anh. Ảnh: Đoàn Nguyên. 
Ông Chính cũng ghi nhận những đóng góp quan trọng Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng các thời kỳ. Ông nói 20 năm trước không ai tin Đà Nẵng sẽ phát triển như ngày hôm nay.
Nhắc lại những vi phạm, khuyết điểm của một số lãnh đạo thành phố vừa qua, ông Chính nói đây là điều đau xót mà không ai mong đợi nhưng nó đã xảy ra. Ông Phạm Minh Chính gửi lời chia sẻ với cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.
"Tuổi trẻ năng động sáng tạo sẽ giúp đồng chí rút ra bài học sâu sắc trong cuộc đời công tác, làm việc của mình để phấn đấu vượt lên, tiếp tục là người đảng viên có nghị lực, bản lĩnh chính trị để vượt qua khó khăn, thách thức và trưởng thành, có đóng góp cho Đảng, Nhà nước và Đà Nẵng trong thời gian tới", ông Chính nói.

Ông Nguyễn Xuân Anh trong hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng kêu gọi mọi người trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ và người dân Đà Nẵng tiếp tục giúp đỡ ông Xuân Anh trở thành đảng viên tốt, có những đóng góp cho đất nước, cho Đảng và nhân dân.
"Tôi gửi lời chia sẻ đến gia đình đồng chí Nguyễn Xuân Anh, một gia đình có truyền thống cách mạng và đã có đóng góp nhất định cho Đà Nẵng cũng như sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước", ông Chính nhấn mạnh.
Phương án tốt nhất
Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, thời gian qua một số lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng đã có một số sai lầm, khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ luật nên Bộ Chính trị phải tìm người thay thế cho chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Đây là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, liên tục của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Đảng bộ TP Đà Nẵng.
"Căn cứ vào quy trình làm việc của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện, cân nhắc nhiều mặt các phương án kiện toàn, phân công và thống nhất cao việc bố trí ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng", ông Chính nói.
VIDEO: Trao quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng
Sáng 7/10, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Đoàn Nguyên - Minh Hoàng
(https://www.baomoi.com/mong-moi-nguoi-giup-do-ong-xuan-anh-tro-thanh-dang-vien-tot/c/23486614.epi?utm_source=facebook&utm_medium=feedfb&utm_campaign=facebook)

Bài học thành công: Chỉ đơn giản cắt cành cây nơi chim đậu, chúng sẽ tự bay lên

Có đôi lúc, bởi vì chúng ta quá cố chấp, cứ ôm giữ mãi những quan niệm cũ mà không bỏ, nên không thể nào tiếp thụ thêm những cái mới. Nếu bạn chịu buông xuống, bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.

đại bàng, quan niệm cố chấp, Bài học,
Hãy học cách phá bỏ những cành cây của sự sợ hãi mà chúng ta bám vào và giải thoát bản thân để có thể bay lên một cách huy hoàng. (Ảnh: Ticketcamp)
Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một vị vua nhận được món quà là hai con chim ưng rất đẹp. Chúng là hai con chim ưng đẹp nhất mà ông từng thấy. Ông đưa những con chim quý này cho người nuôi chim trong hoàng cung huấn luyện.
Một tháng đã trôi qua, người nuôi chim báo tin cho nhà vua rằng, mặc dù một con chim ưng đã bay vút lên bầu trời một cách mạnh mẽ, nhưng con còn lại vẫn không rời khỏi cành cây mà nó đã đậu.
Vị vua mời các chuyên gia dạy chim nổi tiếng khắp nơi trên đất nước để đến xem tình hình của con chim ưng này, nhưng không ai có thể làm nó bay.
Đức vua đem sự việc này bày tỏ với các quan viên trong cung điện của mình, nhưng tất cả đều bó tay, con chim chưa rời cành bay lên.
“Biết đâu một người thân thuộc với vùng quê, hiểu tập quán của loài chim này có thể giải quyết vấn đề?”, nhà vua nghĩ bụng.
Lập tức ông gọi quan cận thần của mình truyền lệnh: “Hãy đi mời một người nông dân”.
Vào buổi sáng, nhà vua rất phấn khích khi thấy con chim ưng bay cao trên khu vườn cung điện. Ông nói với quan cận thần: “Hãy mời người đã làm ra phép lạ này đến đây”.
Vị quan nhanh chóng mời người nông dân đến để diện kiến đức vua. Nhà vua hỏi ông ta: “Làm cách nào mà ngươi khiến con chim ưng bay được vậy?”.
“Thưa bệ hạ, tôi chỉ đơn giản là cắt cành cây nơi con chim đang đậu thôi”, người nông dân trả lời.
Tất cả chúng ta đều có thể “bay”, bởi đó là tiềm năng đáng kinh ngạc của con người. Nhưng theo thời gian, chúng ta ngồi trên những “cành cây” của mình, rồi dính mắc vào những thứ thân thuộc mà quên mất bản năng của mình.
Khả năng của con người vô tận, nhưng hầu hết chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn khai phá hết. Chúng ta thích những thứ quen thuộc, thoải mái mà không chịu di dời. Vì vậy phần lớn cuộc đời, chúng ta đã quên mất bản năng của mình.
Hãy học cách phá bỏ những cành cây của sự sợ hãi mà chúng ta bám vào và giải thoát bản thân để có thể bay lên một cách huy hoàng.
Trong kinh doanh, nếu bạn cứ đi theo lối mòn, không tự đổi mới, khám phá và thích nghi với sự phát triển, thì bạn sẽ không thể thành công.
Câu chuyện về 2 công ty phát triển thị trường giày tại châu Phi là một bài học nằm lòng cho những ai không chịu khám phá, thay đổi tư duy.
đại bàng, quan niệm cố chấp, Bài học,
Thành công sẽ đến với người biết nắm bắt cơ hội. (Ảnh: Our World)
Có hai công ty sản xuất giày nọ cử 2 nhân viên của mình đến châu Phi để tìm hiểu thị trường nơi đây.
Anh nhân viên công ty A đến nơi, thấy dân chúng nơi đây hầu hết đi chân đất, anh lập tức quay về báo cho công ty rằng, nơi đây không thể bán được giày, vì người dân nơi đây không đi giày.
Anh nhân viên công ty B cũng đặt chân đến châu Phi, cũng nhìn thấy người dân nơi đây hầu hết không đi giày. Anh vui mừng lập tức báo về công ty, rằng đây là 1 thị trường tiềm năng, hầu hết người dân nơi đây đều không có giày để đi. Cuối cùng công ty B đã thành công, phát triển được thị trường mới tại châu Phi.
Vẫn luôn có ai đó tận dụng các cơ hội mà những người khác bỏ qua. Thật không may là khi bạn quyết định tận dụng cơ hội thì nó đã không còn ở đó nữa.
Có đôi lúc, mọi thứ chỉ bắt đầu từ suy nghĩ. Những quyết định nhỏ có thể thay đổi cả cuộc đời lớn. Nếu chúng ta chấp nhận “cắt đi cành cây” suy nghĩ cổ hủ, chịu khó vươn lên trời cao, đổi mới tư duy theo kịp sự phát triển của thời đại chắc chắn sẽ thành công.
“Nếu muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận”, là câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Mỹ John D. Rockefeller. Những doanh nghiệp tiếp nhận và đổi mới theo xu thế, đáp ứng nhu cầu khách hàng ắt thắng.
Có người đã từng làm một thí nghiệm rất thú vị: Đem 5 con ong và 5 con ruồi nhốt chung trong một chai thủy tinh, sau đó đặt ngang cái chai, hướng cho đáy chai quay về cửa sổ. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Bạn sẽ nhìn thấy, những con ong không ngừng hướng về phía đáy chai để tìm lối thoát ra, cứ thế cho đến khi kiệt sức hoặc đói mà chết; còn ruồi thì chỉ một lúc sau đã có thể xuyên qua đoạn cổ chai mà thoát thân.
Thực tế, ong vì thích ánh sáng mà kiên trì hướng về phía đó nên bước vào đường chết. Ruồi thì không để ý gì đến ánh sáng, chúng chỉ nghĩ cách nào để thoát thân nên bay tứ tung, kết quả là qua bao lần nhầm hướng sẽ có lúc phát hiện ra lối thoát, nhờ thế mà đạt được tự do và sự sống mới.
Thử nghiệm này chẳng qua cũng chỉ là một câu chuyện để bạn phải suy ngẫm. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn.

TinhHoa tổng hợp

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng

 trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba

LTS: Nhân sự kiện Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott H. Swift cùng với Đại sứ Mỹ Ted Osius và phái đoàn đến thăm khu di tích lịch sử trưng bày bãi cọc Bạch Đằng, xin được giới thiệu lại bài một bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo, liên quan tới các trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba, trên sông Bạch Đằng.
______
Hồ Bạch Thảo
7-10-2017
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 5, trang 54b, chép về chiến dịch chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng và vùng phụ cận có chỗ sai lầm, vì đã chép gộp việc đón thuyền lương Trương Văn Hổ và trận thuỷ chiến giết chết Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp lúc bọn chúng rút quân về nước, thành một trận. (1)
Người dịch Toàn Thư thấy được khuyết điểm này, nên có lời chú như sau:
Đoạn này có nhiều sai lầm, đã chép lẫn lộn việc Ô Mã Nhi đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ với trận phục kích đánh Ô Mã Nhi khi chúng rút lui về nước” (2). Tuy nhiên người dịch không đưa ra giải đáp về mối khúc mắt này.
Nay để làm rõ ràng hơn về trình tự các cuộc thuỷ chiến trong chiến dịch này, chúng tôi phối kiểm sử liệu 2 nước, qua các bộ Nguyên Sử và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư; thấy được có 4 cuộc hành quân chính, lần lượt xảy ra như sau:
1. Trận đánh vào tháng 11 năm Đinh Hợi [1887], do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp mang thuỷ quân từ tỉnh Quảng Đông sang xâm lăng nước ta. Sử hai nước chép như sau:
Xét tổng quát, sử hai nước chép về trận thứ nhất tương tự; tuy nhiên không chắc những chi tiết Nguyên Sử nêu lên về tổn thất của quân ta là hoàn toàn đúng sự thực.
2. Trận thứ hai vào tháng 12 năm Đinh Hợi [1287], quân ta tiêu diệt thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy:
Nguyên Sử xác nhận Trương Văn Hổ đánh chìm thuyền lương tại biển Lục Thuỷ; riêng Đại Nam Nhất Thống Chí chép về Cửa Lục thuộc tỉnh Quảng Yên như sau: “Phó tướng Vân Đồn là Trần Khánh Dư đánh thuyền lương của tướng Trương Văn Hổ ở biển Lục, thuyền lương đều đắm ở biển tức chỗ này (3)”. Nhìn trên bản đồ, Cửa Lục hay vịnh Cửa Lục, gần ngay khu du lịch Hạ Long. Cần nói thêm Nguyên Sử đã phạm sai lầm một cách cố ý, qua việc hạ bớt số lương thực tỗn thất trong trận đánh đến mấy chục lần. Cũng tại Nguyên Sử quyển 209, phần liệt truyện An Nam, chép rằng: “Vạn hộ Trương Văn Hổ, Phí Củng Thần, Đào Đại Minh chuyển vận 70 vạn thạch lương, theo đường biển chia đường tiến”. Cớ sao thuyền mắc cạn phải đánh đắm, mà chỉ thiệt hại 1 vạn 4 ngàn thạch lương? Trong khi sử Việt chép rằng tất cả thuyền lương đều bị đắm tại biển Lục.
3.Cuộc hành quân đón thuyền lương của Trương Văn Hổ:
Tục ngữ cho rằng “binh gia đa trá”, nên khi dùng binh cho dù nói thật cũng không ai tin. Đó là trường hợp nhà Trần đối xử với quân Nguyên; sự việc xảy ra 2 lần.
Lần thứ nhất vào tháng 5 năm Ất Dậu [1285], trong cuộc xâm lăng lần thứ nhất. Lúc bấy giờ bị quân ta gây áp lực mạnh, tình hình bắt buộc Thoát Hoan tại thành Thăng Long phải rút quân về gấp, không kịp báo tin cho Toa Đô hay. Toa Đô lúc này đóng quân tại Thiên Trường [tỉnh Nam Định], được phía ta báo tin này cho biết, nhưng y không tin; bèn mang quân đến tận nơi để kiểm chứng, rồi bị chết trong lúc giao tranh. Nguyên Sử, quyển 129 Liệt truyện Toa Đô, chép như sau: “ …Rồi có chiếu chỉ cho rút quân, Thoát Hoan dẫn quân về, Toa Đô không được biết. Giao Chỉ cho người báo tin, nhưng không tin thực; khi đến đại doanh, thì thấy thành không. Giao Chỉ vây tại sông Càn Mãn, Toa Đô chết trận…”
Lại một lần khác trong cuộc xâm lăng lần thứ ba, sau khi thuyền lương của Trương Văn Hổ bị đánh tan; Thượng hoàng Trần Thánh Tông bèn tha người bị bắt, cho đến trại quân Nguyên để báo tin; với ý đồ mong quân Nguyên thấy được tình hình đen tối, tự động rút lui về nước. Nhưng đối phương vẫn không tin mối thảm hoạ thực sự xảy ra, nên vào tháng giêng năm Mậu Tý [1288] chủ tướng Thoát Hoan ra lệnh cho Ô Mã Nhi đi ra biển nghênh đón.
Sử hai nước đều đề cập đến sự kiện “đón thuyền lương”, nhưng sau khi đối chiếu, thấy rằng Toàn Thư đã chép lầm việc Ô Mã Nhi đón thuyền lương với sự kiện bọn Ô Mã Nhi rút quân về Tàu, bị Hưng đạo vương đánh bại tại sông Bạch Đằng hơn một tháng sau đó. Sai lầm này có thể thấy được được với những bằng chứng sau đây:
– Thời gian: theo sử liệu Toàn Thư chép tại phía dưới cho biết bọn Ô Mã Nhi đi đón thuyền lương Trương Văn Hổ vào ngày 8 tháng 3 năm Mậu Tý [1288]. Thời điểm này sai, vì theo Nguyên Sử trong tháng 3, chủ tướng Thoát Hoan mang toàn quân rút về nước. Cũng theo Nguyên Sử Ô Mã Nhi nhận lệnh vào tháng giêng năm Mậu Tý [1288]; từ nội địa Việt Nam ra biển, rồi từ đầu tháng 2, theo cửa Đại Bàng [phía đông cửa Văn Úc, Hải Phòng] (4) hướng đông bắc đến cửa khẩu An Bang [thuộc tỉnh Quảng Ninh], nhưng không gặp Trương Văn Hổ. Sau đó y mang quân trở lại gặp Thoát Hoan, và được lệnh cùng Phàn Tiếp mang thuỷ quân trở về nước vào cuối tháng 2.
– Về địa điểm: Hưng Đạo Vương phục kích quân Nguyên từ nội địa ra sông Bạch Đằng; còn Ô Mã Nhi đón thuyền lương từ nội địa theo cửa Đại Bàng ra, như vậy không thể qua sông Bạch Đằng.
– Tổn thất hai bên trong cuộc hành quânNguyên Sử chép gặp hàng ngàn thuyền địch, có giao tranh, nhưng không ghi tổn thất. Chứng tỏ mục đích chuyến đi này Ô Mã Nhi chỉ mong tìm tung tích thuyền lương để báo cáo kịp thời, nên không muốn giao tranh. Riêng số lương thực 4 vạn thạch thì cướp của dân, thực sự cũng chẳng được bao nhiêu, vì ngay sau đó bảo rằng “lương hết, quân mệt”, cho rút về. Còn Toàn Thư chép Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt trong trận này, thì vô lý, vì nếu sự việc thực sự xảy ra thì bọn này không thể tái xuất hiện trong trận rút lui, sẽ trình bày tại phần sau.
  1. Quân Nguyên đại bại trên sông Bạch Đằng:
Xét các khía cạnh lịch sử, cái đoạn Toàn Thư chép là “Quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng” chính là trận cuối cùng quân Nguyên rút lui ra khỏi nước bằng đường thuỷ, bị Hưng đạo vương đánh bại. Qua sử hai nước có thể thấy: bọn Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp nhận lệnh từ chủ tướng Trấn nam vương Thoát Hoan vào cuối tháng 2 năm Mậu Tý [1288], xuất phát theo ngã Lục Đầu, sông Kinh Thầy, đến sông Bạch Đằng. Tại sông này, vào ngày 8 tháng 3; đoàn quân Nguyên bị “Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết.” Trận chiến rất ác liệt, từ sáng sớm [ giờ Mão] cho đến chiều [giờ Dậu], các cấp chỉ huy địch như Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham tri chính sự Phàn Tiếp bị bắt hoặc giết; đạo quân hoàn toàn bị tiêu diệt.
Sử liệu 2 nước ghi như sau:
Căn cứ vào bài nghiên cứu của Lauren Hilgers đăng trên Archeology vào tháng 3/tháng 4/2016 do Trần Ngọc Cư dịch (5), với nhan đề “Bạch Đằng: một chiến trường hiển lộ dần.” Nội dung cho biết vào thập niên 1950 các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện hệ thống phòng thủ trên sông trong một ruộng lúa gần sông Bạch Đằng chạy ra biển; gồm những cụm gỗ dày đặc, chôn dưới bùn, mũi chỉa lên theo các góc khác nhau.
Kimura hiện làm việc tại đại học Tokai, Tokyo, nhận xét “Các nhà nghiên cứu của Việt Nam trước đó không thể giải thích rõ ràng các cọc gỗ đã được phân bố trên trận địa như thế nào. Trong những năm 1950 người ta chưa sử dụng được cách định tuổi gỗ bằng carbon phóng xạ và máy định vị GPS”. Trong các năm 2010,2011,2013; ông Kimura cùng Học giả Staniforth trở lại Việt Nam, khai quật ao cá gần sông Bạch Đằng, họ phát hiện được tổng cộng 55 cọc gỗ, cùng với các mảnh đồ gốm và gỗ. Điều quan trọng là các cọc gỗ được giám định có độ tuổi từ 700 năm trở về trước; gần như chắc chắn có liên quan đến cuộc xâm lăng của quân Mông cổ vào năm 1288.
Chú thích:
  1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản dịch của NXB Khoa Học Xã Hội: Hà Nội, 1998, tập 2, trang 62.
  2. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sđd, tập 2, trang 62.
  3. Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch của Viện Sử Học, NXB Thuận Hoá: Huế, 2006, tấp 4, trang 45.
  4. Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hoá, Huế, 1994, trang 134
  5. Bauxite Việt Nam, ngày 27/3/2016: Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần